Giới Thiệu Về Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam

trong nhóm. Các thành viên cùng có điều kiện kinh tế như nhau, cùng làng xóm, các thành viên vào Tổ tự nguyện, hoạt động có quy chế rõ ràng. Các dịch vụ cho vay và tiết kiệm nhanh chóng đơn giản, cho phép các tổ chức cho vay gia tăng lượng khách hàng. Mỗi nhóm cũng bầu một tổ trưởng đảm bảo tổ chức họp và phổ biến thông tin, phổ biến các quy định chung định kỳ cho nhóm. Đưa ra những ràng buộc bắt các thành viên của nhóm phải nộp tiết kiệm bắt buộc và tự nguyện hàng tháng; khoản tiết kiệm này đều được tính lãi suất theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Khi thành viên không trả lãi đúng hạn thì hộ vay có thể đề nghị trích tiền gửi tiết kiệm để trả kãi định kỳ hàng tháng, nhu vậy hộ vay có thể vừa tiết kiệm và có thể trả lãi đúng theo định kỳ theo quy định của NHCSXH. Kết quả đạt được từ khi mới thành lập thì quy chế tổ số thành viên tối đa là 40 thành viên nhưng hiện nay số lượng thành viên tối đa đuợc nâng lên là 60 thành viên.

Thứ ba, hình thức giải ngân vốn được đa dạng, hướng tới vốn vay sử dụng đúng mục đích.

Khi thực hiện giải ngân vốn sinh viên, để giảm thiểu tình trạng hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích, bằng việc NHCSXH liên kết với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo&PTNT) và Ngân Hàng Công Thương để mở tài khoản và phát hánh thẻ ATM miễn phí cho sinh viên. Bắt đầu 2012 NHCSXH đã thực hiện giải ngân vốn vay chương trình HSSV trực tiếp qua tài khoản thẻ ATM, và hộ vay không mất bất cứ một khoản lệ phí nào. Do vậy, nguồn vốn được chuyển thẳng đến đối tượng cần tài trợ để học tập, ngân hàng đã giám sát chặt chẽ kênh tín dụng HSSV, tránh tiêu cực, lợi dụng khoản vay để hộ vay sử dụng cho mục đích khác và nâng cao hiệu quả đồng vốn, thực hiện được mục tiêu an sinh xã hội của chính phủ.

Trên thực tế sinh viên vay vốn không đủ để trang trải chi phí học tập cho mình nên có những chính sách ưu tiên hỗ trợ cho vay khuyến khích phát triển những ngành mà xã hội cần, các khoản hỗ trợ sẽ ưu tiên cho HSSV có nguyện vọng học những ngành nằm trong danh mục ưu tiên quốc gia về

nguồn nhân lực hoặc làm việc trong những lĩnh vực xã hội quan trọng (như bác sĩ, giáo viên phục vụ khu vực nông thôn). Các chương trình cho vay có thể được xây dựng cho những nhóm đối tượng cụ thể này (như cho sinh viên y khoa) hoặc áp dụng các điều kiện trả nợ ưu đãi trong khuôn khổ chương trình cho vay không được trợ cấp.

Trường hợp HSSV không phải đối tượng hộ nghèo, đối tượng chính sách vẫn có thể được vay vốn từ các NHTM theo cơ chế thị trường để theo học các trường đại học trong và ngoài nước như mô hình của Trung Quốc…

Việt Nam có thể học tập hình thức trả nợ theo thu nhập được giới thiệu ở một số nước công nghiệp hoá: thời gian trả nợ định kỳ được quy định theo tỷ lệ thu nhập của sinh viên tốt nghiệp trong mỗi thời kỳ; việc này sẽ làm giảm gánh nặng trả nợ trong những năm đầu. Ngoài ra, ở các nước phát triển, cơ quan thuế sẽ tham gia thu nợ vay vì cần có thông tin về thu nhập cá nhân và đảm bảo hiệu quả cơ chế “trả nợ khi bạn có thu nhập”. Tuy nhiên, ở Việt Nam hoạt động của cơ quan thuế vẫn chưa hiệu quả nên cơ chế thu nợ qua cơ quan thuế có thể đưa vào chiến lược định hướng phát triển cho những giai đoạn tới.

Tóm tắt chương I


Chương một của luận văn nghiên cứu những vấn đề cơ bản CSTD đối với HSSV và các vấn đề về thực thi chính sách.

Để hệ thống những vấn đề cơ bản về CSTD đối với HSSV, Luận văn trình bày thực trạng HSSV có hoàn cảnh khó khăn và nhu cầu kinh phí để học tập ở Việt Nam và một số vấn đề lý thuyết về khái niệm CSTD đối với HSSV, các vấn đề về chính sách, đối tượng thụ hưởng, mục tiêu của chính sách và các giải pháp của chính sách. Trên cơ sở đó phân tích tầm quan trọng của CSTD đối với HSSV.

Chương I cũng đưa ra cơ sở lý luận về việc thực thi CSTD đối với HSSV qua các nội dung khái niệm, yêu cầu thực thi chính sách và các nội dung cụ thể của thực thi chính sách.

Để chính sách phát huy vai trò của mình trong việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế tri thức, phát huy những mặt tích cực, giảm thiểu các tác động tiêu cực ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động cho vay HSSV, Luận văn đã đưa ra các tiêu chí đo lường kết quả thực thi, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động cho vay HSSV và học tập kinh nghiệm của một số nước trong tín dụng HSSV.

Đây là cơ sở khoa học để tác giả đi sâu phân tích thực trạng thực thi CSTD đối với HSSV tại NHCSXH Việt Nam ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

2.1.1. Về quá trình thành lập

NHCSXH Việt Nam (sau đây gọi tắt là NHCSXH), tiền thân là Ngân hàng phục vụ người nghèo, được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ-NH5 ngày 01/9/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Đến năm 2002, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Luật các Tổ chức tín dụng và Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa X về chính sách cho vay đối với người nghèo, các đối tượng chính sách khác, từ kinh nghiệm thực tế và trên cơ sở xem xét Đề án của Ngân hàng Nhà nước về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của NHCSXH, tách CSTD ra khỏi NHTM, ngày 04/10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; đồng thời, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 01/10/2002 về việc thành lập NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo.

NHCSXH được Nhà nước xếp hạng doanh nghiệp đặc biệt, có tư cách pháp nhân, thời gian hoạt động là 99 năm, bắt đầu từ 01/01/2003.

2.1.2. Về cơ cấu tổ chức

NHCSXH có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, là một pháp nhân có vốn điều lệ, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương. Cơ cấu tổ chức của NHCSXH gồm:

- Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội;

- 01 Sở giao dịch;

- 63 Chi nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Trung tâm Công nghệ thông tin NHCSXH;

- Trung tâm đào tạo NHCSXH;

- 606 Phòng giao dịch đặt tại các huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh.

Những nơi cần thiết thì thành lập Chi nhánh NHCSXH cấp huyện;

- 10.859 điểm giao dịch lưu động cấp xã trên 11.118 xã, phường;

- 203.538 Tổ Tiết kiệm và vay vốn tại các thôn, bản.

Với mạng lưới chi nhánh từ Trung ương đến cấp huyện đã giúp cho NHCSXH tận dụng được nguồn vốn huy động tại địa phương, hỗ trợ và giảm bớt gánh nặng huy động vốn cho NHCSXH cấp trên. Đồng thời cũng giúp nhân dân các địa phương dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ.

2.1.3. Về quản trị và điều hành (Sơ đồ 2.1)

- Quản trị NHCSXH là Hội đồng quản trị.

Tại Trung ương HĐQT do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, trong đó có các thành viên kiêm nhiệm là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị và lãnh đạo của các bộ: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được thành lập Ban đại diện HĐQT Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cùng cấp làm Trưởng ban. Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định nhân sự Ban đại diện Hội đồng quản trị.

- Điều hành hoạt động NHCSXH là Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của NHCSXH. Giúp việc Tổng Giám đốc có một số Phó Tổng Giám đốc.

2.1.4. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015

- Tình hình huy động vốn

Nguồn vốn của NHCSXH Việt Nam được huy động từ các nguồn chủ yếu sau: nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng 18% - 20% trên tổng nguồn vốn; Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước (tiền gửi 2%); nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư của địa phương,…

Kết quả hoạt động huy động vốn của NHCSXH giai đoạn 2012-2015 được phản ánh tổng quát qua bảng 2.1, trong đó, nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư của

địa phương năm 2015 đạt 4.895 tỷ đồng tăng 1.752 tỷ đồng so với năm 2012; vốn huy động năm 2015 đạt 77.449 tỷ đồng, tăng 25.351 tỷ đồng so với năm

212. Con số này cho thấy việc huy động vốn có hiệu quả của NHCSXH, là nền tảng để tăng nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách

Tổ Tiết kiệm và Vay vốn

PHÒNG, BAN TẠI HÔI SỞ

TRUNG TÂM CNTT

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO

SỞ GIAO DỊCH

Ban đại diện HĐQT tỉnh, Thành phố

Ban đại diện HĐQT quận, huyện

Đơn vị nhận uỷ thác

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

THƯỜNG TRỰC HĐQT

TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ TGĐ

Phòng giao dịch cấp huyện

Các chi nhánh Tỉnh, Thành phố

khác.



BAN KIỂM SOÁT HĐQT


BAN CHUYÊN GIA TƯ VẤN HĐQT


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - 7






Người vay

Người vay

Người vay

Người vay

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của NHCSXH

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Cơ cấu vốn

2012

2013

2014

2015

Số tiền

Tỷ lệ

ST

Tỷ lệ

ST

Tỷ lệ

ST

Tỷ lệ

a. Vốn từ Ngân sách trung ương

cấp


23.760


19,43%


24.841


19,23%


25.071


18,37%


27.727


18,93%

b. Vốn huy động

52.098

42,61%

59.802

46,28%

65.152

47,75%

77.449

52,88%

c. Vốn vay

33.114

27,09%

30.559

23,65%

30.102

22,06%

25.781

17,60%

d. Vốn nhận tài trợ uỷ thác đầu tư

3.143

2,57%

3.539

2,74%

4.018

2,94%

4.895

3,34%

đ Vốn khác

10.144

8,30%

10.469

8,10%

12.107

8,87%

10.609

7,24%

Tổng nguồn vốn

122.259


129.210


136.450


146.461


Nguồn: Báo cáo thường niên NHCSXH Việt Nam năm 2012 - 2016

Bảng 2.1: Nguồn vốn và cơ cấu vốn của NHCSXH


- Tình hình sử dụng vốn

Số liệu trong bảng 2.2 cho thấy dư nợ của NHCSXH đã tăng trưởng liên tục trong bốn năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,27%. Đặc biệt trong năm 2015, tốc độ tăng trưởng dư nợ của NHCSXH đạt 10,10% so với năm 2014. Dư nợ một số chương trình tín dụng ngày càng tăng lên cả về số lượng lẫn quy mô như chương trình giải quyết việc làm, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn…Tổng dư nợ tăng lên qua từng năm và số chương trình cho vay cũng được đa dạng hơn.

Tín dụng đối với người nghèo chiếm phần lớn trong tổng danh mục tín dụng của NHCSXH. Cho vay HSSV với tỷ trọng trên tổng dư nợ giảm dần qua các năm (từ hơn 31% năm 2012 xuống còn 17,16% năm 2016) nhưng vẫn là chương trình tín dụng có dư nợ lớn đứng thứ hai sau chương trình tín dụng đối với người nghèo. Cho vay đối với HSSV đang là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ vì tri thức là quan trọng và HSSV chính là thế hệ tương lai của đất nước.

- Một số hoạt động khác của NHCSXH được đẩy mạnh và phát triển như hoạt động đối ngoại và quản lý dự án. NHCSXH tiếp tục chủ động duy trì tốt với các tổ chức như: Ngân hàng thế giới (WB), Hiệp hội các tổ chức tín dụng Châu Á –

Thái Bình Dương (APRACA), cơ quan phát triển Pháp (AFD), tổ chức phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD), tổ chức ADETEF (Pháp), Quỹ hỗ trợ dân sinh Nhật Bản (NLFC), các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các quỹ độc lập (FORD)…

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay các chương trình tín dụng của NHCSXH

Đơn vị tính: Tỷ đồng


STT


Chỉ tiêu

2012

2013

2014

2015

Số tiền

Tỷ lệ

Số tiền

Tỷ lệ

Số tiền

Tỷ lệ

Số tiền

Tỷ lệ

1

Cho vay hộ nghèo

41.560

36,48%

41.650

34,22%

39.252

30,32%

36.384

25,53%


2

Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh

khó khăn


35.802


31,43%


34.262


28,15%


29.794


23,01%


24.456


17,16%


3

Cho vay hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng

khó khăn


12.871


11,30%


13.167


10,82%


13.961


10,78%


20.096


14,10%


3

Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường

nông thôn


10.631


9,33%


12.116


9,96%


15.386


11,89%


15.483


10,86%

4

Cho vay giải quyết việc

làm

5.663

4,97%

5.959

4,90%

6284

4,85%

6824

4,79%


5

Cho vay theo các chương trình, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ


6.974


6,12%


14.218


11,68%


24.449


18,89%


38.911


27,30%

6

Cho vay một số dự án

khác (vốn nước ngoài)

74

0,06%

75

0,06%

75

0,06%

68

0,05%


7

Cho vay khác (Vốn nhận uỷ thác đầu tư tại

địa phương)


346


0,30%


252


0,21%


255


0,20%


306


0,21%


TỔNG DƯ NỢ

113.921


121.699


129.456


142.528



Tăng trưởng tổng dư

nợ

10.190

9,80%

7.778

6,83%

7.757

6,37%

13.072

10,10%

Nguồn: Báo cáo thường niên NHCSXH Việt Nam năm 2012 - 2016

2.2. Phân tích thực trạng thực thi chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

2.2.1. Xây dựng và ban hành các văn bản thực thi chính sách

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 về CSTD đối với HSSV, NHCSXH đã ban hành hướng dẫn số 2162A/NHCS-TD ngày 02/10/2007 hướng dẫn thực hiện việc cho vay đối với HSSV. Văn bản này hướng dẫn chi tiết về quy trình, nghiệp vụ cho vay cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/12/2022