Thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI



MÃ THỊ HUYÊN


THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG HIỆN NAY


LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay - 1

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI



MÃ THỊ HUYÊN


THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG HIỆN NAY


Ngành: Chính sách công Mã số: 8340402


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. CHU VĂN TUẤN

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các kết qủa nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ chính xác, trung thực và tin cậy.

Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thực hiện đầy đủ tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện Khoa học và Xã hội.

Tôi viết lời cam đoan này đề nghị Học viện Khoa học và Xã hội xem xét, cho phép tôi được bảo vệ luận văn của mình.

Xin chân thành cảm ơn./.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Mã Thị Huyên

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở CAO BẰNG HIỆN NAY 11

1.1. Một số vấn đề lý luận chung 11

1.2. Khái quát chung về chính sách tôn giáo ở Việt Nam 18

1.3. Khái quát về tôn giáo ở Cao Bằng 20

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở TỈNH CAO BẰNG HIỆN NAY 32

2.1. Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Cao Bằng hiện nay 32

2.2. Đánh giá về công tác thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo 44

Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở TỈNH CAO BẰNG 57

3.1. Vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Cao Bằng 57

3.2. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 60

3.3. Một số kiến nghị 65

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BCT Bộ Chính trị

BTGCP Ban Tôn giáo Chính Phủ GHPGVN Giáo hội Phật giáoViệt Nam HU Huyện ủy

KL Kết luận

QLNN Quản lý nhà nước

TU TTHC Tỉnh ủy Thủ tục hành chính TW Trung ương

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, một thực thể xã hội nên nằm trong sự vận động, biến đổi chung của toàn xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội, đặc biệt là khoa học và công nghệ, đòi hỏi mỗi quốc gia phải có hệ thống chính sách liên quan đến tôn giáo cho phù hợp.

Thế kỷ XXI là thế kỷ được dự báo có nhiều diễn biến phức tạp về tôn giáo và dân tộc. Có những quốc gia ở nhiều thời kỳ, vấn đề tôn giáo và vấn đề dân tộc gắn liền với nhau mà tôn giáo không chỉ liên quan đến nhân quyền, đến đời sống chính trị, nó còn là nguyên nhân của những xung đột vũ trang, là ngòi nổ của chiến tranh. Chính vì vậy, mà vấn đề tôn giáo trong điều kiện toàn cầu hoá và cách mạng khoa học, công nghệ thông tin dễ dàng vượt khỏi phạm vi quốc gia, trở thành vấn đề quốc tế. Một điều đáng lo ngại đó là các thế lực chính trị cực đoan sẽ tiếp tục tìm cách lợi dụng tôn giáo để chống lại xu hướng phát triển tiến bộ của loài người, thậm chí thúc đẩy xu hướng ly khai,.. nhằm chia rẽ giữa các quốc gia dân tộc, sự đoàn kết trong cộng đồng từng dân tộc trong đó có Việt Nam.

Do đó, việc thực hiện chính sách tôn giáo có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo quyền tự do tôn giáo, trong việc ổn định và phát triển đời sống xã hội, xây dựng đoàn kết tôn giáo, đoàn kết xã hội, v.v… Chính sách tôn giáo nếu không được thực hiện tốt, thường dễ bị lợi dụng, kích động trở thành mâu thuẫn, thù hận, chia rẽ giữa các tôn giáo, thậm chí có thể dẫn đến xung đột, chiến tranh.

Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo, được coi là "bảo tàng tôn giáo của thế giới". Với chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo, đến nay Việt Nam có 41 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận và cấp đăng ký hoạt động với

khoảng 55.000 chức sắc, 145.000 chức việc, 29.000 cơ sở thờ tự. 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có 26 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước. Việt Nam có hơn 8.000 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm (các tôn giáo gồm: Phật giáo, Công giáo, đạo Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo, đạo Tin Lành, Hồi giáo, Islam giáo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, đạo Tứ ân Hiếu nghĩa, đạo Bửu sơn Kỳ hương, Minh Sư đạo, Minh Lý đạo, tôn giáo Baha'i, đạo Bàlamôn, Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giêsu Kitô, Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam...). Ngoài ra, sự xuất hiện của các "tổ chức tôn giáo mới" có xu hướng tăng lên. Các tổ chức này tổ chức truyền đạo và hoạt động trái pháp luật, gây nhiều hệ lụy trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân.

Trong quá khứ và hiện tại, tôn giáo đã và đang có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hoá, tinh thần, kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhận thức rò điều đó, Đảng và Nhà nước ta luôn đưa ra và thực hiện được chính sách đúng đắn về tự do tín ngưỡng, tôn giáo như Nghị quyết số 24-NQ/TW (ngày 16/10/1990) của Bộ Chính trị và Nghị định 69 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về hoạt động tôn giáo... Ngày 18/6/2004 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2004 và Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Luật tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội thông qua ngày 08/11/2016, Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018, Luật tín ngưỡng, tôn giáo ra đời năm 2016 là một bước phát triển mới trong công cuộc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Luật tín ngưỡng, tôn giáo được thông qua có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, là một bước tiến mới trong vấn đề đảm bảo hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Hiện nay, hệ thống chính sách về tôn giáo ở nước ta đã được Đảng, Nhà nước quan tâm xây dựng và từng bước hoàn thiện, với nhiều quan điểm mới tiến bộ, từng bước khắc phục những nhận thức giáo điều, tả khuynh về tôn giáo. Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị về công tác tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; đồng bào các tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo và tự do không theo tôn giáo của nhân dân; phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của các tôn giáo. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Đảng và Nhà nước ta xác định: Cả hệ thống chính trị đều phải tham gia vào công tác tôn giáo và nội dung cốt lòi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, chống mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để chia rẽ đoàn kết dân tộc, trục lợi và làm tổn hại đến lợi ích chung của dân tộc, của cộng đồng và của nhân dân.

Cao Bằng những năm gần đây tôn giáo có sự phát triển mạnh, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội luôn quan tâm chỉ đạo nên công tác tôn giáo đã đạt được những thành tựu nhất định, đại bộ phận chức sắc và tín đồ tuân thủ quy định của pháp luật, tham gia tích cực hoạt động xã hội, từ thiện, góp phần quan trọng hỗ trợ chính quyền trong giải quyết các vấn đề xã hội. Những nảy sinh liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt tôn giáo của quần chúng nhân dân được kịp thời giải quyết, không để xảy ra điểm nóng tôn giáo trên địa bàn. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác tôn giáo ở Cao Bằng còn nhiều hạn chế cần khắc phục như: Chưa cụ thể hóa chủ trương của Đảng để xây dựng chủ trương đặc thù lãnh đạo công tác tôn giáo ở địa phương, các cơ quan, tổ chức làm công tác tôn giáo chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, chưa bám sát thực tiễn, chưa chú

Xem tất cả 84 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí