Phổ Biến Tuyên Truyền Chính Sách Số Hoá Truyền Dẫn Phát Sóng, Truyền Hình Mặt Đất Trên Địa Bàn Đắk Lắk


tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh giao Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, lựa chọn đơn vị, doanh nghiệp đủ năng lực để triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh đúng quy định .

Theo lộ trình triển khai của Đề án Số hóa truyền hình, trước ngày 31/12/2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sẽ kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất.

Giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020: Đảm bảo 100% các hộ gia đình có máy thu hình xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, trong đó truyền hình số mặt đất chiếm 60% các phương thức truyền hình; phủ sóng truyền hình số mặt đất dể truyền dẫn các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị tới 95% dân cư. Từ ngày 1/1/2018 áp dụng thống nhất tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất trên cơ sở tiêu chuẩn DVB-T, tiêu chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm thanh MPEG-4 và phiên bản của các tiêu chuẩn trên.

2.2.2. Phổ biến tuyên truyền chính sách số hoá truyền dẫn phát sóng, truyền hình mặt đất trên địa bàn Đắk Lắk

Tổ chức thông tin, tuyên truyền về kế hoạch số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; các phương tiện quảng cáo tại nơi đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng và các hoạt động văn hóa, thông tin cơ sở;

Tổ chức phát sóng thường xuyên vào thời gian thích hợp trên đài truyền hình, đài phát thanh thông báo chính thức về thời điểm, lộ trình kết thúc truyền hình tương tự để chuyển sang truyền hình số tại địa phương;


Xây dựng hệ thống thông tin (điện thoại, hộp thư, trang thông tin điện tử) hỗ trợ cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, người dân thực hiện việc chuyển đổi từ truyền hình tương tự sang truyền hình số;

Yêu cầu các quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và phân phối thiết bị thu, phát truyền hình; các quảng cáo, giới thiệu dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình phải kèm theo thông tin về kế hoạch số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về kế hoạch số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất để nâng cao nhận thức và khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân tích cực tham gia thực hiện.

Thực hiện việc cấp phép cho các doanh nghiệp đủ điều kiện thiết lập hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất theo quy định của Luật Viễn thông, Luật Tần số Vô tuyến điện và Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo nguyên tắc các mạng truyền dẫn, phát sóng truyền hình vùng không phủ sóng trùng hoặc chồng lấn nhau về địa lý, nhằm tránh đầu tư lãng phí và đảm bảo khai thác hiệu quả hạ tầng kỹ thuật.

Thực hiện chính sách số hoá truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 8

Tạo điều kiện cho việc triển khai các hệ thống truyền hình cáp, truyền hình internet tại các đô thị, các khu dân cư trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ;

Về cơ sở hạ tầng truyền dẫn, phát sóng: trong giai đoạn phát song song truyền hình tương tự và số mặt đất trên địa bàn chỉ cho phép đầu tư để nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng đối với các máy phát tương tự hiện có, trừ trường hợp đặc biệt cần thiết đầu tư mới cho những khu vực chưa được phủ sóng truyền hình để phát các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu hoặc thay thế các máy phát đã hỏng. Nhằm sử dụng hiệu quả hạ tầng đã đầu tư, sau khi kết thúc truyền hình tương tự, các


đài truyền hình có thể cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất thuê lại cơ sở hạ tầng kỹ thuật thụ động hiện có (nhà, cột anten) trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên.

Thúc đẩy việc sử dụng các phương thức truyền dẫn, phát sóng truyền hình khác để đẩy nhanh lộ trình số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất tại Đắk Lắk nói riêng và khu vực tây nguyên nói chung

2.2.3. Về tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực:

Trên cơ sở Kế hoạch số 5319/KH-UBND ngày 05/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Quyết định số 2210/QĐ- UBND ngày 23/10/2013 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Thành lập Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình của tỉnh đến năm 2020 và các giai đoạn tiếp theo để thống nhất và tập trung chỉ đạo triển khai đề án, bao gồm: Lãnh đạo UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo, Giám đốc Thông tin và Truyền thông - Phó trưởng Ban Chỉ đạo, đại diện Lãnh đạo các sở, Ban, ngành có liên quan – thành viên Ban Chỉ đạo;

Ban Chỉ đạo có bộ phận giúp việc là cơ quan hoạt động chuyên trách, có tư cách pháp nhân, theo quy định của pháp luật;

Từng bước sắp xếp lại bộ phận truyền dẫn, phát sóng của các đài phát thanh - truyền hình tỉnh và tại các huyện theo lộ trình số hóa với các nội dung sau:

- Về nhân lực bộ phận truyền dẫn, phát sóng: từng bước thực hiện tinh giảm biên chế và đào tạo lại cán bộ phù hợp với lộ trình số hóa để có thể đáp ứng yêu cầu tổ chức lại bộ máy của đài tỉnh theo hướng tập trung vào nhiệm


vụ sản xuất nội dung chương trình sau khi kết thúc truyền hình tương tự tại địa phương;

Xây dựng, ban hành và áp dụng thống nhất tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật truyền hình số mặt đất DVB-T2 và các phiên bản tiếp theo đối với các máy phát, máy thu truyền hình số, đầu thu truyền hình số;

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 tất cả các máy thu hình sản xuất và nhập khẩu vào Việt Nam phải tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất tiêu chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm thanh MPEG-4 (có hỗ trợ thu MPEG-2 đến 2015);

Quy hoạch tần số cho truyền hình số mặt đất trên cơ sở ưu tiên áp dụng công nghệ mới, sử dụng mạng đơn tần, kỹ thuật ghép kênh tần số liền kề và những kỹ thuật khác nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên tần số vô tuyến điện; kết hợp sử dụng mạng đa tần, mạng đơn tần diện rộng và mạng đơn tần cục bộ, phù hợp với điều kiện thực tế.

Doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất các máy phát, máy thu truyền hình số, đầu thu truyền hình số và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số tại địa bàn tỉnh phải đáp ứng điều kiện doanh nghiệp công nghệ cao và các quy định trong Luật Chuyển giao công nghệ được hưởng ưu đãi về tài chính, về thuế theo quy định của pháp luật về công nghệ cao, pháp luật về chuyển giao công nghệ; nghiên cứu bổ sung đầu thu truyền hình số, máy thu truyền hình số, truyền hình độ phân giải cao và lập thể vào chương trình sản phẩm đầu tư trọng điểm tại địa bàn tỉnh;

Huy động nguồn vốn ngân sách nhà nước trung ương và địa phương, vốn doanh nghiệp, vốn ODA và tạo các cơ chế đặc biệt nhằm huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để phát triển hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu và hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho người dân trên địa bàn tỉnh;


2.3. Kết quả thực hiện chính sách số hoá truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn, tỉnh Đắk Lắk

2.3.1. Công tác chỉ đạo triển khai

Trên cơ sở Kế hoạch số 5319/KH-UBND ngày 05/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Quyết định số 2210/QĐ- UBND ngày 23/10/2013 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Kế hoạch số 01/KH-BCĐĐASHTH ngày 19/06/2014 của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk về việc triển khai thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Hăng năm Sở TT&TT ban hành các kế hoạch về: Tổ chức tập huấn truyền thông Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, về việc xây dựng Video clip (DVD và CD) tuyên truyền Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền ...

2.3.2. Về khảo sát hộ nghèo, cận nghèo

Thực hiện Công văn số 598/BQLVTCI-HCTH ngày 26/8/2019 của Ban quản lý chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích về việc tổng hợp số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều đủ điều kiện nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số thuộc nhóm IV; Công văn số 7140/UBND- KGVX ngày 03/9/2019 của UBND tỉnh về việc tổng hợp số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều đủ điều kiện nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số thuộc nhóm IV; Công văn số 108/UBND-KGVX ngày 06/01/2020 của UBND tỉnh về việc tổng hợp số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Sở


Thông tin và Truyền thông đã thông kê báo cáo có 42.009 hộ nghèo và cận nghèo, trong đó có 25.234 hộ nghèo, và 16.775 hộ cận nghèo.

Tuy nhiên, thực hiện Công văn số 641/BQLVTCI-HCTH ngày 17/7/2020 của Ban quản lý Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích

– Bộ Thông tin và Truyền thông về việc kiểm tra, rà soát số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện được nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số tại tỉnh Đắk Lắk; Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai kiểm tra, rà soát các thông tin trùng lặp, chưa chính xác, còn thiếu thông tin và tổng hợp số liệu của hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện được nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số trên địa bàn tỉnh. Báo cáo Bộ trước ngày 5/9/2020, để hỗ trợ theo quy định.

2.3.3. Khảo sát cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật về truyền dẫn, phát sóng truyền hình hiện có trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Thường trực Ban chỉ đạo Đề án đã chỉ đạo bộ phận giúp việc xây dựng mẫu biểu tiến hành khảo sát tất cả các Đài Truyền thanh – Truyền hình trên địa bàn toàn tỉnh, hiện nay hệ thống phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh gồm: 01 Trung tâm phát sóng Trung ương (đèo Hà Lan), 01 Đài phát thanh truyền hình tỉnh và 11 Đài Truyền thanh Truyền hình huyện, thị xã (04 Đài không có máy phát hình: TP.Buôn Ma Thuột, Cư M’gar, Cư Kuin, Krông Búk), tất cả đều sử dụng thiết bị phát sóng truyền hình mặt đất theo công nghệ tương tự, khả năng tận dụng hạ tầng kỹ thuật khi chuyển đổi qua phát sóng truyền hình mặt đất kỹ thuật số là rất hạn chế (chỉ sử dụng nhà trạm, trụ ăng ten, bệ cáp, hệ thống điện,…).

2.3.4. Kết quả Về xây dựng Video Clip, Audio tuyên truyền Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo chọn đơn vị có năng lực trong công tác tuyên truyền xây dựng nội dung và thẩm định nội


dung các đoạn chương trình, phóng sự, bản tin để tuyên truyền trên Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh và Đài Truyền thanh – Truyền hình 15 huyện, thị xã, thành phố và 184 Đài Truyền thanh xã, phường, thị trấn về mục tiêu, lộ trình thực hiện và tình hình triển khai số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên phạm vi tỉnh Đắk Lắk, đảm bảo các mục tiêu như:

- Nêu bật lợi ích của người dân, của doanh nghiệp và của Nhà nước khi thực hiện thành công chuyển đổi công nghệ truyền hình tương tự sang công nghệ truyền hình số.

- Phổ biến thông tin cần thiết về thời gian, thời điểm chấm dứt phát sóng truyền hình tương tự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, hướng dẫn người dân phương thức thu, xem truyền hình số và các phương thức khác như truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh.

- Phổ biến rộng rãi các chính sách và chương trình hỗ trợ của Nhà nước cho người dân và doanh nghiệp khi triển khai lộ trình chuyển đổi số hóa trên địa bàn tỉnh.

2.3.5. Về tập huấn, công tác thông tin, tuyên truyền Đề án bằng các bảng hiệu ngoài trời

- Từ năm 2015 đến 2017 Sở TT&TT đã tiến hành mở mỗi năm 01 đợt lớp tập huấn về: Nhận thức về số hóa truyền hình mặt đất; Tuyên truyền nội dung truyền thông Đề án số truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh; Phổ biến triển khai Kế hoạch số hóa và lộ trình số hóa và thời gian ngừng phát sóng truyền hình tương tự của tỉnh; Định hướng đổi mới tổ chức hoạt động của các đài Phát thanh – Truyền hình địa phương; Định hướng dùng chung hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn, phát sóng đã được đầu tư. Đối tượng là Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và cán bộ tuyên giáo các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, số lượng tập huấn khoảng 155 người/1năm.


- Thông qua các Hội nghị tập huấn đã cơ bản nắm bắt được những nội dung và nhận thức được tầm quan trọng của việc chuyển đổi công nghệ truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số. Đây cũng là kênh tuyên truyền hết sức quan trọng của lộ trình tuyên truyền Đề án đến năm 2020 của tỉnh, qua đó giúp người dân có thể có sự chuẩn bị tốt hơn trong quá trình chuyển đổi.

- Từ năm năm 2016 - 2020, Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo tổ chức thông tin tuyên truyền nội dung đề án trên hệ thống bảng hiệu đặt nơi công cộng, trung tâm đô thị, nội dung đã được thẩm định và phải đạt các tiêu chí: Theo đúng nội dung của Đề án, hình ảnh sinh động, dễ hiểu, thiết thực. Nội dung ngắn gọn, dễ hiểu và thể hiện đầy đủ các nội dung: ý nghĩa, lợi ích của việc chuyển đổi công nghệ, thời điểm triển khai và thời điểm kết thúc phát sóng truyền hình tương tự mặt đất, phương thức điều chỉnh tivi để xem được truyền hình số mặt đất,… Địa điểm đặt và quy cách bảng hiệu: Trước trụ sở Sở Thông tin và Truyền thông, 08 Lý Thái Tổ, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Dọc các tuyến đường trung tâm đô thị thuộc các huyện, thị xã, thành phố. Kinh phí tuyên truyền hằng năm từ 100 đến 150 triệu đồng.

- Qua công tác thông tin tuyên truyền về Đề án số hóa đã và đang được phổ biến rộng rãi đến cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh thông qua sóng phát thanh, truyền hình và cả các pano quảng cáo. Người dân cơ bản đã được tiếp cận đầy đủ thông tin về số hóa truyền hình, như: vùng phủ sóng, doanh nghiệp phát sóng, thiết bị hợp quy trên thị trường, cách thức chuyển đổi số hóa, lợi ích số hóa truyền hình mang đến cho người dân, doanh nghiệp và Nhà nước...

2.3.6. Chuyển đổi hệ thống truyền dẫn và số hoá tại Đài PT-TH tỉnh Đắk Lắk (DRT)

Hiện nay, toàn tỉnh có 01 Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và 18 Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, thị xã, thành phố. 02 trạm phát lại truyền

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2023