Các Quy Định Về Quy Hoạch, Kế Hoac̣ H Sư ̉ Dun

chiều, vừa mang yếu tố hành chính, vừa mang yếu tố kinh tế, đồng thời cũng mang yếu tố môi trường và xã hội. Quy hoạch sử dụng đất mang tính tổng hợp. Quy hoạch sử dụng đất là một bộ phận của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung, vì vậy những yếu tố xã hội cũng chi phối mạnh mẽ đến quan hệ đất đai. Nguyên tắc khi lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, khi khoanh định hoặc điều chỉnh khoanh định đối với các loại đất cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng phải nhằm bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh của đất nước trên các vùng hành chính - lãnh thổ.

Thứ sá u, dân chủ và công khai.

Đây là một nguyên tắc mới của Luật đất đai trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trước đây hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không ghi nhận nguyên tắc công khai, dân chủ. Trong khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lại gắn chặt với quyền lợi của tất cả các chủ thể sử dụng đất, quy hoạch hợp lý, tiến bộ sẽ góp phần bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, nhưng nếu ngược lại nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của họ. Vì vậy, công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phải lấy ý kiến nhân dân, muốn làm được điều đó quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được lập trên nguyên tắc dân chủ và công khai. Phương pháp quy hoạch truyền thống thường bị phê phán là là mang tính cứng nhắc, không dân chủ và thiếu sự tham gia của cộng đồng, nó chủ yếu dựa trên giả định về một vấn đề của một nhóm các chuyên gia quy hoạch, họ thu thập và phân tích các dữ liệu có liên quan để đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, xác định phương án và các giải pháp khác nhau rồi dự toán các chi phí, xác định khó khăn, thuận lợi của mỗi phương án và chọn ra phương án tốt nhất. Song thực tiễn có thể thấy rằng, một bản quy hoạch tốt nhất phải thể hiện được sự mong muốn của người dân- một bản quy hoạch

đáp ứng được những nhu cầu mà người dân cho là cần thiết với họ. Cách tốt nhất để có được một quy hoạch như vậy là huy động sự tham gia của người dân vào qúa trình xây dựng và thực hiện quy hoạch. Nếu chỉ có những nhà quy hoạch chuyên nghiệp tiến hành các khảo sát nghiên cứu và sử dụng kết quả nghiên cứu này thì chưa đủ. Để đảm những gì mà người dân mong muốn được tích hợp vào trong quy hoạch, chỉ có một cách duy nhất là bảo đảm cho họ tham gia trực tiếp vào quá trình phân tích, lựa chọn phương án mà họ cho là có tính khả thi nhất. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải dân chủ và công khai là thể hiện, đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào quá trình quy hoạch, đây là phương pháp quy hoạch hiện đại. Sự tham gia của cộng đồng vào quá trình quy hoạch thực sự quan trọng bởi các lý do sau:

Một là, Người dân có quyền tham gia đóng góp ý kiến để ra quyết định quy hoạch vì kết quả của các quyết định sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Hai là, Sự tham gia của cộng đồng làm tăng sức mạnh của người dân vì khi làm việc cùng nhau sẽ mang tính tự tin và khả năng của họ để giải quyết các vấn đề khó khăn trong cộng đồng.

Ba là, Sự tham gia của cộng đồng đảm bảo thu được những kết quả tốt hơn cho dự án bởi người dân biết rõ nhất họ cần cái gì.

Bốn là, Sự tham gia của cộng đồng thể hiện cam kết của người dân với dự án, vì vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dự án và đạt được hiệu quả của dự án.

Thứ bẩy, bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.

Đây là quy điṇ h mới về quy hoac̣ h sử du ̣ ng đất đươc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

quy điṇ h trong

Luâṭ Đất đai năm 2013. Quy đất cho muc

Thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội - 7

đích an ninh , quốc phòng phuc vu

lơi

ích quốc gia , công côn

g, an ninh lương thưc

và bảo vê ̣môi trường là rấ t

quan trọng. Như vây

, Luâṭ Đất đai năm 2013 đã nhấn maṇ h đến môt

số loai

đất đươc

ưu tiên hơn trên thưc

tế . Điều này nhằm đảm bảo ổn điṇ h an ninh

quốc phòng, an ninh lương thưc và bảo vê ̣môi trường.

Thứ tá m, quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

Nguyên tắc này quy định nhằm đảm bảo tính liên tục trong qúa trình quản lý đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó.

2.1.1.2. Căn cứ lâp

quy hoac

h, kế hoac

h sử dun

g đất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở khoa học của cả quá trình quản lý và sử dụng đất, vì vậy khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thể hiện được đầy đủ các căn cứ có tính định hướng cho việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Một trong những đặc tính của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là mang tính kinh tế. Hiệu quả sử dụng đất đai phù thuộc vào sự khoa học, hợp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong khi chi phí để xây dựng một quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước, của vùng, của các cấp là rất lớn, vì vậy phải xác định trước những căn cứ để quy hoạch sử dụng đất mang lại hiệu quả thiết thực cho quá trình quản lý nhà nước về đất đai, thúc đẩy sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của một quốc gia. Quy hoạch sử dụng đất khi xây dựng phải căn cứ vào chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương để tạo ra sự đồng bộ thống nhất trong hệ thống quy hoạch của cả nước. Khi lập quy hoạch sử dụng đất, cơ quan nhà nước được giao trách nhiệm và các tổ chức chuyên môn về xây dựng quy hoạch còn phải căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu thị trường và hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất của các cấp các ngành, của người sử

dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất được lập dựa vào định mức sử dụng đất cho các địa phương, các ngành vì nhu cầu sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội luôn gia tăng, trong khi đất đai lại là nguồn tài nguyên có hạn, vì vậy muốn sử dụng đất hợp lý thì phải có định mức sử dụng đất trong khi xây dựng quy hoạch sử dụng đất. Căn cứ lập quy hoạch được pháp luật hiện hành quy định còn là những tiến bộ khoa học và công nghệ liên quan đến sử dụng đất và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của kỳ trước.

Pháp luật đất đai hiện hành còn quy định cả căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất bao gồm 5 căn cứ đó là: Quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm và hàng năm của Nhà nước; nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất của kỳ trước; khả năng đầu tư thực hiện các dự án, công trình có sử dụng đất.

Các căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được Luật Đất đai năm 2013 quy định trên cơ sở kế thừa các quy định về căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định tại Luật Đất đai 2003 và văn bản hướng dẫn cụ thể Luật Đất đai 2003 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

2.1.2. Các quy định về quy hoạch, kế hoac̣ h sử dun

g đất và kỳ quy

hoạch, kế hoac̣ h sử dun

g đất

2.1.2.1. Các quy định về quy hoac

h, kế hoac

h sử dun

g đất

Nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định tại Điều 38, 39, 40 Luật đất đai năm 2013, theo đó quy hoạch sử dụng đất bao gồm các nội dung cơ bản sau:

Một là, điều tra nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn thực hiện quy hoạch.

Hai là, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất trong kỳ quy hoạch trước theo các mục đích sử dụng gồm đất trồng lúa nước, đất trồng cây

hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thuỷ sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác; đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; đất xây dựng trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất tôn giáo tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây.

Ba là, đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ theo quy định: Đối với đất đang sử dụng thì đánh giá sự phù hợp và không phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong sử dụng đất; Đối với đất chưa sử dụng thì đánh giá khả năng đưa vào sử dụng cho các mục đích.

Bốn là, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã được quyết định, xét duyệt của kỳ quy hoạch trước.

Năm là, xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch và định hướng cho kỳ tiếp theo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành và các địa phương.

Sáu là, xây dựng các phương án phân bổ diện tích các loại đất cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch được thực hiện như sau:

Thứ nhất, khoanh định trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các khu vực sử dụng đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng đất, loại đất mà khi chuyển mục đích sử dụng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các khu vực sử dụng đất phi nông nghiệp theo chức năng làm khu dân cư đô thị,

khu dân cư nông thôn, khu hành chính, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu dịch vụ, khu di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh, khu vực đất quốc phòng, an ninh và các công trình, dự án khác có quy mô sử dụng đất lớn; các khu vực đất chưa sử dụng.

Việc khoanh định được thực hiện đối với khu vực đất có diện tích thể hiện được lên bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

Thứ hai, xác định diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng; diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác, trong đó có diện tích đất dự kiến phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án.

Bảy là, phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của từng phương án phân bổ quỹ đất theo nội dung sau: Phân tích hiệu quả kinh tế bao gồm việc dự kiến các nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và chi phí cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư; Phân tích ảnh hưởng xã hội bao gồm dự kiến việc số hộ dân phải di dời, số lao động bị mất việc làm do bị thu hồi đất; Đánh giá tác động môi trường của việc sử dụng đất theo mục đích sử dụng mới của phương án phân bổ quỹ đất.

Tám là, lựa chọn phương án phân bổ quỹ đất hợp lý căn cứ vào kết quả phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường.

Chín là, thể hiện phương án quy hoạch sử dụng đất được lựa chọn trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Mười là, xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường cần áp dụng vào từng loại đất, phù hợp với địa bàn quy hoạch.

Mười một là, xác định giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất phù hợp với đặc điểm của địa bàn quy hoạch.

Một quy hoạch xây dựng để đảm bảo tính hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường thì phải đảm bảo các nội dung cơ bản nói trên.

Nội dung kế hoạch sử dụng đất cũng được quy định cụ thể bao gồm 7 nội dung sau:

Một là, đánh giá, phân tích kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước trong đó có kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đối với từng loại đất, kết quả thực hiện các chỉ tiêu chuyển đổi giữa các loại đất, kết quả khai hoang mở rộng diện tích đất để sử dụng vào các mục đích, chất lượng thực hiện các chỉ tiêu trong kế hoạch sử dụng đất, việc thực hiện các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các loại thuế liên quan đến đất đai và chi phí cho bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất;

Hai là, lập kế hoạch thu hồi diện tích các loại đất để phân bố cho nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển công nghiệp, dịch vụ; phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn; quốc phòng, an ninh; đối với các công trình, dự án đã có chủ đầu tư thì lập danh mục kèm theo quy mô sử dụng đất, địa điểm, dự kiến tiến độ thực hiện và tiến độ thu hồi đất.

Ba là, lập kế hoạch chuyển diện tích đất chuyên trồng lúa nước và đất có rừng sang sử dụng vào mục đích khác, xác định khu vực chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong đất nông nghiệp, theo các nội dụng sau: Xác định địa điểm, diện tích và tiến độ chuyển đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác; Xác định khu vực đất được đăng ký chuyển đổi cơ cấu sử dụng các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp.

Bốn là, Lập kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích bao gồm việc xác định địa điểm, diện tích và tiến độ khai hoang đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp.

Năm là, cụ thể hoá việc phân bổ các loại đất trong kế hoạch sử dụng đất đến từng năm.

Sáu là, dự kiến các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Bảy là, xác định giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất bảo đảm thực hiện đúng tiến độ kế hoạch.

2.1.2.2. Kỳ quy hoạch, kế hoac

h sử dun

g đất

Lần đầu tiên Luật đất đai năm 2013 quy định về thời gian cho một quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với tên gọi kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đó là lượng thời gian vật chất mà mỗi cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương xây dựng chiến lược từ tổng thể đến chi tiết để thực hiện các nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.

Theo Điều 37 Luật đất đai năm 2013 thì: Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm. Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia , cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh là 05 năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện

được lập hàng năm . Như vây

, kỳ quy hoạch sử dụ ng đất phải dài hơn kỳ kế

hoạch sử dụng đất . Và kỳ quy hoạch sử dụng đất không phân chia thành cấp hành chính. Kỳ kế hoạch sử dụng đất được chia thành cấp quản lý hành chính.

2.1.3. Xây dưn

g quy hoac̣ h, kế hoac̣ h sử dun

g đất

Quy định của pháp luật về xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm các quy định về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xét duyệt, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

2.1.3.1. Lâp

quy hoach, kế hoac

h sử dun

g đất

Dựa vào các nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nội dung quy hoạch sử dụng đất, nội dung kế hoạch sử dụng đất, và kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quy định trong Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải bắt tay vào việc tổ chức soạn thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hay còn gọi là lập quy hoạch,

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí