Tăng Cường Công Tác Thanh Tra, Kiểm Tra, Tổng Kết, Đánh Giá Rút Kinh Nghiệm Việc Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công Với Cách Mạng


đáp nghĩa, các phong trào chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng và tích cực ủng hộ quỹ “đền ơn đáp nghĩa” nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người có công khó khăn về nhà ở, đau ốm, bệnh tật, khó khăn trong cuộc sống...

Ủy ban nhân dân các xã, phường cần phải rà soát lại toàn bộ hoàn cảnh gia đình của người có công và thân nhân của họ để nắm bắt đời sống, tâm tư, nguyện vọng của họ. Trên cơ sở đó, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của từng người để có kế hoạch hỗ trợ giúp đỡ họ về mặt vật chất, tinh thần. Từ nguồn quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” vận động được hàng năm tiến hành khảo sát, kiểm tra để có kế hoạch xây tặng nhà tình nghĩa, hỗ trợ sửa chữa nhà ở xuống cấp, hư hỏng đối với người có công, thân nhân của họ khó khăn về nhà ở. Tặng sổ tiết kiệm đối với những trường hợp không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập thấp; hỗ trợ người có công, thân nhân của họ bị ốm đau, bệnh tật, gặp khó khăn trong cuộc sống do thiên tai, dịch bệnh...

Việc ban hành các văn bản chỉ đạo của cấp trên là rất cần thiết, vì vậy Ủy ban nhân dân thành phố có văn bản chỉ đạo, phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên ủy ban để theo dõi từng địa bàn cụ thể, để đôn đốc, chỉ đạo trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công. Cấp ủy, chính quyền địa phương vận động các tổ chức đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn tích cực tham gia các phong trào và ủng hộ quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; nhận chăm sóc phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sĩ cô đơn không nơi nương tựa, thương binh, bệnh binh nặng... nhận đỡ đầu, tạo việc làm cho thân nhân người có công nhằm giúp họ tăng thêm thu nhập ổn định cuộc sống.

Ngoài các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước và từ nguồn kinh phí quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của các địa phương. Thành ủy, UBND thành phố Buôn Ma Thuột cần quan tâm đầu tư thêm nguồn kinh phí của địa phương cho công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công, có chính sách đặc thù của địa phương để hỗ trợ người có công và thân nhân của họ, như: Tổ chức thăm, tặng quà cho người có công nhân các ngày lễ lớn trong năm, miễn, giảm thuế đất, tiền thuê mặt bằng, hỗ trợ vay vốn ưu đãi, giống, vật nuôi, cây trồng, ưu tiên bao tiêu sản phẩm đối với


những trường hợp người có công tham gia các hoạt động kinh tế, nhằm giúp họ kinh doanh được thuận lợi, yên tâm phát triển kinh tế vươn lên làm giàu.

3.3.1.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

Chỉ đạo các cơ quan chức năng của thành phố phối hợp với Phòng Thanh tra, Phòng người có công (thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hồ sơ người có công với cách mạng đang hưởng chế độ chính sách trên địa bàn. Qua công tác kiểm tra nhằm phát hiện những thiếu sót trong thiết lập hồ sơ, hướng dẫn giúp người có công bổ sung thủ tục hồ sơ đầy đủ. Những trường hợp không đủ điều kiện kiên quyết xử lý nghiêm minh, đình chỉ chế độ, thu hồi số tiền hưởng sai quy định lấy lại niềm tin trong nhân dân. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc hướng dẫn thiết lập hồ sơ đối với các xã, phường nhằm giúp cho cơ sở thiết lập hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cũng như hạn chế được những sai sót trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác giám sát trong việc thực thi chính sách ưu đãi người có công; cần phải phát huy vai trò trách nhiệm của Ủy ban mặt trận Tổ quốc và các thành viên để tham gia giám sát, phản biện, thông qua các buổi sinh hoạt đoàn thể, họp tổ dân phố, thôn, buôn... để thông báo các chế độ chính sách về ưu đãi người có công, những kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại, nhất là kết quả thanh tra, kiểm tra để người dân được biết, tin tưởng; đồng thời phản ánh những bất cập trong chính sách, những đối tượng hưởng không đúng quy định, từ đó có cơ sở kiểm tra, chấn chỉnh...

Khi có đối tượng mới phát sinh (được công nhận là người có công) hoặc từ địa phương khác chuyển đến và trước khi tổ chức chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, cán bộ làm công tác lao động thương binh xã hội ở xã, phường cần phải công khai niêm yết danh sách những người được hưởng chế độ chính sách tại trụ sở UBND cấp xã, tại hội trường tổ dân phố, nhà cộng đồng thôn, buôn hoặc tại nơi tổ chức chi trả trước 02 ngày. Như vậy người dân sẽ biết được thông tin của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


những người hưởng chính sách tại địa phương, qua đó sẽ phát hiện những người không tham gia kháng chiến nhưng vẫn được hưởng chế độ chính sách.

Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - 11

Để nắm bắt thông tin phản ánh kịp thời, cần lập đường dây nóng để người dân tham gia tố giác những người không đủ điều kiện nhưng vẫn hưởng chính sách ưu đãi người có công. Đồng thời, cần có cơ chế khuyến khích, khen thưởng đối với các cá nhân có công lao trong việc tố giác, phát hiện và đấu tranh những tiêu cực trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công. Định kỳ hàng quý, 06 tháng, một năm, phải tiến hành công tác tổng kết đánh giá; vì qua tổng kết đánh giá nhằm giúp cho mỗi địa phương, đơn vị biết được tiến độ công việc, hiệu quả công việc, tỷ lệ đạt được theo kế hoạch đề ra; nhìn nhận được những mặt hạn chế, yếu kém. Qua đó, phát huy ưu điểm đề ra những giải pháp khắc phục những hạn chế tồn tại nhằm thực hiện công việc được tốt hơn. Đồng thời, qua công tác tổng kết đánh giá để động viên, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện công việc và lan tỏa những mô hình hay, cách làm tốt đến các địa phương trên địa bàn.

3.3.2. Một số kiến nghị

3.3.2.1. Đối với Trung ương

- Đề nghị Chính phủ tăng mức trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ Quốc tế, người có công giúp đỡ Cách mạng được tặng thưởng huân huy chương (vì mức hưởng hiện nay quá thấp, 120.000 đồng/một năm tham gia kháng chiến).

- Hiện nay, người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày đang hưởng trợ cấp hàng tháng một mức chung (0,6 lần mức chuẩn), với mức hưởng này chưa tương xứng với sự cống hiến của họ. Cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp.

- Đề nghị điều chỉnh mức trợ cấp thờ cúng liệt sĩ từ mức 500.000 đồng/năm lên mức 1.000.000 đồng/năm/liệt sĩ, nhằm phù hợp với mức sống hiện nay và xứng đáng với sự hy sinh cống hiến của liệt sĩ.

- Đề nghị Chính phủ có cơ chế đặc thù để thiết lập hồ sơ giải quyết chế độ đối với những trường hợp có tham gia hoạt động kháng chiến nhưng hiện nay không


còn giấy tờ gốc hoặc giấy tờ không đầy đủ, nhất là những trường hợp người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

- Đề nghị Bộ Quốc phòng có phương án giải mã các phiên hiệu đơn vị trong chiến tranh; công bố các vùng (chiến trường) có trận đánh ác liệt để địa phương có cơ sở rà soát, tìm kiếm mộ liệt sỹ được chính xác hơn; cũng như giải quyết chế độ chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

- Đề nghị Quốc hội đưa nhóm đối tượng là Thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước vào Pháp lệnh ưu đãi người có công (được công nhận là người có công).

3.3.2.2. Đối với các cơ quan, ban ngành của tỉnh Đắk Lắk.

- Đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tăng cường công tác tập huấn, trao đổi nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ làm công tác lao động thương binh và xã hội ở các xã, phường, thị trấn.

- Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh có chính sách đặc thù đối với những trường hợp tham gia hoạt động kháng chiến, hiện nay không còn giấy tờ hoặc giấy tờ không đầy đủ để công nhận người có công mà có hoàn cảnh khó khăn nhằm giúp họ ổn định cuộc sống (như: Hỗ trợ mua thẻ BHYT, hoặc hỗ trợ kinh phí trợ cấp một lần, miễn giảm thuế, tiền thuê mặt bằng...).

3.3.2.3. Đối với thành phố Buôn Ma Thuột

- Đề nghị Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành văn bản (Nghị quyết, chương trình ...) để tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, các xã, phường trong việc triển khai thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

- Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố bố trí thêm nguồn kinh phí cho các địa phương, cơ quan đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

- Đề nghị UBND thành phố tổ chức cuộc điều tra xã hội về tình hình đời sống của người có công. Trên cơ sở đó có kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ người có công, thân nhân của họ nhằm đạt kết quả cao hơn.


Tiểu kết chương 3

Tác giả đã tổng hợp những quan điểm của Đảng, Nhà nước về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, đặc biệt từ kinh nghiệm của bản thân trong quá trình công tác và qua nghiên cứu các tài liệu, tác giả đã nêu lên quan điểm của cá nhân về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Từ những hạn chế, tồn tại đã đề ra 07 nhóm giải pháp cơ bản để thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trong thời gian tới; đồng thời, kiến nghị, đề xuất với Trung ương, với tỉnh Đắk Lắk và thành phố Buôn Ma Thuột quan tâm hơn nữa một số nội dung để thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng nói chung và trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới.


KẾT LUẬN

Có lẽ hiếm thấy nơi nào như đất nước Việt Nam, dù bất cứ nơi đâu, từ phố phường chật hẹp đến làng quê “cò bay thẳng cánh” đều có những nghĩa trang liệt sĩ ken dày mộ chí. Phần lớn trong số những người ngã xuống mới mười tám đôi mươi, lứa tuổi đẹp nhất cuộc đời. Họ bước vào cuộc chiến với tâm thế của những anh hùng, họ biết đặt cái khát khao giành độc lập, tự do lên trên sinh mạng của chính mình. Nhờ thế, đất nước Việt Nam được định hình trên bản đồ thế giới cũng từ tinh thần hy sinh cao cả ấy [52]. Chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm, nhưng nổi đau mà chiến tranh để lại vẫn còn hiện hữu; biết bao gia đình phải ly tán, mãi mãi không bao giờ gặp lại được người thân của mình; hàng trăm ngàn liệt sĩ vẫn còn nằm lại ở chiến trường chưa tìm thấy mộ; hàng trăm ngàn mộ chí với giòng chữ “Chưa xác định được thông tin”; hàng triệu người vẫn còn mang trên mình thương tật suốt đời và biết bao trẻ thơ sinh ra bị dị dạng, dị tật do di chứng của chất độc da cam... Để có cuộc sống bình yên, hạnh phúc như hôm nay là nhờ sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sĩ, các thế hệ tiền bối cha anh và lớp lớp các chiến sĩ cách mạng, thương binh, gia đình người có công với cách mạng.

Ăn quả phải nhớ người trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống đạo lý nhân ái có từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp này đã và đang được nhân dân ta phát huy từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương tiêu biểu nhất [53]. Vì vậy, chúng ta phải luôn ghi nhớ, trân trọng và biết ơn những hy sinh cao cả đó, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân để cùng với Đảng, Nhà nước thực hiện tốt công tác chính sách ưu đãi người có công với cách mạng phần nào giúp người có công với cách mạng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc nhằm xoa dịu nỗi đau thương, mất mát mà họ phải gắng chịu do chiến tranh gây nên.

Trong thời gian qua, cùng với cả nước chính quyền địa phương các cấp của thành phố Buôn Ma Thuột đã có nhiều giải pháp để thực hiện có hiệu quả công tác chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; qua đó người có công đã được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước được kịp thời, đầy đủ theo


đúng văn bản quy định; ngoài chế độ chính sách theo quy định, thành phố đã có nhiều hoạt động nhằm giúp người có công với cách mạng có cuộc sống ổn định về vật chất, vui vẻ về tinh thần, những kết quả đó đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, ổn định chính trị quốc phòng an ninh trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì vẫn còn những tồn tại hạn chế nhất định nên đời sống của một số đối tượng người có công còn gặp nhiều khó khăn; chúng ta chưa huy động hết nguồn lực trong xã hội để cùng Nhà nước chăm sóc tốt hơn cho thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng; một số người dân tham gia kháng chiến nhưng vẫn chưa được xem xét giải quyết chế độ chính sách; công tác giáo dục truyền thống, đặc biệt là thế hệ trẻ về những hy sinh mất mát của thương binh, liệt sĩ và gia đình người có công với cách mạng chưa được chú trọng đúng mức; tình trạng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi chính sách ưu đãi người có công vẫn còn xảy ra, gây dư luận cho nhân dân...

Nhằm góp phần thực hiện tốt công tác chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Luận văn đã làm rõ cơ sở khoa học về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; trên cơ sở hệ thống hóa lý luận đã phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân về thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn thành phố trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đưa ra các nhóm giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại và kiến nghị đề xuất các cấp có thẩm quyền quan tâm chỉ đạo, hoàn thiện chính sách để công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố trong thời gian tới đạt hiệu quả tốt hơn.

Mặc dù luận văn đã hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; tuy nhiên, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả rất mong muốn nhận được những ý kiến tham gia bình luận, góp ý của các nhà khoa học, của đồng nghiệp để tác giả bổ sung, hoàn thiện Luận văn được hoàn chỉnh hơn ./.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2017), Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sĩ, Hà Nội.

2. http://vanban.bhxhtphcm.gov.vn/handle/BHXHTPHCM_123456789/671 Nghị quyết 15-NQ/TW, ngày 01/6/2012 của Ban chấp hành Trung ương đảng: Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, Hà Nội.

3. Tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk (2017), Về việc thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về việc “tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng, Chương trình số 16-CTr/TU, Đắk Lắk.

4. Nguyễn Thị Thanh (2018), “Thực hiện chính sách người có công với cách mạng từ thực tiễn Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành chính sách công.

5. Nguyễn Thị Thanh Hường (2017), “Thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành chính sách công.

6. Phạm Thị Hải Chuyền ( 2014), “ Tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực tài chính để thực hiện hiệu quả chính sách ưu đãi người có công với cách mạng”, Tạp chí Cộng sản, ngày 15/8/2014.

7. Đào Ngọc Dung (2016), “ Tiếp tục hoàn thiện chính sách, nâng cao mức sống người có công với cách mạng”, Tạp chí cộng sản, ngày 26/7/2016.

8. Nguyễn Bá Hoan (2021) “Không ngừng hoàn thiện chính sách, nâng cao đời sống người có công với cách mạng” Tạp chí Lao động xã hội tháng 1/2021, Hà Nội.

9. Từ điển Bách Khoa Việt Nam. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội (1995), Tr 475.

10. Nguyễn Hữu Hải (2014), Chính sách công – Những vấn đề cơ bản, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Đỗ Phú Hải (2014), Quá trình xây dựng chính sách công tại các nước đang phát triển, tạp chí Tổ chức Nhà nước, Bộ Nội vụ, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/06/2023