ngày 31 tháng 12 đồng thời gửi một (01) bản đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp; thời hạn nộp báo cáo là trước ngày 31 tháng 01 năm sau.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cả nước để báo cáo Chính phủ; thời hạn nộp báo cáo là trước ngày 15 tháng 3 năm sau.
Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm đối với năm cuối của kỳ quy hoạch sử dụng đất thì phải kèm theo báo cáo tổng hợp việc thực hiện cả kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối và báo cáo tổng hợp việc thực hiện cả kỳ quy hoạch sử dụng đất.
Riêng đối với diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án, công trình hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau ba năm không được thực hiện theo kế hoạch thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh hoặc huỷ bỏ và công bố. Những trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phép điều chỉnh vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ này hoặc kỳ tiếp theo đối với diện tích đất đã được xác định phải thu hồi hoặc phải chuyển mục đích sử dụng trong kế hoạch sử dụng đất đã được công bố mà sau ba (03) năm không được thực hiện là:
- Diện tích đất để thực hiện các công trình, dự án đầu tư phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng nhưng chưa đủ kinh phí để thực hiện;
- Diện tích đất để thực hiện các công trình, dự án đầu tư phục vụ mục đích phát triển kinh tế mà xác định được nhà đầu tư vào năm cuối của thời hạn ba (03) năm phải công bố điều chỉnh hoặc huỷ bỏ kế hoạch sử dụng đất theo quy định tại Luật Đất đai.
Ngoài hai trường hợp kể trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải công bố huỷ bỏ kế hoạch sử dụng đối với
diện tích đất đã được xác định phải thu hồi hoặc phải chuyển mục đích sử dụng.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi được xây dựng và có giá trị pháp lý thì phải tổ chức thực hiện. Hiệu quả của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chỉ được kiểm nghiệm sau khi nó được triển khai. Nhận thức được điều đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều quy phạm pháp luật để điều chỉnh về các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2.2. Thực tiễn thực thi pháp luật về quy hoạch , kế hoac̣ h sử dung
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Của Singapore Về Quy Hoạch Đô Thị [36]
- Các Quy Định Về Quy Hoạch, Kế Hoac̣ H Sư ̉ Dun
- Thông Qua, Xét Duyệt, Quyết Điṇ H Quy Hoac
- Nguyên Nhân Cu ̉ A Như ̃ Ng Tồn Tại, Hạn Chế Trong Việc Lập Và Thực
- Thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội - 11
- Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Thực Thi Pháp Luật Quy Hoạch ,
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
đấ t trên đia
bàn thi x
ã Sơn Tây thành phố Hà Nôi
2.2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của thị xã Sơn Tây tác động đến việc thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Sơn Tây nằm ở trung tâm xứ Đoài, phía tây Thủ đô Hà Nội. Đây là vùng đất huyền thoại, địa linh nhân kiệt đã sinh ra những người con ưu tú làm rạng danh quê hương, đất nước: Hai vị anh hùng dân tộc là Vua Phùng Hưng, Vua Ngô Quyền, nhà ngoại giao xuất sắc, văn tài thao lược Thám hoa Giang Văn Minh…
Theo thư tịch cổ (Đại Nam Nhất Thống Chí, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí), tên gọi Sơn Tây xuất hiện cách đây trên 500 năm. Năm 1469, Vua Lê Thánh Tông đi kinh lý qua đây, thấy mảnh đất này có nhiều ngọn núi nên đặt tên là Sơn Tây thừa tuyên. Lúc đầu, trấn sở Sơn Tây đóng tại xã La Phẩm, huyện Tiên Phong, phủ Quảng Oai (nay thuộc xã Tản Hồng, huyện Ba Vì, Hà Nội). Đến thời Lê Cảnh Hưng (1740 - 1786) trấn sở được dời về địa phận xã Mông Phụ, huyện Phúc Lộc, phủ Quảng Oai (nay thuộc xã Đường lâm). Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), trấn sở dời về thôn Thuần Nghệ (huyện Minh Nghĩa lúc đó - là nội thị Thị xã ngày nay).
Năm 1831, trấn Sơn Tây đổi thành tỉnh Sơn Tây và trấn lỵ trở thành tỉnh lỵ. Năm 1924, thực dân Pháp đổi tỉnh lỵ thành thị xã Sơn Tây. Tuy là thị
xã nhưng Sơn Tây vẫn là thủ phủ của 2 phủ Quốc Oai, Quảng Oai và 4 huyện: Tùng Thiện, Thạch Thất, Phúc Thọ, Bất Bạt. Sau giai đoạn này, địa giới và địa danh hành chính thị xã Sơn Tây đã cơ bản ổn định suốt một thời gian dài cho đến năm 1951.
Năm 1951, Thị xã sáp nhập với huyện Tùng Thiện thành huyện Thị Tùng. Tuy đặt dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Thị Tùng, song Thị xã vẫn có những hoạt động biệt khu nội thị và hai xã Trung Hưng, Viên Sơn (nay là hai phường Trung Hưng, Viên Sơn).
Năm 1965, hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sáp nhập thành tỉnh Hà Tây, Sơn Tây là một trong hai thị xã của tỉnh Hà Tây.
Ngày 27/12/1975, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V thông qua Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Sơn Tây là một trong ba thị xã của tỉnh Hà Sơn Bình.
Ngày 29/12/1978, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VI thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc sáp nhập một số huyện, thị xã, xã, thị trấn của tỉnh Hà Sơn Bình và Vĩnh Phú vào thành phố Hà Nội. Theo đó, thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội gồm 3 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung và hai xã: Trung Hưng, Viên Sơn.
Ngày 02/6/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số: 101/QĐ- HĐBT về việc phân vạch địa giới hành chính để mở rộng thị xã Sơn Tây trên cơ sở tách các xã: Thanh Mỹ, Kim Sơn, Xuân Sơn, Trung Sơn Trầm, Đường Lâm, Sơn Đông, Cổ Đông của huyện Ba Vì chuyển sang. Thị xã Sơn Tây sau khi được mở rộng có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 3 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung và 9 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Hưng, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm.
Ngày 14/3/1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số: 42/QĐ- HĐBT về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập phường Sơn Lộc
thuộc thị xã Sơn Tây gồm một phần diện tích và nhân khẩu của 3 xã Trung Hưng, Trung Sơn Trầm, Thanh Mỹ, phường Xuân Khanh thuộc thị xã Sơn Tây trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của 2 xã Xuân Sơn và Thanh Mỹ. Sau khi điều chỉnh, thị xã Sơn Tây có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 5 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung, Sơn Lộc, Xuân Khanh và 9 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Hưng, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm.
Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết chia tách tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình. Theo đó, thị xã Sơn Tây thuộc tỉnh Hà Tây và giữ nguyên 14 đơn vị hành chính trực thuộc.
Ngày 09/11/2000, Chính phủ ra Nghị định số: 66/2000/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập phường Phú Thịnh. Sau khi điều chỉnh, thị xã Sơn Tây có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 9 xã, 6 phường.
Ngày 02/8/2007, Chính phủ ra Nghị định số: 130/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Sơn Tây trên cơ sở toàn bộ diện tích, các đơn vị hành chính và nhân khẩu của thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây.
Ngày 01/3/2008, Chính phủ ra Nghị định số: 23/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập phường Trung Hưng, phường Viên Sơn và phường Trung Sơn Trầm thuộc thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây trên cơ sở toàn bộ diện tích và nhân khẩu của các xã này. Thành phố Sơn Tây sau điều chỉnh gồm 9 phường và 6 xã.
Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, từ ngày 01/8/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Sơn Tây được tái nhập về thủ đô Hà Nội.
Ngày 08/5/2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội, giữ nguyên 15 đơn vị hành chính trực thuộc như hiện nay với diện tích 113,46km2, dân số 181.831 người (tính đến 31/3/2010) [41]
Hiện nay, địa giới thị xã Sơn Tây nằm ở phía hữu ngạn sông Hồng có vị trí phía Bắc giáp huyện Vĩnh Tường của tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Sơn Tây giáp với huyện Phúc Thọ, phía Tây giáp với huyện Ba Vì, phía Nam giáp huyện Thạch Thất. Trong 5 năm gần đây, Thị xã đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận trên tất cả các lĩnh vực như mức tăng trưởng bình quân đạt 15% năm; tốc độ phát triển kinh tế cao,chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, chiếm 48%công nghiệp - xây dựng, chiếm 39,4% là thương mại-dịch vụ, chiếm 12,6% nông - lâm nghiệp, tốc độ tăng trưởng GDP đạt xấp xỉ 16% năm 2008.
Làng nghề bánh tẻ Phú Nhi phường Phú Thịnh và làng nghề thêu ren Ngọc Kiên xã Cổ Đông Sơn Tây là 2 làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống. Ngoài ra, 8 làng nghề mới đang được phát triển gồm các nghề sinh vật cảnh, thêu ren, đan lát, mộc, tơ tằm, đóng giầy… tập trung ở các xã Trung Sơn Trầm, Cổ Đông, Đường Lâm, Sơn Đông, phường Xuân Khanh… làng nghề bánh tẻ Phú Nhi đang được khôi phục [60].
Du lịch Sơn Tây được khai thác hiệu quả, thu hút được đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan Các điểm du lịch nổi tiếng như Làng cổ Đường Lâm, hồ Đồng Mô, Đền Và, Thành cổ Sơn Tây, Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.
Tóm lại, thị xã Sơn Tây với đặc điểm là vùng đất cổ có nét văn hóa đặc trưng của xứ Đoài với nhiều danh lam, thắng cảnh,vị trí địa lý nơi đây không quá xa so với khu vực lõi của Thủ đô, đất đai rất đa dạng về chủng loại…là những điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội rất thuận lợi để thị xã Sơn Tây thực thi có hiệu quả về pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, do trên địa bàn tập trung khá đông các đơn vị quốc phòng, an ninh nên diện tích sử dụng cho các mục đích khác cũng bị hạn chế, tình hình kinh tế - xã hội còn khó khăn, việc thị xã Sơn Tây đã nhiều lần tách rồi lại nhập vào thủ đô Hà Nội là những hạn chế cho công tác thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
2.2.2. Tình hình thực thi viêc Tây thành phố Hà Nôị
quy hoac̣ h, kế hoac̣ h đất tai
thi ̣xã Sơn
2.2.2.1. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn thị xã Sơn Tây thành
phố Hà Nôị
Trong những năm qua , công tác quản lý Nhà nước về đất đai , tài
nguyên và môi trường có bước chuyển biến tích cưc
; từng bước đi vào nề nếp,
hạn chế được các tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Sơn Tây , cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ, kế hoạch lớn của ngành.
- Viêc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng
đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
Sau khi Luật Đất đai năm 2003, năm 2013 ra đời, UBND thành phố Hà Nôị, UBND thị xã Sơn Tây đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, kịp thời đã cụ thể hóa các văn bản của bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác quản lý Nhà nước về đất đai, góp phần quan trọng đưa công tác quản lý sử dụng đất đai của tỉnh đi vào nề nếp.
Thực hiện chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành luật đất đai năm 2003. Để cụ thể hoá Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật, UBND thành phố Hà Nôị , UBND thị xã Sơn Tây đã kịp thời ban hành các văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cho các
xã, phường trong Thị xã thực hiện việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn.
Thông báo số 22/QHKT-HĐCM ngày 24/01/2007 của Sở Quy hoạch Kiến trúc ý kiến kết luận cuộc họp Hội đồng chuyên môn cơ quan Sở Quy hoạch Văn bản số 187/TTg-VP ngày 02/02/2007 của Thủ tướng chính phủ cho phép điều chỉnh cục bộ một số khu vực trên địa bàn hai thi ̣xã Sơn Tây tỉnh Hà T. ây
Công văn số 6516/UBND –XDĐT ngày 20/11/2007 của tỉnh Hà Tây về
việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch phục vụ phát triển đô thị trên địa bàn thị xã Sơn Tây.
Quyết định số 7968/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND thành phố Hà Nội, về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị xã Sơn Tây.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính của thị xã được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới theo Chỉ thị 364/CT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 06/11/1991. Ranh giới giữa thị xã Sơn Tây và các huyện, tỉnh giáp ranh được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ.
- Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Bản đồ địa chính xã được tiến hành đo đạc năm 1992-1994 với tổng số tờ trên toàn thi ̣xã là 1.291 bao gồm 559 tờ thổ canh tỷ lệ 1/1000 và 732 tờ thổ cư tỷ lệ 1/500. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện qua các kỳ kiểm
kê đất đai 1995, 2000, 2005. Về cơ bản hệ thống bản đồ đã đáp ứng tốt cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai; bản đồ địa chính luôn được chỉnh lý, cập nhật thường xuyên phù hợp với hiện trạng sử dụng đất, tuy nhiên hệ thống bản đồ đã được đo vẽ từ khá lâu, do vậy trên một số tờ đã biến động khá nhiều cần được đo vẽ mới hoặc đo vẽ bổ sung trong thời gian tới để đáp ứng tốt hơn công tác quản lý đất đai.
Hệ thống Hồ sơ địa giới hành chính của các phường , xã trong thị xã khá đầy đ ủ, gồm có: Tài liệu kiểm kê đất đai năm 2000, số liệu thống kê đất đai định kỳ hàng năm từ 2000 đến 2004, hồ sơ địa giới hành chính các cấp theo chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991, các biểu mẫu thống kê, phương án giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về Ban
hành bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sử dụng đất Nông nghiệp củ a các xã, phường được UBND Thị xã phê duy ệt. Quyết định thu hồi, giao đất của các xã, thị trấn được cấp có thẩm quyền cho phép, các dự án cải tạo đồng ruộng, phương án đền bù thiệt hại đất, biên bản xác định diện tích đất lở các năm của
các xã, phường ven sông.
2.2.2.2. Tình hình lập quy hoạch , kế hoac Tây thà nh phố Hà Nôị
h sử dun
g đất của thi ̣xã Sơn
* Viêc
lâp
quy hoac
h sử dun
g đất
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được UBND thi ̣xã Sơn Tây rất quan tâm. Kỳ quy hoạch trước, trên địa bàn thi ̣xã Sơn Tây có 9 phường và 6 xã đã lập quy hoạch phân bổ sử dụng đất theo Nghị định số 64/CP giai đoạn 1995- 2015, phương án quy hoạch sử dụng đất của các xã đã được phê duyệt và đang triển khai thực hiện.
Từ khi thực hiện Nghị quyết của Quốc Hội khóa XII ngày 01/8/2008 về điều chỉnh địa giới hành chính đến nay, đặc biệt kể từ ngày 01/7/2013 khi Luật Thủ đô chính thức có hiệu lực thi hành, thị xã Sơn Tây có nhiều thuận lợi trong công tác quy hoạch không gian đô thị khi được xác định trong tương lai gần sẽ là một trong 5 đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội (đô thị văn hóa - lịch sử), với các đặc trưng của nét văn hóa Xứ Đoài cùng các di tích, điểm du lịch nổi tiếng cần phát huy và bảo tồn như: Làng cổ Đường Lâm, Thành cổ Sơn Tây, Làng Văn hóa Du lịch các Dân tộc Việt Nam, hồ Đồng Mô...Thị xã Sơn Tây đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt nhiều quy hoạch có tính chất quan trọng, tầm nhìn từ nay tới những năm 2030, như: Quyết định số 3356/QĐ-UBND ngày 28/5/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sơn Tây đến năm 2020,định hướng đến năm 2030; Quyết định số 5514/QĐ-UBND ngày 20/10/2015 của UBND thành phố Hà