Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thực Hiện Chính Sách Số Hoá Truyền Dẫn Phát Sóng Truyền Hình Mặt Đất Trên Địa Bàn, Tỉnh Đắk Lắk


cao, lâm nghiêp, bên cạnh đó cần tạo điều kiện xã hội hóa ngành truyền hình nhất là trong việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn.

Định hướng phát triển: nhìn từ kinh nghiệm của VTV và những vấn đề đặt ra trong thực tiễn của Đài PT - TH tỉnh Đắk Lắk cần xây dựng định hướng phát triển giai đoạn 2021-2025, với những nội dung sau:

- Đổi mới hoạt động của DRT nhằm thực hiện tốt hơn vai trò cơ quan báo chí chủ lực của tỉnh; là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tửởng quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và diễn đàn của Nhân dân trong tỉnh, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Tỉnh ủy, chỉ đạo, quản lý trực tiếp của UBND tỉnh; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật và phát triển bền vững.

- Phát triển DRT đi đôi với quản lý tốt, chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết tập hợp quần chúng, tạo đồng thuận trong xã hội, định hướng tư tưởng và thẩm mỹ, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Đắk Lắk nói riêng và của đất nước nói chung.

- Ngoài cơ chế, chính sách và tạo điều kiện cần thiết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, DRTcần tăng cường huy động nguồn lực phát triển, nhưng phải bảo đảm đúng tôn chỉ, mục đích hoạt động và tuân thủ pháp luật, không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, sáng tạo nhiều tác phẩm báo chí đa dạng, độc đáo, đặc sắc và mang tính nhân văn sâu sắc, nhằm cung cấp dịch vụ sự nghiệp công có chất lượng, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền và đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí ngày càng cao và đa dạng của Nhân dân.

- Phát triển DRT phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ và thông tin, truyền thông thế giới. Kết hợp chặt chẽ hai loại hình báo chí (báo nói, báo hình) đồng thời phát huy lợi thế của các phương tiện, dịch vụ thông tin


Internet, nhằm chủ động cung cấp thông tin chính thống, có định hướng, tăng diện bao phủ toàn tỉnh, khu vực và cả nước; hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng.

Đổi mới và phát triển DRT trở thành một cơ quan báo chí hiện đại, uy tín và có tầm ảnh hưởng sâu rộng ở khu vựcmiền Trung và Tây Nguyên, góp phần quan trọng vào sự phát triển của tỉnh, của đất nước và sự phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam; giúp cho DRT vượt qua mọi khó khăn, thách thức, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng sản phẩm báo chí,vươn lên tự chủ với loại hình “đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên”, cung cấp dịch vụ công đạt chất lượng cao,thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền đước tỉnh giao và đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí ngày càng cao và đa dạng của Nhân dân; tăng trưởng nguồn thu, nguồn tài chính vững mạnh, ổn định và tăng thu nhập cho viên chức, người lao động và đóng góp tích cực vào sự phát triển nghiệp phát thanh - truyền hình và nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

-Về tổ chức sản xuất và truyền dẫn, phát sóng, đăng tải chương trình:

+ Từ năm 2021 đến năm 2022: Ổn định thời lượng sản xuất và các hình thức phát sóng, đăng tải kênh phát thanh và kênh truyền hình như hiện nay.

Thực hiện chính sách số hoá truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 7

+ Từ năm 2023 đến năm 2025: Từng bước tăng thời lượng sản xuất, phát sóng kênh Phát thanh lên 19 giờ/ngày và Kênh truyền hình Đắk Lắk lên 24 giờ/ngày; mở rộng vùng phủ sóng kênh phát thanh, kênh truyền hình hiệu quả theo hướng truyền thông đa phương tiện, đa nền tảng.

-Về chất lượng chương trình phát thanh, truyền hình: Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình phát thanh, truyền hình, phấn đấu đến cuối năm 2022, Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk trở thành Đài PT-TH địa phương có chương trình phát thanh, truyền hình hấp dẫn hàng đầu khu vực Tây Nguyên và đến năm 2025, Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk là một


trong 05 Đài PT-TH địa phương có chương trình hấp dẫn, độc đáo, đặc sắc, thu hút công chúng nhiều nhất khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

- Về mô hình tổ chức hoạt động, cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực:

Đổi mới, xây dựngmô hình tổ chức hoạt độnggắn với đổi mới mô hình thu thập, xử lý và phân phối tin tức hiệu quả, phù hợp với Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 và đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, giúp cho DRT vượt qua khó khăn, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, thiết lập cơ cấu tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả và đảm bảo đến năm 2025, tất cả viên chức, người lao động của DRT có khả năng làm việc chuyên nghiệp trong môi trường số hóa.

Tiểu kết chương 1:

Chương 1 nghiên cứu Quan điểm, Nghị quyết, Quyết định về chính sách số hóa và truyển đổi số. Nghiên cứu các cơ sở lý luận, mô hình thực hiện chính sách số hóa và chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền hình.Tổng quan về truyền hình số theo xu thế chung của thế giới, mở ra góc nhình về phương thức sản xuất và lực lượng sản xuất trong thời kỳ số hóa và chuyển đổi số. Phân tích, khảo sát, nghiên cứu các mô hình số hóa và chuyển đổi số trong truyền hình thông qua mô hình của các đài truyền hình như VTV, Lào Cai TV… Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm để PT-TH Đắk Lắk thực hiện tốt hơn công cuộc số hóa và chuyển đổi số.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang tập trung thực hiện chính sách chuyển đổi số chuyển đổi số quốc gia, với nhiều định hướng và ban hành nhiều văn bản, quyết định có liên quan đến công tác phát sóng truyền hình số mặt đất. Các Tỉnh, Thành địa phương cũng đang tập trung nghiên cứu, lựa chọn và ban hành quyết định chính sách phù hợp, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số truyền hình trên địa bàn và khu vực.


Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SỐ HÓA TRUYỀN DẪN, PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH MẶT ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN‌

TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. Yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách số hoá truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn, tỉnh Đắk Lắk

2.1.1. Khái quát chung về tỉnh Đắk Lắk.

2.1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o28'57" đến 108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" đến 13o25'06" độ vĩ Bắc, có độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km.

- Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai.

- Phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà.

- Phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông.

- Phía Tây giáp Campuchia.

Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km2, dân số toàn tỉnh tính đến năm 2012 đạt 1.796.666 người, mật độ dân số đạt hơn 137 người/km². Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt 432.458 người, dân số sống tại nông thôn đạt

1.364.208 người. Dân số nam đạt 906.619 người, dân số nữ đạt 890.047 người. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 47 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh, có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn.


Dân số tỉnh phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Ea Hleo v.v…

Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp.Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái.

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - Văn hóa xã hội

- Về kinh tế: Kinh tế chủ đạo của Đăk Lăk chủ yếu sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái, cũng là nơi trồng bông, ca cao, cao su, điều lớn của Việt Nam. Đồng thời, là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, như cây bơ, sầu riêng, chôm chôm, xoài...Đặc biệt Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước.

- Về văn hoá Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M'Nông, Gia Rai… với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên... là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk.


Với những điều kiện về địa lí, dân số, văn hóa, kinh tế - xã hội của Tỉnh Đăk Lắk, đặt ra cơ hội và thách thức cho hệ thống phát thanh và truyền hình trong việc định hướng phát triển tương lai, góp phần điều hành, quản bá, phát triển kinh tế của Tỉnh một cách toàn diện. Đặc biệt hệ thống phát thanh và truyền hình cần định hướng sản xuất các chương trình văn hóa, xã hội quảng bá tạo điều kiện phát triển du lịch. Phát triển các chương trình quảng bá thương hiệu sản xuất công nghiệp, lâm nghiêp, tạo điều kiện xã hội hóa ngành truyền hình và đưa hình ảnh của Tỉnh ra khắp thế giới.

2.1.2. Sự tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - Văn hóa xã hội đến thực hiện chính sách số hoá truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

2.1.2.1. Thuận lợi

Đắk Lắk là tỉnh có tiềm năng phát triển nhanh nhất Tây Nguyên, trong những năm gần đây vấn đề chủ động liên kết để tìm ra hướng đi và phát triển được thực hiện một cách đồng bộ. Tỉnh Đắk Lắk đã tham gia ký kết và thực hiện nhiều chương trình liên kết hợp tác với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên và vùng lân cận, như Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội. Qua triển khai thực hiện, một số nội dung, chương trình hợp tác đã phát huy hiệu quả tích cực, đặc biệt là trong lĩnh vực số hoá của cuộc cách mạng 4.0. Thực hiện Quyết định số 2451- QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành kế hoạch triển khai Đề án, huy động sự vào cuộc của chính quyền các cấp trong việc chuyển đổi, nâng cao chất lượng.

Thực hiện Thông báo số 148/TB-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc kết luận tại phiên họp lần thứ 16 của Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam, tỉnh Đắk Lắk thuộc nhóm IV và thời điểm ngừng phát


sóng truyền hình tương tự mặt đất đối với các trạm phát chính và trạm phát lại trên địa bàn tỉnh từ 0 giờ ngày 28-12-2020.

Để chuẩn bị các điều kiện ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất trên địa bàn tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Đài Truyền thanh – Truyền hình, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao; UBND các xã, phường, thị trấn tiếp tục tuyên truyền về thời gian ngừng phát sóng trên hệ thống đài cơ sở, thông tin lưu động. Đăng tổng đài thông tin số hóa truyền hình 1900 1559 và website www.sohoatruyenhinh.vn lên trang thông tin điện tử của địa phương. Nên việc nắm bắt và thực hiện chính sách một cách hiệu quả và đáp ứng với quy trình chuyển đổi số là xu thế tất yếu của ngành truyền hình. Việc triển khai số hóa truyền hình sẽ mang lại các lợi ích như nâng cao chất lượng các kênh chương trình truyền hình và có thể cung cấp hàng trăm kênh đến người dân. đến 0h ngày 31/12/2020 việc chấm dứt phát sóng truyền hình Analog

2.1.2.2. Khó khăn

- Đắk Lắk là tỉnh mới có sự bứt phá về phát triển kinh tế – xã hội trong những năm gần đây, nên vấn đề về hạ tầng thiết yếu hầu như đang còn lạc hậu kinh phí gặp nhiều khó khăn nên chưa có sự đầu tư đồng bộ về hệ thống truyền dẫn.

- Khu vực nhiều núi cao, địa hình có nhiễu vùng lõm chia cắt. Đây là các đặc thù về địa hình của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Việt Nam nói chung ảnh hưởng tới truyền lan sóng vô tuyến điện, gây khó khăn cho công tác truyền dẫn truyền hình.

- Việc thúc đẩy sử dụng các phương thức truyền dẫn phát sóng khác để như thuê; xã hội hoá …vv đẩy nhanh lộ trình số hóa truyền dẫn, phát sóng mặt đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa có sự xuyên suốt và kịp thời.


- Kêu gọi đầu tư để cạnh tranh thúc đẩy triển khai các dịch vụ tiên tiến trên hạ tầng số mặt đất nhằm khai thác tối đa năng lực hệ thống phát số và cạnh tranh bình đẳng phát triển với các dịch vụ truyền hình khác như truyền hình cáp, truyền hình internet và truyền hình vệ tinh, còn chậm.

- Đầu mối triển khai công việc cụ thể là Đài phát thanh truyền hình Đắk Lắk (DRT) để thực hiện chính sách số hoá truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất chưa quyết liệt và kịp thời để thực hiện chuyển đổi số tất cả các thiết bị thu hình số (máy thu hình số, đầu thu truyền hình số) đều thu được các kênh truyền hình này của các mạng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất khác nhau, để người dân tiếp cận một cách dễ dàng.

- Do tình hình thực hiện công việc chưa phát sinh nhiều, mặt khác do ảnh hưởng dịch bệnh nên Thường trực Ban chỉ đạo không tham mưu tổ chức họp 6 tháng đầu năm...Khi có đủ điều kiện triển khai thì sẽ báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo xin ý kiến sau. Phần khó khăn do phụ thuộc vào kế hoạch thực hiện của các cơ quan Bộ và Ban chỉ đạo quốc gia....

- Việc khảo sát hộ nghèo, cận nghèo thiếu cácthông tin như: số CMND, mã định danh, sổ hộ khẩu, địa chỉ … do cấp xã, huyện quản lý cung cấp.

2.2. Tổ chức thực hiện chính sách số hoá truyền dẫn phát sóng, truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2.2.1. Về xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách số hoá truyền dẫn phát sóng, truyền hình mặt đất trên địa bàn.

Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách là khâu rất quan trọng trước khi đưa chính sách vào thực tế; kế hoạch sẽ đề ra mục đích, yêu cầu, các nội dung cụ thể của từng công việc, thời gian, giải pháp thực hiện và phân công trách nhiệm đối với từng cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai thực hiện.

Tại Đắk Lắk UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 5352/UBND-KGVX ngày 04/7/2019 về việc triển khai Đề án số hóa truyền hình mặt đất trên địa bàn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2023