Kết Quả Rà Soát Hồ Sơ Phát Hiện Những Sai Phạm Trong Việc Lợi Dụng Chính Sách Người Có Công Để Hưởng Chế Độ


với kinh phí hỗ trợ gần 1,5 đồng; tặng gần 100 sổ tiết kiệm cho đối tượng chính sách, với kinh phí gần 400 triệu đồng và hỗ trợ cho hàng ngàn lượt người có công bị ốm đau, bệnh tật và gặp khó khăn trong cuộc sống (chi tiết tại Phụ lục 2.14) [37].

Ngoài việc nâng cấp, sửa chữa nhà ở đối với người có công, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột cũng luôn quan tâm đến các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, thăm hỏi động viên người có công, phần nào xoa dịu nỗi đau mà chiến tranh để lại, giúp họ vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Nhân ngày thương binh liệt sĩ 27/7, tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc và các ngày lễ lớn trong năm; từ nguồn kinh phí quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” huy động được của địa phương, nguồn kinh phí của tỉnh, Trung ương hỗ trợ, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho UBND thành phố tổ chức các đoàn lãnh đạo đi thăm, tặng quà, động viên thăm hỏi các đối tượng gia đình chính sách có công. Trong thời gian qua (2013 – 2020), đã trao tặng quà cho hơn 100 ngàn lượt đối tượng người có công, với số tiền hơn 31 tỷ đồng; trong đó: Ngân sách Trung ương (quà của Chủ tịch nước), có gần 46 ngàn lượt đối tượng, với kinh phí hơn 10 tỷ đồng; kinh phí của tỉnh, thành phố và xã, phường có gần 63 ngàn lượt đối tượng, với kinh phí hơn 21 tỷ đồng. Phong trào phụng dưỡng chăm sóc Mẹ VNAH đã được các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố nhiệt tình hưởng ứng, đã có 20 đơn vị nhận chăm sóc phụng dưỡng suốt đời 08 mẹ VNAH, hiện nay 100% Mẹ VNAH còn sống được các đơn vị nhận chăm sóc, phụng dưỡng. Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các cấp đã thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác thương binh liệt sỹ; quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người có công ổn định về cuộc sống. Từ đó tạo động lực để người có công vượt qua nỗi đau thương mất mát, xây dựng cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc. Những kết quả đó đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.


2.3.5. Kết quả rà soát hồ sơ phát hiện những sai phạm trong việc lợi dụng chính sách người có công để hưởng chế độ

Hàng năm Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đã xây dựng kế hoạch và phối hợp với Phòng chuyên môn của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai việc rà soát hồ sơ đối tượng người có công đang quản lý, lưu trữ nhằm phát hiện những bất cập thông tin về hồ sơ, từ đó hướng dẫn các đối tượng bổ sung giấy tờ hoàn thiện hồ sơ theo quy định; một số trường hợp phát hiện có dấu hiệu sai phạm đã phối hợp các cơ quan liên quan xác minh làm rõ và xử lý theo quy định của Pháp luật.

Từ năm 2013 - 2020, trên cơ sở tiếp nhận thông tin phản ánh của nhân dân (đơn thư tố cáo, kiến nghị…) và kết quả rà soát hồ sơ người có công đang lưu trữ tại đơn vị, các cơ quan chức năng của tỉnh và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phát hiện 39 hồ sơ người có công các loại (chủ yếu là hồ sơ thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học) có dấu hiệu sai phạm. Đã ban hành quyết định đình chỉ chế độ trợ cấp hàng tháng đối với 39 trường hợp nêu trên; với số tiền hưởng sai quy định hơn 3,4 tỷ đồng; đến nay, đã truy thu được hơn 1,6 tỷ đồng. Cơ quan Công an đã hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị truy tố trước pháp luật 14 trường hợp, với mức án cao nhất 5 năm tù giam và thấp nhất 06 tháng tù treo.

Với kết quả thanh tra, kiểm tra và rà soát hồ sơ người có công đã phần nào hạn chế những sai sót trong quá trình thiết lập hồ sơ giải quyết chế độ chính sách cũng như giúp người có công bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định. Đồng thời, phát hiện xử lý nghiêm minh những trường hợp lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi chính sách nhằm đem lại công bằng trong việc hưởng chế độ chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và cũng cố niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện chính sách.

2.3.6. Kết quả đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

Ngoài yếu tố con người, cơ chế chính sách... thì yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng là nhân tố quan trọng góp phần thành công trong việc thực hiện chính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


sách, đưa chính sách vào cuộc sống. Nếu không có thành tố cơ bản này thì việc thực hiện chính sách sẽ không thể diễn ra một cách thuận lợi và đạt được hiệu quả cao như mong muốn.

Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - 8

Cơ sở vật chất, trang thiết bị là tất cả phương tiện vật chất được huy động vào việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công, như: Đầu tư vào phương tiện phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; máy móc thiết bị; phương tiện; văn phòng làm việc... Nếu một chính sách tốt, đội ngũ cán bộ công chức có trình độ năng lực, nhiệt tình nhưng cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, thô sơ, không theo kịp sự phát triển của xã hội thì việc thực hiện chính sách sẽ đạt hiệu quả thấp, có khi dẫn đến thất bại. Mặc dù nguồn thu ngân sách của địa phương còn hạn chế nhưng UBND thành phố Buôn Ma Thuột đã quan tâm đầu tư nguồn kinh phí để phục vụ công tác chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

Trong giai đoạn 2013 – 2020, từ nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ và nguồn kinh phí của địa phương, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tham mưu UBND thành phố đầu tư kinh phí cho cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm thực hiện chính sách ưu đãi người có công, với tổng kinh phí đầu tư gần 700 triệu đồng; trong đó tập trung vào việc trang thiết bị máy vi tính cho đội ngũ trực tiếp giải quyết công việc liên quan đến chính sách người có công; thiết bị tuyên truyền... Do đó, việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột thời gian qua đã được triển khai thuận lợi và đạt kết quả (chi tiết tại Phụ lục 2.15) [32].

2.4. Đánh giá việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

2.4.1. Ưu điểm và nguyên nhân của ưu điểm

* Ưu điểm: Trong những năm qua, công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện, được đông đảo các tầng lớp Nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia. Do đó, đã mang lại một số kết quả đáng khích lệ, cụ thể:


Một là: Công tác tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chế độ chính sách được thực hiện đồng bộ, với tinh thần trách nhiệm cao và với phương châm người có công được thụ hưởng chính sách ưu đãi đầy đủ, kịp thời và đúng văn bản quy định của Nhà nước. Đến nay, có gần 10 ngàn người có công và thân nhân được hưởng các chính sách trên địa bàn của thành phố. Trong đó, gần 3 ngàn người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng với số tiền chi trả gần 5 tỷ đồng/tháng; số còn lại hưởng quyền lợi chính trị và các chế độ liên quan khác. Tỷ lệ chuyển trả hồ sơ đã giảm nhiều so với những năm trước đây.

Hai là: Công tác phổ biến tuyên truyền đã được các ngành, các cấp thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phong phú, đa dạng: Do đó, Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được tuyên truyền rộng rãi tới các ngành, các cấp và tầng lớp nhân dân để mọi người nắm bắt đầy đủ các chế độ chính sách, trên cơ sở đó triển khai thực hiện có hiệu quả về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

Ba là: Các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc, phụng dưỡng mẹ Việt Nam Anh hùng đã được các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố quan tâm thực hiện và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ; đến nay hầu hết các Mẹ Việt Nam Anh hùng (100%) còn sống được các cơ quan, doanh nghiệp nhận phụng dưỡng, chăm sóc suốt đời. 100% người có công và thân nhân của họ được hưởng ưu đãi trong việc khám chữa bệnh, cấp phát dụng cụ chỉnh hình, điều dưỡng chăm sóc sức khỏe... Chính quyền các cấp đã thường xuyên quan tâm thăm hỏi, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm đảm bảo người có công được thụ hưởng đầy đủ các chính sách, chế độ đãi ngộ, hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống về vật chất, vui vẻ về tinh thần, vượt qua đau thương mất mát, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Những kết quả nêu trên đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội,

giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn thành phố và củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.


* Nguyên nhân:

Một là: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là một chủ trương đúng đắn, hợp với ý Đảng, lòng dân; thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc Việt Nam. Cùng với sự phát triển của đất nước, các chính sách ưu đãi về người có công đã từng bước được bổ sung và hoàn thiện, đảm bảo đời sống của người có công, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, các chế độ về chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm, miễn, giảm thuế v.v... cũng được sửa đổi, điều chỉnh kịp thời. Có thể nói, các đối tượng người có công đã được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và sự tham gia có trách nhiệm của toàn xã hội.

Đây là cơ sở tiền đề và điều kiện thuận lợi để các địa phương triển khai thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; cùng với sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của UBND tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố đã quán triệt, chỉ đạo sâu sát đến từng cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp trong việc triển khai thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở các cơ quan, đơn vị và các xã, phường trên địa bàn thành phố.

Hai là: Các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, phường, đặc biệt là Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đã bám sát Chương trình, Nghị quyết của Thành ủy, UBND thành phố để xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ sát với tình thực tế tại địa phương. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng đã được đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng thời điểm và từng địa phương, nhằm giúp người dân có thông tin chính xác, kịp thời. Do đó, các phong trào đền ơn, đáp nghĩa, toàn dân tham gia chăm sóc người có công được phát triển sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực và trở thành trách nhiệm xã hội, tình cảm và nét đẹp văn hoá của dân tộc. Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là vai trò trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; các doanh nghiệp, cơ quan và quần chúng nhân dân được thực hiện chặt chẽ, thường xuyên và liên tục.


Ba là: Công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ làm công tác chính sách ưu đãi người có công được quan tâm và tạo điều kiện để thực hiện công việc được giao; các thủ tục hành chính luôn được công khai, cập nhật kịp thời nên việc thiết lập hồ sơ giải quyết chế độ chính sách đã được triển khai thực hiện nhanh chóng, hiệu quả.

Bốn là: công tác tổng kết đánh giá, thanh tra, kiểm tra được các đơn vị thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình quy định, nhằm đánh giá những kết quả đạt được, những mặt hạn chế tồn tại, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp thực hiện phù hợp trong thời gian tới và khen thưởng động viên kịp thời những cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Đồng thời, qua việc thanh tra, kiểm tra để phát hiện những sai sót trong quá trình hướng dẫn thiết lập hồ sơ giải quyết chế độ và ngăn chặn những hành vi trục lợi chế độ chính sách của nhà nước, góp phần củng cố lòng tin của Nhân dân nói chung và của người có công nói riêng đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp phát triển của đất nước hiện nay.

2.4.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của hạn chế tồn tại

* Hạn chế:

Một là: Cấp ủy ủy, chính quyền địa phương một số nơi chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên; chưa thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo; thiếu đôn đốc, nhắc nhở dẫn đến các sai sót trong quá trình lập hồ sơ, thủ tục, giải quyết chế độ chính sách.

Hai là: Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách về người có công mặc dù được Cấp uỷ, chính quyền quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhưng vẫn còn một số địa phương, đơn vị chưa thực hiện thường xuyên, liên tục, chủ yếu thực hiện vào các dịp lễ, tết, các đợt cao điểm trong năm nên hiệu quả chưa cao.

Ba là: Công tác phối hợp giữa các đơn vị đã được thực hiện chặt chẽ, nhịp nhàng nhưng chỉ dừng lại ở một phòng ban chức năng có liên quan hoặc có sự phân công cụ thể của UBND thành phố. Chưa có sự chủ động phối hợp giữa các đơn vị


với nhau, đặc biệt là UBND các xã, phường. Do đó, một số chế độ chính sách, nhất là chính sách mới ban hành đến với người dân chưa kịp thời dẫn đến việc thiết lập hồ sơ giải quyết chế độ chính sách có khi còn chậm.

Bốn là: Chưa thực sự quan tâm đến đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách người có công. Trên địa bàn thành phố hiện nay có 23 người làm công tác thương binh liệt sĩ người có công, trong đó có 02 công chức chuyên trách thuộc phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Buôn Ma Thuột, 21 công chức của xã, phường kiêm nhiệm. Với số lượng công việc lớn, phức tạp, ngoài trình độ năng lực phải có kinh nghiệm, thời gian nghiên cứu văn bản để thực hiện nhưng hầu hết cán bộ xã, phường đều phải kiêm thêm các công việc khác thuộc lĩnh vực Lao động TB&XH (như: xóa đói giảm nghèo, bảo vệ chăm sóc trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội). Đồng thời, sự bố trí cán bộ không ổn định, có nhiều trường hợp mới tiếp cận công việc lại chuyển công việc khác. Do đó, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc hướng dẫn, thiết lập hồ sơ giải quyết chế độ chính sách người có công.

Năm là: Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” tuy được toàn xã hội quan tâm, đẩy mạnh nhưng chưa thực hiện thường xuyên; nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức và của người dân chưa đầy đủ, chưa nêu cao hết tinh thần trách nhiệm đối với sự hy sinh to lớn của thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng. Do đó, kết quả vận động thu quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” kết quả chưa cao dẫn đến việc hỗ trợ người có công khắc phục đời sống khó khăn còn hạn chế; mức sống của người có công so với mặt bằng chung của người dân địa phương nơi cư trú vẫn còn thấp. Bên cạnh đó, việc đầu tư kinh phí cho công tác chính sách ưu đãi người có công với cách mạng còn hạn chế (trong 08 năm chỉ đầu tư trang thiết bị hơn 600 triệu đồng), chủ yếu từ nguồn kinh phí Trung ương; các địa phương chưa có sự đầu tư đúng mức đến công tác này.

Sáu là: Mặc dù Chính phủ đã có nhiều văn bản điều chỉnh, bổ sung, mở rộng đối tượng nhưng vẫn chưa đáp ứng được phát sinh theo thực tế nên một số chế độ ưu đãi đối với người có công chưa thực sự tương xứng so với những hy sinh, mất mát của họ; một số thủ tục về chế độ, chính sách ban hành chưa phù hợp nhưng


chậm được sửa đổi, bổ sung; một số văn bản quy định chưa thực sự thống nhất, rõ ràng, còn chồng chéo; nhiều thủ tục hành chính gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng. Đặc biệt chưa có cơ chế đặc thù để giải quyết chế độ đối với người tham gia kháng chiến mà hiện nay không còn giấy tờ gốc.

Bảy là: Tình trạng làm giả hồ sơ để hưởng chính sách người có công vẫn còn xảy ra, gây bức xúc trong nhân dân. Một số địa phương, đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Nội dung tổng kết đánh giá còn mang tính hình thức, chưa sâu sát nên việc khuyến khích mọi người tham gia các phong trào chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, đóng góp ủng hộ quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” còn hạn chế.

* Nguyên nhân tồn tại, hạn chế:

Một là: Thành phố Buôn Ma Thuột có điểm xuất phát thấp, còn nhiều khó khăn, nguồn lực ngân sách đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và các đối tượng người có công còn hạn chế; kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công chủ yếu dựa vào sự phân bổ, hỗ trợ của Trung ương nên việc triển khai các nội dung thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng gặp nhiều khó khăn.

Hai là: Số lượng đối tượng người có công tương đối lớn, nhiều thành phần; thường xuyên biến động dẫn đến khó khăn trong quản lý và giải quyết chế độ chính sách. Đội ngũ cán bộ làm công tác lao động, thương binh và xã hội ở cơ sở còn yếu về chuyên môn, thiếu về số lượng; mặt khác đội ngũ cán bộ chưa thực sự sâu sát, chưa bắt tâm tư, nguyện vọng của đối tượng người có công và nhân dân được kịp thời, sự luân chuyển cán bộ chưa phù hợp nên dẫn đến những hạn chế tồn tại nêu trên.

Ba là: Số lượng văn bản pháp luật về lĩnh vực người có công lớn, thường xuyên thay đổi, bổ sung chỉnh sửa; một số nội dung còn nhiều vướng mắc, bất cập... và chưa thật sự làm hài lòng người dân cũng là nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/06/2023