Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế - 16

đăng ký khai sinh trước khi thực hiện thủ tục giao nhận con nuôi. Điển hình là các trường hợp nuôi con nuôi thực tế mà chưa đăng ký đang tồn tại tại Thừa Thiên Huế là do sự thiếu hiểu biết pháp luật của người dân nên khi nhận trẻ làm con nuôi đã không thực hiện ngay từ đầu các thủ tục giao nhận con nuôi, chỉ đến khi phát sinh các quan hệ, giao dịch dân sự thông thường mới đi đăng ký, lúc đó các cơ quan có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn trong việc điều tra, xác minh và thực hiện các thủ tục để đăng ký nuôi con nuôi theo luật định.

Nhiều trường hợp nhận và nuôi dưỡng trẻ em như con nuôi, nhưng không làm thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền do trình độ am hiểu pháp luật của người dân còn thấp. Điển hình là trường hợp của ông Lê văn H và bà Hồ thị T tại thị trấn Sịa, Quảng Điền, khi nhận trẻ sơ sinh vào tháng 4/2011 từ mẹ của trẻ đã không làm đúng các thủ tục theo luật định, cho đến hơn 1 năm sau mới đi làm thủ tục thì gặp nhiều trở ngại. Do chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký nuôi con nuôi, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các cháu.

Trên thực tế cũng cần phải thấy rằng việc nuôi con nuôi là một vấn đề hết sức nhạy cảm và có những điểm đặc thù riêng, không phải ai cũng muốn công khai việc nhận con nuôi. Nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi của các bên trong trường hợp này cần phải tôn trọng quyền tự quyết, ý chí và nguyện vọng của người dân trong việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế. Bên cạnh đó cần tuyền truyền, phổ biến cho người dân hiểu vai trò của việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế làm cơ sỏ giải quyết quyền lợi các bên về sau.

Thứ tư: Trình tự thủ tục giải quyết

Do số lượng hồ sơ giải quyết việc nuôi con nuôi không nhiều nên theo báo cáo của các địa phương, chủ yếu là vướng mắc trong việc giải quyết nuôi con nuôi đối với trẻ em bị bỏ rơi, hay do mẹ đẻ và người xin con nuôi đều muốn giấu thông tin cá nhân của mình, nên đã tự thỏa thuận với nhau tại Bệnh

viện nên người xin trẻ em mang về địa phương nơi cư trú báo Uỷ ban nhân dân cấp xã lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi không đúng theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi nên không có cơ sở để giải quyết (như trường hợp của Lê văn H và bà Hồ thị T đã nhận một cháu bé từ Đà Lạt vào tháng 4/2011 nhưng không làm bất cứ thủ tục gì ngoài giấy thỏa thuận của mẹ đẻ cháu bé và 2 người làm chứng, ông H và bà T mang cháu về thị trấn Sịa- nơi thường trú của ông, bà- nay ông H và bà T muốn làm thủ tục đăng ký nuôi con nuôi thì UBND nơi cư trú không thể giải quyết được do không đủ thủ tục theo luật định).

- Việc quy định Ủy ban nhân dân hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm lập biên bản và thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ được các địa phương thực hiện không thống nhất, có địa phương thông báo trên trạm truyền thanh cấp xã, huyện… đã hạn chế cơ hội tiếp cận thông tin của nhân dân. Việc thông báo, niêm yết tại trụ sở cấp xã hoặc các phương tiện thông tin đại chúng trên toàn tỉnh để tìm cha mẹ nuôi trong nước cho trẻ theo quy định Khoản 2 Điều 15 Luật Nuôi con nuôi, cũng được các địa phương thực hiện một cách hình thức, nên những người có nguyện vọng nhận trẻ em làm con nuôi thực sự không được hưởng quyền lợi này.

- Việc kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến, tư vấn cho những người liên quan được giao cho cán bộ tư pháp- hộ tịch cấp xã cũng có nhiều bất cập bởi cán bộ tư pháp- hộ tịch có quá nhiều việc phải làm, đồng thời không đủ khả năng, kỹ năng để thực hiện việc tư vấn cho những người có liên quan. Trong thực tế cán bộ tư pháp- hộ tịch, nhất là cán bộ tư pháp- hộ tịch tại các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, ít được đào tạo, tập huấn, ít có kinh nghiệm, kỹ năng để tư vấn cho các bên về quyền, nghĩa vụ và nhất là hậu quả pháp lý của việc cho nhận con nuôi, nên dẫn đến việc là sau khi được tư vấn các bên vẫn không thể

nhận thức đúng đắn về quyền và trách nhiệm của mình. Thậm chí có trường hợp cha mẹ đẻ vẫn hiểu là khi cho con làm con nuôi người khác rồi, nếu muốn vẫn có thể lấy lại con.

- Thông báo tình hình phát triển của con nuôi và theo dõi việc nuôi con nuôi. Vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện, ý thức của cha mẹ nuôi. Một thực tế cho thấy rằng ít có cha mẹ nuôi nào trong nước thực hiện nhiệm vụ này, lý do cơ bản là cha mẹ nuôi không bao giờ hé lộ bí mật về nguồn gốc của con nuôi, không muốn ai biết mối quan hệ trong gia đình họ là quan hệ quan hệ cha mẹ nuôi với con nuôi. Hầu hết chỉ có các cha mẹ nuôi là người nước ngoài mới thực hiện thông báo tình hình phát triển của con nuôi thông qua các Văn phòng con nuôi nước ngoài. Do đó, các cơ quan có thẩm quyền khó có thể theo dõi được chính xác tình hình của con nuôi trong nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP đưa ra quy định cho thay đổi phần khai về cha, mẹ từ cha mẹ đẻ sang cha mẹ nuôi tại giấy khai sinh của con nuôi, quy định này đã kế thừa quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và phân biệt thành hai trường hợp: trường hợp con nuôi là trẻ bị bỏ rơi mà phần khai về cha mẹ còn để trống thì căn cứ vào Giấy chứng nhận nuôi con nuôi để ghi bổ sung thông tin của cha mẹ nuôi vào phần khai về cha mẹ; trường hợp đã có tên cha mẹ đẻ, nếu hai bên cha mẹ có thỏa thuận thì cũng được thay đổi phần khai của cha mẹ từ cha mẹ đẻ sang cha mẹ nuôi. Tuy nhiên trong quá trình giải quyết khai sinh cho người con nuôi cán bộ tư pháp hộ tịch vẫn còn nhầm lẫn và giải quyết sai thủ tục. Chẳng hạn giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có sự thỏa thuận về việc thay đổi phần khai về cha mẹ từ cha mẹ đẻ sang cha mẹ nuôi thì phải tiến hành đăng ký khai sinh lại cho con nuôi và thu hồi Giấy khai sinh cũ chứ không phải là việc chỉnh sửa trong giấy khai sinh của trẻ theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP. Quy định này là không hợp lý bởi Giấy khai sinh cấp lần đầu cho trẻ là hợp lệ nên không thể

thực hiện việc thu hồi mà chỉ nên thay đổi, bổ sung các nội dung phù hợp.

Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế - 16

Đồng thời vẫn còn vướng mắc trong việc ghi tên cha hoặc mẹ nuôi vào Giấy khai sinh của con nuôi trong trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi. Thực tế cho thấy khi cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì họ không muốn đứa trẻ lớn lên sẽ thắc mắc hoặc bị mặc cảm khi thấy các anh, chị, em mình có đầy đủ tên cha, mẹ tại giấy khai sinh, trong khi đó Giấy khai sinh của mình lại chỉ có tên cha hoặc mẹ. Sở tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay cũng đang vướng mắc đối với trường hợp ông Grayhurst đã được UBND tỉnh Quyết định cho nhận trẻ Võ Nguyễn Huyền T (là con riêng của vợ - bà Võ Thị Thủy T) làm con nuôi, do ông Grayhurst và bà T đã có chung với nhau 02 người con nên ông, bà mong muốn được thay đổi họ tên cho cháu Huyền T, đồng thời muốn được ghi tên cha vào giấy khai sinh của cháu Huyền T để Giấy khai sinh của cháu đầy đủ tên cha, mẹ như Giấy khai sinh của 2 em mình. Tuy nhiên Sở Tư pháp chỉ có thể giải quyết việc thay đổi họ tên cho cháu Huyền Tiến mà không thể ghi tên ông Grayhurst vào Giấy khai sinh của cháu Huyền T. Do nguyện vọng của ông Grayhurst là chính đáng và cũng thuận với đạo đức nên Sở Tư pháp đã có văn bản xin ý kiến Bộ Tư pháp cho phép ông Grayhurst được ghi tên vào phần khai về cha của cháu Huyền T, nhưng đã 01 năm trôi qua mà Bộ Tư pháp vẫn chưa có ý kiến trả lời.

- Về hệ quả pháp lý của nuôi con nuôi. Thực tế cho thấy, khi đã cho con đi làm con nuôi người khác, thì cha mẹ đẻ không còn điều kiện để thực hiện một số quyền, nghĩa vụ đối với người con đó hoặc nếu có thực hiện, thì cũng khó tránh khỏi tranh chấp với cha mẹ nuôi. Do đó, Luật quy định trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em với cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, thì kể từ thời điểm việc nuôi con nuôi được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ nuôi

dưỡng, cấp dưỡng, giáo dục, đại diện theo pháp luật, quản lý, định đoạt tài sản riêng của con. Bởi cùng với việc cho trẻ em làm con nuôi, thì những quyền và nghĩa vụ này đã được “chuyển giao” từ cha mẹ đẻ sang cho cha mẹ nuôi; giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ quyền, nghĩa vụ pháp lý của cha mẹ và con.

Khoản 4 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi quy định cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có quyền thỏa thuận với nhau về một số quyền và nghĩa vụ, tuy nhiên sự thỏa thuận này phải phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi về nguyên tắc quyền và nghĩa vụ làm cha mẹ được chuyển từ cha mẹ đẻ sang cha mẹ nuôi kể từ ngày việc nuôi con nuôi được đăng ký (quy định này là cần thiết để tránh sự tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi đối với trẻ). Nhưng không phải tất cả các quyền và nghĩa vụ đều chấm dứt giữa cha mẹ đẻ và con đã cho làm con nuôi, như quyền thừa kế.

Trong trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận thì việc chấm dứt hay tồn tại quyền và nghĩa vụ gì (kể cả quyền thừa kế) giữa cha mẹ đẻ và con đã cho làm con nuôi tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên trên cơ sở bảo đảm mục đích của việc nuôi con nuôi và vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi [23]. Thực tế nghiên cứu các hồ sơ con nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy hầu như giữa cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ với cha mẹ nuôi không có thỏa thuận bằng văn bản hoặc có thỏa thuận thì cũng giao toàn bộ các quyền và nghĩa vụ cho cha mẹ nuôi, chưa có trường hợp nào đề cập đến vấn đề về quyền thừa kế của trẻ. Điều này cho thấy có hai khả năng xảy ra:

Thứ nhất: Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ và cha mẹ nuôi am hiểu pháp luật và đã thỏa thuận thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Thứ hai: Có khả năng cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ và cha mẹ nuôi

chưa nhận thức được hệ quả pháp lý của việc cho nhận con nuôi, đồng thời không nhận được sự tư vấn đầy đủ từ cơ quan có thẩm quyền nên không biết để thực hiện thỏa thuận trước khi đăng ký việc nuôi con nuôi. Những trường hợp này hai bên cha mẹ có thể không biết được rằng người con nuôi vẫn có quyền thừa kế đối với cha mẹ đẻ.

Do đó, pháp luật cần có quy định cụ thể hơn khi cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ với cha mẹ nuôi không có thỏa thuận khác về các quyền và nghĩa vụ pháp lý khi thực hiện quan hệ nuôi con nuôi thì các quyền và nghĩa vụ giữa trẻ đã cho làm con nuôi với gia đình gốc hoàn toàn chấm dứt, kể cả quyền thừa kế theo pháp luật, nhằm tránh xảy ra tranh chấp về sau.

- Về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Pháp luật Việt Nam từ trước đến nay chưa có quy định về việc nhận con nuôi đầy đủ (nuôi con nuôi trọn vẹn) làm chấm dứt hoàn toàn các mối liên hệ pháp lý giữa người được nhận nuôi với gia đình gốc. Việc không quy định nhận con nuôi đầy đủ có thể xuất phát từ phong tục, tập quán của người Việt Nam. Thực tế cho thấy các quan hệ nuôi con nuôi trong nước là hình thức nuôi con nuôi đơn giản (nuôi con nuôi không đầy đủ), còn các quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tuy không có quy định là nuôi con nuôi đầy đủ, nhưng gần như mặc nhiên là nuôi con nuôi đầy đủ. Các trường hợp cho trẻ làm con nuôi người nước ngoài gần như làm chấm dứt mọi quan hệ pháp lý với gia đình cha mẹ đẻ ở trong nước và làm phát sinh đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa trẻ với cha mẹ nuôi người nước ngoài. Do đó, để tránh xung đột pháp luật về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, Luật Nuôi con nuôi cần phải quy định cụ thể hình thức nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là nuôi con nuôi đầy đủ.

- Việc kết hôn giữa con đẻ và con nuôi của cùng một người. Đối chiếu với các văn bản pháp luật về HN&GĐ không có quy định nào cấm con nuôi

và con đẻ kết hôn với nhau. Do pháp luật không cấm nên về nguyên tắc con đẻ và con nuôi có thể kết hôn với nhau, nhưng phải đảm bảo các điều kiện kết hôn mà Luật HN&GĐ quy định, ngoại trừ trường hợp con nuôi và con đẻ là người có quan hệ trong phạm vi ba đời. Tuy nhiên đây là trường hợp kết hôn khá đặc biệt nên cũng cần phải quy định cụ thể và lưu ý đến vấn đề đạo đức, phong tục tập quán của dân tộc.

- Về quan hệ nuôi con nuôi thực tế: Bản chất của quan hệ nuôi con nuôi thực tế là đã hình thành và tồn tại quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi trong thực tế cuộc sống. Quan hệ cha mẹ và con đưc xác lập phù hợp với mong muốn, tình cảm của các bên và được thể hiện rõ ràng, công khai trong cuộc sống, nhưng chưa được công nhận của cơ quan có thẩm quyền. Việc nhận nuôi thoả mãn đầy đủ các điều kiện của việc nuôi con nuôi, không trái với mục đích của việc nuôi con nuôi và đạo đức xã hội. Giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi có mong muốn thiết lập quan hệ cha mẹ và con, đối xử với nhau trong tình cảm cha mẹ và con, đồng thời thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau để xây dựng một gia đình thật sự.

Điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi nếu có vi phạm thì thực tế việc nuôi con nuôi đã thực sự hình thành quan hệ nuôi con nuôi, do đó, việc vi phạm không còn ý nghĩa nữa (ngoại trừ những trường hợp vi phạm về đạo đức).

Theo quan điểm của chúng tôi, khi đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế chỉ cần xem xét các dấu hiệu hiện tại như:

- Về ý chí của các bên: Giữa người nhận nuôi và con nuôi có mong muốn thiết lập quan hệ cha mẹ và con, đã thật sự coi nhau như cha mẹ và con, đối xử với nhau trong tình cảm cha mẹ và con.

- Về chủ thể: người nhận nuôi và con nuôi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về tuổi tác, tư cách đạo đức,…

- Về khách quan: các bên đã, đang cùng chung sống với nhau, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau. Quan hệ giữa cha mẹ và con giữa hai bên được họ hàng và mọi người xung quanh thừa nhận. Việc nuôi con nuôi là đúng mục đích, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Không cần chứng minh hoặc xác minh việc các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi. Vì điều này vô cùng khó khăn khi mà thời gian trôi qua đã quá lâu.

Qua khảo sát tình hình nuôi con nuôi thực tế mà chưa đăng ký tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong một thời gian ngắn, để thu thập được số liệu chính xác chúng tôi đã gặp không ít khó khăn, bởi lý do không phải tất cả các trường hợp nuôi con nuôi thực tế mà chúng tôi biết đều hợp tác, việc này không đơn giản như khi khảo sát, thống kê số liệu trẻ chưa được khai sinh hay các trường hợp hôn nhân thực tế. Do nuôi con nuôi có những đặc thù riêng, người nhận nuôi con nuôi muốn giữ bí mật về việc nuôi con nuôi, nên họ không muốn tiết lộ thông tin về trẻ là con đẻ hay con nuôi. Chúng tôi chỉ thống kê được khoảng 15 trường hợp nuôi con nuôi thực tế mà chưa đăng ký thông qua các cán bộ tư pháp- hộ tịch cấp xã trao đổi, do những trường hợp này trẻ em chưa có Giấy khai sinh, “cha mẹ nuôi” (người đang thực tế nuôi dưỡng) mong muốn được đăng ký khai sinh cho trẻ với đầy đủ tên cha mẹ tại giấy khai sinh của trẻ nên đã đến UBND xã để được hướng dẫn. Trong việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế chúng tôi cho rằng phải tôn trọng ý chí và nguyện vọng của các bên có mong muốn thiết lập quan hệ nuôi con nuôi hay không chứ không nên bắt buộc họ phải thực hiện việc đăng ký khi mà họ không muốn tiết lộ thông tin về mối quan hệ nuôi con nuôi đang tồn tại. Vậy những trường hợp không đăng ký thì không được công nhận.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 09/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí