Định Hướng Thực Hiện Chính Sách Số Hóa Truyền Dẫn, Phát Sóng Truyền Hình Mặt Đất Tại Đắk Lắk.


hình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và 08 trạm phát lại truyền hình của Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, thị xã, thành phố. khai thác 01 Trang thông tin điện tử tổng hợp, tích hợp truyền hình trực tuyến, việc chuyển đổi hệ thống truyền dẫn, phát sóng truyền hình, được triển khai và thực hiện bởi đầu mối là Đài PT-TH đắk Lắk DRT, trực tiếp thực hiện chính sách. Ngoài ra còn có một số đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đang hoạt động trên địa bàn tỉnh:

- Tổng công ty truyền hình cáp Việt Nam, chi nhánh Đắk Lắk: truyền hình cáp;

- Công Ty Cp Truyền Hình Cáp Đắk Lắk: truyền hình cáp;

- Viettel Đắk Lắk : truyền hình cáp;

- Bưu điện tỉnh Đắk Lắk : truyền hình kỹ thuật số vệ tinh AVG;

- Công ty cổ phần Viễn thông FPT Đắk Lắk : truyền hình InternetOneTV;

- Công ty TNHH truyền hình cáp SCTV, chi nhánh Đắk Lắk : truyềnhình cáp SCTV;

Ngoài phương thức phát sóng số mặt đất, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnhphát sóng trực tuyến trêntrang thông tin điện tử của Đài.

Theo thongkedaklak.gov.vn, tiện nghi sinh hoạt của hộ dân cư đã được cải thiện với 91,83% hộ có sử dụng ti vi; 92,21 hộ có sử dụng điện thoại (cố định, di động) hoặc máy tính bảng; 25,41% hộ có sử dụng máy vi tính (bao gồm máy để bàn, laptop).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

[4] Từ ngày 28/12/2020 đến nay, thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất của Chính phủ, Kênh DRT chuẩn SD và các kênh truyền hình của VTV chuẩn HD đã chuyển từ công nghệ truyền hình analog sang truyền dẫn phát sóng số mặt đất,trên hệ thống truyền hình số mặt đất của


Thực hiện chính sách số hoá truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 9

VTV đặt tại đèo Hà Lan, thị xã Buôn Hồ; các phương thức truyền dẫn, phát sóng, đăng tải Kênh DRT khác vẫn tiếp tục giữ nguyên như trước đây.

Về sản xuất chương trình tại DRT:

Các chương trình, bản tin thời sự của DRT, phần thời sự trong và ngoài tỉnh đã cập nhật kịp thời và phản ánh khá toàn diện về các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự và các vấn đề được dư luận xã hội đang quan tâm; phần thời sự quốc tế cập nhật kịp thời, phản ánh sinh động, đa dạng tình hình thời sự thế giới; các chuyên mục, chuyên đề đã tập trung vào những chủ đề mới phát sinh trong đời sống chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, khoa học, kỹ thuật, công nghệ…đã mang đến công chúng thông tin, kiến thức, kinh nghiệm... hữu ích, thiết thực; các chương trình giải trí từng bước đổi về chất lượng nội dung và nghệ thuật thể hiện, phục vụ nhu cầu giải trí của Nhân dân; các chương trình tiếng dân tộc đã phản ánh kịp thời các tin tức chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, khoa học, kỹ thuật, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới...tới gần 250 nghìn người Ê-Đê và 30 nghìn người M’Nông trên địa bàn tỉnh và thường xuyên cộng tác phát sóng trên kênh VTV5 Tây Nguyên.

Tuy nhiên, nội dung chương trình phát thanh, truyền hình của DRT mới tập trung vào phản ánh thuận chiều, còn đơn giản, thiếu những tác phẩm báo chí mang tính phản biện xã hội, phim tài liệu có giá trị,những tác phẩm hấp dẫn, đặc sắc, phân tích sâu,tác phẩm trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, những tác phẩm mang bản sắc riêng có quảng bá về đất nước, con người Đắk Lắk; các chương trình văn nghệ, giải trí chủ yếu là khai thác, chương trình sản xuất mới không đáng kể và còn nghèo nàn về thể loại; chương trình tiếng dân tộc chủ yếu biên dịch lại các chương trình tiếng phổ thông, nên chưa khai thác sâu


rộng, đa dạng các đề tài về bản sắc các dân tộc Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung.

Nguyên nhân chính dẫn đến những tồn tại, hạn chế phải kể đến, đó là: Mô hình tổ chức thu thâp, xử lý, phân phối tin tức chậm được đổi mới; chưa có chiến lược đầu tư bài bản cho những tác phẩm chuyên sâu từng ngành, từng lĩnh vực, nhằm góp phần xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch...theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát vùng phủ sóng và chất lượng phủ sóng; chưa quan tâm đúng mức đến sự tương tác của công chúng đối với từng kênh, từng chương trình,do đó chưa thể đánh giá về nội dung, chất lượng chương trình phát sóng và nhu cầu của công chúng,nên giải pháp nâng cao chất lượng chương trìnhchưa sát thực; chưa thực sự chú trọng đến đổi mới và nâng phát triển kênh chương trình phát thanh; khung chương trình chưa được khai thác hết tiềm năng; kiến thức, kỹ năng, trình độ, khả năng của đội ngũ người làm báo của DRT chưa cao và chưa đồng đều; hệ thống máy móc, trang thiết bị sản xuất, phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình lạc hậu công nghệ, không đồng bộ; việc áp dụng công nghệ thông tin còn hạn chế và thiếu tính hệ thống; nguồn tài chính hạn hẹp và nguồn thu ngày càng giảm, nên chính sách khuyến khích bằng vật chất kém hữu hiệu kết hợp việc đánh giá phân loại chất lượng tác phẩm còn “xuề xòa”, “cả nể” đã làm giảm động lực phấn đấu của người những làm báo.... đã và đang ảnh hưởng lớn đến chất lượng chương trình, gián tiếp làm giảm các nguồn thu của DRT.

Về cơ cấu tổ chức:

Năm 2018, thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/ 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 và Kế hoạch số 756/QĐ-UBND, ngày 12/4/2018 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực


hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW và Chương trình số 26-CTr/TU ngày 21/02/2018 của Tỉnh ủy; trên cơ sở DRT trình và Sở Nội vụ tỉnh thẩm định,ngày 20/11/2018 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3152/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2546/QĐ-UBND, theo đó cơ cấu tổ chức của DRT còn 09 phòng chuyên môn nghiệp vụ, để xứng tầm với một cơ quan báo chí, lớn mạnh trong khu vực.

Hiện nay, DRT được tổ chức thống nhất theo chế độ thủ trưởng, được UBND tỉnh giao cơ chế tự chủ với loại hình đơn vị đảm bảo một phần kinh phí thường xuyên theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP, có cơ cấu tổ chức, bao gồm: Ban Giám đốc 04 người(Giám đốc và 03 Phó Gíám đốc), hiện có 03 người (01 Phó Gíám đốcPhụ trách; 02 Phó Gíám đốc ) và 09 phòng chuyên môn, nghiệp vụ, theo 03 Khối, gồm: Khối Tổng hợp: 02 phòng(Văn phòng;PhòngTài chính và Dịch vụ); Khối Nội dung: 05 phòng (Phòng Thời sự;Phòng Chuyên mục;Phòng Chương trình;Phòng Chương trình Tiếng dân tộc; Phòng Văn nghệ - Thể thao); Khối Kỹ thuật: 02 phòng(Phòng Kỹ thuật Sản xuất chương trình;Phòng Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng).

Từ năm 2009 đến nay,mô hình tổ chức hoạt độngcủa DRT tương đối phù hợp, giúp cho DRT hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được tỉnh giao. Tuy vậy, do mô hình tổ chức hoạt động này đã duy trì nhiều năm, chậm đổi mới, dẫn đến những hạn chế, tồn tại, như: Mô hình tổ chức thu thập, sản xuất và phân phối tin tức đã lạc hậu; cơ cấu tổ chức chưa tinh gọn; chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế và thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; cơ cấu viên chức còn bất cập; chưa chú trọng việc áp dụng công nghệ thông tin; nguồn thu dịch vụ, quảng cáo ngày càng giảm, kết hợp nguồn vốn đầu tư hạn hẹp…đang là nguyên nhân chính làm cho chất lượng chương trình phát thanh, truyền hình chưa được nâng cao, trực tiếp làm giảm khả năng cạnh tranh thông tin, báo chí và vị thế của DRT.


Về cơ sở hạ tầng:

DRT đang phải tổ chức hoạt động tại 03 địa điểm, kết hợp với trang thiết bị phục vụ sản xuất, phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình lạc hậu, thiếu đồng bộ, đã và đang ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả đầu tư của DRT nói riêng.

Để đảm bảo duy trì phát sóng, Truyền hình Đăk Lắk (DRT) cần đầu tư thiết bị truyền dẫn tín hiệu Truyền hình Đăk Lắk (DRT) đến các trung tâm phát sóng số, đầu tư thiết bị sản xuất chương trình phù hợp với yêu cầu số hóa. Tiếp tục duy trì các trang thiết bị hiện có, đảm bảo duy trì phát sóng chương trình theo chuẩn SD trong thời kỳ quá độ. Từng bước thực hiện đầu tư mới các trang thiết bị, số hóa sản xuất chương trình, truyền dẫn tín hiệu và điều

khiển phát sóng theo tiêu chuẩn HD.

Trên cơ sở kế hoạch công tác hàng năm, Đài PT-TH tỉnh tổ chức sắp xếp lại nguồn nhân lực, hợp tác phát triển dịch vụ theo lộ trình số hóa, lập dự án đầu tư trang thiết bị số hóa truyền hình: trang thiết bị camera HD; camera phim trường; bộ dựng hình phi tuyến SDI-HD/SD; các phụ kiện chuyển đổi định dạng tín hiệu video-audio; hệ thống truyền dẫn tín hiệu SDI-HD/SD; thuê đường truyền, lắp đặt bộ truyền cáp quang truyền dẫn tín hiệu; hệ thống mạng, server phục vụ sản xuất, lưu trữ chương trình…

Về nhân lực:

Đài PT-TH Đắk Lắk đào tạo, sắp xếp lại bộ phận sản xuất chương trình truyền dẫn, phát sóng của Đài theo hướng: Đài phát sóng Hà Lan và Đài phát sóng DRT được đầu tư rất lớn trong nhiều năm qua, khi số hóa cần quản lý và sử dụng để tránh lãng phí nguồn lực và thuận lợi trong quá trình tác nghiệp báo chí thường xuyên và tự chủ trong điều kiện thiên tai, địch họa. Mặt khác, Đài đang tọa lạc ở vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng, về phủ sóng phát thanh, truyền hình, viễn thông. Vì vậy, khi thực hiện số hóa cần hợp tác phát


triển dịch vụ với các doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng để phát triển dịch vụ, cho thuê hạ tầng, sử dụng hiệu quả nguồn vốn Nhà nước và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Đề án Số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, theo lộ trình thực hiện của Đề án tại tỉnh Đắk Lắk được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1, từ năm 2014 đến năm 2017: Đảm bảo 85% hộ gia đình có máy thu hình và được xem truyền hình số bằng phương thức khác nhau trong đó truyền hình số mặt đất chiếm 60% các phương thức truyền hình. Áp dụng thống nhất tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất trên cơ sở tiêu chuẩn DVB-T và các phiên bản tiếp theo. Đến 31/12/2018, áp dụng thống nhất tiêu chuẩn mã hóa hình ảnh và âm thanh theo tiêu chuẩn phát sóng MPEG-2 hoặc MPEG4.Giai đoạn 2, từ năm 2017 đến năm 2020: Đảm bảo 100% các hộ gia đình có máy thu hình xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, trong đó truyền hình số mặt đất chiếm 60% các phương thức truyền hình; phủ sóng truyền hình số mặt đất dể truyền dẫn các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị tới 95% dân cư. Từ ngày 1/1/2018 áp dụng thống nhất tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất trên cơ sở tiêu chuẩn DVB-T, tiêu chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm thanh MPEG-4 và phiên bản của các tiêu chuẩn trên.

Đề án Số hóa truyền hình, trước ngày 31/12/2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sẽ kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất.

Công văn về việc tuyên truyền thời gian ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ 0 giờ ngày 28-12-2020. Đài Phát thanh và Truyền hình Tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền; chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh trong việc lựa chọn thuê doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất (DVB-T2) trên địa bàn Tỉnh.


Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu Thuê dịch vụ đường truyền tín hiệu và phát sóng kênh truyền hình Đắk Lắk chuẩn HD trên vệ tinh Vinasat-2 thuộc Đề án phát sóng quảng bá kênh truyền hình Đắk Lắk trên vệ tinh Vinasat - 2 giai đoạn 2021 - 2025.

Với vị trí địa lý và thế mạnh vùng phát triển kinh tế, gắn với đặc trưng vùng miền, Đắk Lắk đang từng bước vươn lên chuyển đổi số. Việc ra Nghị quyết và các quyết đinh của các cấp đang cần đội ngũ tham mưu, tư vấn để lựa chọn hướng đầu tư hiệu quả. Chỉ có chuyển đổi số mới tạo cơ hội bứt phá và phát triển, khi cả vùng Tây Nguyên đang rất nhiều điều kiện mở mang với thế giới, đồng thời cũng rất nhiều thách thức với các nhà hoạch định chính sách để mở ra định hướng phát triển kinh tế vùng.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 Nghiên cứu, thống kê thực trạng thực hiện chính sách truyền dẫn-phát sóng truyền hình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở các văn bản và định hướng liên quan. Đánh giá các ưu điểm và nhược điểm của hệ thống PT- TH trên địa bàn tỉnh hướng tới xây dựng mô hình hệ thống số hóa và chuyển đổi số hiện đại và tiên tiến trong sản xuất chương trình truyền hình và truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất.

Phần tiếp theo đề tài sẽ đề cập các giải pháp, mô hình mang tính áp dụng thực tiễn trong lĩnh vực Truyền thông, Truyền hình, góp phần tham mưu, tư vấn để công cuộc chuyển đổi số có hiệu quả và kết quả cao.


Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH SỐ HÓA TRUYỀN DẪN, PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH MẶT ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

3.1. Định hướng thực hiện chính sách số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất tại Đắk Lắk.

Thời gian qua, việc chuyển đổi số ở nước ta bước đầu đem lại những kết quả nhất định. Sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước có sự đóng góp to lớn và không tách rời với hoạt động chuyển đổi số. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng ta nhấn mạnh rằng, chuyển đổi số ở nước ta là một tất yếu khách quan, cần có lộ trình và bước đi thích hợp. Ở đây, cần lưu ý một số định hướng sau đây:

- Nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy nhận thức về tính tất yếu của chuyển đổi số (số hóa), đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Cần có kế hoạch, chiến lược quy hoạch tổng thể, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho chuyển đổi số.

- Hoạt động chuyển đổi số cần được tiến hành toàn diện, đồng bộ nhưng có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng nghành, từng lĩnh vực

- Thực hành chuyển đổi số cần kết hợp chặt chẽ giữa sáng tạo và phát huy nội lực, hướng đến phát triển ổn định, bền vững đất nước.

3.2. Một số giải pháp nhằm, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất tại Đắk Lắk giai đoạn tới.

3.2.1. Nhóm giải pháp chung:

- Giải pháp về sản xuất và truyền dẫn, phát sóng chương trình:

Tập trung sản xuất chương trình theo hướng chuyển đổi và phát triển nội dung số, khai thác chương trình bảo đảm thời lượng phát sóng chương trình sản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2023