Bài Học Kinh Nghiệm Của Một Số Địa Phương Trong Thực Hiện Chính Sách Truyền Dẫn, Phát Sóng Truyền Hình Mặt Đất.


không hợp tác, không ủng hộ thì việc thực thi chính sách sẽ không hiệu quả, không đạt mục tiêu đề ra, có khi dẫn đến thất bại. Một khi chính sách ban hành được mọi người ủng hộ, nhất là đối tượng chịu sự tác động chính sách ủng hộ, tiếp nhật một cách nhiệt tình thì việc thực thi chính sách sẽ thuận lợi và mang lại kết quả tốt tại địa phương.

Đối với chính sách số hoá truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất Chính sách được thực thi trên phạm vi không gian rộng lớn, vì thế số lượng các đối tượng cá nhân và tổ chức tham gia thực thi chính sách là rất lớn. Số lượng tham gia bao gồm các đối tượng tác động của chính sách công, công dân thực hiện và bộ máy tổ chức thực thi của nhà nước. Bên cạnh đó, các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách công diễn ra cũng hết sức phong phú, phức tạp theo không gian và thời gian. Chúng đan xen nhau, thúc đẩy hay kìm hãm nhau theo quy luật. Bởi vậy, muốn tổ chức thực thi chính sách công có hiệu quả phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách.

Việc hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất được thực hiện theo Quyết định số 1168 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020. Trong đó, có hỗ trợ kết nối truyền hình số với mục tiêu bảo đảm cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Nhà nước thu xem các chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu qua hệ thống truyền dẫn, phát sóng tín hiệu truyền hình công nghệ số. Điều kiện nhận hỗ trợ là hộ nghèo, hộ cận nghèo đã có máy thu truyền hình tương tự nhưng chưa sử dụng dịch vụ truyền hình số, truyền hình cáp, truyền hình Internet. Nguồn kinh phí từ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam do các doanh nghiệp viễn thông đóng góp theo quy định của Luật viễn thông.


Tại Đắk Lắk, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc triển khai hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất, Sở TT&TT đã ban hành Công văn số 1569/STTTT-BCVT, ngày 06/11/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc phối hợp triển khai hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo tại tỉnh Đắk Lắk thuộc Dự án “Hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo tại 15 tỉnh thuộc nhóm IV”.

1.3.4. Các yếu tố khác

Ngoài các yếu tố của chất lượng chính sách và năng lực của chủ thể thực thi chính sách. Việc thực thi chính sách số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất cũng chịu sự tác động của một số yếu tố khác, như:

- Môi trường thực hiện chính sách: Là yếu tố liên quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa phương. Những địa phương có vị trí, có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, điều kiện vị trí địa lý thuận lợi, người dân nhận thức, hiểu biết tốt về chính sách số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất thì việc thực thi chính sách sẽ đạt hiệu quả tốt và đạt mục tiêu đề ra. Ngược lại, những địa phương có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển, người dân nhận thức, hiểu biết chưa đầy đủ về chính sách thì sẽ kìm hãm, cản trở, dẫn đến thực hiện chính sách sách số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất không đạt hiệu quả.

- Điều kiện tài chính và cơ sở vật chất để đảm bảo thực hiện chính sách số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất: Đây là yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự thành công hay thất bại của mục tiêu chính sách. Khi nguồn kinh phí phải đảm bảo được các nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra thì việc triển khai thực hiện chính sách sẽ đạt hiệu quả. Và ngược lại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

- Năng lực xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; phổ biến, tuyên truyền chính sách: Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện chính sách. Việc xây dựng Kế hoạch triển khai chính sách và tuyên


Thực hiện chính sách số hoá truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 6

truyền phổ biến chính sách là nhằm truyền tải những nội dung, mục đích yêu cầu của chính sách đến với người dân. Do đó, nếu xây dựng kế hoạch đầy đủ, chi tiết, rõ ràng, thì việc triển khai thực hiện chính sách sẽ thuận lợi. Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách cần phải đa dạng các hình thức, phương pháp; lựa chọn các nội dung phù hợp với từng loại đối tượng, từng thời điểm thích hợp để tuyên truyền phổ biến, như vậy người dân sẽ tiếp cận chính sách một cách dễ dàng. Nếu việc xây dựng kế hoạch thực hiện không sát tình hình thực tế; công tác tuyên truyền phổ biến chính sách không phù hợp, không trọng tâm thì việc thực thi chính sách sẽ không đạt mục tiêu đề ra, thậm chí dẫn đến thất bại trong việc giải quyết chế chính sách.

1.4. Bài học kinh nghiệm của một số địa phương trong thực hiện chính sách truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất.

1.4.1. Kinh nghiệm của Đài truyền hình Việt Nam (VTV)

Trải qua một hành trình phát triển mạnh mẽ kể từ ngày phát sóng chương trình đầu tiên vào 7/9/1970, đến nay VTV đã vươn lên thành một đài truyền hình có uy tín trong khu vực với hạ tầng kĩ thuật hiện đại, hiện diện khắp các châu lục, là một trong những công cụ tuyên truyền quan trọng nhất của Đảng, Nhà nước. Theo xu thế vận động của truyền thông thế giới, Đài Truyền hình Việt Nam đã và đang từng ngày đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa công nghệ theo hướng truyền thông hội tụ, tận dụng những lợi thế truyền thống và thương hiệu của VTV để tạo ra các bước đột phá mới trong giai đoạn tiếp theo.

Vào những năm 2010 - 2011, lãnh đạo Đài THVN đã đánh giá và nhận định rõ những hạn chế về công nghệ kĩ thuật của VTV dựa trên công nghệ tương tự (analog) vẫn còn lạc hậu, quy trình sản xuất phân tán, gây cản trở cho mục tiêu xây dựng Đài THVN trở thành một đài truyền hình hiện đại, tiên tiến theo xu hướng toàn cầu.


Tại Đại hội Đảng bộ Đài THVN nhiệm kì 2010 - 2015 đã đề ra mục tiêu chính về mặt công nghệ kĩ thuật là xây dựng quy trình làm việc (TV workflow) dựa trên file, nối mạng dựa trên giao thức Internet (IP) cho toàn bộ các đơn vị tham gia vào hoạt động sản xuất của Đài, đồng thời xác định VTV sẽ chuyển thẳng từ công nghệ tương tự lên công nghệ truyền hình số phân giải cao (HDTV), phấn đấu để tới năm 2015 thực hiện phát sóng 3 kênh truyền hình HDTV. Thực hiện Nghị quyết này, bắt đầu từ giai đoạn 2012 - 2015, Đài THVN đã đầu tư quy mô lớn vào mọi mặt hoạt động công nghệ kĩ thuật của Đài.

Thực hiện Đề án Số hóa truyền hình mặt đất của Chính phủ, Đài THVN cũng thực hiện đề án của riêng mình. Hệ thống máy phát sóng truyền hình số mặt đất của VTV liên tục được triển khai ở nhiều khu vực quan trọng, đảm bảo phủ sóng truyền hình số mặt đất cho hầu hết các hộ gia đình có nhu cầu. VTV luôn đi trước lộ trình phủ sóng truyền hình số mặt đất do Chính phủ đề ra và đó chính là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự thành công của Đề án Số hóa của Nhà nước. Đặc biệt, việc VTV chọn DVB-T2 làm tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất của Đài cũng là tiền đề để Ban Chỉ đạo Quốc gia mạnh dạn chọn tiêu chuẩn này làm tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất của Việt Nam, giúp cả nước tiến thẳng lên công nghệ hiện đại, tiết kiệm băng thông truyền dẫn... Song song với đó, VTV cũng đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ thông tin, công nghệ lưu trữ, công nghệ thể hiện... nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất, quản lí của Đài được thông suốt. Các ứng dụng công nghệ truyền hình mới nhằm phục vụ hoạt động sản xuất như công nghệ truyền tin gọn nhẹ dựa trên, 3G, 4G, wifi, Internet và vệ tinh, các công nghệ studio ảo tiên tiến, công nghệ sản xuất tin tiên tiến cũng đang được chú trọng và ứng dụng tại các đơn vị sản xuất của Đài.

Với quyết tâm và định hướng đầu tư đúng đắn, kết cấu hạ tầng công nghệ kĩ thuật của VTV đã có sự chuyển biến căn bản với quy mô lớn, hiện đại,


chuyển đổi từ công nghệ analog SD chuyển sang công nghệ số HD với quy trình làm việc dựa trên file, nối mạng dựa trên giao thức Internet. Khi đi vào hoạt động, kết cấu hạ tầng này được vận hành hiệu quả, quay vòng liên tục suốt ngày đêm phục vụ cho việc sản xuất các chương trình có nội dung phong phú, cập nhật, chất lượng cao trên các làn sóng của Đài.

Xác định Truyền hình Internet (Streaming) là xu thế tất yếu và sẽ cạnh tranh trực tiếp với truyền hình truyền thống, Đài THVN đã xác định "chiến lược cho tương lai", đó là sẽ tiếp tục phát triển truyền hình truyền thống, coi nội dung của truyền hình truyền thống là lợi thế cạnh tranh chiến lược để phát triển các dịch vụ OTT. Dấu mốc đánh dấu sự phát triển của VTV trong lĩnh vực OTT là sự ra đời của VTVGo - dịch vụ xem truyền hình trên di động và Internet do Trung tâm Sản xuất và Kinh doanh nội dung số Đài THVN VTV Digital chịu trách nhiệm phát triển, ra đời vào tháng 4/2015. Với khẩu hiệu: "xem truyền hình mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bị", VTVGo đã đưa VTV trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ OTT hàng đầu trên thị trường Việt Nam. Tính đến cuối năm 2019, tổng số lượt người sử dụng hệ thống VTVGo đã lên tới con số 68 triệu, trong đó, số lượt người xem khoảng 2,5 tỉ lượt, với khoảng 1,6 triệu người sử dụng VTVGo từ 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão, công cuộc chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số vào sản xuất truyền hình đặt ra yêu cầu bắt buộc cho các sản phẩm của các đơn vị nội dung tại Đài THVN cần được trau chuốt hơn, đánh trúng thị hiếu khán giả hơn với giải pháp công nghệ để thấu hiểu khán giả, nâng cao trải nghiệm với hình ảnh, âm thanh mà chỉ có các sản phẩm truyền hình mới đạt được. Để đạt được mục tiêu đó, những người làm nội dung phối hợp chặt chẽ với bộ phận công nghệ, kĩ thuật để biết khán giả thích gì, cần gì từ đó cùng nhau xây dựng lên các sản phẩm thích hợp để thông qua công nghệ tiếp cận đúng đối tượng có nhu cầu. Trong thời gian tới, Đài THVN sẽ


tiếp tục có những bước chuyển đổi mạnh mẽ hơn nữa, nhằm ứng dụng công nghệ, kĩ thuật gắn với sản xuất nội dung và kinh doanh.

Phó TGĐ Đinh Đắc Vĩnh cho biết, VTV đã xác định rõ hướng đi chuyển đổi số trọng tâm cho Đài THVN trong giai đoạn 2020 - 2025. Trong đó, chuyển đổi công nghệ số với mục tiêu ứng dụng công nghệ gắn với chuyển đổi trong sản xuất nội dung, chuyển đổi mô hình kinh doanh, mô hình quản lí và tổ chức nhân sự còn đồng nghĩa với yêu cầu chuyển đổi nguồn nhân lực, đồng thời thay đổi tư duy quản lí, quản trị… Chính vì vậy, trong giai đoạn 5 năm tới, Đài THVN sẽ tập trung xây dựng phương án vị trí việc làm, sắp xếp lại đội ngũ lao động, chú trọng đào tạo, chuyển đổi, tăng cường nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực công nghệ thông tin phục vụ sản xuất, kinh doanh đa nền tảng, đáp ứng quá trình chuyển đổi công nghệ, chuyển đổi số của Đài. Bên cạnh đó, VTV sẽ tiếp tục chú trọng đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống sản xuất, lưu trữ tư liệu và phân phối nội dung đa nền tảng theo hướng đồng bộ, thống nhất toàn Đài, quản lí tài nguyên tập trung, quy trình công nghệ tự động, linh hoạt, liên kết giữa các bộ phận, quản lí thống nhất và trao đổi Metadata thuận lợi. VTV cũng sẽ tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống bảo vệ bản quyền, kiểm duyệt các sản phẩm nội dung của Đài THVN cho cả âm thanh, hình ảnh, đồ họa trên hạ tầng truyền thống và đặc biệt là trên hạ tầng số, tiếp tục hoàn thiện xây dựng hệ thống thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng…

Trong chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh nội dung số trong giai đoạn tới, VTV sẽ đặc biệt ưu tiên sử dụng ứng dụng công nghệ hiện đại của truyền thông thế giới, như tập trung ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ hiện đại trong sản xuất, phân phối nội dung (công nghê nền tảng - Platform, điện toán đám mây - Cloud, dữ liệu lớn - Big data, trí tuệ nhân tạo - AI, thực tế ảo - VR, thực tế ảo tăng cường - AR, công nghệ 5G, IP, 4K,...) nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa quảng cáo… hướng tới phát triển nguồn thu từ kinh


doanh dịch vụ OTT. Để thực hiện được các mục tiêu trên, VTV sẽ tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng và các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tác nghiệp, chỉ đạo điều hành, sản xuất và kinh doanh theo hướng dùng chung tài nguyên, ứng dụng công nghệ ảo hoá, cloud... chuẩn hóa quy trình sản xuất, tác nghiệp tiên tiến; từng bước ứng dụng các công nghệ Fiber LAN, 5G... trong việc xây dựng, nâng cấp, bổ sung mạng LAN kết nối không dây, băng thông rộng; đảm bảo an ninh, bảo mật, an toàn thông tin, phù hợp với mô hình sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn chuyển đổi công nghệ số của Đài THVN.

Tầm nhìn chiến lược số 2020 - 2025, Phó TGĐ Đinh Đắc Vĩnh cho biết, VTV đã xác định rõ hướng đi chuyển đổi số trọng tâm cho Đài THVN trong giai đoạn 2020 - 2025. Trong đó, chuyển đổi công nghệ số với mục tiêu ứng dụng công nghệ gắn với chuyển đổi trong sản xuất nội dung, chuyển đổi mô hình kinh doanh, mô hình quản lí và tổ chức nhân sự còn đồng nghĩa với yêu cầu chuyển đổi nguồn nhân lực, đồng thời thay đổi tư duy quản lí, quản trị [6]…

1.4.2. Kinh nghiệm của Đài PT-TH tỉnh Lào Cai

Theo Laocaitv.vn, Đài PT - TH tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức Hội thảo sáng 9/1 về chuyển đổi số nhìn từ kinh nghiệm của VTV và những vấn đề đặt ra trong thực tiễn của Đài PT - TH tỉnh Lào Cai.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe lãnh đạo Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số (VTV Digital) và Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông trao đổi về kinh nghiệm trong thực hiện chuyển đổi số của VTV cũng như của một số đài địa phương. Khẳng định chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của truyền hình trong giai đoạn hiện nay,thông qua việc chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao khả năng truyền thông từ địa phương ra toàn quốc và thế giới, có khả năng tiếp cận với nhiều khán giả mới…"Để chuyển đổi số thành công thì chúng ta nên tiếp xúc từ góc độ thị trường, bởi các nhãn hàng họ muốn tiếp xúc nhiều


khán giả nhất, và việc tiếp cận hiệu quả chỉ có thể tiếp cận qua các chương trình do đài sản xuất, đó là cách tiếp cận rất logic, giúp chúng ta tìm được lời giải trong quá trình chuyển đổi số” - Nhà báo Lê Quang Minh, Giám đốc Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số VTV chia sẻ.

Xác định rõ sứ mệnh và thách thức của mình trong xu thế của truyền hình hiện đại. Ngay từ rất sớm,Đài PT - TH tỉnh Lào Cai đã có các bước đầu tưphù hợp để sản xuất, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình trên nền tảng số; xây dựng kế hoạch chuyển đổi số cụ thể có tính toán đầy đủ đến các yếu tố để đài tỉnh chuyển đổi số thành công, đặc biệt là tập trung vào khâu sản xuất, phân phối các sản phẩm truyền hình. "Chúng tôi hiện đang có sự điều chỉnh trong nhân sự, xây dựng các format mới để phù hợp với loại hình truyền hình, phát thanh; sản xuất, phát sóng các sản phẩm số giúp người dân dễ dàng tiếp cận với đài hơn”, bà Nguyễn Thị Hải Anh, Quyền Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lào Cai cho biết.

Với kinh nghiệm thực tiễn trong số hóa và chuyển đối số của Đài Truyền hình Việt Nam và các đài địa phương trong cả nước sẽ giúp cho Đài PT - TH Lào Cai có thêm cơ sở vững chắc để thực hiện chuyển đổi số thành công, tạo ra được bước chuyển căn bản trong thực hiện sản xuất, phân phối các sản phẩm truyền hình của địa phương [5]

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk

Với những điều kiện về địa lí, dân số, văn hóa, kinh tế - xã hội của Tỉnh Đắk Lắk, đặt ra cơ hội và thách thức cho hệ thống phát thanh và truyền hình trong việc định hướng phát triển tương lai, góp phần điều hành, quản bá, phát triển kinh tế của Tỉnh một cách toàn diện. Đặc biệt, hệ thống phát thanh và truyền hình cần định hướng sản xuất các chương trình truyền dẫn số hoá, truyền tải chất lượng hình ảnh tốt nhất về văn hóa - xã hội quảng bá tạo điều kiện phát triển du lịch, quảng bá thương hiệu sản xuất công nghiệp chất lượng

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí