Bài Học Kinh Nghiệm Thực Hiện Các Chính Sách Tín Dụng Đối Với Các Doanh Nghiệp Xnk Tại Bidv Phú Thọ


khẩu bằng tiền đồng. VIB cũng đã có nhiều ưu đãi trong cho vay tài trợ chế biến hàng xuất khẩu và các doanh nghiệp nhập khẩu các nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu (doanhh số năm 2012 hơn 17.100 tỷ đồng, năm 2014 doanh số đạt trên 16.000 tỷ đồng.

Để có kết quả trên VIB đã thực hiện nhiều chính sách tín dụng ưu đãi dành cho các doanh nghiệp XNK:

- VIB đã xác định, sàng lọc các đối tượng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đối với các mặt hàng XNK chiến lược dựa theo chính sách định hướng về XNK của Chính phủ để đưa ra triển khai những chính sách tài trợ cho vay khuyến khích, ưu đãi.

- Tập trung đào tạo nâng cao kỹ năng chuyên môn cho cán bộ thanh toán quốc tế, cán bộ tín dụng để có thể hướng dẫn thật chuyên nghiệp, chuyên sâu về nghiệp vụ, về thị trường, về giá cả,…và tư vấn miễn phí tốt nhất cho khách hàng, tạo niềm tin và uy tín khi đến giao dịch với ngân hàng đồng thời giúp doanh nghiệp lựa chọn các giải pháp tài chính phù hợp nhu cầu với chi phí thấp nhất.

- Xúc tiến mở Chi nhánh hay Văn phòng đại diện ở nước ngoài với mục đích mở rộng qui mô hoạt động của ngân hàng nhằm tăng khả năng cạnh tranh đồng thời ngân hàng cũng có điều kiện giải quyết được bất cứ các tranh chấp thương mại nào có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh xuất khẩu của khách hàng.

* Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)

Techcombank đã triển khai chính sách khuyến khích hỗ trợ thu mua trong lĩnh vực nông thủy sản để chế biến xuất khẩu, các chính sách khuyến khích ưu đãi như: áp dụng mức lãi suất cho vay hết sức linh hoạt tùy theo mặt hàng XNK và có cam kết bán ngoại tệ lại cho ngân hàng, chính sách hỗ trợ số phí bảo lãnh mà khách hàng phải nộp cho Ngân hàng phát triển Việt nam.

Techcombank cũng đã tài trợ vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh chế biến hàng nông sản khoảng 5 năm trở lại đây và đang là thế mạnh của ngân hàng này. Cho vay nông sản chế biến xuất khẩu hiện chiếm 21% tổng dư nợ của ngân hàng tương đương gần 4.000 tỷ đồng, riêng trong năm 2012 đã cho vay tài trợ 2.000 tỷ đồng, năm 2013 cho vay tài trợ 2.600 tỷ đồng và năm 2014 doanh số cho vay tài trợ là trên 3.100 tỷ đồng. Kinh nghiệm của Techcombank là:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

- Thường xuyên mở những hội nghị giới thiệu đến khách hàng là những khách hàng hiện hữu và tiềm năng trong kinh doanh, sản xuất chế biến các mặt hàng XNK chiến lược có uy tín lâu năm như gạo, cao su, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản, sản xuất hàng may mặc, tơ, sợt phục vụ ngành dệt và các mặt hàng thiết bị máy móc phụ tùng… mà còn để giới thiệu những chính sách tín dụng mới nhằm ưu đãi dành cho các doanh nghiệp như: mở rộng đối tượng ngành nghề được tài trợ vốn như chế biến thức ăn, sản xuất các mặt hàng từ gỗ xuất khẩu, trang phục, da giày,… tăng tỷ lệ vốn vay trên tài sản đảm bảo, thời gian vay vốn ngắn hạn linh hoạt đến 12 tháng, trung hạn đến 10 năm, những tiêu chí rất cụ thể để khách hàng được vay tín chấp và mức lãi suất ưu đãi, linh hoạt dành cho từng đối tượng hay các chính sách tài trợ bổ sung vốn lưu động phục vụ xuất khẩu, hỗ trợ phí bảo hiểm của những hợp đồng bảo hiểm tín dụng XNK hoặc thời gian giải quyết hồ sơ là 1 ngày đối với khách hàng đã có hạn mức tín dụng và thời hạn tối đa là 7 ngày đối với khách hàng chưa có hạn mức tín dụng, chính sách mua bán ngoại tệ giá ưu đãi cho doanh nghiệp XNK,… với mục đích tạo thuận lợi để các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội được tiếp cận hỗ trợ tài chính thông qua các chính sách ưu đãi của các ngân hàng thương mại.

- Việc tài trợ vốn cho hoạt động XNK cũng hết sức nan giải vì các mặt hàng chiến lược XNK đa số là các mặt hàng nông thủy sản đều chiếm vị thế số 1, số 2 trên thị trường thế giới. Thế nhưng, những mặt hàng này rất hay biến động dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp có khó khăn trong việc trả nợ. Do vậy, các ngân hàng đều có đưa ra những chính sách qui định hướng dẫn cụ thể để định hướng cho cán bộ cùng doanh nghiệp thực hiện từ việc tập trung cho vay những mặt hàng nào có hiệu quả ít rủi ro đến việc chọn lọc doanh nghiệp, thẩm định năng lực và kế hoạch thu mua của doanh nghiệp trước, trong và sau khi cho vay, việc quản lý hàng tồn kho, hàng thế chấp như thế nào để không ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng và việc mua bảo hiểm hàng hóa, chế độ xử lý hàng hư hỏng,… nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra và đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, của khách hàng.

Chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp XNK tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ - 5

Việc này có ý nghĩa quan trọng là các ngân hàng thương mại đã thấy được chiến lược của nước ta đang hướng đến xuất khẩu và nhập khẩu nguyên phụ liệu thiết yếu phục vụ sản xuất, nên đã quan tâm hơn rất nhiều đến hoạt động tín dụng


tài trợ cho XNK theo chiều hướng ngày càng tăng lên vì xét cho cùng việc cho vay này sẽ có lợi cho cả 2 bên: doanh nghiệp giải tỏa được nhu cầu về vốn còn ngân hàng giải quyết được đầu ra cho tín dụng. Ngoài ra ngân hàng còn được doanh nghiệp ưu tiên bán ngoại tệ sau khi có nguồn thu từ xuất khẩu, nguồn ngoại tệ này ngân hàng cung cấp ngược lại cho doanh nghiệp nhập khẩu đã góp phần hỗ trợ, chia sẽ, giúp các doanh nghiệp vượt khó trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu.

Trên đây là những kinh nghiệm cần thiết để các ngân hàng thương mại khác có thể lựa chọn phát triển trong xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng tài trợ XNK cho ngân hàng, qua đó góp phần thực hiện chủ trương, chính sách hướng đến xuất khẩu hạn chế dần nhập khẩu nhằm phục hồi và tạo điều kiện để phát triển kinh tế theo định hướng của Đảng và Nhà nước [1, 24, 25] .

1.2.2. Bài học kinh nghiệm thực hiện các chính sách tín dụng đối với các doanh nghiệp XNK tại BIDV Phú Thọ

Dựa trên tổng hợp các kinh nghiệm thực hiện chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp XNK của một số NHTM có thể đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp XNK tại BIDV Phú Thọ như sau:

- Một là: Ngân hàng cần xác định, sàng lọc các đối tượng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đối với các mặt hàng XNK chiến lược dựa theo chính sách định hướng về XNK của Chính phủ để đưa ra triển khai những chính sách tài trợ cho vay khuyến khích, ưu đãi.

- Hai là : Ngân hàng cần tập trung đào tạo nâng cao kỹ năng chuyên môn cho cán bộ thanh toán quốc tế, cán bộ tín dụng để có thể hướng dẫn thật chuyên nghiệp, chuyên sâu về nghiệp vụ, về thị trường, về giá cả

- Ba là: Tăng cường xúc tiến mở Chi nhánh hay Văn phòng đại diện ở nước ngoài với mục đích mở rộng qui mô hoạt động của ngân hàng nhằm tăng khả năng cạnh tranh đồng thời ngân hàng cũng có điều kiện giải quyết các tranh chấp thương mại


- Bốn là : Thường xuyên mở những hội nghị giới thiệu đến khách hàng là những khách hàng hiện hữu và tiềm năng trong kinh doanh, sản xuất chế biến các mặt hàng XNK chiến lược có uy tín lâu năm


Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Câu 1: Chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp XNK tại BIDV Phú Thọ thời gian qua được thực hiện như thế nào?

Câu 2: Chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp XNK tại BIDV Phú Thọ thời gian qua đã đạt được những kết quả gì? Còn có những tồn tại hạn chế nào?

Câu 3: Cần có những giải pháp gì nhằm hoàn thiện chính sách tín dụng cho doanh nghiệp XNK tại BIDV Phú Thọ thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

2.2.1.1. Tiếp cận hệ thống

- Đánh giá các yếu tố bên ngoài: Môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, chính sách của nhà nước, năng lực của doanh nghiệp, thông tin tín dụng...

- Đánh giá các yếu tố bên trong: năng lực của cán bộ ngân hàng, trình độ và công nghệ ngân hàng, chiến lược hoạt động của ngân hàng, vốn tự có ...

2.2.1.2. Tiếp cận thị trường mở

Sự tham gia tích cực và sâu rộng vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế trong thời gian qua đã mang lại những kết quả khả quan cho kinh tế tỉnh Phú Thọ. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động XNK tỉnh Phú Thọ có thêm cơ hội mở rộng thị trường, tăng thu hút đầu tư, tạo được chỗ đứng trong chuỗi liên kết, phân công lao động tiềm năng, hiện đại hóa và nâng cấp các lĩnh vực dịch vụ.

Tiếp cận thị trường mở để phân tích một cách toàn diện chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp XNK tại BIDV Phú Thọ, đặt trong mối quan hệ với xu hướng XNK tỉnh Phú Thọ với định hướng của BIDV trong giai đoạn tới. Trên cơ sở đó đề


xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp XNK tại BIDV Phú Thọ.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập thông qua các ấn bản phẩm đã công bố như: sách, bài báo chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học, các tài liệu, báo cáo thường niên của BIDV, báo cáo của Ngân hàng nhà nước, các báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Thọ giai đoạn 2012 đến 2014 và từ các nghiên cứu đã được xuất bản và chưa được xuất bản trong, ngoài nước và từ mạng Internet.

2.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

* Phương pháp chọn mẫu điều tra, kích thước mẫu và kỹ thuật chọn mẫu Mẫu điều tra: Mẫu nghiên cứu được lựa chọn trên cơ sở các khách hàng đang

được BIDV Phú Thọ tài trợ XNK

Kích thước mẫu và kỹ thuật chọn mẫu:

Những mẫu chọn ra đủ lớn phải đảm bảo tính đại diện cho đối tượng khách hàng và có thể suy rộng được cho các đối tượng khác được BIDV Phú Thọ tài trợ XNK.

Tính đến năm 2014, có 29 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang được BIDV Phú Thọ tài trợ XNK, để đảm bảo thông tin phân tích chính xác, khách quan tác giả tiến hành chọn mỗi doanh nghiệp 02 người gồm:

+ Cán bộ quản lý phụ trách trực tiếp mảng XNK của doanh nghiệp

+ Cán bộ của doanh nghiệp thường xuyên thực hiện các giao dịch tài trợ XNK với BIDV Phú Thọ

Như vậy tổng số mẫu điều tra là: 58 người

* Phương pháp điều tra:

Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt kết hợp với bảng hỏi được thiết kế sẵn đối với các đối tượng điều tra, thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế. Phỏng vấn số người được lựa chọn, kiểm tra tình hình thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu


Từ các số liệu thu thập được sẽ tiến hành phân tích, chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học. Bao gồm:

- Phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.

- Xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành trên máy tính bằng các phần mềm excel và phần mềm ứng dụng liên quan.

- Phương pháp đồ thị: Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin để người sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng để phân tích chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp XNK tại BIDV Phú Thọ gồm: mô tả sự biến động, cũng như xu hướng phát triển của các doanh nghiệp XNK trên địa bàn, chiến lược phát triển của BIDV nói chung, BIDV Phú Thọ nói riêng.

2.2.4.2 Phương pháp so sánh

- So sánh tuyệt đối: So sánh số liệu về kết quả thực hiện chính sách tín dụng của BIDV Phú Thọ qua các năm từ đó có thêm cơ sở đưa ra các đánh giá, giải pháp như: dư nợ cho vay XNK, số dư bảo lãnh, doanh số L/C, số khách hàng, hợp đồng tín dụng, lợi nhuận từ hoạt động XNK...

- So sánh tương đối:

+ Tỷ trọng: Trong luận văn dùng để đánh giá cơ cấu XNK bao gồm cơ cấu dư nợ cho vay XNK, cơ cấu doanh số L/C...

+ Tốc độ thay đổi: là tỷ lệ phần trăm giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phương pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh tế so với kỳ gốc từ đó phản ảnh sự thay đổi giữa các kỳ.

2.2.4.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo


Sử dụng và khảo cứu các tài liệu có liên quan, lấy ý kiến chuyên gia trong quá trình phân tích đánh giá để tìm ra được những kết luận chính xác và khoa học.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu liên quan đến chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp XNK tại BIDV Phú Thọ

Các chỉ tiêu về dối tượng khách hàng, điều kiện vay vốn,lãi suất, tài sản đảm bảo, phương thức tài trợ

2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2014

* Tình hình lao động tại BIDV Phú Thọ: Tổng số lao động; Lao động phân theo độ tuổi; Lao động phân theo trình độ; Lao động phân theo giới tính

* Hoạt động huy động vốn tại BIDV Phú Thọ: Tổng vốn huy động; Vốn huy động theo loại tiền; Vốn huy động theo đối tượng khách hàng; Vốn huy động theo thời hạn

* Hoạt động cho vay vốn tại BIDV Phú Thọ: Doanh số cho vay; Doanh số thu nợ; Dư nợ cho vay; Nợ quá hạn, nợ xấu

2.3.3. Kết quả thực hiện chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp XNK tại BIDV Phú Thọ

* Về quy mô tài trợ XNK: Dư nợ cho vay XNK; Số dư bảo lãnh XNK; Doanh số L/C; Số hợp đồng tín dụng (cho vay + bảo lãnh); Số lượng khách hàng; Số hợp đồng tín dụng trên một khách hàng

* Về cơ cấu xuất nhập khẩu: Dư nợ tài trợ xuất khẩu; Dư nợ tài trợ nhập khẩu; Doanh số L/C xuất khẩu; Doanh số L/C nhập khẩu

* Lợi nhuận từ hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu: Thu lãi từ cho vay XNK; Thu lãi từ hoạt động bảo lãnh; Thu từ dịch vụ XNK khác

* Chất lượng cho vay xuất nhập khẩu: Số dư nợ quá hạn; Số dư nợ xấu;Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ; Tỷ lệ nợ xấu hạn trên nợ quá hạn

2.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu thông qua phiếu điều tra

- Thời hạn vay, bảo lãnh,mở L/C

- Lãi suất vay, phí bảo lãnh, mở L/C

- Thời gian thực hiện giao dịch

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 15/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí