Khái Quát Một Vài Nét Về Tình Hình Nuôi Con Nuôi Tại Thừa Thiên Huế Từ Năm 2001 Đến 2011

Một là, chấm dứt mọi quan hệ về nhân thân và về tài sản giữa cha mẹ nuôi và con nuôi kể từ thời điểm quyết định của Toà án về chấm dứt việc nuôi con nuôi có hiệu lực pháp luật.

Hai là, khôi phục lại quan hệ cha mẹ và con giữa cha mẹ đẻ và người đã làm con nuôi.

Khi xác lập quan hệ nuôi con nuôi trước pháp luật thì trách nhiệm cha mẹ của cha mẹ đẻ đã được chuyển giao một cách hợp pháp sang cho cha mẹ nuôi. Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có tất cả các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con. Do đó, các quyền gắn liền với trách nhiệm của cha mẹ đối với con phải được chuyển sang cho cha mẹ nuôi, như quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, quyền mang họ tên của cha mẹ nuôi, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con nuôi gây ra… Khi có quyết định của Toà án về chấm dứt việc nuôi con nuôi thì những quyền và nghĩa vụ nào đã được chuyển giao cho cha mẹ nuôi sẽ được khôi phục đối với cha mẹ đẻ (Khoản 3 Điều 27 Luật nuôi con nuôi).

Khi Quyết định chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực thì mọi quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa cha mẹ nuôi và con nuôi hoàn toàn chấm dứt, kể từ thời điểm này các bên không có quyền và nghĩa vụ đối với nhau nữa. Giữa con nuôi và cha mẹ nuôi không có quyền thừa kế đối với khối di sản của nhau, nếu thời điểm mở thừa kế sau khi có quyết định chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi có hiệu lực.

Việc giải quyết tài sản khi chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi dựa trên nguyên tắc nếu con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó của mình. Trường hợp con nuôi đã có công đóng góp xây dựng khối tài sản chung của gia đình cha mẹ nuôi thì được trích một phần tài sản chung đó trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên. Nếu các bên không thỏa thuận được việc phân chia tài sản đó thì họ có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc giải quyết dựa trên

việc xác định công sức đóng góp của người con nuôi vào khối tài sản chung.

Khi quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt, nếu người con nuôi đã thành niên thì họ có quyền sống độc lập, tự chăm lo cuộc sống riêng của bản thân. Nếu con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì Tòa án ra Quyết định giao người đó cho cha mẹ đẻ hoặc cá nhân, tổ chức khác trông nom, nuôi dưỡng. Điều này hoàn toàn phù hợp, vì chỉ như vậy mới bảo đảm cho người chưa thành niên có đủ điều kiện được chăm sóc, giáo dục và phát triển.

Về quyền đối với họ tên, nếu khi đi làm con nuôi, người được nhận làm con nuôi đã được thay đổi họ tên trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của cha mẹ nuôi thì khi quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt người con nuôi vẫn có quyền mang họ tên đó, cha mẹ nuôi không có quyền bắt buộc con nuôi từ bỏ họ tên mà con nuôi đang mang. Tuy nhiên nếu người con nuôi đã thành niên hoặc cha mẹ đẻ của người con nuôi chưa thành niên không muốn tiếp tục mang họ tên này nữa thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định để lấy lại họ tên gốc mà cha mẹ đẻ đã đặt trước đó.

Việc nuôi con nuôi tại Thừa Thiên Huế các năm qua (từ 2001 đến 2011) diễn ra tương đối ít, đơn giản, đảm bảo về điều kiện, trình tự thủ tục và đúng nguyên tắc, mục đích nuôi con nuôi nên không có trường hợp nào yêu cầu Tòa án các cấp ở Thừa Thiên Huế chấm dứt việc nuôi con nuôi. Do đó, trong luận văn không đề cập đến vấn đề thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết chấm dứt nuôi con nuôi tại Thừa Thiên Huế.

Chương 3‌

VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP TRONG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC NUÔI CON NUÔI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


3.1 Khái quát một vài nét về tình hình nuôi con nuôi tại Thừa Thiên Huế từ năm 2001 đến 2011

3.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên

Tỉnh Thừa Thiên - Huế có diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5054 km2, nằm trên trục đường giao thông quan trọng xuyên suốt Bắc-Nam trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, trục hành lang Ðông-Tây nối Thái Lan-Lào-Việt Nam theo đường 9. Tỉnh nằm trên một giải đất hẹp với chiều dài 127 km, chiều rộng trung bình 60km, với đầy đủ các dạng địa hình rừng núi, gò đồi, đồng bằng duyên hải, đầm phá và biển..., trong đó núi chiếm 70% diện tích đất tự nhiên, địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh, phần phía Tây của tỉnh chủ yếu là núi, đồi, tiếp đến là các lưu vực sông Hương, sông Bồ, sông Truồi... tạo nên các bồn địa trũng, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp và vùng đầm phá có diện tích 22.000 ha (chiếm 0,1% diện tích đất tự nhiên). Mùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500-2.700 mm, mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít, thường xuyên bị hạn hán, nước mặn đe dọa. Với 35 dân tộc thiểu số sinh sống, đông nhất là dân tộc Kinh. Đặc biệt, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh được xem là vùng trọng điểm tôn giáo của cả nước. Ở đây, có các tôn giáo lớn như Phật giáo (chiếm 60% dân số toàn tỉnh), Công giáo, Tin Lành…

Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính: 01 thành phố, 06 huyện, 02 thị xã; với 239.238 hộ gia đình. Trong đó, hộ nghèo chiếm 8.85% (21.168 hộ). Đại đa số người dân sống tập trung cạnh lưu vực của hệ thống sông Hương, Sông

Bồ và Sông Ô Lâu sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, cuộc sống có nhiều khó khăn, thu nhập bình quân hộ gia đình thấp.

Theo thống kê từ Hội bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010, tính đến tháng 4/2010, trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 8.631 trẻ thuộc các nhóm có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; trong đó 1983 trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi thiếu sự chăm sóc; 853 trẻ em tàn tật hộ nghèo. Chính vì quá khó khăn nên có 343 trẻ em phải tham gia lao động nặng nhọc; 355 trẻ em làm việc xa gia đình; 103 trẻ em lang thang kiếm sống [42].

Với điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế như vậy cho nên vấn đề nuôi con nuôi mang một nét đặc thù riêng so với các tỉnh thành khác trong cả nước, trên thực tế nó ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của người dân và việc áp dụng các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi trong quá trình giải quyết của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh.

3.1.2 Tình hình chung về nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Do ảnh hưởng của phong tục tập quán, văn hóa nên việc nuôi con nuôi tại Thừa Thiên Huế không nhiều, mang tính chất đơn giản, chủ yếu là cho nhận con nuôi trong nước. Theo báo cáo thống kê hộ tịch hàng năm của Sở Tư pháp thì tại tỉnh Tỉnh Thừa Thiên Huế, từ năm 2001 đến 2011 có 143 trẻ em được nhận làm con nuôi, trong đó 108 trẻ em được người trong nước nhận làm con nuôi và 35 trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi. Những năm qua, việc giải quyết cho nhận nuôi con nuôi trong và ngoài nước tại tỉnh đã được thực hiện tương đối tốt, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Việc thi hành pháp luật về nuôi con nuôi đã góp phần giúp cho nhiều trẻ em có được mái ấm gia đình thay thế, được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tốt. Đồng thời, thông qua việc giải quyết nuôi con nuôi, cũng góp phần quan trọng bảo đảm cho nhiều người, đặc biệt là các cặp vợ chồng hiếm con, được

thực hiện quyền làm cha mẹ. Tuy nhiên, từ thực tiễn thi hành pháp luật về nuôi con nuôi còn cho thấy những tồn tại, bất cập trong lĩnh vực này. Nhiều trường hợp nhận và nuôi dưỡng trẻ em như con nuôi, nhưng không làm thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền do trình độ am hiểu pháp luật của người dân còn thấp, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký nuôi con nuôi, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức nên chưa nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân; cán bộ làm công tác tư pháp - hộ tịch thì chưa đủ về số lượng, chưa mạnh về chất lượng. Do đó, trong việc thi hành pháp luật về nuôi con nuôi, khó tránh khỏi những sai sót. Theo báo cáo của các địa phương cho thấy, những sai sót chủ yếu ở phạm vi nhỏ, chưa gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội và bước đầu Sở Tư pháp đã có các biện pháp xử lý khắc phục kịp thời, hạn chế được hậu quả xấu xảy ra.

Các quy định của Bộ Luật dân sự năm 2005, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trước đây, Luật Nuôi con nuôi hiện nay và các văn bản quy phạm pháp luật về nuôi con nuôi thời gian qua đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc giải quyết việc cho, nhận nuôi con nuôi trong nhân dân. Hầu hết các trường hợp nhận nuôi con nuôi đều xuất phát từ tình cảm và tính nhân đạo, phù hợp với mục đích của việc nuôi con nuôi.

3.1.2.1 Tình hình nuôi con nuôi trong nước tại Thừa Thiên Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng nhiều đến công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong cộng đồng về hộ tịch nói chung và nuôi con nuôi nói riêng. Hầu hết các địa phương đều có niêm yết công khai thủ tục, các điều kiện, lệ phí nuôi con nuôi. Do vậy, đã giúp cho người dân ý thức hơn trong việc đăng ký nuôi con nuôi, hạn chế tình trạng kém hiểu biết về nuôi con nuôi. Những trường hợp nhận con nuôi đều được cán bộ tư pháp- hộ tịch kiểm tra

đầy đủ thủ tục và xem xét các điều kiện để được giao nhận con nuôi như: tính tự nguyện, mục đích nuôi con nuôi, nguồn gốc của trẻ, điều kiện của các bên trong quá trình giải quyết việc đăng ký nuôi con nuôi. Nhìn chung, tình hình nuôi con nuôi trong nước tại tỉnh được thực hiện tốt, các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi thể hiện tinh thần cải cách, tạo cơ sở pháp lý trong công tác quản lý, tránh được những sai phạm trong quá trình giải quyết nuôi con nuôi như làm giả giấy tờ, làm sai lệch nguồn gốc trẻ, mua bán trẻ em...

Theo số liệu thống kế hàng năm, từ năm 2001 đến 2011 UBND cấp xã đã giải quyết 108 trường hợp trẻ em được người trong nước nhận làm con nuôi. Trong đó phần lớn là trẻ em được người thân nhận nuôi, trẻ mồ côi, bị bỏ rơi. Các gia đình nhận nuôi đều có khả năng về kinh tế, nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng con tốt, giúp cho trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.

Bảng 3.1 Tình hình nuôi con nuôi trong nước tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2001 đến năm 2011


NĂM

SỐ TRẺ ĐƯỢC NHẬN LÀM CON NUÔI

ĐỘ TUỔI

HOÀN CẢNH


Dưới 1 tuổi


Trên 1 tuổi

Có quan hệ họ hàng, thân thích với người nhận

nuôi

Mồ côi, bị bỏ rơi, khác

2001

16

06

10

04

12

2002

02

02

0

01

01

2003

0

0

0

0

0

2004

07

06

01

01

06

2005

13

09

04

05

08

2006

09

05

04

03

06

2007

09

02

07

05

04

2008

16

05

11

13

03

2009

13

04

09

04

09

2010

11

07

04

05

06

2011

12

03

09

05

07

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế - 12

[Trích từ báo cáo số liệu hộ tịch hàng năm của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế, từ năm 2001 đến năm 2011]

Qua bảng thống kê số liệu trên chúng ta có thể thấy tình hình cho nhận con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong 11 năm qua có 108 trẻ em được nhận làm con nuôi, trung bình một năm có 9,8 trẻ được nhận làm con nuôi, so với một số tỉnh, thành phố khác như Quảng Bình mỗi năm có khoảng 13 trẻ được cho làm con nuôi, Quảng Trị có 10 trẻ, Đà Nẵng có 25,8 trẻ, Quảng Nam có 28,4 trẻ [8] thì việc giao nhận con nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế ít hơn. Nhu cầu nhận con nuôi phụ thuộc vào từng địa bàn, khu vực và nhu cầu của người nhận nuôi nên có thể thấy rằng việc nuôi con nuôi hàng năm diễn ra không đồng đều, khi tăng, khi giảm, có năm không có trường hợp nào như năm 2003.

Qua khảo sát hồ sơ trẻ em được cho làm con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi có thể phân thành 4 nhóm sau:

- Nhóm trẻ bị bỏ rơi do người mẹ không có chồng, sinh con ngoài giá thú, vì hoàn cảnh không thể để gia đình, xóm làng biết nên khi sinh con xong thì bỏ trốn và bỏ rơi con tại cơ sở y tế (23/108 trẻ).

- Nhóm trẻ bị mồ côi cha, mẹ, không có người thân hoặc người thân quá nghèo khó, không đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc nên tự nguyện cho trẻ vào các trung tâm (21/108 trẻ).

- Nhóm trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trên đường phố, cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức tôn giáo (18/108 trẻ)

- Nhóm trẻ có cha mẹ nhưng cha mẹ quá đông con, nghèo khó nên đã tự nguyện cho con làm con nuôi người khác (46/108 trẻ)

Qua số liệu thống kê trên cho thấy trẻ em được cho từ gia đình chủ yếu có quan hệ họ hàng, thân thích với người nhận nuôi, trường hợp người nhận nuôi không có quan hệ thân thích với trẻ thì chủ yếu nhận trẻ bị bỏ rơi, trẻ mồ

côi. Việc cho trẻ em làm con nuôi cơ bản giải quyết được những khó khăn về đời sống cho một số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà điều kiện gia đình cũng như cơ sở nuôi dưỡng không đảm bảo được việc chăm sóc, nuôi dưỡng tốt nhất, đồng thời đáp ứng được mục tiêu cơ bản của việc nuôi con nuôi là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Về độ tuổi của trẻ được nhận làm con nuôi trong nước hầu hết là dưới 5 tuổi, trong đó dưới 1 tuổi là 49 trẻ, từ 1 đến 5 tuổi là 57 trẻ, chỉ có 02 trẻ trên 9 tuổi. Trên thực tế các cha mẹ nuôi trong nước rất thích được nhận con nuôi là trẻ mồ côi hoặc trẻ bị bỏ rơi và càng ít tuổi càng tốt, bởi tâm lý chung là các cha mẹ nuôi trong nước không muốn con nuôi biết được sự thật về việc mình là con nuôi và tâm lý chung là nuôi con nuôi nuôi càng nhỏ tuổi càng dễ hòa nhập vào gia đình mới. Do đó, mặt trái của vấn đề là trẻ em càng lớn tuổi càng khó tìm được cha mẹ nuôi tại Thừa Thiên Huế. Theo bà V nhân viên Trung tâm nuôi dưỡng xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết trung tâm đang nuôi dưỡng nhiều trẻ em mồ côi, khuyết tật cần tìm gia đình thay thế, nhưng những người đến liên hệ xin nhận con nuôi thường chỉ chọn trẻ em dưới 2 tuổi, còn những trẻ em lớn thường ít được quan tâm lựa chọn.

Tình hình nuôi con nuôi trong nước tại tỉnh Thừa Thiên Huế trước và sau khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực không có thay đổi gì nhiều, số lượng trẻ em được nhận làm con nuôi cũng không có biến động. Tuy nhiên, nếu triển khai tốt Điều 50 Luật Nuôi con nuôi trên địa bàn toàn tỉnh thì số lượng đăng ký nuôi con nuôi sẽ tăng lên rất nhiều. Hiện nay có nhiều trường hợp nuôi con nuôi thực tế mà chưa đăng ký mong muốn được đăng ký, nhưng cán bộ tư pháp- hộ tịch còn nhiều lúng túng khi xác định các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi hay không.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2024