xuất trong nước của kênh phát thanh, kênh truyền hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh đạt tỷ lệ tối thiểu 70% tổng thời lượng phát sóng trong 01 ngày (trong đó, thời lượng chương trình DRT tự sản xuất mới đạt tối thiểu 30% thời lượng các chương trình sản xuất trong nước); việc khai thác các nội dung từ kênh chương trình nước ngoài tập trung vào tin thời sự quốc tế, khoa học, kỹ thuật, thể thao, giải trí và không vượt quá 30% tổng thời lượng phát sóng trong 01 ngày của từng kênh phát thanh, truyền hình.
- Về tăng thời lượng sản xuất và phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình: Tập trung rà soát, xây dựng khung chương trình phát thanh, truyền hình hàng năm theo hướng điều chỉnh, bổ sung các chương trình phục vụ thực hiện nhiệm vụ chính trí, tuyên truyền thiết yếu của từng ngành, từng lĩnh vực, từng chủ đề chưa mở chuyên trang, chuyên mục, bản tin, từ đó giảm bớt các chương trình khai thác; tăng số lượng các chương trình thời sự, tin tức và chuyên đề chính luận; loại bỏ các chương trình kém hấp dẫn để thay thế, bổ sung các chương trình văn nghệ, giải trí sản xuất mới đa dạng, phong phú về thể loại và hình thức thể hiện, chú trọng tương tác củacông chúng; nâng cao chất lượng và thời lượng chương trình tiếng dân tộc sản xuất mới, nhằm khai thác các chủ đề đi sâu vào bản sắc riêng của các dân tộc.
- Về vùng phủ sóng: Từng bước rà soát, đánh giá lại hiệu qủa các hình thức phát sóng, đăng tải chương trình phát thanh, truyền hình hiện nay, để từ đó có giải pháp căn cơ cho việc tăng vùng phủ sóng gắn với kiểm soát được chất lượng, hiệu quả, tính tương táccủa các kênh phát thanh, truyền hình của DRT trong khu vực và cả nước theo hướng đa phương tiện, tiện đa nền tảng.
-Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình: Đối với các chương trình thời sự và chuyên đề, xác định chương trình thời sự và chuyên đề tập trung phục vụ nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tỉnh theo phương thức đơn đặt
hàng, nên phải đặc biệt quan tâm ưu tiên đầu tư các nguồn lực nhằm sớm nâng cao chất lượng nội dung, đổi mới hình thức thể hiện từng chương trình.
- Đối với các chương trình giải trí: Chú trọng thực hiện các chương trình về du lịch có tính giải trí, gắn với những đặc trưng của Đắk Lắk và Tây Nguyên, như: Khám phá văn hóa, lịch sử các dân tộc; khám phá rừng "khộp” và nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng; tìm hiểu và giới thiệu sâu hơn các giá trị văn hóa phi vật thể; sản xuất các chương trình ca nhạc theo các chủ đề về các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn; khai thác phim truyện hấp dẫn; xây dựng các chương trình giải trí mới dành cho nhiều nhóm đối tượng khán giả.
- Đối mới chương trình tiếng dân tộc thiểu số: Tính đặc thù của các chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số là phải diễn đạt một cách dễ hiểu, không máy móc, giúp đồng bào có thể nắm bắt được nhanh nhất. Để làm tốt được điều đó, phải thường xuyên đào tạo, huấn luyện cho phóng viên, biên tập viên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, tăng cường cộng tác các chương trình tiếng Ê-Đê và tiếng M’Nông với VTV5 Tây Nguyên để từng bước nâng cao chất lượng các chương trình tiếng dân tộc.
- Đổi mới, nâng cấp Trang thông tin điện tử tổng hợp: Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ và cách thức đăng tải nội dung để Trang thông tin điện tử tổng hợp http://www.drt.vn thực sự là cánh tay nối dài của các chương trình phát thanh, truyền hình, cung cấp nhanh những thông tin tổng quát và sinh động nhất về Đắk Lắk, khu vực Tây Nguyên ra phạm vi cả nước và thế giới.
Có thể bạn quan tâm!
- Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thực Hiện Chính Sách Số Hoá Truyền Dẫn Phát Sóng Truyền Hình Mặt Đất Trên Địa Bàn, Tỉnh Đắk Lắk
- Phổ Biến Tuyên Truyền Chính Sách Số Hoá Truyền Dẫn Phát Sóng, Truyền Hình Mặt Đất Trên Địa Bàn Đắk Lắk
- Định Hướng Thực Hiện Chính Sách Số Hóa Truyền Dẫn, Phát Sóng Truyền Hình Mặt Đất Tại Đắk Lắk.
- Thực hiện chính sách số hoá truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 11
- Thực hiện chính sách số hoá truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 12
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
-Về đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn và thiết bị:
Trên cơ sở thực trạng về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và thiết bị nêu trên, DRT tiến hành rà soát, báo cáo và trình UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư trên cơ sở khái toán vốn đầu tư, mua sắm cho từng dự án sát với nhu cầu thực tế và tổ chức đầu tư tiết kiệm, hiệu quả nhằm sớm đầu tư đồng bộ cơ sở
vật chất, hạ tầng kỹ thuật và hệ thống trang thiết bị phát thanh, truyền hình, theo thứ tự ưu tiên, như sau:
- Đối với dự án “Trung tâm Kỹ thuật Phát thanh và Truyền hình, thuộc Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk”:
Để đảm bảo thời gian xin chủ trưởng đầu tư chuyển tiếp dự án vào Kế hoạch đầu tư công của tỉnh giai đoạn 2021-2025, trong quý I, năm 2021, lập báo cáo rà soát, trình UBND tỉnh ra quyết định điều chỉnh hạng mục của dự án, nhưng không vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt năm 2010 là 181.981.000.000 đồng, cụ thể như sau:
- Đối với các hạng mục công trình của dự án: Loại ra khỏi dự án những hạng mục công trình nào không cần tiếp tục đầu tư và bổ sung vào dự án những hạng mục cần thiết phải đầu tư; tập trung vốn đầu tư hoàn thành hạng mục Trụ sở làm việc (là hạng mục công trình chính của dự án) và các hạng mục cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, phần vốn còn lại ưu tiên cân đối bố trí đầu tư thiết bị Phát thanh - Truyền hình.
- Đối với hạng mục Trụ sở làm việc: Rà soát công năng sử dụng theo yêu cầu tổ chức bộ máy và nhân lực hiện có (có định hướng theo mô hình tổ chức hoạt động mới) và yêu cầu của công nghệ Phát thanh - Truyền hình tiên tiến hiện nay (có xem xét đến sự phát triển trong tương lai gần)…làm căn cứ cắt giảm diện tích đầu tư (ước giảm khoảng 30% so với thiết kế cơ sở được duyệt năm 2010) và vốn đầu tư hợp lý.
-Về đầu tư, mua sắm trang thiết bị phát thanh, truyền hình:
Ngoài số vốn mua trang thiết bị phát thanh, truyền hình đã được cân đối vào dự án“Trung tâm kỹ thuật Phát thanh và Truyền hình, thuộc Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk”, phần vốn còn thiếu so DRT lập dự ántrình UBND tỉnh xem xét, bố trí bổ sung nguồn kinh phí không thường xuyên hàng năm để đầu tư các dự án, gồm:
+ Dự án “Đầu tư mua sắm bổ sung trang thiết bị Truyền hình chuẩn HD, giai đoạn 2021-2025”: Nhằm đầu tư đảm bảo đồng bộ cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và thiết bị phát thanh, truyền hình. Riêng trong năm 2021, trình UBND tỉnh cấp bổ sung nguồn kinh phí không thường xuyên 5,5 tỷ đồng để mua sắm bổ sung các thiết bị truyền hình còn thiếu cho 02 phim trường truyền hình được đầu tư nhằm nâng cao năng lực sản xuất chương trình truyền hình.
+ Dự án “Đầu tư cải tạo, nâng cấp xe truyền hình lưu động chuẩn HD”: Để thay thế Xe truyền hình lưu động chuẩn SD nhằm đảm bảo đồng bộ trong sản xuất, phát sóng truyền hình tiêu chuẩn HD.
+ Dự án “Đầu tư thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp”: Trang thông tin điện tử tổng hợp của DRT được đầu tư từ năm 2012 đến nay đã lạc hậu, nhiều chức năng cần phải bổ sung, đổi mới hình thức thể hiện, do vậy việc đầu tư mới để thay thế mang tính cấp thiết, nhằm đa dạng và nâng cao hiệu quả truyền dẫn, đăng phát chương trình và tăng sự tương tác với công chúng.
+ Dự án “Đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng vùng phủ sóng phát thanh - Truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk, giai đoạn 2021-2025”: Hiện nay, các chương trình phát thanh, truyền hình chủ yếu được truyền dẫn và phát sóng để phục vụ nhân dân trên địa bàn tỉnh, riêng truyền hình đã được UBND tỉnh cho phép truyền dẫn trên vệ tinh Vinasat-2 xuống một số mạng cáp. Do vậy, để quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Đắk Lắk ra ngoài tỉnh và ra thế giới cần thiết phải đầu tư một cách căn cơ nhất vùng phủ sóng có chủ đích, có kiểm soát, đồng thời, thông qua đó mới có thể đánh giá chất lượng chương trình, nâng cao sự tương tác với công chúng và hiệu quả truyền dẫn phát sóng lên Vinasat -2 (là nguồn tín hiệu đầu vào của đa số các hình thức truyền dẫn, phát sóng, đăng tải khác) …góp phần nâng cao chất lượng chương trình nói chung và hiệu quả tuyên truyền, quảng bá nói riêng.
- Về đầu tư các đề án nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, hoạt động của DRT:
Trong năm 2021, DRT sẽ tiến hành khảo sát lập khái toán vốn xin UBND tỉnh phê duyêt chủ trương đầu tư một số đề án nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DRT từ nguồn kinh phí không thường xuyên ngân sách cấp bổ sung hàng năm cho DRT, nhằm áp dụng công nghệ thông tin một cách sâu, rộng, có hệ thống và hiệu quả vào mọi hoạt động của DRT, trong đó tập trung vào các nội dung chính, gồm:
+ Đổi mới mô hình tổ chức hoạt động và xây dựng hệ thống quản lý của DRT, từ đó thiết lập phần mềm hệ thống quản lý toàn bộ hoạt động của DRT trên môi trường internet và mạng nội bộ (mạng Lan/ mạng Wan);
+ Đổi mới, xây dựng mô hình thu thập, xử lý và phân phối tin tức tiên tiến, từ đó thiết lập phần mềm quản lý toà sọan được phát triển trên nền tảng hệ quản trị nội dung hiện đại, bảo mật, tối ưu trên môi trường internet.
+ Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của DRT.
Đài PT-TH Đắk Lắk đào tạo, sắp xếp lại bộ phận sản xuất chương trình truyền dẫn, phát sóng của Đài theo hướng: Đài phát sóng Hà Lan và Đài phát sóng DRT được đầu tư rất lớn trong nhiều năm qua, khi số hóa cần quản lý và sử dụng để tránh lãng phí nguồn lực và thuận lợi trong quá trình tác nghiệp báo chí thường xuyên và tự chủ trong điều kiện thiên tai, địch họa. Mặt khác, Đài đang tọa lạc ở vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng, về phủ sóng phát thanh, truyền hình, viễn thông. Vì vậy, khi thực hiện số hóa cần hợp tác phát triển dịch vụ với các doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng để phát triển dịch vụ, cho thuê hạ tầng, sử dụng hiệu quả nguồn vốn Nhà nước và đảm bảo an ninh quốc phòng.
3.2.2. Nhóm giải pháp đặc thù:
- Xây dựng mô hình sản xuất, truyền dẫn phát sóng truyền hình số.
Mục tiêu xây dựng mô hình sản xuất, truyền dẫn phát sóng truyền hình số (HDTV), quy trình làm việc (TV workflow) dựa trên file, nối mạng dựa trên
giao thức Internet (IP), lưu trữ dữ liệu tập trung bởi hệ thống các máy chủ server, kết nối các công đoạn xử lý tín hiệu bằng hệ thống mạng nội bộ LAN/WAN cho toàn bộ các đơn vị tham gia vào hoạt động sản xuất của Đài PT-TH tỉnh Đắk Lắk.
Mô hình sản xuất, truyền dẫn phát sóng truyền hình số được xây dựng theo hình 3.1.
Hình 3.1. Mô hình sản xuất chương trình truyền dẫn phát sóng số
- Xây dựng mô hình số hóa kỹ thuật tiền kỳ (sản xuất tiền kỳ):
Hình 3.2. Mô hình số hóa kỹ thuật tiền kỳ
Nguồn: Tổng hợp từ
VTV và Tài liệu hội thảo truyền hình, Bắc Kinh, 2012.
Các dữ liệu, chất liệu được sản xuất ngoài Đài truyền hình bởi xe truyền hình lưu động, camera gọn nhẹ, máy ảnh, điện thoại thông minh…hoặc dữ liệu khai thác qua vệ tinh, qua mạng internet, hoặc các tư liệu dạng băng từ, file ổ lưu trữ sẽ được chuyển đổi về chung một định dạng số (HD-SDI) và được nạp (Ingest) vào hệ thống lưu trữ dữ liệu (Storage) dưới dạng file quản lý bởi các máy chủ server, kết nối dữ liệu với các bộ phận khác qua mạng nội bộ IP LAN/WAN.
Hệ thống tiền kỳ (kỹ thuật), đáp ứng yêu cầu sản xuất đa phương thức, đa định dạng. Được số hóa và lưu trữ, phục vụ cho các công đoạn xử lý tín hiệu tiếp theo.
- Xây dựng mô hình số hóa kỹ thuật hậu kỳ, phát sóng:
Hình 3.3. Mô hình biên tập nội dung qua mạng LAN/WAN
Nguồn: Tổng hợp từ VTV và Tài liệu hội thảo truyền hình, Bắc Kinh, 2012.
Các nội dung cần biên tập sẽ được tổng hợp và xây dựng trên hệ thống mạng IP, qua chuyển mạch IP (Ethenet Switch). Tạo không gian làm việc ở tất cả mọi nơi, khi có quyền truy nhập vào hệ thống lưu trữ (Central Storage)
Hình 3.4. Mô hình hệ thống dựng phi tuyến qua mạng LAN/WAN
Nguồn: Tổng hợp từ VTV và Tài liệu hội thảo truyền hình, Bắc Kinh, 2012.
Phần sản xuất nội dung, (Journalist) có thể xem trước các file dữ liệu trong phần lưu trữ (Storage), dưới định dạng thấp (tránh quá tải cho hệ thống mạng IP LAN/WAN) để biên tập nội dung, sau đó sẽ tiến hành dựng hậu kì (Editing) trên hệ thống dựng phi tuyến (NLE: Non Linear Editing). Hệ thống dựng hình phi tuyến (NLE) thực chất là thực hiện các biện pháp số với các hình ảnh và âm thanh đã được số hóa.
Các máy tính dựng (Editing) và lồng tiếng phi tuyến hậu kỳ sẽ truy xuất, tham chiếu dữ liệu hình ảnh và âm thanh (không cần truy xuất trực tiếp mà làm việc trên timecode do máy chủ quản lý) và làm việc trên server lưu trữ qua mạng IP LAN/WAN. Đây là cách làm việc số hóa, không cần can thiệp trực tiếp vào các dữ liệu, chỉ dựa vào thời gian và hình ảnh được định dạng thấp (các dữ liệu chi tiết sẽ được yêu cầu riêng).
Các file đã dựng thành phẩm sẽ được xuất (Render) thành file thành file có thể phát sóng và chuyển đến server phát sóng (Playout server) hoặc truyển đến server phát tại các trường quay, qua mạng IP LAN/WAN. (Hình 3.4.)