Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng - 2


bản Hà Nội, năm 2006, cuốn: “Giáo trình lưu trữ” do Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội (nay là Đại học Nội vụ Hà Nội) biên soạn và cuốn “Giáo trình lý luận và phương pháp công tác lưu trữ” do GVC.TS Chu Thị Hậu chủ biên, nhà xuất bản Lao động Hà Nội, năm 2016. Trong các giáo trình trên đều có một phần hoặc một chương nói về nghiệp vụ tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ dưới góc nhìn của các nhà lưu trữ. Ngoài ra đề tài nội dung về tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ báo cáo thực tập tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ hay bài báo,… cụ thể như: Luận văn thạc sĩ chính sách công của tác giả Trần Thị Kim Oanh về “Thực hiện chính sách lưu trữ tại các cơ quan hành chính nhà nước thuộc thành phố Đà Nẵng” năm 2020; Luận văn Thạc sĩ lưu trữ của tác giả Trần Thị Mai về “Tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ của UBND cấp quận phục vụ công tác quản lý nhà nước tại địa phương” (Qua khảo sát một số UBND cấp quận thuộc thành phố Hà Nội); Đề tài: “Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu tại kho lưu trữ văn phòng Chính phủ phục vụ hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ” luận văn thạc sĩ lưu trữ của Nguyễn Thị Lan Hương, năm 2013… Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu ngành lưu trữ được biên soạn thành cuốn “Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học trong ngành lưu trữ (1962 - 2012)” của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước và Trung tâm Khoa học và Công nghệ văn thư, lưu trữ. Kỷ yếu tập hợp toàn bộ các công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học, đề tài cơ sở của các chuyên gia đầu ngành xây dựng chính sách, pháp luật lưu trữ, đánh giá thực trạng thực hiện công tác lưu trữ và pháp luật về lưu trữ, Kỷ yếu có giá trị và tầm ảnh hưởng rất lớn trong ngành lưu trữ cả nước.

Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu nào liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn. Những công trình nêu trên chỉ tập trung nghiên cứu về vấn đề công tác khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nói chung, luận giải những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn công tác khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ trên địa bàn, cơ quan cụ thể, phân tích thực trạng, nguyên nhân, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ


dưới góc nhìn của chuyên ngành lưu trữ học. Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng với chuyên ngành chính sách công. Mặc dù vậy, nhưng các công trình nghiên cứu nêu trên cũng đã góp phần làm sáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn về công tác lưu trữ tài liệu và công tác tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

3.1. Mục tiêu của đề tài

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng, luận văn đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ của đề tài

Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Một là, khái quát các vấn đề lý luận về thực hiện chính sách công và chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ.

Hai là, nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng.

Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng - 2

Ba là, xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Quá trình thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận văn nghiên cứu việc tổ chức thực hiện chính sách tổ


chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ. Về thời gian: Từ năm 2012 đến nay

Về không gian: Nghiên cứu việc thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời đứng trên quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nhà nước và pháp luật. Luận văn sử dụng phương pháp tiếp cận đa ngành và vận dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công. Với lý thuyết chính sách công để tiếp cận chu trình chính sách từ việc hoạch định, xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của chủ thể chính sách. Lý thuyết chính sách công và thực tiễn thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để đánh giá và rút ra kết luận.

Phương pháp khảo sát thực tế: Vận dụng phương pháp này khi tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng.

Phương pháp mô tả, thống kê: Vận dụng khi tiến hành thống kê các văn bản liên quan đến tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ của Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng.

Phương pháp phân tích - tổng hợp: Vận dụng khi tiến hành tổng kết, đánh giá về tình hình tổ chức thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng khối tài liệu lưu trữ tại Trung tâm; đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu


quả việc thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ.

6. Ý Nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ; làm rõ các khái niệm về chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ; thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn trình bày, phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 đến nay.

Đề xuất một số giải pháp để tăng cường và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn có 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ.

Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng.

Chương 3. Mục tiêu, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TỔ CHỨC, KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ


1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Khái niệm chính sách công, thực hiện chính sách công

1.1.1.1. Khái niệm chính sách công

Cùng với sự phát triển của mình, loài người ngày càng làm chủ tự nhiên và xã hội thông qua việc phát hiện và hành động theo những quy luật vận động của thế giới khách quan. Chính sách công tồn tại tự nó cũng không phải là một ngoại lệ. Nó càng ngày càng được con người nhận thức một cách sâu sắc và các nghiên cứu về nó đã dần trở thành khoa học chính sách công, một bộ môn khoa học độc lập tách ra khỏi chính trị học vào những năm 60 của thế kỷ 20.

Các học giả hiện nay khi bàn về khái niệm chính sách công có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Các cách hiểu đó có thể được quy định bởi quan điểm chính trị song chủ yếu liên quan đến ý đồ giải quyết những vấn đề cụ thể tiếp theo. Điều đó đặt ra một vấn đề là đâu là yếu tố bản chất, mang tính phổ biến khi quan niệm về chính sách công. Bởi nếu chúng ta không giải quyết được vấn đề ban đầu đó thì chúng ta sẽ gặp nó một cách không tự giác khi triển khai những vấn đề cụ thể tiếp theo. Trên thế giới có rất nhiều quan niệm khác nhau về chính sách công. Có thể kể đến một số cách hiểu tiêu biểu sau: Chính sách công theo B.Guy Peter định nghĩa: “…chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân”; theo Charle L. Cochran and Eloise F. Malone thì: “Chính sách công bao gồm các quyết định chính trị để thực hiện các chương trình nhằm đạt được những mục tiêu xã hội”. [17]


Ở nước ta, cũng có nhiều quan niệm rất khác nhau về chính sách công. Có thể kể đến một số định nghĩa đáng chú ý sau: Từ điển Bách khoa Việt Nam cho rằng: "Chính sách là các chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó". Theo Đỗ Phú Hải, “chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu cụ thể và giải pháp, công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định.”[15]

PGS.TS Nguyễn Hữu Hải quan niệm rằng: “Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội”.[16]

Viện Chính trị học cho rằng: “…chính sách công là chương trình hành động hướng đích của chủ thể nắm hoặc chi phối quyền lực công cộng”, một tập thể các tác giả khác lại cho rằng: “Chính sách công là một tập hợp những quyết định liên quan với nhau do nhà nước ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm đạt được các mục tiêu phát triển”, có thể hiểu một cách chung nhất: Chính sách công là những quyết định của chủ thể được trao quyền lực công nhằm giải quyết những vấn đề vì lợi ích chung của cộng đồng. [17]

Với các cách hiểu trên, mục đích chính sách công là thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng chứ không đơn giản chỉ là dừng lại ở việc giải quyết vấn đề công.

Nói cách khác, chính sách công là công cụ để thực hiện mục tiêu chính trị của Nhà nước. Ở Việt Nam, chính sách công là công cụ để thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng nhằm xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội, xuất hiện nhiều vấn đề mà Nhà nước cần


phải giải quyết bằng chính sách. Một chính sách có thể được thể chế hóa thành các văn bản pháp luật để tạo căn cứ pháp lý cho việc thực thi, song nó còn bao gồm những phương án hành động không mang tính bắt buộc mà có tính định hướng, kích thích phát triển. Tuy nhiên, các chính sách công được ban hành phải đảm bảo phù hợp với định hướng chính trị đã được Đảng xác định.

1.1.1.2. Thực hiện chính sách công

Thực hiện chính sách công là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu định hướng của các chủ thể chính trị có thẩm quyền.

Đây là bước đưa chính sách vào thực hiện trong đời sống xã hội. Bước này bao gồm các hoạt động như: Tuyên truyền, vận động, tổ chức nguồn lực, phân công phối hợp các tổ chức cá nhân thực hiện, kiểm tra, đôn đốc và hiệu đính chính sách cùng với các biện pháp hỗ trợ khác để chính sách phát huy được vai trò trong cuộc sống. Có thể nói bước này có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của một chính sách công.

Trong quá trình thực hiện chính sách công thì các nguồn lực về khoa học công nghệ, vật chất, tài chính và con người được vận hành có tính định hướng để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Chủ thể thực hiện chính sách trước hết và quan trọng nhất là các cơ quan hành chính nhà nước, bởi đây chính là các cơ quan có nhiệm vụ tổ chức triển khai và quản lý các công việc hàng ngày của Nhà nước. Các cơ quan lập pháp, tư pháp, các tổ chức đảng, đoàn thể cũng đóng vai trò quan trọng trong vận động và tham gia triển khai chính sách.

1.1.2. Khái niệm tài liệu lưu trữ; tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ

Tại khoản 3, Điều 2, Luật Lưu trữ 2011 định nghĩa: “Tài liệu lưu trữ là tài liệu có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử được lựa chọn để lưu trữ. Tài liệu lưu trữ bao gồm bản gốc, bản chính; trong trường hợp


không còn bản gốc, bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp”.

Tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ là một nghiệp vụ cơ bản của các cơ quan lưu trữ nhằm cung cấp cho các cơ quan Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế, các cá nhân những thông tin cần thiết từ tài liệu lưu trữ, phục vụ các mục đích chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và các lợi ích chính đáng của công dân.

Tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ là quá trình tổ chức việc khai thác thông tin chứa đựng trong tài liệu lưu trữ để phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu lịch sử, yêu cầu nghiên cứu giải quyết những nhiệm vụ hiện hành của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân. Biến những thông tin quá khứ chứa đựng trong tài liệu lưu trữ thành những tư liệu bổ ích phục vụ cho sự nghiệp chính trị, kinh tế, phát triển văn hóa, khoa học, kỹ thuật và nghiên cứu lịch sử. Biến những giá trị tiềm năng có trong tài liệu lưu trữ thành của cải vật chất trong xã hội, nâng cao mức sống về vật chất cũng như tinh thần cho nhân dân. Đây cũng là hoạt động quan trọng là cầu nối giữa các lưu trữ với xã hội, với nhân dân và tăng cường vai trò của các lưu trữ trong xã hội, góp phần thúc đẩy các công tác lưu trữ phát triển, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội, cho các trung tâm lưu trữ.

1.1.3. Khái niệm chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ và thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ

Từ các định nghĩa nêu trên về chính sách công, thực hiện chính sách công, tài liệu lưu trữ, tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ, học viên có thể định nghĩa chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ và thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ như sau:

Chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ là một hợp phần của chính sách công, chính sách của nhà nước về lưu trữ, là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của nhà nước nhằm giải quyết vấn đề tổ

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 01/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí