Thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội - 2

Kiều Minh, “Làm gì khi quy hoạch sử dụng đất còn nhiều ''khuyết tật”,

Vietnamnet số ra ngày 15/5/2006.

Đặc biệt trong giai đoạn gần đây có sách chuyên khảo “Phá p luât vê

quy hoac

h không gian xây dưn

g đô thi”

năm 2012 của PGS.TS. Doãn Hồng

Nhung là công trình nghiên cứ u mang tính toàn diêṇ , đầy đủ về quy hoac̣ h đô

thị, trong đó có quy hoac̣ h về sử dun

g đất ở Viêṭ Nam hiên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

nay.

Tác giả Tôn Gia Huyên với công trình “Quy hoac

Thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội - 2

h sử dun

g đất ở Viêt

Nam trong thờ i kỳ công nghiêp

hóa và hôi

nhâp

đăng trên tap

chí Khoa hoc̣ ,

Trường Đaị hoc tài nguyên môi trường thành phố Hồ Chí Minh năm 2014.

Tác giả Lê Thị Phúc với Luận văn “Phá p luât

về quy hoac

h, kế hoach

̉ dun

g đất t ại Việt Nam” bảo vệ năm 2008 tại Khoa Luậ t Đaị hoc

quốc gia

Hà Nội; Luận án “Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế” bảo vệ năm 2014 tại Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội.

Như vậy, có thể nói, dưới góc độ pháp lý chưa có nhiều công trình nghiên cứu thực chuyên sâu về pháp luật quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử

dụng đất đăc

biêṭ nghiên cứ u thưc

traṇ g áp dun

g trên môt

đia

bàn cu ̣thể như

thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất. Đặc biệt luận văn nghiên cứu về thực trạng thực thi pháp luật về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sơn Tây thành phố H à Nội. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng của pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thực trạng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thị xã Sơn Tây , luận văn đề xuất một số giải pháp góp phần đổi mới hoàn thiện hệ thống pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Để đạt được mục đích trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau đây:

- Nghiên cứu những vấn đề lí luận về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống các quy định của pháp luật đất đai hiện hành về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Tìm hiểu một số vấn đề về hoạt động xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong thực tiễn tại thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội , tình hình thực hiện pháp luật quy hoạch kế hoạch sử dụng đất;

- Đánh giá, tìm ra những hạn chế, bất cập của pháp luật về xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai nói chung, chế định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng, đồng thời nâng cao hiệu quả của hoạt động xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong thực tiễn.

4. Phương phá p nghiên cứ u luân

văn

Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi sử dụng phép biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu. Phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề của tôi là luôn luôn có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Tìm hiểu những quy định của pháp luật trên cơ sở xem xét thực tế áp dụng chúng. Các phương pháp cụ thể mà tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài này đó là:

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng để phân tích, lý giải, lập luận những vấn đề lý luận về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Phương pháp phân tích, giải thích pháp luật được sử dụng chủ yếu để phân tích, giải thích các quy phạm pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Phương pháp so sánh pháp luật dùng để so sánh quy phạm pháp luật về

quy hoạch, kế hoạch hiện hành với quy phạm pháp luật về quy hoạch, kế hoạch ở giai đoạn trước đây, so sánh pháp luật về quy hoạch sử dụng đất với các quy định của pháp luật về các loại quy hoạch khác như quy hoạch xây dựng, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng...

Phương pháp thống kê cũng được sử dụng khi xử lý các số liệu từ các báo cáo tình hình sử dụng đất để có cái nhìn khái quát về thực trạng pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

5. Tính mới và những đóng góp của luận văn

Kết quả nghiên cứu đề tài là tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức liên quan trong việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật đất đai nói chung, pháp luật quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất nói riêng.

Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho việc học tập và giảng dạy của các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật, chuyên ngành quản lý đất đai.

Luân

văn có thể đươc

̉ dun

g trong viêc

nâng cao chất lươn

g thực thi

quy hoac̣ h và kế hoac̣ h sử dung đất đai của thi ̣xã Sơn Tây thành phố Hà Nôị.

6. Kết cấ u củ a luân

văn

Ngoài phần mở đầu , kết luân

và danh muc

tài liêu

tham khảo , đề tài

đươc

kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luân

chung về quy hoac̣ h , kế hoac̣ h sư

dụng đất và pháp luật về quy hoạch, kế hoac̣ h sử dụng đất.

Chương 2: Thưc

traṇ g p háp luật về quy hoạch , kế hoạch sử dun

g đất

qua thưc

tiên

thực thi tại thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội.

Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về quy hoac̣ h, kế hoac̣ h sử dun Việt Nam qua thực tiễn thi hành tại thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội.

g đất ở

Chương 1

NHỮ NG VẤ N ĐỀ LÝ LUÂN CHUNG VỀ QUY HOACH

́ HOAC

H SỬ DUN

G ĐẤ T VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH,

́ HOAC

H SỬ DUN

G ĐẤ T


1.1. Khái niệm , đặc điểm , mục đích , mục tiêu và nguy ên tắ c củ a

quy hoac̣ h, kế hoac̣ h sử dun

g đấ t

1.1.1. Khái niệm quy hoạch, kế hoac̣ h sử dun

g đất

Khi bàn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có nhiều định nghĩa khác nhau của các nhà khoa học, do họ nhìn nhận quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở những khía cạnh khác nhau hoặc cách diễn đạt khác nhau.

Xét về mặt thuật ngữ, quy hoạch nói chung được hiểu là “sự bố trí sắp xếp toàn bộ theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn” [49, tr.883].

Theo Giáo sư Nguyễn Lân, quy hoạch là “sự trù tính một cách cụ thể công việc sẽ tiến hành để đạt kết quả tốt nhất” [21, tr.598].

Còn Đất đai được hiểu là:

Một phần diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm cả các yếu tố cấu thành môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đất như khí hậu, thổ nhưỡng, dạng địa hình, địa mạo, nước mặt (hồ, sông, suối, đầm lầy…) các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, xây dựng hồ chứa nước, hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa…) [54, tr.36].

Để sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cần phải làm quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất là quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm xác

định ý nghĩa, mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất nhất định.

Theo Dent (1988, 1993) quy hoạch sử dụng đất như là phương tiện giúp cho lãnh đạo quyết định sử dụng đất đai như thế nào thông qua việc đánh giá có hệ thống cho việc chọn mẫu hình trong sử dụng đất đai, mà trong sự chọn lựa này sẽ đáp ứng với những mục tiêu riêng biệt, và từ đó hình thành nên chính sách và chương trình cho sử dụng đất đai [47, tr.133].

Một định nghĩa khác của Fresco và ctv, (1992), “quy hoạch sử dụng đất như là dạng hình của quy hoạch vùng, trực tiếp cho thấy việc sử dụng tốt nhất về đất đai trên quan điểm chấp nhận những mục tiêu, và những cơ hội về môi trường, xã hội và những vấn đề hạn chế khác” [47, tr.134].

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế - xã hội có tính đặc thù, đây là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế - xã hội được xử lý bằng các biện pháp phân tích, tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để tổ chức lại việc sử dụng đất theo pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất hiện tại và tương lai của xã hội một cách tiết kiệm, khoa học và có hiệu quả cao nhất.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không chỉ đơn thuần là các biện pháp kỹ thuật, cũng không đơn thuần là một quy phạm pháp luật thông thường. Xét một cách toàn diện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế - xã hội đặc thù thể hiện đồng thời ba tính chất.

Một là, tính pháp chế: Quy hoạch, kế hoạch có tính pháp chế bởi nó nhằm đảm bảo chế độ quản lý và sử dụng đất theo pháp luật thông qua việc xác nhận mục đích sử dụng đất của người sử dụng đất theo quy hoạch. Cùng với pháp luật thì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ để Nhà nước quản lý đất đai được thống nhất.

Hai là, tính kỹ thuật: Ngoài tính pháp chế, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn có tính kỹ thuật bởi đó là việc sử dụng các công tác chuyên môn như điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu... để xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên cơ sở tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

Ba là, tính kinh tế: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mang tính kinh tế thể hiện bằng việc hiệu quả sử dụng đất đai phụ thuộc vào tính khoa học, hợp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đây là biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác hợp lý và có hiệu quả cao tiềm năng đất đai.

Như vậy, Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.

Từ góc nhìn pháp lý, tập thể tác giả Trường Đại học Luật Hà Nội đưa ra định nghĩa về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:

+ Quy hoạch đất đai là việc khoanh định hoặc điều chỉnh việc khoanh định đối với các loại đất cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước là sự tính toán, phân bổ sử dụng đất cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí, không gian [52, tr.235].

+ Kế hoạch đất đai là việc xác định các biện pháp, thời gian để sử dụng đất theo quy hoạch [52, tr.236].

Tóm lại quy hoạch sử dụng đất là ý đồ sử dụng đất của nhà nước được ghi nhận, thể hiện dưới hình thức văn bản, còn kế hoạch sử dụng đất là các biện pháp được xác định theo từng thời gian cụ thể để thực hiện đúng ý đồ sử dụng đất đã được thể hiện trong quy hoạch.

1.1.2. So sánh giữa quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Như đã phân tích, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất luôn đồng hành nhằm thực hiện tốt công tác quản lý đất đai. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có sự giống nhau ở chỗ chủ thể lập và chủ thể ra quyết định thi hành. Các cơ quan như Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh sau khi đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua…

Bên cạnh đó, giữa quy hoạch với kế hoạch sử dụng đất có những sự khác biệt. Do quy hoạch là ý đồ sử dụng đất đai của cơ quan nhà nước được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản, do đó quy hoạch thường có tính tương đối ổn định, thời gian khoảng mười năm, căn cứ để lập quy hoạch đó là chiến lược có tính tổng thể về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh của một quốc gia, của vùng, ngành, lĩnh vực. Trong khi đó, kế hoạch sử dụng đất là các biện pháp cụ thể, nhằm sử dụng đất thực sự có hiệu quả, do vậy thường có thời gian ngắn hơn khoảng một nửa so với thời gian quy hoạch, mặt khác căn cứ để lập ra kế hoạch bắt buộc phải có yếu tố quy hoạch sử dụng đất bên trong. Ngoài ra, việc thay đổi điều chỉnh quy hoạch chỉ diễn ra trong trường hợp có sự thay đổi tương đối lớn, căn bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội mang tính chiến lược…; còn kế hoạch sử dụng đất sẽ phải điều chỉnh khi đã có điều chỉnh quy hoạch hoặc có sự thay đổi về khả năng thực hiện trước đó.

1.1.3. Đặc điểm của quy hoạch, kế hoac̣ h sử dun

g đất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã hội, tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp chung và dài hạn, là một bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Các đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thể hiện như sau:

Thứ nhất, đặc điểm lịch sử - xã hội.

Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất đai. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất của xã hội thể hiện theo hai mặt là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong quy hoạch sử dụng đất đai, luôn nảy sinh quan hệ giữa người với đất đai và quan hệ giữa người với người. Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất của xã hội.

Ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ nhu cầu của người sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội. Nó góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn, nhằm sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, quy hoạch sử dụng đất đai góp phần giải quyết các mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội và môi trường - sinh thái nảy sinh trong quá trình sử dụng đất.

Thứ hai, đặc điểm tổng hợp.

Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất đai biểu hiện chủ yếu ở chỗ, đối tượng của quy hoạch sử dụng đất là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ... toàn bộ tài nguyên đất đai cho nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Quy hoạch sử dụng đất đai cũng đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, môi trường sinh thái...

Với đặc điểm này, quy hoạch có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất, điều hoà các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực. Quy hoạch sử dụng đất còn xác định và điều phối phương hướng, phương thức phân bố sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc độ cao và ổn định.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí