Quan Điểm Về Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công Với Cách Mạng


Bốn là: Một số đơn vị, đặc biệt là các tổ chức đoàn thể chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm của mình nên chưa khai thác triệt để các nguồn lực trong xã hội để thực hiện nhiệm vụ chính sách ưu đãi người có công. Mặt khác, người dân chưa chủ động tìm hiểu chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và những quy định của pháp luật về ưu đãi người có công nên việc giải quyết chế độ còn chậm và gặp nhiều khó khăn. Một số đối tượng có tư tưởng công thần, thiếu tính hợp tác nên việc tiếp nhận các thông tin để hướng dẫn thiết lập hồ sơ còn chậm.

Tiểu kết chương 2

Chương 2, luận văn đã khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hệ thống, đặc điểm tình hình người có công đang quản lý trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột; phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi người có công theo quy trình thực hiện chính sách, kết quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Thông qua thực trạng tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột nhằm đánh giá về những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân những hạn chế khi thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Trên cơ sở đó, để đưa ra những giải pháp thực hiện và kiến nghị, đề xuất với tỉnh, Trung ương trong việc triển khai thực chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới (tại Chương 3).


Chương 3

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG

VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT

3.1. Quan điểm về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

3.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến thương binh, liệt sĩ, những người đã cống hiến xương máu, hy sinh tính mạng của mình để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. Tháng 6/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị chọn một ngày trong năm làm “Ngày thương binh” để nhân dân ta có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với đất nước [1]. Thực hiện chỉ thị của Người, Hội nghị trù bị gồm đại biểu các cơ quan, ban, ngành ở Trung ương và địa phương đã họp ở xã Phú Minh (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) bàn bạc, nhất trí đề nghị lấy ngày 27/7/1947 làm “Ngày thương binh, liệt sĩ”; từ đó, ngày 27-7 hằng năm trở thành “Ngày thương binh, liệt sĩ” trong cả nước [1].

Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - 9

Trước lúc đi xa, trong Di chúc thiêng liêng của Người đã căn dặn biết bao điều hệ trọng về công tác lao động - thương binh và xã hội: “Đầu tiên là công việc đối với con người. Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sỹ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong …), Đảng, Chính phủ và đồng bào ta phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh” [1]. Đối với các liệt sĩ, thì mỗi địa phương (thành phố, làng, xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta [1]. Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét” [1].


Với tư tưởng, quan điểm và tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác thương binh, liệt sĩ đã được Đảng và Chính phủ ta vận dụng, kế thừa, phát huy và cụ thể hóa thành nhiều chương trình, chính sách giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với nước. Quan điểm nhất quán đó luôn được Đảng, Nhà nước ta khẳng định trong các Nghị quyết Đại hội Đảng qua các thời kỳ, như:

Tại Đại hội VII của Đảng đã khẳng định: “Quan tâm chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng, coi đó vừa là trách nhiệm của Nhà nước, vừa là trách nhiệm của toàn dân; sớm ban hành chế độ toàn dân đóng góp vào quỹ đền ơn, trả nghĩa để chăm lo đời sống thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng” [29].

Với quan điểm chỉ đạo tại Đại hội VII của Đảng, Chính phủ đã ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Nghị định 120/NĐ-CP … nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng đối với công tác chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Đến Đại hội VIII, Đảng ta chỉ rõ: “Tổ chức tốt việc thi hành Pháp lệnh về người có công, bảo đảm cho những người có công với đất nước và cách mạng có đời sống vật chất và tinh thần ít nhất bằng mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú; bồi dưỡng và tạo điều kiện cho con em những người có công với cách mạng tiếp nối sự nghiệp của cha anh. Mở rộng phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ...” [29].

Việc ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với nước và các Nghị quyết, Nghị định, Thông tư hướng dẫn… đã tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai thực hiện chính sách ưu đãi người có công với nước được thuận lợi và hiệu quả hơn. Tại Đại hội IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Chăm lo tốt hơn đối với các gia đình chính sách và những người có công với cách mạng, bảo đảm tất cả các gia đình chính sách đều có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình so với người dân địa phương trên cơ sở kết hợp 3 nguồn lực: Nhà nước, cộng đồng và cá nhân các đối tượng chính sách tự vươn lên” [29].

Nhằm bù đắp những hy sinh mất mát của người có công và không bỏ sót đối tượng, nhất là việc xác nhận hồ sơ người có công còn tồn đọng sau chiến tranh, Đại


hội Đảng lần thứ XI chỉ rõ: “Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình có công. Giải quyết dứt điểm các tồn đọng về chính sách người có công, đặc biệt là người tham gia hoạt động bí mật, lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong các thời kỳ cách mạng và kháng chiến...” [29].

Với phương châm không để ai ở lại phía sau, đặc biệt là người có công với cách mạng, Nghị quyết Đại hội XII, Đảng ta yêu cầu: “Thực hiện tốt chính sách chăm sóc người có công; giải quyết tốt lao động, việc làm và thu nhập của người lao động; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội; coi trọng chăm sóc sức khỏe nhân dân”; “Tiếp tục hoàn thiện chính sách xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội đến mọi người dân; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống. Phát triển và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội…” [29]. Đại hội XIII Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công; đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công; bảo đảm chế độ ưu đãi người và gia đình người có công phù hợp với xu hướng tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội” [29].

3.1.2. Quan điểm của cá nhân về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện tính nhân văn sâu sắc, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng nhằm đãi ngộ, ghi nhận, tôn vinh những cống hiến, hy sinh mất mát của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công đối với đất nước. Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng còn thể hiện tính giáo dục ý thức trách nhiệm, ý thức rèn luyện, phấn đấu vươn lên của thế hệ trẻ nhằm cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ những giá trị tốt đẹp, những thành quả cách mạng mà cha ông ta đã dày công gìn giữ.


Chính vì vậy, mỗi cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp, mỗi cơ quan, đơn vị và mỗi cá nhân phải thấm nhuần tư tưởng, quan điểm của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Xác định việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị, của mỗi gia đình và của mỗi chúng ta; do đó, cần phải có sự tham gia vào cuộc của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị.

Các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ phải nêu cao ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc đối với thương binh, bệnh binh, liệt sĩ, thân nhân gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Tích cực tham gia thực hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa”; xác định chăm sóc gia đình người có công là niềm tự hào, lòng biết ơn sâu sắc, đồng thời là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cá nhân và của toàn xã hội.

Bằng tình cảm, trách nhiệm và lòng biết ơn sâu sắc phải huy động mọi nguồn lực trong xã hội nhằm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công, đảm bảo để họ có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân địa phương nơi cư trú. Giúp họ xoa dịu nỗi đau thương mất mát mà chiến tranh đã gây nên, vượt qua mọi khó khăn để ổn định cuộc sống, phát huy tinh thần “gia đình cách mạng gương mẫu” góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế.

3.2. Dự báo về đối tượng người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới

3.2.1. Tình hình biến động chung về người có công

Khi đất nước có chiến tranh thì toàn thể các tầng lớp nhân dân sẽ tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc, tổn thất về người chắc chắn sẽ xảy ra, mà phần lớn là lực lượng vũ trang, khối các cơ quan nhà nước, dân quân du kích, thanh niên xung phong... Do đó số liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, người có công với cách mạng sẽ có biến động theo chiều hướng gia tăng. Nhưng trong thời bình hiện nay, số người có công với cách mạng ngày càng giảm, với các lý do sau đây:


Thứ nhất: Qua khảo sát số liệu người có công, kết quả cho thấy, người có công được xác nhận trên cơ sở của 03 giai đoạn chiến tranh, gồm: Thương binh, liệt sĩ và người có công được xác nhận thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (giai đoạn trước năm 1954). Thương binh, liệt sĩ và người có công được xác nhận thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ (giai đoạn từ năm 1954 - 1975). Thương binh, liệt sĩ và người có công được xác nhận thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (kể cả chiến tranh biên giới Tây Nam, Tây Bắc năm 1979 và làm nhiệm vụ Quốc tế giúp nước bạn Cămpuchia). Trong đó, số được công nhận nhiều nhất là thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước; tiếp đến là thời kỳ bảo vệ tổ quốc (sau năm 1975) và thời kỳ chống Pháp.

Xét theo thời gian tham gia kháng chiến của người có công ở từng giai đoạn, đến nay số người có công với cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Pháp còn rất ít, chỉ còn thân nhân hưởng chế độ; hiện nay số người có công với cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và bảo vệ tổ quốc là chủ yếu. Tuy nhiên, hầu hết đã lớn tuổi (nếu tính độ tuổi trung bình đối với người có công thời kỳ chống Mỹ hiện nay ở độ tuổi trên 70 tuổi; thời kỳ sau năm 1975 ở độ tuổi trên 60 tuổi). Do tuổi cao, sức yếu số người có công tham gia chống Pháp, chống Mỹ sẽ ngày càng giảm mạnh trong thời gian tới, chỉ còn số người có công thời kỳ sau năm 1975 và thân nhân của người có công.

Thứ hai: Trên thực tế thời kỳ đất nước hòa bình hiện nay vẫn có những người được xác nhận liệt sĩ và thương binh đối với những trường hợp: Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội; do ốm đau, tai nạn không thể cứu chữa kịp thời khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục của Chính phủ quy định; trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm; trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm, nhưng số này không nhiều (cả tỉnh Đắk Lắk mỗi năm chỉ có 5- 10 trường hợp). Ngoài ra, số


đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước hiện nay cũng không còn nhiều và các giấy tờ, tài liệu chứng minh có tham gia kháng chiến bị thất lạc nên không có cơ sở để xác nhận người có công với cách mạng.

Như vậy, trong thời gian tới, người có công với cách mạng nói chung trong cả nước và người có công với cách mạng ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk sẽ có biến động theo chiều hướng giảm. Riêng các chế độ ưu đãi và thân nhân của người có công được hưởng chế độ sẽ được mở rộng và điều chỉnh (theo hướng tăng lên) nhằm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước.

3.2.2. Dự báo về người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới

Thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay đang quản lý và giải quyết chế độ đối với gần 10 ngàn đối tượng người có công với cách mạng. Trong đó, người có công với cách mạng thời kỳ chống Pháp có gần 5 % so với hồ sơ quản lý; người có công với cách mạng thời kỳ chống Mỹ có khoảng chiếm 70 % so với hồ sơ quản lý; người có công với cách mạng thời kỳ bảo vệ Tổ quốc chiếm 25% so với hồ sơ quản lý. Như kết quả đã phân tích ở trên (phần 3.2.1) người có công đa phần tuổi đã cao; số xác nhận mới theo tiêu chí khó có thể đủ điều kiện theo quy định... nên xu thế số lượng người có công sẽ giảm trong thời gian tới là điều tất yếu.

Qua kết quả đạt được trong giai đoạn 2013 – 2020, toàn thành phố Buôn Ma Thuột xác nhận mới người có công với cách mạng hơn 2.200 đối tượng; trong đó: Số hưởng trợ cấp hàng tháng hơn 450 hồ sơ, số còn lại là hưởng trợ cấp một lần (trong số này có một số trường hợp đã chết và thân nhân của họ được hưởng trợ cấp một lần). Bên cạnh đó, hồ sơ tồn đọng chưa giải quyết theo tiêu chí của Bộ Lao động thương binh và Xã hội trên địa bàn thành phố không nhiều; qua rà soát, số người dân kê khai có tham gia hoạt động kháng chiến nhưng chưa được xem xét giải quyết chế độ có khoảng hơn trên dưới 100 hồ sơ (người dân tự kê khai). Với số liệu này, trong thời gian tới số lượng người có công tăng không đáng kể mà có chiều hướng giảm do người có công ngày càng lớn tuổi, già yếu và từ trần.


Theo Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01/7/2021 sẽ mở rộng phạm vi điều chỉnh, bổ sung một số đối tượng người có công với cách mạng và thân nhân của họ được hưởng các chế độ ưu đãi, như: Người bị địch bắt tù, đày do trực tiếp hoạt động cách mạng, trực tiếp chiến đấu bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế sau năm 1975; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc được Nhà nước khen tặng Huân chương Chiến thắng, Huy chương Chiến thắng; bổ sung đối tượng hưởng ưu đãi là vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống. Số này cũng không nhiều, chủ yếu bổ sung chế độ người có công và đối tượng hưởng trợ cấp một lần (vì đã công nhận người có công nay bổ sung thêm chế độ ưu đãi).

Theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố Buôn Ma Thuột nhiệm kỳ 2020

– 2025 đã xác định: Phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; huy động, khai thác và sử dụng thật hiệu quả các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các ngành, lĩnh vực, sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của Thành phố [17]. Kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội gắn với quản lý chặt chẽ tài nguyên, bảo vệ môi trường; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo đảm trật tự an toàn xã hội và giữ vững quốc phòng, an ninh; xây dựng và phát triển Thành phố bản sắc, văn minh, hiện đại; tạo tiền đề vững chắc để thành phố Buôn Ma Thuột sớm trở thành đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên theo Kết luận số 67-KL/TW, Nghị quyết số 103/NQ-CP, ngày 09/7/2020 của Chính phủ [17].

Để đạt được các mục tiêu đề ra, trong thời gian tới thành phố Buôn Ma Thuột sẽ có nhiều dự án phát triển kinh tế, thu hút đầu tư; đây là cơ hội để người dân thành phố có việc làm nâng cao thu nhập. Thành phố Buôn Ma Thuột cũng là một trong những thành phố có sự phát triển nhanh, khí hậu ôn hòa, các điều kiện tương đối thuận lợi; đặc điểm dân số đa dạng (dân tộc kinh chiếm phần lớn, có đủ các thành phần của 63 tỉnh, thành trên toàn quốc sinh sống). Do đó, trong thời gian tới sẽ có sự gia tăng về dân số (dịch chuyển từ các tỉnh, thành phố trên toàn quốc và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/06/2023