đối tượng tham nhũng, hối lộ... bên cạnh đó cũng biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác chính sách đối với người có công với cách mạng. Đẩy mạnh chỉ đạo, hướng dẫn cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra Đảng ủy cơ sở thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa Ủy ban kiểm tra với các cơ quan tham mưu giúp việc Huyện ủy, các cơ quan thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động kiểm tra, giám sát; xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa, hằng năm phải thiết thực, toàn diện, trọng tâm, trọng điểm, bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ trong từng thời kỳ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và gắn với giải quyết các vấn đề cán bộ, đảng viên và nhân dân đang quan tâm; thực hiện đồng bộ giữa công tác kiểm tra và công tác giám sát theo phương châm “giám sát phải mở rộng; kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm”, phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện, công khai, dân chủ, thận trọng và chặt chẽ, trong đó lấy cảnh báo, phòng ngừa, ngăn chặn là chính; tăng cường bám sát cơ sở, theo dõi, phát hiện, kịp thời kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, chọn đúng thời điểm và đúng đối tượng, nội dung kiểm tra, chú trọng những vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong xã hội dễ phát sinh vi phạm trong thực hiện chính sách xã hội, sử dụng ngân sách, công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, những dấu hiệu suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ..; thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, tập huấn đối với đội ngũ cán bộ làm công tác kiếm tra, giám sát để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ được giao trong tình hình mới. Trong công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm cần phải nâng cao giải pháp tăng cường kiểm tra, giám sát của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Cụ thể nâng cao nhận thức cho các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình; từ đó có quyết tâm chính trị cao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc đấu tranh phòng chống tham nhũng và vi phạm; bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm đối với tổ chức đảng cấp dưới. Ban hành quy chế phối hợp và chỉ
đạo các tổ chức đảng ở địa phương, các ngành có liên quan phối hợp thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát trong việc đấu tranh phòng chống tham nhũng và vi phạm. Cần chú trọng hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, phòng chống tiêu cực nhất là những biểu hiện tham nhũng trong lĩnh vực xã hội nhạy cảm này.
3.3.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chính sách
Trong tất cả các nguồn lực của xã hội thì chất lượng đội ngũ cán bộ công chức có vai trò rất quan trọng. Vì vậy, cần phải tăng cường đầu tư và phát triển chất lượng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức làm công tác chính sách, nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cũng như đáp ứng cho công tác thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Ea Kar. Hằng năm cần tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chính sách ở huyện, xã, thị trấn và khu dân cư. Cử nhiều hơn nữa cán bộ chính sách xã, thị trấn, huyện tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ về thực hiện chính sách do các cấp tổ chức. Tuyển chọn mới những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có lòng nhiệt huyết, có độ tuổi phù hợp, năng động, sáng tạo… nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt vừa có tâm vừa có tầm để thực hiện tốt hơn nữa chính sách đối với người có công trên địa bàn tỉnh. Cùng với sự phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội đặt ra yêu cầu cho việc tổ chức và thực hiện công tác chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện sẽ cao hơn, nặng nề hơn. Điều này đòi hỏi trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác này phải không ngừng được nâng lên về mọi mặt để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra trong công tác này.
Để đội ngũ cán bộ thực hiện công tác chính sách đối với người có công phát huy hết khả năng kiến thức của mình và tiếp tục trau dồi những kiến thức mới, trong thời gian tới huyện cần tập trung, quan tâm đến những công việc cụ thể sau:
Thứ nhất, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải được chú ý thường xuyên, kết hợp với việc đánh giá cán bộ hàng năm. Công tác quy hoạch bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý kế thừa để xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên môn phù hợp với quy định của từng chức danh và điều kiện khả năng của mỗi cán bộ.
Thứ hai, trong từng giai đoạn phải xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác chính sách đối với người có công để phù hợp với yêu cầu mới; đồng thời phải bố trí, sắp xếp nhiệm vụ hợp lý cho cán bộ để cán bộ phát huy được năng lực, sở trường, hạn chế sở đoản trong thực hiện công vụ.
Có thể bạn quan tâm!
- Số Liệu Cấp Thẻ Bhyt Cho Người Có Công Và Thân Nhân Người Có Công Trên Địa Bàn Huyện Ea Kar, Tỉnh Đắk Lắk
- Định Hướng Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công Trên Địa Bàn Huyện Ea Kar, Tỉnh Đắk Lắk Giai Đoạn 2021-2030
- Các Giải Pháp Tăng Cường Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công Trên Địa Bàn Huyện Ea Kar, Tỉnh Đắk Lắk
- Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk - 12
- Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk - 13
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Thứ ba, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cần kết hợp phong phú, đa dạng để khắc phục bớt khó khăn, bị động trước yêu cầu vừa học, vừa làm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “học để biết, học để làm việc, học để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, học để làm người”. Tự học tập, rèn luyện bền bỉ suốt đời là con đường cơ bản tự vươn lên hoàn thiện mình. Quá trình tự hoàn thiện, tự giáo dục, tự rèn luyện không phải ngay lập tức mà là quá trình tự giác phấn đấu rèn luyện thường xuyên, liên tục, có tính mục đích cụ thể, có kế hoạch rõ ràng, bám sát tình hình để điều chỉnh, thích nghi với công việc, với thời cuộc và hợp với lòng dân, ý Đảng. Tuy nhiên, quá trình tự học trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 cũng có nhiều luồng quan điểm, tư tưởng khác nhau, thậm chí có các quan điểm sai trái, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng cũng như sự quản lý của Nhà nước. Đó là sự thử thách, đòi hỏi cán bộ, công chức cơ sở phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Ngoài việc cử cán bộ tham gia các khoá học chính thức cần tổ chức cung cấp những tài liệu, thông tin cho cán bộ tự nghiên cứu, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ để cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách đối với người có công.
Ngoài việc nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ, việc giữ vững và nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách đối với người có công cũng là vấn đề rất quan trọng. Do đặc điểm công việc hầu hết cán bộ thường xuyên giải quyết những vấn đề đụng chạm đến quyền lợi của người có công nên rất dễ xảy ra tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu gây phiền hà cho đối tượng. Trong điều kiện như vậy nếu cán bộ không có bản lĩnh vững vàng, không có phẩm chất đạo đức tốt của người cán bộ thì rất dễ bị sa ngã dẫn đến hành vi sai phạm, làm giảm lòng tin của nhân dân, ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị của ngành Lao động
– Thương binh và Xã hội nói riêng và của huyện nói chung. Do vậy việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mỗi cán bộ thực hiện công tác chính sách đối với người có công không thể tách rời việc quan tâm, chăm sóc, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức của người cán bộ.
Để thực hiện vấn đề này có hiệu quả phòng cần quan tâm tới một số nội dung công việc cần thiết sau: tổ chức cho cán bộ được tham gia dự các lớp lý luận chính trị từ trung cấp đến cử nhân khi có điều kiện để nâng cao trình độ lý luận chính trị của cán bộ, trên cơ sở đó hình thành tư tưởng chính trị vững vàng, phát huy phẩm chất đạo đức của người cán bộ. Phối hợp với tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể tổ chức những đợt sinh hoạt chính trị trong nội bộ cơ quan một cách thường xuyên, thông qua đó giáo dục về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đất nước, của ngành, của địa phương và đơn vị, giới thiệu những gương người tốt tiêu biểu để mỗi cán bộ có điều kiện hiểu biết, học tập và phát huy.
Để tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của cán bộ thực hiện công tác chính sách đối với người có công, ngoài việc học tập, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức cho mỗi cán bộ trong thời gian tới huyện cần quan tâm đến đội ngũ cán bộ, công chức ngành cấp xã, thị trấn nhằm đảm bảo tính khách quan, trung thực; đảm bảo tính khoa học trong công tác thực hiện chính sách đối với người có công; hạn chế sự chồng chéo, phiền hà, tiêu cực của cán bộ thực hiện công tác này. Đồng thời có kế hoạch đầu tư và kiến nghị từng bước, hiện đại hoá trang thiết bị làm việc đặc biệt là hệ thống máy tính nhằm phát huy hiệu quả cao trong quản lý; thường xuyên quan tâm, thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm tra, thanh tra nội bộ cũng như các đối tượng người có công, nhằm ngăn chặn và hạn chế những vi phạm xảy ra. Ngoài ra, chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức cơ sở nhằm chuẩn hóa và chọn lọc nhân lực có chất lượng cao vào các vị trí, lĩnh vực mà địa phương đang cần. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức ở cơ sở gắn với đề án vị trí việc làm và công tác cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp và hiện đại. Giải pháp này vừa đảm bảo tính khách quan, công bằng vừa đúng năng lực thật
sự của cán bộ, công chức cấp cơ sở với mục đích nâng cao chất lượng chuyên môn, điều chỉnh thái độ ứng xử đúng mực, nâng cao bản lĩnh chính trị. Kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân tiêu biểu; đồng thời kiên quyết xử lý những hành vi cố tình vi phạm các chính sách, pháp luật về người có công.
3.2.6. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng
Vận động toàn xã hội tham gia công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng bằng nhiều hình thức khác nhau. Người Việt Nam nói chung rất giàu lòng tự tôn, tự trọng, giàu tình yêu thương, luôn phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách”; giàu tình yêu quê hương đất nước, có ý thức và biết ơn những người đã có cống hiến cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Từ đó chính quyền địa phương cần phát huy tinh thần, kêu gọi huy động được đông đảo toàn dân tham gia vào công tác quan tâm, giúp đỡ đến người có công với cách mạng trên địa bàn toàn huyện nói chung và đến từng địa phương trong huyện nói riêng. Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả. Tiếp tục triển khai sâu rộng “5 chương trình tình nghĩa” đó là: Xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; Xây dựng nhà tình nghĩa; Tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa; Phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng và Giúp đỡ chăm sóc thương binh nặng, bố mẹ liệt sĩ già yếu cô đơn, con liệt sĩ mồ côi, tạo điều kiện để các chương trình phát triển đúng theo tinh thần Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta: các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hoá, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội.
Công tác này cần thực hiện toàn dân chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công. Các cấp cần chú ý đẩy mạnh phong trào ở cơ sở để ngày càng có nhiều xã, thị trấn, khu dân cư làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và người có công; tập trung thực hiện có hiệu quả các hoạt động tình nghĩa; khuyến khích, động viên, tạo điều kiện để các đối tượng chính sách tích cực tham gia các hoạt động xã hội,
phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống. Đồng thời các cấp cần thường xuyên làm tốt việc sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng điển hình tiên tiến làm tốt phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” và các đối tượng chính sách có nhiều cố gắng trong sản xuất, học tập và công tác.
- Thực hiện xã hội hóa chăm sóc người có công là một phần không thể thiếu trong trong công tác này, việc đẩy mạnh và thực hiện xã hội hóa chăm sóc người có công cũng đóng một vai trò tích cực và quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi mà ngân sách nhà nước có hạn, nhu cầu của người có công với cách mạng lại ngày càng tăng và xã hội ngày càng phát triển, nếu các cấp chính quyền vạch ra được chiến lược tiến tới xã hội hóa chăm sóc người có công thì sẽ giúp nhà nước giảm bớt được gánh nặng ngân sách và thông quá đó kêu gọi toàn xã hội ngày càng có trách nhiệm và nhận thức tích cực, cởi mở hơn trong việc cùng với nhà nước chung tay giúp đỡ người có công trong đời sống hàng ngày và trong sự nghiệp phát triển kinh tế của toàn xã hội nói chung.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại huyện Ea Kar tỉnh Đắk Lắk, Chương 3 đề xuất một số định hướng và giải pháp cơ bản cho việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng với mục tiêu Chính sách đối với người có công với cách mạng phải thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, gắn liền với tăng trưởng kinh tế, với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đảm bảo tính dân chủ, công khai, khoa học, công bằng xã hội.
Từ những nguyên nhân và hạn chế tại Chương 2, luận văn đề xuất 6 giải pháp như sau: Thứ nhất, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hiện hành đối với người có công với cách mạng; Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chính sách ưu đãi người có công; Thứ ba, đẩy mạnh phối hợp trong thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng; Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các chính sách đối với người có công với cách mạng; Thứ năm, nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chính sách; Thứ sáu, đẩy mạnh xã hội hóa công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng. Từ những giải pháp nêu trên sẽ giúp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là một chính sách đặc biệt thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, sự tôn vinh và tri ân, đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với cống hiến của những người có công với cách mạng. Hệ thống chính sách, pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng ngày càng được hoàn thiện về diện đối tượng và chế độ ưu đãi, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức, tham gia tích cực vào việc “đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo cho người có công, tạo sự đồng thuận cao, góp phần bảo đảm công bằng xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để người có công và gia đình xây dựng và cải thiện cuộc sống, tiếp tục khẳng định và phát huy truyền thống cách mạng của gia đình, dòng họ.
Trong thời gian vừa qua, công tác giải quyết chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của huyện Ea Kar đã đạt được những kết quả đáng khích lệ; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Ea Kar luôn quan tâm, coi trọng công tác thương binh, liệt sỹ và người có công, coi đây là vấn đề đạo lý, là truyền thống văn hóa của dân tộc, việc thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện được chính quyền và các tổ chức quan tâm thực hiện trong đó cơ quan trực tiếp thực hiện chính sách đối với người có công là Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện, đã chủ động đề xuất cho Ủy ban nhân dân huyện về công tác thương binh - liệt sỹ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể trên địa bàn huyện tổ chức hướng dẫn, thực hiện chính sách, được các đối tượng người có công và các tấng lớp nhân dân đánh giá cao, phong trào vận động xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” phát triển sâu rộng, được các doanh nghiệp và nhân dân đồng tình ủng hộ, có sự phối hợp giữa Ủy ban nhân dân huyện với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, giữa các cơ quan nhà nước với các cấp ủy Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, đồng thời kết hợp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chính sách đối với người có công đã góp phần giải quyết nhanh, chính xác các nội dung thực hiện chính sách. Tuy nhiên, do còn gặp những khó khăn như là số lượng người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ