Thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông - 6


vấn đề lý luận và thực tiễn chính sách phát triển văn hóa, về vai trò của văn hóa, chính sách văn hóa tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Để phát huy các giá trị, chuẩn mực trong quá trình phát triển của xã hội, của cộng đồng và của mỗi con người nói riêng, cần có chính sách phát triển văn hóa theo đúng định hướng của Đảng và đảm bảo quy luật phát triển khách quan của văn hóa. Bên cạnh đó, để có chính sách phát triển văn hóa tốt cần có các giải pháp, công cụ quản lý của Nhà nước và đặc biệt là môi trường thể chế phù hợp trong từng giai đoạn phát triển, hạn chế tối thiểu các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của văn hóa. Đồng thời, xem con người là chủ thể, là trung tâm của phát triển, nhằm phát huy sự sáng tạo của mỗi người trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời gian tới.


Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY ĐỨC, TỈNH ĐẮK NÔNG

2.1. Khái quát về huyện Tuy Đức

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Tuy Đức nằm ở phía Tây của tỉnh Đắk Nông, có ranh giới: phía Bắc giáp với tỉnh Muldulkiri (vương quốc Campuchia), phía Nam giáp huyện Đắk R’Lấp, phía Đông giáp huyện Đắk Song, phía Tây giáp huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

Bản đồ hành chính huyện Tuy Đức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.


Nguồn Đoàn Minh Thuận 2017 Thực hiện chính sách bồi thường hỗ trợ và tái 1

Nguồn: Đoàn Minh Thuận (2017) Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

Tổng diện tích của huyện là 112.327 ha, chiếm 17,2% diện tích của tỉnh Đắk Nông, dân số trên 54.000 người, với 6 đơn vị hành chính: Xã Đắk Buk So, xã Quảng Tâm, xã Quảng Tân, xã Đắk R’Tih, xã Quảng Trực, xã Đắk Ngo [7].


Tuy Đức là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, cách trung tâm tỉnh lỵ Đắk Nông khoảng 50km, có Quốc lộ 14C, Tỉnh lộ 686 chạy qua, có cửa khẩu Buk Prăng tiếp giáp với Campuchia là những điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, nhất là thương mại và du lịch phát triển nhanh, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa, phong phú, đa dạng theo thế mạnh đặc thù của địa phương.

2.1.1.2. Khí hậu, thủy văn

Huyện Tuy Đức nằm trong vùng ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm với 2 mùa rò rệt trong năm là mùa mưa và mùa khô; mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung tới 90% lượng mưa hàng năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, có lượng mưa không đáng kể (khoảng 10% lượng mưa hàng năm) [23, tr.34].

Nhiệt độ: Do huyện Tuy Đức nằm trong vùng có địa hình cao, nhiệt độ trong năm và trong ngày biến động khá lớn, trung bình trong năm là 22,30C, tháng cao nhất là 35,50C (tháng 4), tháng thấp nhất là 140C (tháng 2); tổng tích ôn tương đối lớn (khoảng 7.2000C/năm), thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng nhiệt đới [23, tr.34].

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 2.300mm/năm, tập trung vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 (chủ yếu là vào các tháng 7, 8, 9), chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) lượng mưa nhỏ, chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa cả năm, đã gây không ít khó khăn trong việc cung cấp, điều tiết nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của người dân [23, tr.34].

Nắng: Số giờ nắng trung bình dao động từ 1.600 – 2.300 giờ/năm, 9 – 10 giờ/ngày vào mùa khô 7 – 8 giờ vào mùa mưa [23, tr.34].

Lượng bốc hơi, độ ẩm: Lượng bốc hơi trung bình 14,6 – 15,7 mm/ngày vào mùa khô và 1,5 – 1,7 mm/ngày vào mùa mưa; độ ẩm trung bình hàng năm 86%, độ ẩm tháng cao nhất là tháng 8 (92%), độ ẩm tháng thấp nhất là tháng 2, 3 (77%) [23, tr.34].

Nhìn chung, với đặc điểm khí hậu của huyện thích hợp cho phát triển các loại cây trồng và vật nuôi.


2.1.1.3. Địa hình

Huyện Tuy Đức nằm ở cao nguyên bazan cổ Đắk Nông - Đắk Mil, có độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 400m tại khu vực phía Tây Nam và đến trên 900m tại khu vực Đông Bắc; núi cao nhất ở huyện là đỉnh Yor Goun Glaita (trên 950m) thuộc xã Đắk Buk So. Địa hình huyện nhìn chung khá phức tạp và bị chia cắt mạnh [23, tr.35].

2.1.1.4. Tài nguyên đất

Nhóm đất đen: Chỉ chiếm 634 ha, tương ứng 0,57% tổng diện tích mặt đất; Đất nâu đỏ trên đá basalt (Fk), chiếm phần lớn diện tích đất huyện Tuy Đức với 105.975 ha tương ứng 95,79% tổng diện tích mặt đất. Là nhóm đất thấm nước tốt, thoát nước nhanh, dẻo dính khi ướt, tơi xốp khi ẩm, hơi cứng khi khô, thành phần cơ giới đất thịt nặng - sét, tầng canh tác dày. Thích hợp cho các loại cây công nghiệp dài ngày: Cà phê, tiêu, ca cao hoặc ngắn ngày; Đất nâu vàng trên đá basalt (Fu): chiếm 3.637 ha tương ứng 3,29% tổng diện tích mặt đất; Nhóm đất thung lũng dốc tụ (D): Diện tích nhỏ (392 ha chiếm 0,35% diện tích) phân bố rải rác ven sông suối đất khá giàu mùn hữu cơ, thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng, ít thoát nước thích hợp cho trồng cây lương thực, có thể phát triển lúa nước [23, tr.35].

2.1.1.5. Tài nguyên nước

Toàn bộ địa bàn thuộc lưu vực của 2 sông, khu vực phía Tây thuộc lưu vực sông Bé và khu vực phía Đông thuộc lưu vực sông Đồng Nai thượng (cả hai con sông này đều là chi lưu của sông Đồng Nai).

Vùng phía Tây thuộc lưu vực sông Bé có các suối chính như: Đắk R’Keh với diện tích lưu vực 150 km2, Đắk Yeul có diện tích lưu vực 145 km2, Đắk Glun với diện tích lưu vực 200 km2, Đắk R’Lấp với diện tích lưu vực 210 km2 [23, tr.35].

Vùng phía Đông thuộc lưu vực sông Đồng Nai thượng nguồn có các suối chính như: Đắk R’Tih với diện tích lưu vực 738 km2, Đắk R’Keh có diện tích lưu vực 195 km2 [23, tr.35].


2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Nền kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nhưng đang có sự chuyển biến trong tỷ trọng kinh tế của huyện. Theo báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của UBND huyện Tuy Đức: Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) tăng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 11,58% (trong đó, nông

- lâm nghiệp - thủy sản tăng 9,98%, công nghiệp - xây dựng tăng 16,66%, dịch vụ 20,45%). Tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm dần, công nghiệp và dịch vụ tăng dần. Đến năm 2020, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp - thủy sản chiếm 78,17%, tỷ trọng ngành công nghiệp 9,08%, tỷ trọng ngành dịch vụ 13%. Tình hình thu - chi ngân sách đạt kết hoạch: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện cả giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 208,76 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 4,22%/năm, không đạt chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Tổng chi ngân sách địa phương cả giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 1.431,32 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 13,34%/năm. Thực hiện chi đủ, chi đúng theo Luật Ngân sách, chính sách đảm bảo, an sinh xã hội, quốc phòng an ninh được thực hiện [24, tr.6].

Về phát triển kinh tế nông nghiệp: Trong sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt giữ vai trò chủ đạo, đến năm 2020, giá trị ngành trồng trọt chiếm 91,5%, ngành chăn nuôi chiếm 4,8%, dịch vụ nông nghiệp chiếm 3,7% [24, tr.6].

Về phát triển công nghiệp - xây dựng: Phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng khá, số cơ sở sản xuất công nghiệp tăng dần năm 2020 tăng 414 cơ sở tăng 201 cơ sở so với năm 2015. Tổng giá trị công nghiệp, theo giá hiện hành năm 2020 đạt 282,5 tỷ đồng (giá so sánh 198,6 tỷ đồng) tốc độ tăng bình quân 19%/năm. Sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là khai thác vật liệu xây dựng, chế biến sản sản phẩm thô trong nông, lâm; cơ khí sửa chữa, gia công may mặc... [24, tr.10].

Về phát triển các hoạt động dịch vụ: Hoạt động thương mại ổn định, các mặt hàng cung ứng trên thị trường tương đối đa dạng, chất lượng đảm bảo, cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương trong thời gian qua. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2020 ước đạt 1.119,8 tỷ đồng, tăng 555,9


tỷ đồng so với cuối nhiệm kỳ trước (năm 2015); cả giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt khoảng 4.596 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 14,71%/năm, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 2.372 tỷ đồng (đạt và vượt chỉ tiêu Kế hoạch đề ra). Tổng số cơ sở hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ đến năm 2020 ước đạt 1.332 cơ sở, tăng bình quân 5,2%/năm. Hoạt động thương mại tại chợ các xã Đắk Buk So, Quảng Trực, Đắk R’Tih ngày càng ổn định và tiến triển tốt, tình hình buôn bán, kinh doanh của các tiểu thương ngày càng đa dạng về chủng loại hàng hóa đáp ứng được nhu cầu mua, ban của người dân trên địa bàn [24, tr.11].

2.1.3. Phát triển văn hóa - xã hội

- Giáo dục và đào tạo:

Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo: Hệ thống trường lớp được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, hiện nay toàn huyện có 38 trường. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư theo hướng kiên cố, đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu dạy học và chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới [24, tr.13].

Đầu tư nguồn lực cho giáo dục: xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo. Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn sự nghiệp, lồng ghép với các chương trình, dự án tập trung đầu tư cơ sở vật chất trường học. Trong nhiệm kỳ vừa qua đã đầu tư xây mới 100 phòng học, nâng cấp sửa chữa 26 phòng học và nhiều công trình phụ trợ khác. Đến nay, các trường học cơ bản đáp ứng phòng học, không có tình trạng học ca 3, số phòng học tạm, mượn giảm xuống còn 6 phòng (đầu nhiệm kỳ 87 phòng). Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia hàng năm thực hiện đúng tiến độ kế hoạch. Đến năm 2020 toàn huyện có 10 trường ở các cấp học đạt chuẩn quốc gia, trong đó 05 trường mầm non, 03 trường tiểu học, 01 trường THCS và 01 trường tiểu học và trung học cơ sở, đạt chỉ tiêu nghị quyết đề ra [24, tr.13].

Công tác xã hội hoá giáo dục và đào tạo tiếp tục được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm và nhân dân hưởng ứng đạt được nhiều kết quả. Trong nhiệm kỳ có nhiều cá nhân, tổ chức đã tự túc nguồn kinh phí thành lập 05 trường tư thục (trong đó 04 trường mầm non, 01 trường tiểu học và trung học cơ sở) và 24 nhóm


trẻ độc lập tư thục. Nhờ vậy, đã giảm được phần nào áp lực cho các trường công lập trong khi huyện còn thiếu giáo viên và thiếu cơ sở vật chất [24, tr.13].

- Công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân:

Phát triển mạng lưới y tế, xây dựng trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia: Việc phát triển mạng lưới y tế cơ sở ngày càng được củng cố, hiện tại có 75 hợp đồng y tế thôn bon. Năm 2020, tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 100%; đạt 5,9 bác sĩ/vạn dân, không đạt chỉ tiêu nghị quyết đề ra [24, tr.14].

Chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, công tác phòng, chống dịch, bệnh và kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu về y tế, an toàn, vệ sinh thực phẩm: Công tác khám, chữa bệnh được duy trì đầy đủ tại các tuyến, chất lượng phục vụ từng bước được cải thiện, cơ sở trang thiết bị đã được quan tâm, hỗ trợ từ một số dự án và Sở Y tế. Trong thời gian qua, tổng số lượt khám chữa bệnh trên 146.787 lượt người, điều trị nội trú trên 12.381 lượt người. Đội ngũ y bác sỹ từng bước được nâng cao về số lượng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Công tác an toàn thực phẩm thường xuyên được quan tâm, chỉ đạo, tổ chức phối hợp với các cơ quan, ban ngành và địa phương trong việc giám sát hoạt động an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn. Trong nhiệm kỳ qua, tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện ổn định và không để xảy ra dịch bệnh nào nghiêm trọng [24, tr.14].

Công tác bảo hiểm y tế được triển khai rộng rãi đến toàn thể người dân trên địa bàn: Đã tiến hành cấp tổng 281.313 lượt thẻ BHYT cho trẻ em, người nghèo, người cận nghèo, đồng bào DTTS vùng khó khăn, người dân sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội... Tính đến thời điểm hiện nay, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 98%; tỷ lệ người dân tham gia khám chữa bệnh bằng BHYT đạt 70,74% tổng số người tham gia BHYT [24, tr.14].

- Công tác văn hóa:

Thực hiện các thiết chế văn hoá từ huyện đến cơ sở: Đến nay đã có 71/73 thôn, bon, bản đã xây dựng được quy ước, hương ước. Ở nhiều thôn, bon, nhân dân tự nguyện đóng góp sửa chữa đường sá, nhà văn hóa cộng đồng… Các thôn, bon được công nhận văn hóa đều có Đội văn nghệ dân gian và Đội cồng chiêng, tham


gia các phong trào văn nghệ ở xã. Thiết chế văn hóa cơ bản từng bước được xây dựng, dịch vụ văn hóa tư nhân dần dần đi vào ổn định, thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên địa bàn huyện; bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá thuyền thống cộng đồng các dân tộc trên địa bàn: Các hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng, văn nghệ dân gian, ngày hội văn hóa đã thu hút đông đảo nhân dân, nghệ nhân trong huyện tham gia, tạo điều kiện để người dân giao lưu học hỏi, đáp ứng một phần nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa, góp phần khơi dậy và phát huy được vốn văn hóa truyền thống quý báu của mỗi dân tộc trên địa bàn.

Xây dựng đời sống văn hóa: Việc đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được chú trọng và mang lại hiệu quả tác động tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà. Tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện nếp sống văn hóa, kỷ cương pháp luật tại khu dân cư, đoàn kết cộng đồng, làm cho môi trường văn hóa ngày càng lành mạnh, nâng cao mức hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa, thôn, bon văn hóa ngày càng nâng lên về số lượng và chất lượng.

Hoạt động truyền thanh - truyền hình; văn hóa, thông tin: Hiện nay 6/6 xã trên địa bàn huyện được phủ sóng truyền thanh và phát đều đặn 03 buổi một ngày. Nội dung tuyên truyền trên sóng Truyền thanh - Truyền hình huyện đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh, động viên kịp thời nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện phấn đấu tham gia sản xuất hoàn thành các chỉ tiêu, nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đã đề ra [24, tr.15].

Công tác thể dục, thể thao: Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, lãnh đạo huyện thường xuyên cử cán bộ xuống các xã trên địa bàn huyện, nhất là các xã vùng sâu, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vận động bà con mỗi người tập luyện ít nhất là một môn thể thao; học sinh, thanh thiếu niên trong giờ học thực hiện tốt giờ thể dục chính khóa và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022