Ở thành phố Việt Trì, tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm một số loại hình điển hình như Hát Xoan Phú Thọ - Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại; Khu di tích lịch sử Đền Hùng - Di tích đặc biệt cấp quốc gia và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Thành phố Việt Trì là vùng đất có nhiều di chỉ khảo cổ như: Làng Cả, Gò Mun, Gò Mã Lao, Gò De... Việt Trì còn lưu giữ nhiều kho tàng văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống như Lễ hội Đền Hùng, lễ hội Vua Hùng dậy dân cấy lúa- phường Minh Nông, lễ hội Đình Hùng Lô- xã Hùng Lô, lễ hội Bơi chải - phường Bạch Hạc, lễ hội cướp bông ném chài đền Văn Luông- phường Vân Phú, lễ hội Hát Xoan, lễ rước kiệu các xã vùng ven di tích như Hùng Lô, Phượng Lâu, Dữu Lâu...; các làng nghề truyền thống nổi tiếng như làng nghề chế biến thực phẩm Đoàn Kết - xã Hùng Lô; làng rau an toàn Tân Đức - xã Tân Đức; làng nghề Hoa đào Nhà Nít - xã Thanh Đình; làng nghề Bánh chưng, bánh dày làng Xốm - xã Hùng Lô... Tất cả đều rất hấp dẫn khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu.
Theo số liệu khảo sát, kiểm kê và đánh giá hiện trạng về di sản văn hóa trên địa bàn thành phố, đến nay có 117 di sản văn hóa vật thể và 52 di sản Văn hóa phi vật thể.
Đối với di sản vật thể, có 54 di tích đã được xếp hạng (gồm: 01 di tích đặc biệt quốc gia, 13 di tích cấp quốc gia, 40 di tích cấp tỉnh) còn lại là 63 di sản vật thể chưa được xếp hạng. Di sản vật thể được chia là 04 loại hình:
Loại hình di tích khảo cổ: Di tích khảo cổ Làng Cả, Đồi Giàm...
Loại hình di tích lịch sử, danh nhân: Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Chu Hóa; Di tích đền Bát Nàn Đại tướng quân- xã Phượng Lâu, di tích đền thờ thầy giáoVũ Thê Lang, xã Trưng Vương…
Loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật: Cụm di tích Đền Tam Giang - Chùa Đại Bi - phường Bạch Hạc, đình Bảo Đà, đình Hương Trầm - phường
Dữu Lâu, đền Vân Luông - phường Vân Phú, đình Hùng Lô - xã Hùng Lô, đình Lâu Thượng - xã Trưng Vương.
Loại hình di tích văn hóa, kiến trúc tôn giáo: Di tích đền đền Tiên, chùa Cát tường - phường Tiên Cát, đình Bảo Đà, đình Hương Trầm - phường Dữu Lâu, đình San Mai, đền Vân Luông - Vân Phú, đền Tam Giang, chùa Đại Bi - phường Bạch Hạc.
Cùng với hệ thống di tích đình, chùa, đền, Việt Trì còn có 52 di sản văn hóa phi vật thể với 05 loại hình gồm: Lễ hội truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, tri thức dân gian, ngữ văn dân gian. Trong đó, các lễ hội được đánh giá tổ chức tốt như Lễ hội Đền Hùng; lễ hội Hát Xoan; lễ hội Bơi chải trên truyền thống trên sông Lô; lễ hội đền, chùa Tam Giang - phường Bạch Hạc; lễ hội cướp bông ném chài đền Văn Luông - phường Vân Phú, Hội đình Hùng Lô - xã Hùng Lô, lễ hội rước ông Khiu bà Khiu - xã Thanh Đình... đặc biệt, thành phố Việt Trì có 02 di sản Văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh là di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” và “Hát Xoan Phú Thọ”.
Những di tích tiêu biểu có giá trị phát triển du lịch
Khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng là nơi thờ cúng các Vua Hùng, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của quốc gia. Ngoài ra, còn có đền Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn, đền Lạc Long Quân được đầu tư xây dựng mới tạo cho quần thể khu di tích đầy khí thiêng của sơn thủy hội tụ. Tại đây, hàng năm đều diễn ra lễ hội GiỗTổ Hùng Vương.
Khu di tích khảo cổ Làng Cả là một khu trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội sầm uất có tính liên tục từ thời kỳ Hùng Vương, thời kỳ Bắc thuộc và thời kỳ phong kiến tự chủ. Khu di tích khảo cổ Gò Mun là di tích tiêu biểu cho văn hóa Gò Mun ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, thuộc thời đại đồng thau ở Việt Nam, bước chuẩn bị tiền đề cho việc hình thành văn hóa Đông Sơn - thời kỳ đồ sắt.
Ngoài các điểm tài nguyên nổi bật nêu trên, thành phố Việt Trì còn có hệ thống các đình, miếu như đình Hùng Lô, đình Thét, đình Hy Cương, đình Lâu Thượng, đình Dữu Lâu, miếu Lãi Lèn, đền Thiên cổ miếu... có giá trị kiến trúc nghệ thuật cao, có khả năng khai thác phục vụ khách tham quan, nghiên cứu phát triển du lịch. Như vậy có thể nhận thấy, thành phố Việt Trì là một trong những miền đất của lễ hội.
Bảng 2.1. Thống kê cơ sở vật chất trong phục vụ du lịch tại Việt Trì giai đoạn 2015 - 2019
Các chỉ tiêu | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | |
1 | Tổng số khách sạn, nhà nghỉ | 89 | 128 | 134 | 149 | 276 |
1.1 | Khách sạn 5 sao | 0 | 0 | 0 | 01 | 02 |
1.2 | Khách sạn 4 sao | 0 | 0 | 01 | 02 | 03 |
1.3 | Khách sạn 3 sao | 0 | 02 | 04 | 07 | 09 |
1.4 | Khách sạn 2 sao | 09 | 34 | 56 | 67 | 85 |
2 | Tổng số phòng nghỉ | 605 | 940 | 1.178 | 1.385 | 1.767 |
3 | Tổng số giường nghỉ | 908 | 1.368 | 1.825 | 1.903 | 2.904 |
4 | Xe ô tô | 68 | 79 | 117 | 234 | 326 |
5 | Tổng số nhà hàng | 31 | 39 | 45 | 55 | 68 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Chính Sách Phát Triển Du Lịch Đối Với Sự Phát Triển Kt - Xh
- Quy Trình Cơ Bản Của Việc Thực Thi Chính Sách Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam Hiện Nay
- Thực Thi Chính Sách Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Dựa Vào Cộng Đồng Ở Hội An, Quảng Nam
- Phân Công, Phối Hợp Thực Thi Chính Sách Phát Triển Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố Việt Trì
- Đánh Giá Chung Về Thực Thi Chính Sách Phát Triển Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố Việt Trì Giai Đoạn 2015 - 2019
- Chính Sách Phát Triển Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố Việt Trì Có Tính Hiệu Quả Cao
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng Văn hóa - Thông tin Việt Trì
2.1.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
Số lượng các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng và phương tiện vận tải du lịch tăng nhanh về số lượng và chất lượng dịch vụ trong những năm gần đây. Năm 2015, toàn thành phố Việt Trì có 89 khách sạn, nhà nghỉ với 605 phòng nghỉ và 31 nhà hàng. Qua từng năm, số lượng khách sạn và nhà nghỉ, nhà hàng đều được tăng nhanh. Một số khách sạn được đầu tư, nâng cấp mở rộng quy mô diện tích sử dụng, tăng số phòng nghỉ. Tính đến hết năm 2018, du lịch Việt
Trì có tổng số 276 khách sạn và nhà nghỉ với tổng số 1.767 phòng nghỉ và 2.904 giường và 68 nhà hàng.
a. Hệ thống giao thông
Về hệ thống giao thông đối ngoại cũng như đối nội khá đa dạng về loại hình gồm có cả đường bộ (quốc lộ 2, 32) - đường cao tốc (Hà Nội - Lào Cai), đường sắt (Hà Nội- Lào Cai), đường thủy (nơi giao thoa của ba con sông- Sông Hồng, Sông Lô, Sông Đà) đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố, đặc biệt là phát triển du lịch.
b. Hệ thống cơ sở thương mại, dịch vụ
Thành phố Việt Trì đã cơ bản hình thành hệ thống mạng lưới kinh doanh thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng và dịch vụ; trên địa bàn thành phố có
5.010 cơ sở kinh doanh, dịch vụ thương mại, dịch vụ. Trong thời gian qua, hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại phát triển: Trung tâm thương mại BigC Việt Trì; Trung tâm dịch vụ VinCom, hệ thống siêu thị Vinmart... Các dự án phát triển du lịch cơ bản được hoàn thành từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của thành phố Việt Trì như: Một số hạng mục Khu di tích lịch sử Đền Hùng, khu du lịch Công viên Văn Lang, cầu đi bộ vượt đầm Cả...
c. Hệ thống nhà hàng khách sạn
Thành phố Việt Trì có hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng phát triển mạnh như Tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại dịch vụ 5 sao Mường Thanh Phú Thọ; khách sạn Sài Gòn - Phú Thọ 4 sao, khách sạn X2Viber 3 sao, khu du lịch sinh thái Budapest và nhiều khách sạn khác đạt tiêu chuẩn cơ bản đáp ứng được nhu cầu ăn, nghỉ cho khách tham quan du lịch. Hệ thống khách sạn thường có kiến trúc kiên cố, nhiều tầng, được trang bị các thiết bị, tiện nghi, đồ đạc chuyên dùng nhằm mục đích kinh doanh các dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống tổ chức các hội nghị, hội thảo, phục vụ vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác. Hệ thống nhà hàng cũng được đầu tư nhiều với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, không gian thoáng, đẹp và phục vụ nhiều đặc sản vùng Đất Tổ. Đây cũng là một điểm mạnh thu hút khách du lịch đến với Thành phố.
d. Các yếu tố nguồn lực khác
Các thiết chế văn hóa hiện có: Trung tâm hội nghị tỉnh quy mô 500 chỗ, nhà Văn hóa lao động tỉnh Phú Thọ, trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Việt Trì, trung tâm Văn hóa thanh thiếu niên Hùng Vương, bảo tàng Hùng Vương, bảo tàng Quân khu II, trung tâm triển lãm, nghệ thuật; thư viện, các rạp chiếu phim (như: rạp Hòa Phong, Lotte cinema, CGV). Các trung tâm thể dục thể thao cấp tỉnh (sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi), cấp thành phố (sân vận động, sân tập golf, sân tennis) đảm bảo điều kiện tổ chức các sự kiện và thi đấu thể dục thể thao cấp quốc gia; ngoài ra, thành phố còn có 04 bể bơi, 34 sân tennis, 23 sân thể thao và bãi tập ở các khu vực phường, xã đảm bảo điều kiện đáp ứng nhu cầu tập luyện thể dục thể thao của nhân dân.
Hiện nay trên địa bàn thành phố có 41 trường mầm non, 26 trường tiểu học, 23 trường THCS và 08 trường THPT. Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, trên địa bàn thành phố có 03 trường đại học, 05 trường cao đẳng, 08 trường trung học chuyên nghiệp cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu cho thành phố.
70000
Nông, lâm và thủy sản
Công nghiệp - Xây dựng
Dịch vụ
60000
50000
40000
30000
20000
10000
0
2015 2016 2017 2018
Biểu 2.3: Biểu cơ cấu dân số và lao động thành phố giai đoạn 2015 - 2018
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ niêm giám thống kê thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ năm 2018
2.2. Thực trạng triển khai thực thi chính sách phát triển du lịch thành phố Việt Trì giai đoạn 2015 - 2019
2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì
Ngày 14/7/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số: 99/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. Theo đó, phấn đấu xây dựng Phú Thọ trở thành Trung tâm kinh tế vùng; là một trong những trung tâm khoa học, công nghệ; giáo dục, đào tạo; y tế, văn hóa, thể thao, du lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội vùng và là Thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam.
Ngày 21/4/2017, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số: 552/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025. Đây thực sự là nền tảng quan trọng để tỉnh Phú Thọ xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển KT - XH, trong đó có chính sách phát triển du lịch.
Bên cạnh sự quan tâm của Trung ương, trong những năm qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác phát triển du lịch, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư du lịch được tăng cường từ cấp tỉnh đến các huyện, thành thị... Việc xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển du lịch, công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch và thẩm định dự án về du lịch... được các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị và các tổ chức, cá nhân nghiêm túc triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. 13/13 huyện thành thị của tỉnh, các cấp ủy đảng, chính quyền, chỉ đạo xây dựng các nghị quyết, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển du lịch, hoặc lồng ghép với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể như sau:
Đề án số: 3020/ĐA-UBND ngày 28/9/2009 của UBND tỉnh Phú Thọ xây dựng điểm du lịch tạo tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 - 2020: Đề án đánh giá thực trạng các lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; xây dựng điểm du lịch tạo tuyến du lịch giai đoạn 2009 - 2020; từ đó tập trung tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả cao để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của đề án đã đề ra.
Nghị quyết số: 09- NQ/TU ngày 19/10/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2015: Điểm trọng tâm của Nghị quyết là đưa ra các giải pháp: Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; tập trung huy động các nguồn vốn thực hiện mục tiêu phát triển du lịch; tập trung đầu tư xây dựng hình thành một số hạ tầng du lịch - thương mại trọng điểm; đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, cơ cấu phù hợp đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch; xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch...
Kế hoạch số: 654/KH- UBND ngày 05/3/2012 của UBND tỉnh Phú Thọ phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2015: Kế hoạch đề ra mục đích, yêu cầu; đánh giá tình hình phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010; kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2015; từ đó kiến nghị, đề xuất các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra.
Nghị quyết số: 30/2012/NQ- HĐND ngày 17/12/2012 của HĐND tỉnh Phú Thọ về quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030: Nghị quyết đưa ra quan điểm và mục tiêu quy hoạch, các nhiệm vụ cụ thể, các giải pháp thực hiện để sau năm 2020, du lịch Phú Thọ tập trung nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa vùng Đất Tổ, hướng tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Ngày 15/7/2016, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ ban hành Nghị quyết số:14-NQ/TU về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020: Tổng kết những kết quả đạt được sau 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 09- NQ/TW ngày 19/10/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2015, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế. Từ đó, Nghị quyết nêu phương hướng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu nhằm tập trung khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế nguồn tài nguyên du lịch phong phú sẵn có của tỉnh, đặc biệt hai di sản văn hóa thế giới được UNESCO vinh danh “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” và “Hát Xoan Phú Thọ”.
Nghị quyết số: 17/NQ- HĐND ngày 19/7/2016 của HĐND tỉnh Phú Thọ về việc thực hiện 4 khâu đột phá về huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng KT - XH then chốt, phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch và cải cách hành chính tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020: Nghị quyết nêu những phương hướng chung, các mục tiêu chủ yếu (về cải cách hành chính, huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng KT - XH then chốt, phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch); và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp về đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; huy động nguồn lực đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng KT - XH then chốt; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; huy động nguồn lực đầu tư phát triển du lịch; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với đầu tư phát triển hạ tầng KT - XH then chốt, phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch và cải cách hành chính.