Quy Trình Cơ Bản Của Việc Thực Thi Chính Sách Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam Hiện Nay


(21) Giới hạn về sức chứa, cường độ hoạt động và áp lực lên môi trường tại các khu, điểm du lịch: không vượt quá sức chứa thực tế tối đa tại khu, điểm du lịch trong mọi thời gian.

(22) Chất lượng môi trường (nước, không khí, rác thải, âm thanh, ánh sáng ...) tại các khu, điểm du lịch: Không vượt ngưỡng theo các quy chuẩn, tiêu chí và chỉ tiêu cụ thể về môi trường do cơ quan chức năng quy định cho từng thời kỳ.

(23) Ý thức trách nhiệm của khách du lịch với tài nguyên du lịch và môi trường: Tuân thủ nội quy, quy chế bảo vệ tài nguyên, môi trường tại nơi du lịch; tỷ lệ bị xử lý vi phạm dưới 1% so với tổng số du khách; không có vi phạm dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

(24) Ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư bản địa với tài nguyên du lịch và môi trường: Tuân thủ quy định về bảo vệ tài nguyên, môi trường của địa phương và tuân thủ cam kết bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tỷ lệ vi phạm bị xử lý hàng năm dưới 1% so với tổng số người dân của cộng đồng; không có vi phạm dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

(25) Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh du lịch với tài nguyên du lịch và môi trường: Tuân thủ nội quy, quy chế bảo vệ tài nguyên, môi trường tại nơi du lịch; tỷ lệ bị xử lý vi phạm hàng năm dưới 1% so với tổng số cơ sở; không có vi phạm đem lại hậu quả nghiêm trọng.

(26) Đóng góp từ tăng trưởng du lịch cho bảo vệ tài nguyên, môi trường: Tăng dần, tốc độ tăng không thấp hơn tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm của ngành du lịch trong cùng thời kỳ.

1.2.5. Quy trình cơ bản của việc thực thi chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách phát triển du lịch

Kế hoạch triển khai thực thi chính sách phát triển du lịch bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.


Kế hoạch tổ chức, điều hành nội dung kế hoạch gồm những dự kiến về hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực thi chính sách, nhân sự tham gia thực thi chính sách; cùng với đó là xác định cơ chế phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan, các cấp, các ngành trong thực thi chính sách phát triển du lịch.

Thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - 5

Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực: Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực gồm dự kiến về trang thiết bị kỹ thuật, các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, kiến trúc, các vật tư văn phòng phẩm... cho việc thực thi chính sách phát triển du lịch.

Kế hoạch thời gian triển khai thực thi: Các chủ thể thực thi chính sách dự kiến về thời gian tiến hành các bước trong thực thi chính sách. Mỗi bước đều phải được xác định thời gian thực thi và hoàn thành mục tiêu đề ra cho từng bước. Có thể dự kiến thời gian của từng bước cho phù hợp với một chương trình cụ thể của chính sách phát triển du lịch.

Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách: Kế hoạch này là những dự kiến về hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực thi chính sách của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

Thứ hai, phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch

Sau khi đã thông qua bản kế hoạch triển khai thực thi chính sách, các cơ quan nhà nước tiến hành tổ chức thực thi chính sách phát triển du lịch theo kế hoạch đó. Điều đầu tiên cần làm là phổ biến, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực thi chính sách một cách tích cực.Việc làm này sẽ giúp cho cán bộ, công chức có trách nhiệm thực thi chính sách nhận thức được rõ ràng, đầy đủ tính chất, quy mô của chính sách đối với đời sống xã hội, có thể đưa ra những giải pháp thích hợp để thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã đề ra, từ đó góp phần thực thi thành công mục tiêu của chính sách.


Phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch nói riêng, các chính sách của nhà nước ban hành nói chung một cách hiệu quả cho các đối tượng chính sách và tất cả người dân tham gia thực thi chính sách sẽ khiến họ tự giác thực hiện theo những yêu cầu quản lý của Nhà nước.

Tuyên truyền, phổ biến, vận động thực thi chính sách phát triển du lịch cần được triển khai thường xuyên, liên tục để mọi đối tượng chính sách luôn luôn được củng cố lòng tin vào chính sách, tích cực thực thi chính sách.

Thứ ba, phân công, phối hợp thực thi chính sách phát triển du lịch

Muốn thực thi chính sách phát triển du lịch hiệu quả cần có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương. Cụ thể ở đây là sự phân công, phối hợp giữa Quốc hội với Chính phủ; giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các Bộ, cơ quan ngang bộ khác; giữa Chính phủ với chính quyền địa phương cấp tỉnh; giữa BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giữa HĐND các cấp với UBND các cấp; giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các cơ quan chuyên môn khác thuộc UBND cấp tỉnh...

Ngoài ra, cũng cần có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực thi mục tiêu chính sách phát triển du lịch. Hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực thi chính sách công một cách sáng tạo, chủ động để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách.

Thứ tư, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực thi chính sách phát triển du lịch

Do trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước không đồng đều, cũng như điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán... ở mỗi vùng, mỗi địa phương không giống nhau nên trong quá trình thực thi chính sách phát triển du lịch,


các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tổ chức theo dõi, kiểm tra, đôn đốc để qua đó, các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm hơn trong nhiệm vụ.

Thứ năm, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm trong thực thi chính sách phát triển du lịch

Đây được hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo, điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực thi chính sách phát triển du lịch. Ngoài ra, còn cần xem xét, đánh giá việc thực thi của các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách, nghĩa là tất cả các thành viên xã hội với tư cách là công dân. Thước đo đánh giá kết quả thực thi của các đối tượng này là tinh thần hưởng ứng với mục tiêu chính sách và ý thức chấp hành những quy định về cơ chế, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục tiêu chính sách trong từng điều kiện về không gian và thời gian.

1.2.6. Những yếu tố cơ bản tác động, ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay

1.2.6.1. Những yếu tố bên ngoài

Thứ nhất, xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và tự do hóa thương mại đã và đang là xu thế nổi bật hiện nay của nền kinh tế thế giới. Điều này kéo theo sự phát triển nhanh của ngành du lịch. Du lịch giờ đây trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ, đóng góp trong việc xây dựng, phát triển sức mạnh tổng thể của một quốc gia.

Trong xu thế chung ấy, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đứng trước những cơ hội và thách thức đan xen. Hội nhập quốc tế về du lịch đã tạo ra cơ hội ngành du lịch thành phố Việt Trì gia tăng tiếp cận nguồn khách quốc tế khi đến Việt Nam hội nhập toàn diện với khu vực và thế giới, qua đó tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ của các nước thông qua các chương trình, quảng bá, tuyên truyền, các dự án du lịch tạo điều kiện cho du lịch thành phố phát triển mạnh.


Bên cạnh những thuận lợi là những thách thức không nhỏ của ngành du lịch nói chung và du lịch của thành phố Việt Trì nói riêng, khi thị trường kinh tế biến động khó lường, lượng khách quốc tế sụt giảm, trong khi ngành du lịch của thành phố Việt Trì còn non yếu, chất lượng, hiệu quả thấp, khó cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực, giữa các ngành, các vùng, sản phẩm ngày càng kỹ lưỡng, gắt gao khi hội nhập toàn diện vào khu vực và thế giới. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc hoạch định và thực thi chính sách phát triển du lịch của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Thứ hai, nguồn nhân lực du lịch

Đặc thù của nhân lực du lịch là kỹ năng nghiệp vụ phục vụ khách với tâm lý, nhu cầu, ngôn ngữ, văn hóa... khác nhau giữa từng người. Điều này đem đến chất lượng dịch vụ trong cảm nhận của từng khách hàng. Trình độ của nguồn nhân lực là khác nhau, không đồng đều về chất lượng. Mặt khác, thông qua việc tuyên truyền chính sách phát triển du lịch thành phố Việt Trì đến với mỗi nhân lực ngành du lịch - những người trực tiếp làm việc với khách hàng, sẽ khiến cho việc phổ biến, nhân rộng hơn mục tiêu chính sách đến đông đảo người dân. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là bài toán cần có lời đáp ngay của Thành phố lúc này nếu muốn đảm bảo chính sách hay việc thực thi chính sách được truyền bá đúng trong thực tế.

Ngoài ra, còn có các yếu tố về môi trường, văn hóa, khí hậu, điều kiện dân cư... cũng ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách phát triển du lịch.

1.2.6.2. Những yếu tố bên trong

Thứ nhất, sự ổn định chính trị của đất nước, chính sách ngoại giao rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Chính phủ Việt Nam với các nước trên thế giới đã nhận được sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của các quốc gia, tạo điều kiện thu hút vốn và công nghệ nói chung, đầu tư du lịch nói riêng vào Việt Nam tạo điểu kiện cho du lịch của Thành phố phát triển.


Thứ hai, kinh tế trong nước phát triển, thu nhập và đời sống của đại bộ phận trung lưu trở lên ở nước ta ngày càng gia tăng tạo ra động lực kích cầu du lịch mạnh mẽ. Số lượng khách du lịch nội địa đông đảo đã trở thành động lực tạo cơ hội cho ngành du lịch mở rộng quy mô và thúc đẩy tăng trưởng các lĩnh vực dịch vụ về mọi phương diện và loại hình du lịch đa dạng.

Thứ ba, chính sách, pháp luật của Nhà nước tạo nền tảng pháp lý đảm bảo cho sự phát triển. Tính đúng đắn, kịp thời, đồng bộ của các chính sách có liên quan tạo nền tảng pháp lý đảm bảo cho sự phát triển của ngành du lịch.

Thứ tư, năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp trong thực thi chính sách phát triển du lịch; điều kiện cơ sở vật chất của thành phố; hệ thống các giá trị văn hóa - xã hội là một trong những yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay. Năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi chính sách phản ánh năng lực thiết kế tổ chức, năng lực phân tích, dự báo để chủ động ứng phó với tình huống phát sinh trong thực thi chính sách, đạo đức công vụ... Các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền nếu thiếu năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, khi được giao nhiệm vụ thực thi chính sách phát triển du lịch sẽ đưa ra những kế hoạch không bám sát thực tiễn cuộc sống, dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực, giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách, thậm chí còn làm biến dạng chính sách trong quá trình thực thi chính sách. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức còn thể hiện ở thủ tục giải quyết những vấn đề trong việc phối hợp thực hiện những nhiệm vụ, hoạt động trong chu trình chính sách. Rõ ràng việc phối hợp này hiệu quả hay không đều tác động, ảnh hưởng đến chất lượng thực thi chính sách.


1.3. Kinh nghiệm thực thi chính sách phát triển du lịch ở một số địa phương và bài học cho thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

1.3.1. Kinh nghiệm

1.3.1.1. Thực thi chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững tại tỉnh Nam Định

Tỉnh Nam Định có tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch, thu hút du khách. Song, cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch còn yếu song chưa thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp, nhà đầu tư có tiềm lực. Các cơ sở kinh doanh du lịch của tỉnh chủ yếu quy mô nhỏ, chất lượng dịch vụ chưa cao. Các sản phẩm du lịch chủ yếu của tỉnh như du lịch văn hóa tâm linh lễ hội, du lịch biển chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố mùa vụ, nên lượng khách thiếu ổn định, chủ yếu là khách nội địa, khả năng chi trả thấp. Sản phẩm du lịch khai thác ở dạng tự nhiên, thiếu sức hút với khách du lịch…

Để đưa du lịch phát triển, UBND tỉnh Nam Định đã triển khai thực thi nhiều chính sách nhằm phát triển du lịch theo hướng bền vững, cụ thể:

Ban hành nhiều Văn bản, kế hoạch, đề án cho từng giai đoạn như: Kế hoạch hành động số 65/KH- UBND ngày 17/8/2015 “Về xây dựng những giải pháp đưa ngành du lịch tỉnh phát triển giai đoạn 2015 - 2020”, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Hoàn thiện quy hoạch và quản lý quy hoạch các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh. Tỉnh tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; khuyến khích các nhà đầu tư tham gia xây dựng cơ sở lưu trú, dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp phục vụ khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa đến từ các thị trường có khả năng chi trả cao.

Trên cơ sở khai thác, phát huy tài nguyên du lịch, Nam Định từng bước hình thành những sản phẩm du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, đáp ứng nhu cầu của du khách. Thành phố Nam


Định giữ vai trò trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng, có những thiết chế văn hóa, công trình dịch vụ như: Bảo tàng, Cung thể thao, Nhà hát 3-2. Do đó, Nam Định cũng chú trọng khai thác loại hình du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện), du lịch thể thao.

- Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch, hàng năm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định phối hợp với cơ quan chức năng, địa phương, cơ sở đào tạo của Trung ương, của tỉnh thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho nhân viên các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn.

1.3.1.2. Thực thi chính sách phát triển du lịch văn hóa theo hướng bền vững tại tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình được mệnh danh là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà văn hóa Dương Văn An, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, nhà thơ Lưu Trọng Lư và nhiều người con ưu tú khác, đặc biệt hiện có 103 di tích lịch sử, trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt, 50 di tích cấp quốc gia, 52 di tích cấp tỉnh… cùng với nhiều hiện vật, cổ vật có giá trị. Tài nguyên du lịch Quảng Bình rất đa dạng, phong phú có giá trị lịch sử: Hang Tám Cô, chùa Hoằng Phúc, đền thờ công chúa Liễu Hạnh, khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp… Những yếu tố đó là tiền đề để Quảng Bình thực thi nhiều chính sách phát triển các loại hình du lịch văn hóa. UBND tỉnh Quảng Bình đã xác định chính sách phát triển du lịch của tỉnh là phát triển du lịch văn hóa theo hướng bền vững, trong đó tập trung khai thác có hiệu quả các sản phẩm du lịch đặc thù gắn với Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha và du lịch văn hóa tâm linh về nguồn, cụ thể: Định hướng khôi phục, bảo tồn, tôn tạo các điểm du lịch văn hóa

Định hướng kết hợp loại hình du lịch văn hóa tâm linh với các loại hình du lịch khác.

Định hướng xây dựng một số tuyến du lịch tâm linh.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí