Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế - 17

Hiện nay UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 09/11/2012 đẻ triển khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế trên địa bàn tỉnh. Trong đó việc đăng ký được tiến hành theo 04 giai đoạn: rà soát, tổng hợp rà soát, hướng dẫn người dân lập hồ sơ, thực hiện đăng ký. Đồng thời cũng giao trách nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp, từng ngành trong việc thực hiện đăng ký nuôi con nuôi thực tế trên địa bàn tỉnh.

Khoản 1 Điều 50 Luật Nuôi con nuôi quy định thời hạn đăng ký nuôi con nuôi thực tế là 05 năm. Theo chúng tôi như vậy là quá ngắn. Nếu sau 05 năm những trường hợp nuôi con nuôi thực tế mà chưa đăng ký sẽ được giải quyết như thế nào? Pháp luật có công nhận quan hệ thực tế đó là quan hệ nuôi con nuôi không? Nếu không công nhận thì gọi đó là quan hệ gì và có quy định gì? Do đó, pháp luật cần kéo dài hơn thời gian đăng ký đối với những trường hợp nuôi con nuôi thực tế.

3.2.2 Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc

Luật Nuôi con nuôi mới có hiệu lực gần 2 năm nên tác động của Luật chưa thể hiện rõ trong thực tế. Tuy nhiên với những vướng mắc được đề cập ở trên có thể thấy do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Một số quy định pháp luật chưa bảo đảm tính khả thi

Theo quy định thì việc quản lý các dữ liệu về trẻ em có đủ điều kiện để giới thiệu làm con nuôi do cơ sở nuôi dưỡng trực tiếp thực hiện và báo cáo, gửi hồ sơ, danh sách đến cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên cho đến nay toàn tỉnh vẫn chưa triển khai được việc này. Việc kiểm tra hồ sơ của trẻ em, lấy ý kiến của những người liên quan cũng chỉ được thực hiện có tính hình thức.

Luật đã quy định cụ thể thủ tục giải quyết cho, nhận nuôi con nuôi nhưng còn chưa bao quát hết các trường hợp như: quy định về thay đổi phần khai của về cha hoặc mẹ đẻ sang cha hoặc mẹ nuôi đối với trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ, chồng; không quy định việc đăng ký

nuôi con nuôi quá hạn. Do đó, trong quá trình giải quyết các trường hợp cụ thể đã gặp phải vướng mắc, ách tắc không giải quyết được.

Giao nhiệm vụ cho cán bộ tư pháp- hộ tịch quá nhiều, trong khi đó biên chế, năng lực, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ còn hạn chế: Biên chế cho cán bộ tư pháp cấp xã chỉ có 01 người nhưng lại phải kiêm nhiệm nhiều việc nên thiếu tập trung, sự thay đổi thường xuyên trong bố trí cán bộ chuyên trách tư pháp – hộ tịch làm cho cán bộ tư pháp- hộ tịch không có tính chuyên nghiệp, trong khi đó những vấn đề liên quan đến lĩnh vực nuôi con nuôi cần có kinh nghiệm và chuyên nghiệp.

Thứ hai: Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn hạn chế Một số tỉnh miền núi, địa hình đi lại khó khăn, đông dân số, nhiều dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

tộc ít người, nhiều đồng bào giáo dân, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về nuôi con nuôi chưa được nhiều và chưa sâu, rộng nên nhận thức của công dân thực hiện các quyền lợi, nghĩa vụ đăng ký việc cho, nhận nuôi con nuôi không đồng đều, đặc biệt việc cho nhận nuôi con nuôi ở các huyện, xã miền núi.

Thiếu sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng đối với công tác tuyên tuyên, phổ biến, giáo dục pháp luật về đăng ký hộ tịch. Một số ban, ngành, đoàn thể chưa thấy hết trách nhiệm của mình, chưa chủ động trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích, động viên người dân nên ý thức chấp hành pháp luật và thực hiện các quyền lợi của công dân chưa cao. Hơn nữa, trình độ dân trí thấp dẫn đến nhận thức của nhân dân, còn nhiều hạn chế, nhất là nhân dân thuộc các dân tộc thiểu số, sống ở vùng sâu, vùng xã, vùng cao và biên giới.

Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế - 17

Thứ ba: Thiếu sự đồng bộ trong cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan

Một trong những bất cập của việc thi hành Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP là thiếu sự đồng bộ trong cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi. Ủy ban nhân dân cấp xã nhiều nơi chưa thực hiện đúng các quy định về việc lập biên bản tình trạng trẻ em bị bỏ rơi, chưa có sự tham gia của Công an cấp xã.

Chưa ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan tư pháp, công an, lao động, thương binh, xã hội. Mối quan hệ giữa Sở Tư pháp và Sở Lao động- Thương binh và Xã hội còn chưa chặt chẽ. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý các vấn đề về tiếp nhận, nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em, chịu trách nhiệm lập hồ sơ, danh sách của trẻ; Sở Tư pháp chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý trong hồ sơ của trẻ em để giới thiệu làm con nuôi. Dẫn đến những vấn đề liên quan đến lai lịch, nguồn gốc của trẻ em Sở Tư pháp không biết được, do Sở Lao động-Thương binh và Xã hội hoặc cơ sở nuôi dưỡng cung cấp thông tin thiếu đầy đủ và không trung thực. Ngoài ra, công tác quản lý đối với các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em còn nhiều sơ hở, một số tổ chức nuôi dưỡng như Tổ ấm Bình Minh, Tổ ấm Hoàng Hôn, Viện Ưu Đàm… do các tổ chức tôn giáo thành lập, không có cơ quan nhà nước nào chịu trách nhiệm quản lý về mặt nhà nước.

Sự phối hợp và phân công nhiệm vụ giữa các Sở, ngành chưa nhất quán nên cho đến nay đã gần 2 năm toàn tỉnh chưa lập được danh sách trẻ em được nuôi tại các cơ sở nuôi dưỡng cần tìm gia đình thay thế.

Ở cấp Trung ương còn thiếu sự chỉ đạo chung: hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch quản lý, tiêu chí cho cơ sở bảo trợ xã hội, chưa thống nhất về quản lý tài chính, hỗ trợ nhân đạo từ các tổ chức nước ngoài, nên địa phương còn nhiều lúng túng, chưa nhất quán trong việc quản, sử dụng nguồn viện trợ nhân đạo cho các cơ sở nuôi dưỡng trẻ

3.3 Một số kiến nghị nhằm đảm bảo hiệu quả của việc nuôi con nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế

3.3.1 Cần hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi

Để đảm bảo quan hệ pháp luật về Nuôi con nuôi có tính khả thi cao trên thực tế, việc hoàn thiện pháp luật đóng vai trò hết sức quan trọng. Dưới góc độ lập pháp chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:

- Cần có quy định về độ tuổi tối đa đối với người nhận con nuôi: Việc nuôi con nuôi là hình thành quan hệ cha mẹ và con hợp pháp giữa hai bên, con nuôi phải được hưởng sự chăm sóc, giáo dục từ cha mẹ nuôi, do đó cũng cần phải quy định độ tuổi tối đa của cha mẹ nuôi. Một cặp cha mẹ nuôi trên 70 tuổi thì khó hoàn thành được nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng một đứa trẻ mới sinh, việc chăm sóc giáo dục con nuôi sẽ bị ảnh hưởng và giảm dần theo năm tháng. Do đó, pháp luật cần quy định độ tuổi tối đa của người nhận nuôi con nuôi là không quá 60 tuổi.

- Điểm d Khoản 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định: người chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em, thì không được nhận con nuôi. Như vậy có nghĩa là những người này sau khi được xóa án tích về một trong các tôi nêu trên thì sẽ được nhận nuôi con nuôi. Quy định như vậy là chưa hợp lý vì sau khi được xóa án tích, họ được nhận con nuôi thì liệu rằng họ có tiếp tục có các hành vi phạm tội nêu trên hay không. Nên cần phải quy định những người đã từng bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa

chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em, thì không được nhận con nuôi, để đảm bảo con nuôi được sống trong môi trường tốt nhất.

- Về biện pháp tìm gia đình thay thế: Cần sớm thống kê, lập danh sách và quản lý danh sách các trẻ em cần tìm gia đình thay thế ở từng cấp cụ thể. Việc thông báo tìm gia đình cho trẻ em phải có quy trình, mục tiêu cụ thể. Sở Tư pháp cần tích cực tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành, nhất là các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, phải tiến hành tất cả các biện pháp thích hợp để tìm mái ấm gia đình cho trẻ em ở trong nước. Chỉ sau khi đã chứng minh rằng, không tìm được gia đình cho trẻ em ở trong nước, thì mới giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Muốn vậy, cần tăng cường hơn nữa công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vấn đề nuôi con nuôi trong nước, từ đó hướng đến mục tiêu bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

- Đối với việc công nhận nuôi con nuôi thực tế, cần phải gắn với thực tế nhiều hơn, nên bỏ bớt các quy trình, điều kiện không cần thiết cho phù hợp với thực tế để có thể thực hiện đăng ký nuôi con nuôi cho những trường hợp nuôi con nuôi thực tế đã phát sinh. Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Nuôi con nuôi quy định: “Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi‟‟. Quy định này khó thực hiện bởi không thể xác minh được vào thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi hay không. Nếu thiếu một trong các điều kiện thì có được công nhận là nuôi con nuôi thực tế không. Vì vậy, Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 nên sửa lại như sau: „Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật vào thời điểm hiện tại hoặc thời điểm

phát sinh quan hệ nuôi con nuôi‟ có như vậy thì các trường hợp nuôi con nuôi thực tế đang tồn tại mới có thể đăng ký được.

- Cần phải bổ sung và làm rõ quy định về vấn đề „hủy việc nuôi con nuôi‟ đối với những trường hợp vi phạm pháp luật trong việc nuôi con nuôi để phân biệt rõ hơn với việc „chấm dứt nuôi con nuôi‟ cũng như bảo vệ quyền lợi của các bên chủ thể và đảm bảo đúng ý nghĩa xã hội của việc nuôi con nuôi.

- Đối với biểu mẫu nuôi con nuôi hiện nay chia thành 2 loại: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi sử dụng cho việc đăng ký nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, được phân cấp cho địa phương tự in và phát hành theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định (Thông tư số 12/2011/TT-BTP); Quyết định về việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài sử dụng cho việc đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, do Bộ tư pháp in và phát hành. Việc quy định biểu mẫu này gây khó hiểu và nhầm lẫn trong sử dụng, nhất là khi được mang sử dụng tại nước ngoài. Do đó cần thống nhất một loại biểu mẫu nuôi con nuôi được sử dụng trên toàn quốc để tạo sự thống nhất trong quá trình sử dụng.

- Có quy định chế tài nghiêm đối với những trường hợp cố tình khai báo gian dối, làm sai lệch nguồn gốc của trẻ nhằm mục đích vụ lợi, không đúng mục đích, ý nghĩa của việc nuôi con nuôi thì tùy theo tính chất, mức độ, đối tượng vi phạm để xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

3.3.2 Tăng cường vai trò của Cơ quan con nuôi Trung ương

Cục Con nuôi cần được củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng để đảm nhiệm được trọng trách nặng nề hơn trong điều kiện nước ta tham gia Công ước Lahay 1993. Trong khuôn khổ Công ước Lahay 1993, Cục Con Nuôi phải trực tiếp tiến hành mọi biện pháp thích hợp nhằm: cung

cấp các thông tin pháp luật, số liệu thống kê và biểu mẫu chuẩn về nuôi con nuôi; báo cáo về tình hình thực thi Công ước và trong chừng mực có thể, loại bỏ mọi trở ngại đối với việc thực hiện Công ước. Đây là công việc mới, nặng nề và phức tạp, đòi hỏi sự nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm cao của bộ máy cán bộ công chức làm việc trong lĩnh vực nuôi con nuôi.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương để bảo đảm việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi trong và ngoài nước một cách chặt chẽ, đúng pháp luật luôn là yêu cầu của bất cứ một sự cải cách nào. Cần có sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành ở Trung ương từ công tác hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật về nuôi con nuôi, đến việc xử lý từng vụ việc cụ thể. Tuy nhiên cần phải phân công, phân nhiệm cụ thể của từng cơ quan đối với từng khâu trong toàn bộ quy trình giải quyết, xác định rõ hơn sự phối hợp giữa các ngành để xử lý vấn đề gì.

- Thực hiện việc thống kê báo cáo về tình hình nhận nuôi con nuôi theo định kỳ, nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về vấn đề này trong thực tế.

- Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu thống kê, quản lý tình hình nuôi con nuôi trong và ngoài nước theo chuẩn mực của Công ước Lahay, trong đó có những tiêu chí về độ tuổi, giới tính, tình trạng nhân thân... của trẻ em để phục vụ cho công tác quản lý.

3.3.3 Về cơ chế

- Giao nhiều nhiệm vụ cho cán bộ tư pháp – hộ tịch cấp xã thì phải có chế độ đãi ngộ cũng như tiêu chí để xét khả năng thực hiện nhiệm vụ của cán bộ tư pháp – hộ tịch, đồng thời cũng có chế tài đối với những trường hợp cán bộ cố tình tiếp tay với người khác để thực hiện hành vi vi phạm trong việc đăng ký nuôi con nuôi. Cán bộ tư pháp- hộ tịch, nhất là cán bộ tư pháp- hộ tịch cấp xã cần phải được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên để đáp ứng được các nhiệm vụ được giao.

- Từng địa phương cần phải ban hành sớm kế hoạch cụ thể cho việc rà soát tình hình nuôi con nuôi thực tế mà chưa đăng ký tại các địa phương để lập hồ sơ, danh sách và thực hiện đăng ký để đảm bảo đúng tiến độ, thời gian và đảm bảo quyền lợi của công dân.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban ngành đoàn thể các cấp để thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Quán triệt sâu rộng chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đến lãnh đạo các cấp từ tỉnh đến cơ sở và từng gia đình. Từng bước giải quyết các nguyên nhân làm gia tăng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như: kinh tế gia đình khó khăn, bất ổn trong quan hệ gia đình, bạo lực đối với trẻ em, thiếu quan tâm và phối hợp giữa gia đình và nhà trường...

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho các ngành, các cấp và nhân dân nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của trẻ em đối với gia đình, cộng đồng và xã hội. Tăng cường tuyên truyền công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đến tận vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có nhiều trẻ em sinh sống. Nâng cao kiến thức nuôi dạy trẻ cho phụ huynh và kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em gái; phòng chống xâm hại trẻ em nói chung và xâm hại tình dục nói riêng; phòng chống tai nạn thương tích trẻ em.

- Xây dựng, củng cố và kiện toàn hệ thống tổ chức phụ trách công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các cấp; bố trí đủ số lượng, nâng cao chất lượng và năng lực tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt là cán bộ chuyên trách và cộng tác viên ở xã, phường, thị trấn.

3.3.4 Vấn đề tổ chức thực hiện tại địa phương

- Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành kiểm tra, rà soát lại các cơ sở nuôi dưỡng trên địa bàn tỉnh, bảo đảm các cơ sở nuôi dưỡng phải có đủ các điều kiện để tiếp nhận, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2024