Về Thực Hiện Quan Hệ Cha Mẹ Và Con Giữa Các Bên Khi Việc Nuôi Con Nuôi Được Công Nhận Tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

hộ tịch không biết thực hiện như thế nào, áp dụng quy định về nuôi con nuôi thực tế hay đăng ký nuôi con nuôi bình thường, đồng thời rất khó xác định nguồn gốc trẻ do không thể tìm lại được mẹ đẻ của trẻ.

Thực tế được đặt ra là nếu các trường hợp nuôi con nuôi thực tế mà chưa đăng ký khi thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi theo quy định thì quá trình xác minh, điều tra về nguồn gốc trẻ, điều kiện nuôi con nuôi vào thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi được tiến hành như thế nào? Nếu nguồn gốc, điều kiện đó không đảm bảo thì có thực hiện việc đăng ký không, khi mà các bên thực tế đang có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con. Vấn đề vướng mắc bất cập nhất khi áp dụng thực hiện đó là chứng minh các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi. Do đó, cán bộ tư pháp – hộ tịch đang mong chờ một kế hoạch, một hướng dẫn cụ thể từ cơ quan có thẩm quyền theo hướng công nhận các quan hệ nuôi con nuôi thực tế đang diễn ra mà hiện tại các bên có đủ điều kiện theo luật định chứ không phụ thuộc vào điều kiện tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi.

3.1.5 Về thực hiện quan hệ cha mẹ và con giữa các bên khi việc nuôi con nuôi được công nhận tại tỉnh Thừa Thiên Huế

- Quan hệ giữa con nuôi với cha mẹ nuôi và các thành viên trong gia đình cha mẹ nuôi

Như chúng ta đã biết, khi quan hệ nuôi con nuôi được xác lập, về nguyên tắc các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con sẽ phát sinh, bao gồm quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Một nét văn hóa của người Việt nói chung là không muốn ai biết việc mình nhận nuôi con nuôi. Hầu hết các gia đình nhận nuôi con nuôi đều có khả năng về kinh tế, một số cha mẹ nuôi không có con nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng con nuôi rất tốt, giúp con nuôi phát triển về thể chất và tinh thần. Người con nuôi được cùng sống trong gia đình cha mẹ nuôi, được cha mẹ nuôi và các thành viên trong gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng như con đẻ. Hầu hết các trường hợp con nuôi được cha mẹ nuôi đăng ký khai sinh, thay đổi họ cho con nuôi theo họ của cha mẹ nuôi và ghi tên cha mẹ nuôi vào Giấy khai sinh của con nuôi. Đối với những trẻ em nhỏ hầu hết cha mẹ nuôi trong nước không cho con nuôi biết về nguồn gốc của mình. Do đó, một thực tế cho thấy rằng các trường hợp nhận con nuôi trong nước đều được nhận từ nơi khác đem về nuôi, thậm chí có trường hợp của anh, chị V ở phường N, thành phố Huế đã giả mang thai và đi khỏi địa phương 1 năm sau đó trở về và mang theo một trẻ sơ sinh và nói với hàng xóm xung quanh đó là con do mình sinh ra. Chỉ cơ quan có thẩm quyền và gia đính mới biết được đó là con nuôi của anh chị.

Thông qua các báo cáo phát triển của con nuôi và qua khảo sát thực tế cho thấy trẻ em được nhận làm con nuôi được cha mẹ nuôi chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt, trẻ hội nhập nhanh với môi trường của gia đình cha mẹ nuôi, các em được học tập, phát triển tài năng, nhiều em là học trò xuất sắc, điển hình của trường, là niềm tự hào của cha mẹ. Trên thực tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế người con nuôi được hưởng trọn vẹn, đầy đủ các quyền, lợi ích trong quan hệ với cha mẹ nuôi và với các thành viên gia đình của cha mẹ nuôi như con đẻ, không bị phân biệt, bị mặc cảm. Cha mẹ nuôi chịu trách nhiệm về bồi thường thiệt hại do con gây ra, được hưởng thừa kế tài sản của nhau khi một bên qua đời trước…

Các con nuôi có mối quan hệ tốt với gia đình của cha mẹ nuôi, được ông bà quý mến, yêu thương; anh chị em thương yêu, đùm bọc nhau. Nhiều

con nuôi trưởng thành đã biết tự lập, chăm sóc bố mẹ nuôi và bảo bọc các anh chị em trong gia đình, như trường hợp của chị Ng ở phường Vĩnh Ninh. Chị được ông bà Bùi nhận nuôi đã hơn 40 năm và sau đó ông bà Bùi đã có 6 người con đẻ khác nhưng chị Ng vẫn được cha mẹ nuôi chăm sóc chu đáo, cho ăn học rồi tìm việc làm cho dù hoàn cảnh của cha mẹ nuôi không được khá giả. Chị được cha mẹ nuôi tổ chức đám cưới, tạo lập gia đình riêng như những người con khác của ông bà. Bản thân chị Ng cũng yêu quý, kính trọng cha mẹ nuôi, phụ giúp cha mẹ nuôi việc nhà, chăm sóc cha mẹ nuôi và các em khi ốm đau, bệnh tật… do đó ít ai biết rằng chị là con nuôi của ông, bà Bùi. Bản thân chị cũng luôn tự hào rằng chị được sống trong gia đình nuôi còn hơn cả gia đình ruột thịt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Trong vài năm trở lại đây trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng internet đưa một loạt vụ việc vi phạm quyền của con nuôi, con nuôi bị đánh đập, hành hung, bóc lột sức lao động… tuy nhiên tại Thừa Thiên Huế không có trường hợp nào.

Theo báo cáo của Tòa án các cấp tại tỉnh Thừa Thiên trong 10 năm qua không có trường hợp nào yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế - 15

- Quan hệ giữa cha mẹ đẻ, gia đình cha mẹ đẻ với con đã cho làm con nuôi

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người đã được nhận làm con nuôi, Pháp luật Việt Nam quy định việc đi làm con nuôi không chấm dứt hoàn toàn quan hệ với cha mẹ đẻ. Luật Nuôi con nuôi quy định việc cho phép và tôn trọng sự thỏa thuận về một số quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình cho nhận con nuôi (Khoản 4 Điều 24). Con đã cho làm con nuôi người khác vẫn được hưởng các quyền lợi như:

+ Quyền thừa kế: Bộ LDS năm 2005 quy định hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Như vậy con nuôi được bảo tồn quyền thừa kế đối với di sản của

những người thừa kế theo pháp luật. Thực tế khi giải quyết các vấn đề liên quan đến thừa kế theo pháp luật như: khai nhận di sản thừa kế, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, phân chia di sản thừa kế, các cơ quan chức năng đều yêu cầu các bên có liên quan phải khai đầy đủ, rõ ràng và cam đoan chịu trách nhiệm về những người thừa kế theo pháp luật, trong đó nếu có cha mẹ nuôi, con nuôi thì phải khai đầy đủ. Ví dụ: Tháng 4/201, ông Trương Quang T trú tại phường Đúc, Huế đã đến Phòng Công chứng số 1 để làm thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật đối với di sản của cha la ông Trương P để lại. Ban đầu ông Trương Quang T lập tờ khai hàng thừa kế thứ nhất của ông P đã không kê khai em ruột của mình vì lý do em ruột đã được cho làm con nuôi người khác. Sau khi thực hiện việc công khai thông báo thỏa thuận phân chia di sản thừa kế mới phát hiện ra ông T bỏ sót người thừa kế, bản thân ông T hiểu rằng việc em ruột mình đã được cho làm con nuôi người khác lâu rồi thì không còn liên quan gì đến gia đình nữa. Sau khi được công chứng viên tư vấn, hướng dẫn, ông T và các anh chị em đã hiểu ra và em của ông cũng được hưởng một phần di sản thừa kế do bố ông để lại.

+ Quan hệ huyết thống: Người đã được nhận làm con nuôi đã thiết lập quan hệ nuôi dưỡng với cha mẹ nuôi nhưng không vì thế mà quan hệ huyết thống với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ ruột bị mất đi. Do vậy việc kết hôn giữa người con nuôi và những người thân thuộc trong mối quan hệ huyết thống vẫn bị cấm theo quy định tại Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2000.

+ Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng: Mặc dù pháp luật không có quy định bắt buộc người đã cho làm con nuôi người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với cha mẹ đẻ. Tuy nhiên, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng ở đây thể hiện truyền thống đạo lý, tinh thần nhân đạo của con người. Ví dụ: trường hợp anh Trần Văn Đ, sinh năm 1969, ở tại phường Vỹ dạ, Huế, do cha mẹ có đông con nên đã cho anh làm con nuôi của ông bà Trần văn H. Khi biết

cha mẹ đẻ của mình đã già yếu và khó khăn về kinh tế, được sự động viên, khuyến khích của cha mẹ nuôi, hàng tháng anh Đ đều trích một khoản tiền từ thu nhập của mình để phụ giúp bố mẹ đẻ.

3.2 Một số khó khăn vướng mắc trong thực thi pháp luật nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế những năm qua

3.2.1 Những khó khăn, vướng mắc trong thực tế giải quyết việc nuôi con nuôi

Các văn bản pháp luật về nuôi con nuôi hiện nay đã tương đối đầy đủ, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với toàn dân đã được Nhà nước quan tâm, đầu tư một cách tích cực, song hiệu quả còn chưa cao với nhiều lý do khác nhau.

Thứ nhất: Nhận thức chưa đúng về vấn đề con nuôi

Một trong những bất cập, tồn tại cơ bản là sự nhận thức chưa đúng về vấn đề nuôi con nuôi, về tính nhân đạo, nhân văn và vấn đề pháp lý có liên quan. Một quyết định không được cân nhắc kỹ lưỡng, thiếu chính xác, một hành vi thiếu tính nhân đạo, với mục đích trục lợi sẽ gây hậu quả đối với trẻ em, người nhận nuôi con nuôi. Nhận thức không đúng đắn về vấn đề nuôi con nuôi có thể dẫn đến việc một cá nhân có thể góp phần làm sai lệch giấy tờ về nguồn gốc của trẻ; một công chức nhà nước hoặc một cán bộ có chức quyền ở địa phương có thể tiếp tay cho những hành vi trục lợi liên quan đến việc đạo diễn cho trẻ làm con nuôi, xâm hại đến các quyền và lợi ích cơ bản của trẻ em, gây ra hậu quả lớn cho xã hội.

Đối với trẻ bị bỏ rơi được nhận làm con nuôi thì việc điều tra nguồn gốc trẻ được tiến hành trước khi công bố và điều quan trọng là có thông tin rõ ràng về nguồn gốc và thực trạng của trẻ. Tuy nhiên trên thực tế việc tiến hành xác minh phụ thuộc vào nơi đứa trẻ bị bỏ rơi và các chi tiết để lại mà việc này hầu như khó thực hiện. Đây là vấn đề đáng được quan tâm, nhất là khi số trẻ bị bỏ rơi không để lại dấu vết chiếm tỷ lệ lớn trong các trường hợp bị bỏ rơi ở Thừa Thiên Huế.

Theo quy định thì việc điều tra nguồn gốc của một trẻ bị bỏ rơi trên đường phố, ở cơ sở nuôi dưỡng hay ở nơi nào đó thì công an địa phương chịu trách nhiệm điều tra nguồn gốc đứa trẻ. Tuy nhiên, nhiệm vụ của cơ quan công an chỉ hạn chế ở việc cùng phối hợp với chính quyền địa phương xác nhận trẻ bị bỏ rơi tại một thời điểm nào đó với lời khai của người tìm ra trẻ bị bỏ rơi. Do việc thiếu nhất quán trong quy trình điều tra và thiếu rõ ràng về trách nhiệm của từng cơ quan nên việc tìm ra nguồn gốc của trẻ bị bỏ rơi không đảm bảo yêu cầu.

Việc thông báo trên các phương tiện đại chúng sau khi tìm được trẻ bỏ rơi cũng chỉ mang tính hình thức hơn là phương tiện có hiệu quả để gây sự chú ý của cha mẹ đẻ hoặc những người khác về đứa trẻ bị bỏ rơi. Thông báo không được phát trong cả nước mà chỉ thu gọn trong tỉnh nên dường như có rất ít người biết, tính thực tế và hiệu quả của việc làm này đang còn là một vấn đề.

Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định cho cơ sở nuôi dưỡng chịu trách nhiệm lập hồ sơ, danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế xin ý kiến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi gửi cho Sở Tư pháp để thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em trong phạm vi địa bàn tỉnh theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi. Người có nhu cầu nhận nuôi con nuôi có thể đăng ký nhu cầu nhận con nuôi tại Sở Tư pháp. Tuy nhiên, cho đến nay tại tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa lập được danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế (mặc dù trẻ em đã và đang được các Trung tâm, cơ sở nuôi dưỡng chăm sóc rất nhiều) và cũng không có trường hợp nào đăng ký nhu cầu nhận con nuôi. Thực tế cho thấy người có nhu cầu nhận trẻ em làm con nuôi trong nước thường tự tìm trẻ hoặc thông qua người quen giới thiệu trẻ, nhận nuôi trẻ một thời gian sau đó mới làm thủ tục đăng ký, do đó gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xác minh nguồn gốc trẻ.

Quy định trên của pháp luật là hoàn toàn phù hợp, nhưng để thực hiện tốt trên thực tế thì cần phải có sự nỗ lực, phối kết hợp từ các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình tuyên truyền, vận động, thực hiện pháp luật. UBND tỉnh phải ban hành văn bản chỉ đạo cụ thể cho các cơ quan quản lý nhà nước chỉ đạo các cơ sở nuôi dưỡng thực hiện nay việc lập danh sách trẻ em và có thể đưa ra biện pháp chế tài nếu không thực hiện tố nhiệm vụ được giao. Để người đứng đầu các tổ chức nuôi dưỡng nhận thức được tầm quan trọng của việc lập danh sách trẻ em đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng cần tìm gia đình thay thế; những trẻ em này có cơ hội được nhận làm con nuôi, được sống trong môi trường gia đình; để các cá nhân có mong muốn nhận con hiểu và biết địa điểm để liên hệ xin nhận con nuôi.

Thứ hai: Cố tình làm sai lệch nguồn gốc trẻ

Nguồn gốc trẻ thiếu minh bạch sẽ dẫn đến sự trục lợi và vi phạm các quyền và lợi ích cơ bản của trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Có tình trạng một số trường hợp trẻ em có cha, mẹ đẻ nhưng gia đình khó khăn hoặc vì lý do khách quan nào đó nên không thể nuôi dưỡng trẻ đã đưa trẻ vào các cơ sở nuôi dưỡng, nhưng không làm đúng thủ tục, quy trình và hợp thức hóa bằng cách làm các giấy tờ của trẻ bị bỏ rơi cho thuận tiện. Sự thông đồng giữa một số cá nhân với cán bộ có chức quyền ở cấp xã để làm sai lệch nguồn gốc của trẻ đã làm phức tạp thêm tình hình nuôi con nuôi, dẫn đến khó kiểm soát về nguồn gốc trẻ.

Năm 2009 Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiếp nhận hồ sơ của ông Chen Kao Minh, quốc tịch Đài Loan, có nguyện vọng nhận hai trẻ là Phan Thị T và Phan Thị P làm con nuôi. Quá trình thụ lý, thẩm tra, xác minh hồ sơ Sở Tư pháp đã phát hiện ra việc mẹ đẻ của 2 trẻ là bà Phan Thị H cố tình làm sai lệch nguồn gốc con đẻ của mình để thuận lợi trong việc cho hai con của mình làm con nuôi người nước ngoài. Bà H đã đến UBND xã đề nghị hủy bỏ Giấy

khai sinh đã cấp cho 2 trẻ mang họ tên Lê Thị P và Lê thị T (có đầy đủ tên cha mẹ đẻ và trẻ mang họ cha), để đăng ký khai sinh lại cho 02 con lấy họ mẹ là Phan thị P và Phan Thị T (thành con ngoài giá thú, mang họ mẹ và không có tên cha đẻ trong giấy khai sinh) với mục đích một mình đứng cho hai con làm con nuôi người nước ngoài, né tránh ý kiến của cha đẻ của trẻ (do bà H đã chia tay bố đẻ của hai trẻ). Việc làm của bà H đã có sự tiếp tay của cán bộ UBND xã vì một lợi ích nào đó. Do đó, bà H bị xử lý hành chính trong lĩnh vực tư pháp về nuôi con nuôi theo Điều 40 Nghị định số 60/2009/NĐ-CP, đồng thời cán bộ UBND xã cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thứ ba: Hạn chế về kiến thức pháp luật của người dân

Song song với việc hoàn thiện các văn bản pháp luật về nuôi con nuôi, thì việc tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật đối với người dân luôn luôn được đặt ra. Trong những năm qua mặc dù công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với người dân đã được quan tâm và đầu tư một cách tích cực. Tuy nhiên cách thức tuyên truyền ở mỗi địa phương là khác nhau, có nơi làm tích cực, nhưng cũng có nơi thực hiện một cách hình thức, cho có lệ, trong khi đó vấn đề tuyên truyền, giáo dục pháp luật lại có vai trò và ý nghĩa to lớn không chỉ hiện tại mà cho cả tương lai. Sự tồn tại vấn đề nuôi con nuôi thực tế mà không đăng ký đã phản ánh việc tuyên tuyền pháp luật chưa thực sự đến với người dân.

Trong quá trình đăng ký việc nuôi con nuôi tại địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc xác định nguồn gốc trẻ đối với trẻ em bị bỏ rơi. Xuất phát từ sự nhận thức và thiếu hiểu biết pháp luật nên khi người dân phát hiện và nhận trẻ bị bỏ rơi về nuôi dưỡng đã không báo cho chính quyền địa phương nơi trẻ em bị bỏ rơi để lập biên bản xác định tình trạng bị bỏ rơi của trẻ, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng như quy định, dẫn đến địa phương nơi trẻ em hiện đang sinh sống không có cơ sở xác định nguồn gốc trẻ để tiến hành

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 09/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí