Học Sinh, Sinh Viên Và Vai Trò Trong Phát Triển Nguồn Nhân Lực

CHƯƠNG I

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI

CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM


1.1. Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên

1.1.1. Học sinh, sinh viên và vai trò trong phát triển nguồn nhân lực

Học sinh, sinh viên là những công dân đang tham gia học tập, rèn luyện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Độ tuổi của HSSV phổ biến trong khoảng từ 6 – 22 tuổi, đây là lứa tuổi cần được quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ nhiều nhất của gia đình, nhà trường để giúp các em hoàn thiện cả về thể chất và tinh thần, cũng như trang bị những kỹ năng sống cần thiết. Chăm lo cho HSSV chính là chăm lo cho thế hệ thanh niên, chăm lo cho nguồn nhân lực tương lai của nước nhà, cũng là chăm lo cho tương lai của chính các em, của gia đình và toàn thể cộng đồng.

Đảng và Nhà nước ta nhận thức được rất rõ vai trò và tầm quan trọng của thế hệ Thanh niên - Học sinh, sinh viên trong quá trình phát triển của đất nước. Tuổi trẻ là mùa xuân của nhân loại; thanh niên là rường cột của quốc gia, thanh niên có mạnh thì dân tộc mới mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:

“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”.

Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã khẳng định: “Thanh niên (mà lực lượng nòng cốt là Học sinh, sinh viên) là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Học sinh, sinh viên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển cho học sinh, sinh viên vừa là mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước.

Hiện nay, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, điều này sẽ tạo ra thị trường lao động toàn cầu, công dân toàn cầu và thanh niên toàn cầu… Trong xu thế đó, nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định. Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản:

Thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - 3

(1) Áp dụng công nghệ mới, (2) Phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và (3) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là những con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao tức là những con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo nhằm trở thành “nguồn vốn - vốn con người, vốn nhân lực” (the human capital). Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì không có con đường nào nhanh nhất và tiết kiệm nhất là đầu tư học vấn và trang bị các kỹ năng cho thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên.

Tuy nhiên, trong xã hội Việt Nam hiện nay, sự phân hóa giàu nghèo, sự chênh lệch về cơ sở hạ tầng giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn đang là rào cản của sự phát triển; Đặc biệt là đối tượng HSSV có hoàn cảnh khó khăn, HSSV vùng nông thôn, miền núi, người dân tộc thiểu số ra thành phố học đang là bài toán yêu cầu Chính phủ cần phải có động thái tác động để hỗ trợ tốt nhất cho nhóm đối tượng này nhằm hướng tới kết quả phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.

1.1.2. Nhu cầu kinh phí để học tập của học sinh, sinh viên

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2016 đạt mức 50 triệu đồng/năm, tuy nhiên ở khu vực nông thôn, miền núi thu nhập bình quân chỉ ở mức 24 triệu đồng/ năm. Trong khi đó, mức học phí bình quân của bậc giáo dục đại học là 13 triệu đồng/ năm,

sinh hoạt phí bình quân của sinh viên đi học xa nhà ở mức 20 triệu đồng/năm. Như vậy, khoản chi phí cho một học sinh, sinh viên theo học đã chiếm phần lớn thu nhập của một gia đình.

Theo thống kê, cả nước có hơn 2,31 triệu hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 9,79% so với tổng hộ dân cư trên toàn quốc) và hơn 1,24 triệu hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 5,27%) theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 -2020. [26]

Trong Báo cáo Quốc gia về thanh niên thì có tới 20,3% thanh niên đang theo học ở một trường nào đó trong hệ thống giáo dục quốc dân; Tỷ lệ đi học của thanh niên độ tuổi 16 đến dưới 20 tuổi chiếm 41,8%, nhóm 20 đến 24 tuổi chỉ còn 12,6%, cho thấy thanh niên không tiếp tục đi học ở các bậc học cao. Lý do chủ yếu mà thanh niên trong độ tuổi 16 - 20 tuổi phải dừng học giữa chừng là điều kiện không cho phép họ học tiếp; 19,1% phải dừng học để kiếm tiền nuôi gia đình, 17,6% ngừng học vì không có tiền đóng học phí. [4]

Thực trạng trên cho thấy có một tỷ lệ không nhỏ HSSV Việt Nam không đủ khả năng để thực hiện ước mơ tiếp tục đi học, đặc biệt là bậc học sau phổ thông trung học; Nhiều trường hợp học sinh có khả năng, thi đỗ các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề nhưng vì hoàn cảnh khó khăn không thể nhập học hoặc phải bỏ học giữa chừng do không có đủ tiền lo các khoản chi phí cho việc đi học cho đến khi kết thúc khóa học, nhất là sinh viên ở tỉnh lẻ, vùng sâu, vùng xa lên thành phố học. Nếu không có chính sách hỗ trợ cho các đối tượng này thì các em sẽ bị lỡ mất cơ hội học tập, xã hội cũng sẽ bỏ phí một phần nguồn nhân lực có thể đào tạo thành nhân lực chất lượng cao, có thể sẽ có đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

1.1.3. Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên

1.1.3.1.Một số khái niệm liên quan

(1) Chính sách

Có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách:

Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ.

Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…” [10]

Theo James Anderson: “Chính sách là một quá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm”. [27]

Như vậy, có thể hiểu: Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình.

(2) Chính sách công

Những chính sách do các cơ quan hay các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước ban hành nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng được gọi là chính sách công. Cho đến nay có nhiều quan điểm về khái niệm này:

William Jenkin cho rằng: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt được các mục tiêu đó”. Theo quan điểm của Wiliam N. Dunn thì: “Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà nước đề ra”. [6]

(3) Tín dụng

Theo lý thuyết kinh tế, tín dụng là hệ thống các quan hệ phân phối theo nguyên tắc có hoàn trả giữa người đang tạm thời thừa vốn sang người tạm thời thiếu vốn và ngược lại.

Trong thực tế, hoạt động tín dụng rất phong phú và đa dạng nhưng ở bất cứ dạng nào tín dụng cũng thể hiện hai mặt cơ bản:

Thứ nhất, bên sở hữu một số tiền hoặc hàng hóa sẽ chuyển giao quyền sử dụng số tiền hoặc hàng hoá này cho người khác sử dụng trong một thời

gian nhất định.

Thứ hai, đến thời hạn do hai bên thỏa thuận, người sử dụng hoàn lại cho người sở hữu một giá trị lớn hơn. Phần tăng thêm gọi là phần lời hay nói theo ngôn ngữ kinh tế là lãi suất.

Tín dụng, còn gọi là cho vay, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ. Do đó, Tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên - Một bên là người cho vay, và một bên là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả,...

Ngoài ra, theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì “Tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết, cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”.

Thực chất, tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả.

(4) Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối hoạt động Nhà nước đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn do các tổ chức tín dụng huy động được để tài trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức, các hộ gia đình và cá nhân.

Chính sách tín dụng xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín dụng. Đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Các chính sách tín dụng hiện nay bao gồm: CSTD đối với doanh nghiệp nhà nước, CSTD đối với hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác khác, CSTD đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân, CSTD đối với miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KT – XH khó khăn và CSTD đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong đó,“Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, điều kiện và thời hạn vay tiền đối với học sinh nghèo để có điều kiện học tập” (Điểm 2, Điều 1, Luật Các TCTD 2010).

Chính sách tín dụng được đưa ra nhằm bảo đảm rằng mỗi quyết định tín dụng (quyết định tài trợ vốn) đều khách quan, tuân thủ quy định của NHNN và phù hợp thông lệ chung của quốc tế. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng. Chính sách tín dụng xác định:

+ Các đối tượng có thể vay vốn.

+ Phương thức quản lí các hoạt động tín dụng.

+ Những ràng buộc về tài chính.

+ Các loại sản phẩm tín dụng khác nhau do ngân hàng cung cấp.

+ Phương thức quản lí các danh mục cho vay.

+ Thời hạn và các điều kiện áp dụng cho các sản phẩm tín dụng khác nhau.

1.1.3.2. Nội dung chính sách tín dụng đối với Học sinh sinh viên

Chương trình CSTD đối với HSSV được triển khai lần đầu tiên từ năm 1998 theo Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg ngày 02/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập Quỹ tín dụng đào tạo.

Do tình hình thực tế có nhiều thay đổi, năm 2006, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định 107/2006/QĐ-TTg ngày 18/5/2006 quy định về tín dụng đối với học sinh, sinh viên thay thế Quyết định 51/1998/QĐ-TTg.

Và chương trình thực sự trở thành một chính sách trọng tâm của xã hội vào năm 2007 khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số

157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 về chính sách tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn và các quy định chi tiết về các vấn đề liên quan.

Theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007, Các nội dung cơ bản của chính sách bao gồm:

(i) Phạm vi áp dụng

CSTD đối với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại.

(ii) Đối tượng được vay vốn

Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:

1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.

2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:

- Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.

- Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.

3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

(iii) Phương thức cho vay

1. Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp

học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở.

2. Giao Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên.

(iv) Điều kiện vay vốn

1. Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 Quyết định này.

2. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường.

3. Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.

(v) Mức vốn cho vay

Mức vay vốn tối đa được khống chế, tùy thuộc và chính sách học phí, giá cả sinh hoạt tại từng thời điểm mà Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn cho vay.

(vi) Thời hạn cho vay

Thời hạn vay được quy định cụ thể như sau:

+ Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hoặc thoả thuận với đối tượng được vay vốn.

+ Thời hạn trả nợ đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 12/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí