thực hiện nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Số liệu thống kê cho thấy trẻ này thường được cho làm con nuôi người nước ngoài do cha mẹ nuôi trong nước ít nhận nuôi nhóm trẻ này bởi tâm lý e ngại rằng cha mẹ đẻ của trẻ có thể thay đổi ý định và đòi lại con. Một điều cũng thường gây lo ngại cho cha mẹ nuôi là khi tiến trình cho nhận đang diễn ra thì cha mẹ ruột có thể thay đổi ý kiến và việc cho nhận con nuôi bị hủy bỏ khiến cho ước mơ nhận con nuôi của họ bị đổ vỡ nửa chừng, có thể làm tổn thương đến trẻ.
+ Trẻ mồ côi:
Là trẻ em mà cả cha mẹ đẻ đã chết hoặc một trong hai người đã chết và người kia không xác định được Theo thống kê chưa đầy đủ thì trẻ mồ côi thường được người thân trong gia đình nhận nuôi dưỡng (nhưng không nhận làm con nuôi) hoặc nếu không có người thân nuôi dưỡng thì trẻ sống trong các cơ sở nuôi dưỡng. Những trẻ này ít được nhận làm con nuôi vì phần lớn đều là trẻ lớn tuổi, cha mẹ nuôi lo lắng về trẻ đã lớn khi được nhận nuôi, những hành vi, giáo dục, niềm tin trong gia đình gốc của trẻ có thể phần nào gây khó khăn cho cha mẹ nuôi trong giai đoạn chuyển tiếp, khả năng thích nghi của trẻ khi sống với gia đình cha mẹ nuôi sẽ khó khăn hơn, trẻ khó hòa nhận với gia đình cha mẹ nuôi. Có 29/143 trẻ mồ côi được nhận làm con nuôi trên địa bàn tỉnh.
- Về độ tuổi, sức khỏe của trẻ được cho làm con nuôi:
Chưa có một con số thống kê chính thức nào của toàn tỉnh về độ tuổi, giới tính, sức khỏe trẻ được nhận làm con nuôi. Nhưng có thể khái quát như sau: Trẻ càng nhỏ tuổi, mạnh khỏe càng dễ được nhận làm con nuôi bởi vì truyền thống của người Việt Nam là cha mẹ nuôi không muốn trẻ biết về nguồn gốc của mình, không muốn trẻ biết mình là con nuôi, sợ trẻ có thể tìm kiếm những thông tin về cha mẹ ruột, điều đó có thể khiến cha mẹ nuôi lo sợ rằng trẻ rời bỏ họ. Số trẻ lớn tuổi được nhận làm con nuôi chủ yếu do được người thân trong gia đình nhận nuôi.
Đối với người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi dưới 1 tuổi là 18/35 trẻ, từ 1 – dưới 3 tuổi là 07 trẻ, từ 3 – dưới 6 tuổi là 10. Qua số liệu trên có thể thấy rằng hầu hết các cha mẹ nuôi người nước ngoài cũng như trong nước đều mong muốn nhận con nuôi càng nhỏ tuổi càng tốt. Theo ý kiến của một cán bộ chức trách của một cơ sở nuôi dưỡng thì có đến 90% cha mẹ nuôi người nước ngoài mong muốn nhận trẻ dưới 2 tuổi, có sức khỏe tốt, không phân biệt giới tính của con nuôi.
Nhóm trẻ có sức khỏe không tốt, bị khuyết tật được nhận nuôi là rất ít. Theo thống kê từ năm 2001 đến 2011 toàn tỉnh chỉ có 04 trẻ trong nhóm trẻ đặc biệt này được nhận làm con nuôi. Trong đó có 01 trường hợp được người nước ngoài nhận làm con nuôi đó là cháu Lê Thanh Bình thuộc dạng nhẹ cân, chậm phát triển và sẹo dưới võng mạc mắt, được ông bà Hoffman và Deborah (Thụy Điển) nhận nuôi. Hiện nay, theo báo cáo của gia đình cha mẹ nuôi, cháu đã được nuôi dưỡng, và chữa trị bệnh thành công và thích nghi tốt với cuộc sống gia đình mới.
- Nguồn trẻ em được giải quyết làm con nuôi:
Qua thống kê sơ bộ tình hình cho nhận trẻ em trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, thấy rằng có hai nguồn trẻ em được cho làm con nuôi:
+ Từ gia đình: Trẻ em được nhận làm con nuôi từ gia đình là những trẻ em sống trong hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc từ những gia đình không hoàn thiện như cha hoặc mẹ chết hoặc ly hôn hoặc từ những bà mẹ đơn thân. Xuất phát từ phong tục tập quán thì trẻ từ gia đình cho làm con nuôi phần đông được cho làm con nuôi của những người thân thuộc trong gia tộc mà hiếm muộn về đường con cái. Có 48/143 trẻ em được cho làm con nuôi từ gia đình, trong đó 36/48 trẻ được người thân thuộc, cha dượng, mẹ kế nhận nuôi.
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Hệ Giữa Cha Mẹ Đẻ, Gia Đình Cha Mẹ Đẻ Với Con Đã Cho Làm Con Nuôi
- Khái Quát Một Vài Nét Về Tình Hình Nuôi Con Nuôi Tại Thừa Thiên Huế Từ Năm 2001 Đến 2011
- Tình Hình Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Tại Tỉnh Thừa Thiên Huế Từ Năm 2001 Đến Năm 2011
- Về Thực Hiện Quan Hệ Cha Mẹ Và Con Giữa Các Bên Khi Việc Nuôi Con Nuôi Được Công Nhận Tại Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế - 16
- Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế - 17
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
+ Từ cơ sở nuôi dưỡng và các tổ chức từ thiện: Theo thống kê từ Sở Lao động, thương binh và xã hội thì tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có khoảng 20
cơ sở nuôi dưỡng, bảo trợ xã hội. Những cơ sở nuôi dưỡng, bảo trợ này đều được Sở Lao động thương binh và xã hội theo dõi, quản lý về mặt nhà nước. Ngoài ra còn có một số cơ sở nuôi dưỡng do các tổ chức tôn giáo thành lập Trẻ em được nuôi tại các cơ sở nuôi dưỡng hầu hết là trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi, một số ít từ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cha, mẹ đẻ và người thân không có khả năng nuôi dưỡng. Có 95/143 trẻ em được nhận làm con nuôi từ các cơ sở nuôi dưỡng.
Cho đến nay toàn tỉnh vẫn chưa có số liệu chính thức về số lượng trẻ em hiện đang sống trong các cơ sở nuôi dưỡng, bảo trợ này do số liệu biến động thường xuyên.
Theo Luật Nuôi con nuôi cũng như các văn bản pháp luật về nuôi con nuôi trước đây đều quy định việc xác minh nguồn gốc trẻ được tiến hành trước khi quyết định trẻ được cho làm con nuôi. Tuy nhiên đây là một vấn đề vướng mắc lớn trong việc giao nhận con nuôi, nhất là nguồn gốc trẻ bị bỏ rơi. Vì thực tế đa số những trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, người phát hiện không thông báo ngay cho các cơ quan có thẩm quyền nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản xác định tình trạng của trẻ bị bỏ rơi, mà thường đem về nuôi dưỡng một thời gian, sau đó người nuôi mới đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký khai sinh cho trẻ tại nơi trẻ đang sinh sống. Do đó, vô hình dung đã gây khó khăn trong việc giải quyết nuôi con nuôi đối với trẻ thuộc diện bỏ rơi.
Mặc dù đã có những quy định cụ thể về việc xác minh nguồn gốc trẻ nhưng trên thực tế, dường như chất lượng của việc điều tra, xác minh phụ thuộc vào người có trách nhiệm thực hiện của từng ngành, từng địa phương. Theo chúng tôi được biết thì việc thông báo trên các phương tiện đại chúng sau khi tìm được trẻ bỏ rơi dường như có rất ít hiệu quả và chỉ mang tính hình thức. Các cơ quan thông tin đại chúng cũng ít niềm nở với những thông tin
này, do đó thời điểm và thời lượng phát sóng chưa được chú trọng, thiếu tính phù hợp, chưa hiệu quả để gây sự chú ý của cha mẹ đẻ hoặc những người khác về đứa trẻ bị bỏ rơi. Để khắc phục tình trạng này, ngày 09/9/2011, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 33/2011/CT-UBND về việc triển khai thi hành Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh, trong đó giao cho Sở Thông tin - Truyền thông phối hợp với Sở Tư pháp và các thành viên Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh hướng dẫn các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình từ tỉnh đến cơ sở tăng thời lượng phát sóng, số lượng tin, bài liên quan đến các quy định của pháp luật nuôi con nuôi.
Bên cạnh đó nguồn gốc của trẻ được cho làm con nuôi có thể bị thay đổi, làm sai lệch, gây nghi ngờ về sự thiếu minh bạch về nguồn gốc trẻ khi việc bỏ rơi trước chùa, nhà thờ, cơ sở nuôi dưỡng mà không có bất cứ thông tin gì kèm theo luôn được lặp đi lặp lại. Đó cũng từng là ý kiến của cơ quan đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ đặt vấn đề nghi vấn đối với 02 trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại Cơ sở nuôi dưỡng xã hội An Hòa, tỉnh Thừa Thiên Huế được cha mẹ nuôi Hoa Kỳ nhận làm con nuôi. Tuy nhiên sau khi xác minh thực tế cơ quan đại diện ngoại giao Hoa Kỳ đã không phát hiện có vi phạm gì và đồng ý cho 02 trẻ được nhập cảnh Hoa Kỳ để sống với cha mẹ nuôi.
3.1.4 Vấn đề nuôi con nuôi thực tế mà chưa đăng ký
Trên thực tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều quan hệ nuôi con nuôi được xác lập, nhưng lại không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tình trạng nuôi con nuôi không đăng ký không chỉ phổ biến tại các vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số mà còn có cả ở vùng nông thôn, thậm chí ngay cả ở thành phố. Toàn tỉnh hiện chưa có một cuộc khảo sát, báo cáo thống kê đầy đủ, toàn diện về số lượng nuôi con nuôi thực tế mà chưa đăng ký. Tuy nhiên
chúng tôi nắm số liệu trên sự theo dõi và trao đổi nghiệp vụ từ các cán bộ tư pháp các xã/phường/thị trấn và từ thực tế, được biết có khoảng 15 trường hợp nuôi con nuôi. Trong đó:
Tại huyện Phú Vang : 09 trường hợp Thành phố Huế : 03 trường hợp Tại huyện Quảng Điền : 02 trường hợp Tại huyện Hương Thủy : 01 trường hợp
Và nhiều trường hợp khác đang thực tế tồn tại nhưng chúng tôi không có đủ thời gian và điều kiện nên chưa tiến hành khảo sát một cách đầy đủ và khoa học.
Con nuôi thực tế xuất phát từ một thực tiễn là có nhiều trường hợp, vì những lý do chủ quan và khách quan, trẻ đã được nhận nuôi, sau một thời gian dài gắn bó, giữa người nuôi và người được nuôi đã phát sinh quan hệ tình cảm và muốn đăng ký việc nuôi con nuôi để được pháp luật công nhận, nhưng gặp nhiều trở ngại do không có đầy đủ thủ tục và điều kiện theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cháu Đặng Hóa, 5 tuổi, đã được ông bà Đặng V, cư trú tại xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế xin từ tổ ấm Bình Minh thuộc thị trấn Thuận An mang về nuôi từ khi mới lọt lòng mà không làm bất cứ thủ tục gì. Nay ông bà Đặng V muốn đăng ký khai sinh và làm thủ tục đăng ký nuôi con nuôi thì gặp nhiều trở ngại. Do UBND xã Phú Mỹ không xác định được nguồn gốc của trẻ và tổ ấm Bình Minh không đủ điều kiện để giao con nuôi…
Cháu Hoàng Ngọc K, sinh năm 2001, bị bỏ rơi tại phường Phú Hiệp, Huế, được ông bà Hoàng Ngọc H nhặt về nuôi từ năm 2001. Hiện cháu K đang ở với ông bà H tại xã Phú Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Ông bà H nuôi cháu K đã hơn 10 năm nhưng không tiến hành làm bất cứ thủ tục gì
mà chỉ khai báo miệng tạm thời để cháu K được đi học. Nay nhà trường yêu cầu cháu K phải có giấy khai sinh để bổ sung vào hồ sơ để cấp giấy chứng nhận học xong chương trình tiểu học. Ông bà H mới đến UBND xã Phú Thượng để làm thủ tục khai sinh cho con. Được sự hướng dẫn của cán bộ tư pháp xã Phú Thượng, ông bà H mới biết việc mình nhận nuôi con nuôi bấy lâu nay chưa được pháp luật công nhận.
Do ảnh hưởng của đời sống kinh tế khó khăn với 619.972/1.090.900 người sinh sống ở vùng nông thôn, sống chủ yếu bằng nghề nông, ngư nghiệp với những phong tục tập quán, truyền thống tín ngưỡng là yếu tố luôn gắn bó chặt chẽ với đời sống của nhân dân, thì vấn đề nuôi con nuôi thực tế mà không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là hiện tượng khá phổ biến. Những quan hệ nuôi con nuôi này được xã hội, cộng đồng thừa nhận, các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của quan hệ cha mẹ và con trên thực tế.
Xuất phát từ cách nghĩ đơn giản, nhiều người nhận con nuôi chỉ với mục đích bù đắp cho trẻ khỏi bị thiệt thòi do mồ côi, bị bỏ rơi hoặc cha mẹ đẻ quá nghèo… mà họ không nghĩ rằng phải thực hiện việc đăng ký thì mới được pháp luật công nhận. Mặt khác, rất ít người nhận thức được rằng khi quan hệ nuôi con nuôi của họ không được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì quan hệ nuôi con nuôi không được pháp luật công nhận và không làm phát sinh những hệ quả pháp lý giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, khi xảy ra tranh chấp sẽ không được pháp luật bảo vệ.
Xét trên khía cạnh pháp lý thì việc nuôi con nuôi không đăng ký đã để lại những hệ quả pháp lý khá phức tạp, đặc biệt là phát sinh những vấn đề về quyền nhân thân và tài sản. Với những trường hợp đã xác lập quan hệ nuôi con nuôi giữa cha mẹ nuôi và con nuôi nhưng không đăng ký, đến một thời điểm nhất định nào đó khi phát sinh các mối quan hệ như: đại diện cho con,
bồi thường thiệt hại cho con, thừa kế.... thì các bên mới đi đăng ký với mong muốn được pháp luật thừa nhận quan hệ nuôi con nuôi của họ.
Để bảo vệ quyền lợi của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi, Điều 50 Luật Nuôi con nuôi có quy định việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước ngày 01/01/2011 thì sẽ được đăng ký trong thời hạn 05 năm nếu các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi, giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi có quan hệ cha mẹ con và có sự chăm sóc, nuôi dưỡng nhau nhưng việc nuôi con nuôi chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là một giải pháp quá độ cần thiết ổn định xã hội, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích các bên trong quan hệ cha mẹ và con trong gia đình, hạn chế những tranh chấp xảy ra.
Theo quy định của Luật Nuôi con nuôi, để được đăng ký thì việc nuôi con nuôi thực tế này phải thoả mãn một số điều kiện như: các bên phải có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi; quan hệ cha mẹ và con giữa các bên vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống; giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con. Như vậy, nếu thiếu một trong các điều kiện này thì cũng không thể đăng ký được hoặc nếu một trong hai bên đã chết thì cũng không thể đăng ký được. Nghị định số 19/2011/NĐ-CP cũng đưa ra một quy trình khá đơn giản, có tính khả thi cao để làm cơ sở cho việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế. Tuy nhiên để xác định được vào thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi các bên có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật không thì cũng cần phải xem xét, bàn luận thêm. Bởi hầu hết các trường hợp đăng ký nuôi con nuôi thực tế xảy ra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để xác định các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của
pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi là quá khó khăn đối với các cán bộ tư pháp – hộ tịch, do thời điểm, địa điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi đã quá lâu và khó xác định. Lý do trẻ được nhận từ địa phương khác đến hoặc trẻ bị bỏ rơi tại các cơ sở nuôi dưỡng không chính thống, không đủ cơ sở pháp lý để thực hiện việc cho nhận trẻ. Tại Thừa Thiên Huế có một số tổ chức nuôi dưỡng thuộc các tổ chức tôn giáo, khi tiếp nhận trẻ vào các tổ chức này đã không thực hiện đúng quy định pháp luật. Sau đó các trẻ này được cho làm con nuôi của những gia đình thuộc thành viên của tôn giáo đó. Những trường hợp này hầu hết không đảm bảo về điều kiện tại thời điểm phát sinh, nhưng thực tế quan hệ nuôi con nuôi vẫn đang tồn tại, không trái với mục đích của việc nuôi con nuôi và đạo đức xã hội. Giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi có mong muốn thiết lập quan hệ cha mẹ và con, đồng thời các bên thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau để xây dựng một gia đình thật sự.
Có thể kể đến một số trường hợp như: Gia đình ông Đinh Quốc D và bà Phạm Thị D đã xin một cháu trai từ Tổ ấm Bình Minh năm 2009 làm con nuôi và nuôi dưỡng cháu bé từ đó cho đến nay, điều đáng lưu ý ở đây là các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật vào thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi hay không. Nghĩa là vào năm 2009 Tổ ấm Bình Minh có đủ tư cách pháp lý để cho trẻ làm con nuôi ông bà D hay không? Nếu Tổ ấm Bình Minh hông đủ tư cách pháp lý để cho làm con nuôi thì trường hợp này có được công nhận là con nuôi thực tế hay không?
Hoặc trường hợp của ông Lê văn H và bà Hồ Thị T kết hôn với nhau gần 10 năm không có con, năm 2010 ông bà tình cờ gặp bà P mới sinh con nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên viết giấy tay đồng ý cho con làm con nuôi hai vợ chồng ông bà H rồi bỏ đi đâu không ai biết. Ông bà H đưa trẻ ra Huế nuôi từ năm 2010 đến nay muốn đăng ký nuôi con nuôi thì cán bộ tư pháp -