Sự Cần Thiết Quy Điṇ H Pha ́ P Luât Dụng Đất

Trong nền kinh tế hiện nay, người sử dụng đất có nhiều mục đích sử dụng đất khác nhau nhưng nếu trái với qui hoạch là trái với pháp luật. Vì qui hoạch sau khi đã được quyết định là biện pháp, chính sách, phương thức để Nhà nước quản lý đất đai.

Tất cả các cơ quan quản lý đất đai và người sử dụng đất phải tuyệt đối tuân thủ theo qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Đất đai dù là nguồn tài nguyên có phong phú, đa dạng đến đâu thì nó cũng không phải là vô tận, mà là một đại lượng hữu hạn. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng đất ngày càng gia tăng. Nhà nước không thể cho phép các nhu cầu đó phát triển một cách tự phát mà phải có kế hoạch, điều tiết nó phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở khoa học của quá trình xây dựng các chiến lược về khai thác, sử dụng đất, là tiền đề cho việc thực hiện đúng đắn các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ là quy tắc xử sự bắt buộc để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến quá trình sử dụng đất của mọi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, quá trình quản lý đất đai của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.

Pháp luật điều chỉnh hoạt động quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai ở chỗ, quy định trách nhiệm của mỗi cơ quan nhà nước, mỗi ngành, mỗi đơn vị trong xây dựng quy hoạch và kế hoạch hóa sử dụng đất đồng thời đảm bảo cho các quy hoạch và kế hoạch đó có hiệu lực pháp luật trong thực tế.

Tóm lại, không có quy hoạch rất khó khăn trong quản lý đất đai. Quy hoạch được xây dựng mà không quản lý đất đai theo quy hoạch, không sử dụng đất theo quy hoạch là hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai, trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

1.2.2. Sự cần thiết quy điṇ h phá p luât dụng đất

đố i vớ i quy hoac̣ h, kế hoac̣ h sư

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực Nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội có Nhà nước

Một trong những chức năng của pháp luật là chức năng điều chỉnh. Sự điều chỉnh của pháp luật lên các quan hệ xã hội được thực hiện theo hai hướng: một mặt pháp luật ghi nhận các quan hệ xã hội chủ yếu trong xã hội; mặt khác pháp luật bảo đảm cho sự phát triển của các quan hệ xã hội. Như vậy, pháp luật đã thiết lập “trật tự” đối với các quan hệ xã hội, tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển theo chiều hướng nhất định phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, phù hợp với quy luật vận động khách quan của các quan hệ xã hội.

Quan hệ xã hội là mối quan hệ giữa con người với con người và mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, ngoài mối quan hệ giữa chính quy hoạch với kế hoạch thì còn phát sinh rất nhiều quan hệ xã hội.

Quan hệ giữa người với người trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Một là, Quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau trong quá trình lập, xét duyệt, công bố và thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.

Hai là, Quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về đất đai với các tổ chức chuyên môn xây dựng quy hoạch.

Thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội - 4

Ba là, Quan hệ giữa cơ quan nhà nước, tổ chức chuyên môn xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với tổ chức, cá nhân, cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất (gọi chung là người sử dụng đất)

Quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đó là quan hệ giữa cơ quan nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước cấp dưới như giữa Chính phủ với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, quan hệ giữa Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với Ủy ban nhân dân cấp huyện…, ví dụ như Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh gửi lên cho Chính phủ xét duyệt. Quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn là quan hệ giữa các cơ quan cùng cấp như giữa Ủy ban nhân dân với Hội đồng nhân dân; quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về đất đai có thẩm quyền chung với cơ quan quản lý nhà nước về đất đai có thẩm quyền chuyên môn như giữa Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh với Sở Tài nguyên và Môi trường, quan hệ giữa Chính phủ với Bộ Tài nguyên và Môi trường...

Quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về đất đai với các tổ chức chuyên môn xây dựng quy hoạch như quan hệ giữa cơ quan nhà nước các cấp có trách nhiệm tổ chức việc lập quy hoạch với các trung tâm quy hoạch, các đội quy hoạch, các chuyên gia kỹ thuật về quy hoạch bởi đặc điểm của quy hoạch là mang tính kỹ thuật như đã phân tích ở phần trên. Quy hoạch vì thế sẽ không được lập nếu không có các chuyên gia quy hoạch, chuyên gia có kiến thức sâu và chuyên môn như: chuyên gia khảo sát đất, chuyên gia đánh giá đất đai, chuyên gia nông học, chuyên gia lâm nghiệp, các chuyên gia về chăn nuôi thú y, nhà kinh tế và nhà xã hội học…

Trong qúa trình xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn phát sinh mối quan hệ giữa giữa cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, giữa tổ chức chuyên môn xây dựng quy hoạch với người sử dụng đất. Người sử dụng đất là người mà quyền và lợi ích của họ gắn chặt với quy hoạch. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế và cả lợi ích môi trường sinh thái của người dân trong và lân cận với vùng quy hoạch. Vì vậy, họ không chỉ có mối quan hệ với các cơ quan nhà nước trong quá trình thực

hiện quy hoạch mà quan hệ đó còn phát sinh ngay trong quá trình xây dựng quy hoạch. Cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức chuyên môn khi xây dựng quy hoạch phải lắng nghe ý kiến, nhu cầu, nguyện vọng của người sử dụng đất. Thông thường cho thấy, những cố gắng thành công nhất là biết kết hợp giữa các nghiên cứu kỹ thuật với mong ước của người địa phương đang sống, giúp cho quy hoạch được tốt hơn. Một trong những nguyên tắc lập quy hoạch là phải dân chủ công khai. Phương pháp quy hoạch tiến bộ mà chúng ta cần ghi nhận là huy động sự tham gia của cộng đồng.

Quan hệ phát sinh trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn là mối quan hệ giữa con người với đất đai. Đó là quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về đất đai với đất đai, giữa tổ chức chuyên môn xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với đất đai, giữa người sử dụng đất với đất đai. Hay nói cách khác là thái độ đối xử giữa con người với đất đai trong xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch nói trên đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật, cần phải có nguyên tắc xử sự bắt buộc, được làm gì, không được làm gì và làm như thế nào để hướng chúng đi theo một trật tự nhất định, không thể là mối quan hệ tự phát. Có như vậy đất đai mới được bảo vệ, được sử dụng hợp lý tiết kiệm và có hiệu quả. Pháp luật có chức năng điều chỉnh, tuy nhiên pháp luật không thể điều chỉnh hết tất cả các quan hệ xã hội, mà chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản. Quan hệ phát sinh trong quá trình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng vậy, nó không thể được điều chỉnh hết bằng pháp luật. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở nhiều cấp độ khác nhau.

Hiến pháp quy định nguyên tắc chung rằng: quản lý nhà nước về đất đai phải được quản lý bằng quy hoạch (Hiến pháp năm 1992, Điều 18); Đất

đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất

nước, được quản lý theo pháp luât

(Hiến pháp năm 2013, Điểu 54). Luật Đất

đai cụ thể hóa nguyên tắc hiến định ấy nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kỳ quy hoạch, kế hoạch cũng như quy định về trách nhiệm, thẩm quyền, trình tự lập, công bố, thông qua, xét duyệt, công bố, thực hiện và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nội dung này được cụ thể hóa tại các Nghị định, Thông tư. Những quy định về quy trình kỹ thuật trong qúa trình xây dựng quy hoạch (mối quan hệ giữa tổ chức chuyên môn xây dựng quy hoạch với đất đai) chủ yếu được quy định tại các Thông tư do Bộ chuyên ngành (Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban hành.

Các quan hệ cơ bản phát sinh trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch có nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật bởi bên cạnh chức năng điều chỉnh, pháp luật còn có chức năng bảo vệ. Pháp luật là công cụ bảo vệ các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Khi có các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.

Ý thức bảo vệ đất đai, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của chúng ta còn rất hạn chế trong quá trình sử dụng đất nói chung và trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng vì vậy pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần được ban hành nhằm tác động vào ý thức của con người, làm cho con người xử sự phù hợp với cách xử sự được quy định trong các quy phạm pháp luật. Từ sự nhận thức này hướng con người đến những hành vi, cách xử sự phù hợp với lợi ích của xã hội, lợi ích của nhà nước, lợi ích của bản thân trong qúa trình sử dụng đất nói chung và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng.

Tóm lại pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là hệ thống các quy tắc xử sự bắt buộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

1.2.3. Đặc điểm của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Như đã phân tích, quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thông qua hệ thống các quy tắc xử sự chung bắt buộc trở thành nguyên tắc hiến định. Tuy mỗi giai đoạn khác nhau, pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có sự thay đổi, bổ sung theo hướng ngày một hoàn chỉnh, song nhìn chung chúng có những đặc điểm tương đối bền vững.

Các quy định về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (cái riêng) phải có tính phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh (cái tổng thể); phải thống nhất với điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội. Mặt khác, quy định về quy hoạch sử dụng đất có tính dài hạn, thường là mười năm và quy mô nhất là quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, trong đó kế hoạch sử dụng đất thường có tính ngắn hạn (năm năm hoặc hàng năm) phải đảm bảo được nội dung quy hoạch và thường gắn với các ngành, lĩnh vực, địa phương.

1.2.4. Nôi dụng đất

dung chủ yếu củ a phá p luât

về quy hoac

h, kế hoac̣ h sư

Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng không thể điều chỉnh hết tất cả các quan hệ ấy mà chỉ điều chỉnh những quan hệ cơ bản. Pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm những nội dung chủ yếu sau - Chương IV Luâṭ đất đai năm 2013:

Thứ nhất, nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Thứ hai, hê ̣thống quy hoac̣ h, kế hoac̣ h sử dun

g đất

Thứ ba, nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Thứ tư, trình tự, trách nhiệm , thẩm quyền xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, gồm có: Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Xét duyệt, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Thứ năm, công bố và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Thứ sáu, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

1.2.5. Thực thi pháp luật và đặc điểm của thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thực thi pháp luật được hiểu chung nhất là hoạt động thực hiện và thi hành pháp luật, là việc tổ chức thực hiện áp dụng các quy định pháp luật vào thực tế cuộc sống. Theo nghĩa hẹp, thực thi pháp luật chỉ là hoạt động của riêng cơ quan quản lý nhà nước trong việc áp dụng, thi hành pháp luật. Nhưng cần thiết phải hiểu việc thực thi pháp luật theo nghĩa rộng hơn, đó là hoạt động thực hiện và tuân theo pháp luật của tất cả mọi công dân, vì pháp luật là những chuẩn mực chung mà bất cứ ai trong xã hội phải tuân theo.

Đối với pháp luật về đất đai nói chung, pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng việc thực thi pháp luật chia thành hai nhóm: hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ( hoạt động quản lý) và hoạt động chấp hành, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tương ứng với hai nhóm đối tượng đó là cơ quan nhà nước (chủ thể quyền lực) và chủ thể có nghĩa vụ thực hiện. Về phía các cơ quan nhà nước, để thực thi pháp luật nói chung và pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng đòi hỏi phải có các điều kiện cơ bản giúp hoạt động quản lý đạt kết quả như có các thiết chế, cơ quan làm việc, đội ngũ con người thực hiện…; trong khi đó, về phía người

dân là những chủ thể có nghĩa vụ thực hiện, điều kiện để thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đó là họ phải có đủ năng lực để thực hiện.


Viêt

1.3. Sơ lược lịch sử phát triển về quy hoac̣ h, kế hoac̣ h sử dun Nam

g đấ t ở

1.3.1. Giai đoan

trướ c năm 1980

Trước những năm 1980, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam chưa được coi là công tác của ngành quản lý đất đai mà chỉ được đề cập đến như là một phần của quy hoạch phát triển nông nghiệp. Từ năm 1975 đến cuối năm 1978, Chính phủ đã phê duyệt phương án phân vùng sản xuất nông lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm sản theo bảy vùng và trên địa bàn lãnh thổ là cấp tỉnh. Các phương án phân vùng nông lâm nghiệp của tỉnh đã đề cập đến phương hướng sử dụng tài nguyên trong đó có tính toán đến quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Tuy nhiên, do mục đích đề ra ngay từ đầu chỉ là phục vụ, phát triển nông lâm nghiệp nên các loại đất khác chưa được đề cập đến. Bên cạnh đó, do thiếu nhiều tài liệu, chưa tính được khả năng đầu tư nên các phương án này có tính khả thi chưa cao.

Tóm lại, trước những năm 1980, pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được chú trọng đúng mức, nó chỉ là một phần trong pháp luật quy hoạch phát triển nông nghiệp và chưa có tính khả thi.

1.3.2. Giai đoan từ năm 1981 đến trước năm 1986

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ năm đã chỉ rõ: “Xúc tiến công tác điều tra cơ bản, dự báo, lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược kinh tế xã hội, dự thảo kế hoạch triển vọng để chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm sau” Thực hiện Nghị quyết này, các bộ, ngành, tỉnh, thành phố đã tham gia triển khai chương trình lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất tại Việt Nam đến năm 2000. Cũng trong thời kỳ này, hầu hết 500 huyện của cả nước đã tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể của huyện.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022