Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


LÊ THỊ PHƯƠNG


THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TỔ CHỨC, KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ TỪ THỰC TIỄN TRUNG

TÂM LƯU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH CAO BẰNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


LÊ THỊ PHƯƠNG


THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TỔ CHỨC, KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ TỪ THỰC TIỄN TRUNG

TÂM LƯU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH CAO BẰNG


Ngành: Chính sách công Mã số: 8340402


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ THỊ HẢI NAM

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ chính xác cao, trung thực và đáng tin cậy.

Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thực hiện đầy đủ tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện Khoa học xã hội.

Tôi viết lời cam đoan này đề nghị Học viện Khoa học xã hội xem xét cho tôi được bảo vệ luận văn của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn./.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Lê Thị Phương

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TỔ CHỨC, KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ 7

1.1. Một số khái niệm 7

1.2. Vị trí, vai trò của tài liệu lưu trữ và chính sách tổ chức, khai thác sử dụng

tài liệu lưu trữ 13

1.3. Quy trình thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ 20

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ 24

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TỔ CHỨC, KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ TẠI TRUNG TÂM LƯU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH CAO BẰNG 27

2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng 27

2.2. Quá trình thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ

tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng 32

2.3. Kết quả thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại

Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng 41

2.4. Đánh giá chung về việc thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng

tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng 46

Chương 3: MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TỔ CHỨC, KHAI THÁC SỬ DỰNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ Ở TRUNG TÂM LƯU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH CAO BẰNG 52

3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ đổi mới công tác tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu

lưu trữ trong những năm tới 52

3.2. Một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tổ chức,

khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ 54

3.3. Một số kiến nghị 62

KẾT LUẬN 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Ký hiệu

Nghĩa của từ

BNV

Bộ Nội vụ

GVC

Giảng viên chính

PGS. TS

Phó Giáo sư, tiến sỹ

TT

Thông tư

UBND

Ủy ban nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng - 1

DANH MỤC BẢNG

Danh sách các Phông tài liệu đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng 28


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tài liệu lưu trữ là di sản văn hoá của dân tộc, là tài sản đặc biệt của quốc gia, tài liệu lưu trữ chứa đựng những thông tin phong phú, có độ tin cậy cao, phản ánh một cách toàn diện, trung thực mọi mặt của đời sống xã hội, có ý nghĩa to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nhằm cung cấp cho các cơ quan Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế, các cá nhân những thông tin cần thiết từ tài liệu lưu trữ, phục vụ các mục đích chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và các lợi ích chính đáng của công dân.

Thực tiễn những năm gần đây cho thấy, đối với công tác này Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo, ban hành các chủ trương, chính sách về tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ và thể chế hóa thành hệ thống quy định pháp luật, thực hiện rộng rãi khắp các tỉnh thành trong cả nước. Đồng thời, chú trọng đầu tư nguồn nhân lực, vật lực, tài chính nhằm thực hiện hiệu quả chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ. Ngoài việc thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ của trung ương, mỗi địa phương đều xây dựng cho mình một chiến lược phát triển ngành lưu trữ nói chung cũng như việc tổ chức thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ, điều này tạo nên nét đặc thù riêng biệt.

Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc, với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, hệ thống di tích lịch sử, văn hóa phong phú với bề dày lịch sử truyền thống cách mạng in đậm trong mỗi trang sử và trong tài liệu lưu trữ của tỉnh Cao Bằng. Vì vậy, việc tổ chức thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng là rất quan trọng và cần thiết. Nhằm đưa tài liệu lưu trữ ra phục vụ kịp thời các nhu cầu khác nhau của các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp và người dân góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh nhà.


Hiện nay, Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng đang lưu giữ 22 phông tài liệu, tương đương 530 mét tài liệu. Trong đó gồm tài liệu hành chính, tài liệu xây dựng cơ bản, tài liệu nghiên cứu khoa học... từ năm 1949 đến năm 2008. Khối tài liệu lưu trữ ở đây chứa đựng những thông tin phong phú, có độ tin cậy cao, phản ánh một cách toàn diện, trung thực về quá trình hình thành, phát triển của cơ quan, tổ chức, phản ánh cả một giai đoạn lịch sử phát triển của tỉnh Cao Bằng qua các thời kì. Có thể nói đây là nguồn sử liệu vô cùng quý giá và có ý nghĩa rất quan trọng cần phải được khai thác sử dụng cho hoạt động thực tiễn, nghiên cứu lịch sử của tỉnh cao Bằng.

Từ thực tiễn đó, tác giả chọn đề tài: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằnglàm đề tài luận văn.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Công tác lưu trữ nói chung và tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nói riêng đã được quan tâm nghiên cứu. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này như các giáo trình về công tác lưu trữ, rất nhiều bài viết được đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp… như đề tài “Nghiên cứu xây dựng một số nghiệp vụ cơ bản trong công tác lưu trữ” của ThS. Nguyễn Thị Lan Anh, Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật như: Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia năm 2001, Nghị định 130/2004/NĐ-CP và Nghị định 131/2004/NĐ-CP của Chính phủ từ đó xây dựng quy trình nghiệp vụ thực hiện công tác lưu trữ tại các cơ quan trung ương và cơ quan địa phương, Đề tài nghiên cứu góp phần làm cơ sở cho việc xây dựng dự thảo Luật Lưu trữ năm 2011. Cuốn giáo trình: “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” do tập thể các tác giả Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm biên soạn do Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp ấn hành năm 1990. Giáo trình: “Nghiệp vụ lưu trữ cơ bản” do PGS.TS. Vũ Thị Phụng chủ biên, nhà xuất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/08/2023