Thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU


Bảng:

Bảng 2.1. Thống kê cơ sở vật chất trong phục vụ du lịch tại Việt Trì giai đoạn 2015 - 2019 42

Bảng 2.2: Danh mục các tuyến du lịch đang được khai thác 51

Bảng 2.3. Số lượng khách du lịch đến Việt Trì giai đoạn 2015 - 2018 60


Biểu đồ:

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dân số và lao động tỉnh Phú Thọ năm 2015 36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 - 2015 39

Biểu 2.3: Biểu cơ cấu dân số và lao động thành phố giai đoạn 2015 - 2018 44

Thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - 2

Biểu đồ 2.4: Giá trị tăng thêm trên địa bàn giai đoạn 2015 - 2018 49

Biểu đồ 2.5. Đánh giá kết quả thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì 60

Biều đồ 2.6. Cơ cấu khách du lịch đến thành phố Việt trì năm 2018 61

Biểu đồ 2.7. Lượt khách quốc tế du lịch lưu trú từ năm 2015 - 2018 tại thành phố Việt Trì 62


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trên toàn thế giới và là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người. Nó được xem là con đường kéo gần khoảng cách con người lại với nhau bất kể về khoảng cách địa lý, văn hóa, tôn giáo. Để từ đó thông qua đi du lịch con người nhận ra được nhiều chân lý sống, học cách thay đổi bạn thân mình, có thời gian đánh giá lại bản thân và nhận ra những điều thực sự quan trọng trong cuộc sống. Đây là một trong những chiến lược phát triển kinh tế của rất nhiều quốc gia, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Đối với nước ta, Đảng và Nhà nước xác định vai trò hết sức quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốc dân, khẳng định mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhất quán, xuyên suốt từ nhiều năm qua để đạt được mục tiêu này. Những thành tựu mà ngành du lịch của Việt Nam đạt được từ những năm đổi mới đến nay cho thấy, quan điểm định hướng đúng đắn trên ngày càng được hiện thực hóa.

Nằm ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ, thành phố Việt Trì- tỉnh Phú Thọ là vùng đất “Địa linh nhân kiệt” có bề dày truyền thống lịch sử và văn hiến, nơi các Vua Hùng khởi nghiệp sơn hà, chọn đất đóng đô, lập nên nhà nước Văn Lang- Kinh đô đầu tiên của người Việt. Mỗi địa danh, mỗi tên đất, tên làng của Việt Trì đều gắn với các truyền thuyết lịch sử. Đây là không gian có sự giao thoa, gắn kết của các tầng văn hoá đan xen, đa mầu sắc: Văn hóa Phùng Nguyên (thời kỳ tiền Hùng Vương), văn hóa Đồng Đậu và văn hoá Đông Sơn. Với 2 di sản đã được tổ chức UNESCO ghi danh là văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” và “Hát


Xoan Phú Thọ”, Việt Trì đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh của dân tộc, quy tụ và gắn kết mọi người trong nghĩa đồng bào, trong khối đại đoàn kết khi tất cả các dân tộc trên mọi miền đất nước thờ chung một Quốc Tổ, một cội nguồn. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, thành phố Việt Trì ngày nay đang tiếp tục phát triển, khẳng định vị thế của thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ, hướng tới mục tiêu xây dựng Việt Trì trở thành Thành phố lễ hội về với cội nguồn của dân tộc Việt Nam.

Nhận thức được những tiềm năng, lợi thế về du lịch và lợi ích do du lịch đem lại, những năm qua thành phố Việt Trì đã không ngừng cố gắng, nỗ lực phát triển du lịch nhằm đưa du lịch Việt Trì thực sự trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội của thành phố và cũng đã đạt được một số kết quả nhất định.Các khu, điểm du lịch trọng điểm từng bước được xây dựng như Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Công viên Văn Lang, Quảng trường Hùng Vương... Một số sản phẩm du lịch như: “City tour Việt Trì”, tour du lịch Hà Nội- Phú Thọ hàng ngày, sản phẩm du lịch “Hát Xoan làng cổ”, tuyến du lịch quốc tế đường sông tham quan và nghe Hát Xoan tại đình Hùng Lô... đang dần thu hút du khách khi đến với vùng Đất Tổ, đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, góp phần nâng cao đời sống của người dân.

Tuy nhiên, so với tiềm năng, sự phát triển của du lịch Việt Trì vẫn còn nhiều khó khăn, các sản phẩm du lịch, các khu du lịch vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng. Việc triển khai và ban hành các chính sách đặc thù liên quan đến lĩnh vực du lịch được ban hành còn chưa đồng bộ. Chính việc thực thi chính sách phát triển du lịch chưa được như mong muốn. Đó là một trong những nguyên nhân khiến du lịch Việt Trì chưa phát huy hết thế mạnh của mình.

Trước tình hình đó, việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là rất cần thiết, có ý nghĩa thực tế


thiết thực. Xuất phát từ lý do trên, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọlàm đề tài luận văn chuyên ngành Chính sách công.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trên bình diện vĩ mô, nghiên cứu về phát triển du lịch và chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam cũng đã được một số học giả tập trung làm rõ. Công trình Du lịch văn hóa của Nguyễn Phạm Hùng (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017); công trình Du lịch Việt Nam: từ lý thuyết đến thực tiễn của hai tác giả Phan Huy Xu, Võ Văn Thành (Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018) đã đề cập đến những vấn đề chung về văn hóa, về du lịch, phát triển du lịch; tôn giáo, tín ngưỡng; phong tục tập quán; lễ hội... trong phát triển du lịch. Dù không đề cập trực tiếp đến chính sách và thực hiện chính sách phát triển du lịch nhưng những nội dung trình bày trong đó là tài liệu hữu ích cho tác giả luận văn tham khảo.

Ngoài ra, liên quan đến vấn đề này còn có thể kể đến một số công trình sau: Phạm Trung Lương (2007) - “Phát triển du lịch bền vững từ góc độ môi trường”, Tạp chí Du lịch số 7/2007; Lưu Đức Hải (2009) - Phát triển các ngành du lịch trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí số 8 về Tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam số 4-2009, Hà Nội… Các công trình này đều khẳng định tầm quan trọng của phát triển du lịch và thực hiện chính sách phát triển du lịch; cho thấy vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế nói chung, và công tác bảo tồn di sản văn hóa nói riêng. Các công trình cũng khẳng định, việc phát triển du lịch cần tránh tình trạng “ăn xổi”, chỉ thấy được cái lợi trước mắt, mà bỏ qua những tác hại sau đó, như vấn đề ô nhiễm môi trường, bản sắc văn hóa dân tộc bị mai một trong quá trình thực hiện phát triển du lịch,…


Ngoài các công trình trên, đã có một số luận văn cũng đã đề cập đến việc thực hiện chính sách phát triển du lịch, như Khương Thị Hồng Nhung (2016), “Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình”, Luận văn thạc sỹ Chính sách công; Lê Thị Khánh An (2017), “Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn thị xã Cửa Lò, tỉnh NghệAn”, Luận văn thạc sỹ Chính sách công...

Ở Phú Thọ, trong một chừng mực nhất định, các nghiên cứu liên quan đến thực hiện chính sách phát triển du lịch cũng đã được tập trung làm rõ. Có thể kể đến một số chương trình, công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ như:

Quy hoạch các di tích khảo cổ tỉnh Phú Thọ giai đoạn 1997-2015 và định hướng đến năm 2020. Quy hoạch đã đánh giá được thực trạng các di tích khảo cổ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp để bảo tồn và phát triển các di tích trên địa bàn đến năm 2020, là cơ sở để xây dựng hồ sơ và đề nghị công nhận xếp hạng các di tích khảo cổ cấp quốc gia và cấp tỉnh, đồng thời đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ di tích tránh tình trạng bị mai một và xâm lấn. Tuy nhiên, Quy hoạch mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá và định hướng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các di tích khảo cổ, chưa có đánh giá thực trạng công tác bảo tồn, quy hoạch các di tích; lấy đó là một trong những căn cứ để bảo tồn và phát huy, thu hút khách du lịch.

Chu Thị Thanh Hiền: Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Đề tài khoa học 2012): Đề tài đã tập trung nghiên cứu các điều kiện hình thành và phát triển, đồng thời đã đánh giá sơ bộ được hiện trạng cũng như tiềm năng phát triển hình thức du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong tổ chức thực hiện và những hiệu quả phát triển kinh tế xã hội trên địa


bàn tỉnh do du lịch cộng đồng mang lại, từ đó đưa ra các giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đề tài chưa nêu bật được vị trí, vai trò cũng như tầm ảnh hưởng của hình thức du lịch cộng đồng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể, chiến lược một cách hệ thống để phát triển tiềm năng du lịch trong tỉnh.

Nguyễn Thị Thịnh, Ngô Văn Nhuận: Khảo sát thực trạng lao động làm việc trong các Doanh nghiệp dịch vụ du lịch và đề xuất các giải pháp đào tạo lao động phục vụ việc phát triển ngành du lịch trên địa bàn huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ (Đề tài nghiên cứu khoa học 2012): Đề tài tập trung rà soát, đánh giá thực trạng lao động làm việc trong các Doanh nghiệp du lịch trên địa bàn huyện Thanh Thủy, một trong những huyện có điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng với nguồn nước khoáng nóng. Tuy nhiên, cơ bản đề tài mới chỉ dừng lại ở việc rà soát, thống kê số lượng lao động du lịch trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc quản lý, sử dụng lao động, chưa đề xuất được hệ thống các giải pháp cụ thể để phát triển du lịch trong thành phố nói chung, giải pháp đào tạo nhân lực ngành du lịch nói riêng. Song, những nội dung mà đề tài triển khai là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả khi triển khai nghiên cứu luận văn của mình.

Phùng Quốc Việt: Nghiên cứu, kết nối du lịch Phú Thọ với các tuyến du lịch vùng Tây Bắc mở rộng (Đề tài khoa học 2012): Đề tài đã nêu bật được cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về du lịch và hoạt động du lịch liên vùng, hiện trạng du lịch tỉnh Phú Thọ và vùng Tây Bắc mở rộng (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai và Hà Giang), đưa ra những định hướng và đề xuất giải pháp kết nối du lịch Phú Thọ với du lịch vùng Tây Bắc mở rộng; Xây dựng bản đồ các tuyến kết nối (theo tuyến đường


giao thông: đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không). Tuy nhiên, đề tài mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những giải pháp, định hướng cho việc kết nối liên vùng giữa du lịch Phú Thọ với các tỉnh Tây Bắc, chưa nêu bật được tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ với vị trí là trung tâm của vùng Tây Bắc, chưa đánh giá cụ thể được những tồn tại, hạn chế trong việc phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh và địa bàn các tỉnh Tây Bắc; từ đó đưa ra được những giải pháp khắc phục để du lịch Phú Thọ và các tỉnh Tây Bắc thực sự là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước.

Nguyễn Đắc Thủy: Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ (Luận án tiến sĩ 2018): Luận án nghiên cứu thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ, từ đó đề xuất một hệ thống các giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị của hai di sản này một cách bền vững theo quy định của luật pháp quốc gia, quốc tế và các lý thuyết bảo tồn di sản của các học giả. Đề tài đã nêu bật được cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về du lịch và hoạt động du lịch tỉnh Phú Thọ, đưa ra những định hướng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch Phú Thọ.

Với những điều đã trình bày trên, có thể thấy rằng, liên quan đến chủ đề phát triển du lịch Phú Thọ thì đã có nhiều công trình đề cập đến. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có công trình nào đề cập một cách trực tiếp, có hệ thống vấn đề thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, các công trình kể trên là tài liệu tham khảo hữu ích cho học viên trong quá trình thực hiện triển khai luận văn.

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

3.1. Mục đích

Trên cơ sở nhận thức về lý luận và thực tiễn, mục đích của luận văn là đánh giá thực trạng và đề xuất các định hướng, giải pháp tăng cường thực thi chính sách phát triển du lịch ở thành phố Việt Trì đến năm 2025.


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành được mục đích đặt ra, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì;

Thứ hai, đánh giá thực trạng thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2015- 2019, chỉ ra những ưu điểm và các hạn chế, bất cập trong thực thi chính sách trên địa bàn thành phố Việt Trì;

Thứ ba, đề xuất các quan điểm, giải pháp tăng cường thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì tới năm 2025.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu việc tổ chức thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

*Về mặt không gian: Trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

*Về mặt thời gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch từ năm 2015- 2019; xây dựng giải pháp tăng cường thực thi chính sách phát triển du lịch thành phố Việt Trì đến năm 2025.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

5.1. Phương pháp luận

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực thi chính sách phát triển du lịch. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng các quan điểm khoa học được rút ra từ các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến đề tài luận văn.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu và so sánh: Đề tài đã tiến hành phân tích thực trạng, phân tích số liệu của, đánh giá thực thi chính sách

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí