Kết Quả Thực Hiện Trên Lĩnh Vực Quốc Phòng - An Ninh


ngoại khóa và tham gia các giải thi đấu do địa phương tổ chức và số lượng hộ gia đình và người dân tham gia tập luyện thể dục thể thao ngày càng tăng.

- Công tác tôn giáo:

Lãnh đạo huyện đã triển khai hướng dẫn các tín đồ hoạt động tôn giáo đúng pháp luật, chấp hành tốt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, luôn sống “Tốt đời đẹp đạo”; giải quyết kịp thời nhu cầu tôn giáo đúng quy định. Thường xuyên cử cán bộ, công chức xuống địa bàn các xã tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và Luật tín ngưỡng tôn giáo. Góp phần, ổn định tình hình tôn giáo trên địa bàn huyện. Các sự kiện lớn, các buổi lễ tập trung đông người liên quan đến tôn giáo đều đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng chính đáng của bà con giáo dân… tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện nhà.

- Việc thực hiện các chính sách xã hội:

Về chính sách dân tộc: Thực hiện các chính sách dân tộc nhằm phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số. Hàng năm tổ chức gặp mặt thăm hỏi, tặng quà trưởng thôn, bon, già làng, người có uy tín nhân dịp tết Nguyên Đán với kinh phí thực hiện trên 150 triệu đồng. Đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt các công tác kết nghĩa với các thôn, bon, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Việc thực hiện các chính sách dân tộc đã đạt được những kết quả đáng kể, hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chi tiêu hàng năm giảm 5-6%, đời sống của người dân ổn định và ngày càng phát triển [24, tr.16].

Về công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm và đào tạo nghề: Việc triển khai các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 - 2020 về cơ bản đã được thực hiện kịp thời, phù hợp, đảm bảo đồng bộ và có hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là người nghèo, người yếu thế, người dân tộc thiểu số và người dân vùng khó khăn. Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo qua các năm giảm bình quân 3-4%/năm, trong đó hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giảm bình quân 5%-6%/năm. Đến


năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn mới quốc gia) ước đạt 30,83%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số tại chỗ 45,57% [24, tr.17].

Tổng số lao động được giải quyết việc làm mới trong giai đoạn 2016 - 2020 là 5.2000 người và đào tạo được 1.150 người lao động có tay nghề [24, tr.17].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

2.1.4. Kết quả thực hiện trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh

Việc củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, an ninh biên giới: Thường xuyên quán triệt và thực hiện tốt “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Xây dựng, củng cố nền Quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng thế trận an ninh nhân dân. Thường xuyên củng cố, xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc, nhất là “thế trận lòng dân” được quan tâm chú trọng ở khu vực biên giới, trọng điểm về quốc phòng, an ninh. Kịp thời rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn kiện, kế hoạch tác chiến, phòng chống, khắc phục giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chủ động sẵn sàng xử lý các tình huống xảy ra trên địa bàn biên giới theo các phương án mới (tiếp nhận Việt kiều từ Campuchia về nước, đối phó với các tình huống liên quan đến tình hình biên giới và trong nội địa). Tổ chức thực hành diễn tập chiến đấu phòng thủ cấp huyện và chỉ đạo diễn tập cho 6/6 xã, kết quả đạt khá. Các tiềm lực về quốc phòng được quan tâm đầu tư, nhất là trên tuyến biên giới và các địa bàn trọng điểm về quốc phòng - an ninh [24, tr.18].

Thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông - 7

Xây dựng lực lượng vũ trang: Thường xuyên duy trì thực hiện tốt công tác giao ban, trao đổi thông tin, nắm tình hình địa bàn theo Nghị định 77/2010/NĐ-CP của Chính phủ (nay là nghị định số 03/2019/NĐ-CP) về quy chế phối hợp giữa các lực lượng Công an - Quân sự. Triển khai thực hiện công an chính quy tăng cường ở địa bàn các xã, góp phần thực hiện cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy, nâng cao năng lực quản lý hành chính, xử lý các vụ việc liên quan đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa bàn trọng điểm. Chú trọng xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng dân quân tự vệ đạt tỷ lệ 1,79% so với dân số. 100% chỉ huy phó Ban chỉ huy Quân sự xã là đảng viên. Có 3/6 chỉ huy trưởng Quân sự tham gia cấp ủy cùng cấp [24, tr.20].


Bảo đảm chỉ tiêu đạt 100% tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ hàng năm. Tích cực huy động, bố trí các nguồn lực kinh phí của địa phương để xây dựng 06/06 nhà làm việc của Ban chỉ huy quân sự xã và đưa vào hoạt động có hiệu quả chốt dân quân biên giới xã Quảng Trực [24, tr.22].

2.2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

2.2.1. Thực trạng xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

Thời gian qua, huyện Tuy Đức đã rất quan tâm, chú trọng công tác xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện chính sách phát triển văn hóa và đã mang lại được nhiều kết quả,…đặc biệt chú trọng xây dựng kế hoạch như: việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát triển phong trào thể thao quần chúng,... Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hóa phản động, đồi trụy, bài trừ mê tín, hủ tục; tạo điều kiện để nhân dân được thưởng thức những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị, phát triển các hình thức đa dạng của hoạt động văn hóa, nghệ thuật; khuyến khích hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng. Công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy tác dụng của di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh được chú trọng,… trong đó, đã đề ra những mục tiêu cụ thể, những nhiệm vụ, giải pháp vì nguồn lực thực hiện; đề ra thời gian thực hiện các kế hoạch.

Tuy nhiên, trong xây dựng phân bổ thực hiện các chương trình, kế hoạch thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện chưa sát với thực tế. Xác định những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phát triển, bảo tồn chưa xác thực như: thực hiện công tác truyền dạy, sưu tầm văn hóa M’nông, tôn tạo, trùng tu các di tích lịch sử, thực hiện các chỉ tiêu văn hóa: Gia đình văn hóa, thôn, bon văn hóa, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, hoạt động các câu lạc bộ văn nghệ quần chúng,… Việc xác định nguồn lực thực hiện còn nhiều lúng túng như: kinh phí tổ chức hoạt động, chưa quy định rò chủ yếu đề ra từ nguồn ngân sách và giao cơ quan tài chính tham mưu bố trí thực hiện nhiệm vụ công tác văn hóa chưa


đáp ứng, đời sống nhân dân trên địa bàn còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân còn thấp, kinh phí chi cho các hoạt động văn hóa còn ít so với nhu cầu.

Bên cạnh đó, quá trình phân bổ ngân sách của cấp trên về công tác phát triển văn hóa, cấp huyện, cấp xã không tham gia vào quá trình phân bổ ngân sách nên không có cơ hội tác động đến các nguồn lực được phân bổ cho phù hợp với nhu cầu của địa phương, cụ thể như: việc phân bổ kinh phí để thực hiện chương trình bảo tồn văn hóa cồng chiêng, việc tôn tạo các di tích lịch sử đã được công nhận,…

Nguồn kinh phí phân bổ thấp, từ năm 2011 - 2020, nguồn vốn đã bố trí đầu tư xây dựng các công trình văn hóa là 22.390.000.000 đồng, chủ yếu là xây dựng và sửa chữa Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn, bon. Nguồn phân bổ không ổn định dẫn đến khó khăn cho công tác lập chương trình dài hạn, chính vì vậy công tác lập chương trình, kế hoạch từ cấp huyện, cấp xã còn mang tính hình thức [27, tr.2].

2.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

2.2.2.1. Xây dựng môi trường văn hóa

Các thiết chế văn hóa cơ bản (Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, nhà Văn hóa - Khu thể thao thôn, bon) được đầu tư xây dựng, theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đã được triển khai. Bên cạnh đó, Đội thông tin tuyên truyền, phong trào văn nghệ quần chúng đã được thành lập tại 6 xã như: câu lạc bộ cồng chiêng, câu lạc bộ chèo,… được duy trì và có bước phát triển khá sâu rộng, cơ bản đáp ứng nhu cầu tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được chú trọng và mang lại hiệu quả tác động tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà, tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện nếp sống văn hóa, kỷ cương pháp luật tại khu dân cư, đoàn kết cộng đồng, làm cho môi trường văn hóa ngày càng lành mạnh, nâng cao mức hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội là một trong những kết quả khá nổi bật ở địa phương. Những hủ tục, mê tín dị đoan trong đám


tang từng bước được xóa bỏ. Việc đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến, qua đó nhiều gương điển hình tiến tiến trong phong trào hiến đất, lao động sản xuất, xây dựng nhà văn hóa - khu thể thao, làm đường nông thôn mới, vận động xây dựng nông thôn mới càng càng tăng lên theo hằng năm,… Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa từ 63% năm 2015 lên 72,75% năm 2020; tỷ lện thôn, bon, bản văn hóa từ 54% lên 62%, cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa từ 85,% lên 97,59% [25, tr.3].

Việc xây dựng gia đình văn hóa là một nhiệm vụ quan trọng trong phong trào để góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Xây dựng gia đình văn hóa: Ấm no, hoà thuận, tiến bộ, khoẻ mạnh và hạnh phúc. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. Thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Đoàn kết, tương trợ trong cộng đồng dân cư, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Việc xây dựng thôn, bon văn hóa là một nhiệm vụ quan trọng trong Phong trào để góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Xác định xây dựng thôn, bon văn hóa thực chất là nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, ổn định và phát triển tốt kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương, bảo đảm có cảnh quan sạch đẹp, bảo vệ được môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy có hiệu quả bản sắc văn hóa, chấp hành tốt các đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của thôn, bon, khu dân cư; an ninh trật tự được đảm bảo. Và được nhân dân đồng tình ủng hộ thực hiện tốt. Do đó, trong thời gian qua hầu hết các địa phương trong huyện đều đã tiến hành thực hiện tốt công tác phong trào xây dựng thôn, bon văn hóa. Các hoạt động nhằm khơi dậy, phát huy vai trò tự quản và ý thức chủ động, tích cực của cộng đồng ngày càng phát triển.

Thực hiện Quyết định 1610/QĐ-TTg ngày 16/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phêt duyệt Chương trình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020” và Thông tư số 08/2014/TT-BVHTTDL ngày 24/9/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Cơ


quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, các cơ quan, đơn vị và khu dân cư của huyện đã triển khai thực hiện phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, khu dân cư đạt chuẩn văn hóa. Phong trào thi đua được tổ chức thường xuyên, thiết thực, hiệu quả; 100% cơ quan xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, trong đó việc xây dựng nếp sống văn minh công sở, văn minh đô thị, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội là một trong những nội dung quan trọng [25, tr.3].

Thực hiện các cuộc vận động, phong trào nội dung văn hóa gắn với thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội và chuyên môn nghiệp vụ: Để phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thực sự có hiệu quả trong đó phải nói đến tinh thần đoàn kết, tính tích cực trong học tập, công tác, lao động sản xuất của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện đã chủ động đẩy mạnh phong trào thi đua với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Nhiều phong trào đã thu hút sự tham gia tích cực của cả cộng đồng, tiêu biểu như: Phong trào “Đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế”, “Phòng chống tệ nạn xã hội”, “Giỏi việc nước đảm việc nhà”, huy động Quỹ “Vì người nghèo” hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà “Đại đoàn kết”, hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh đưa vào quy ước, hương ước ở các thôn, bon và tiêu chí bình xét gia đình văn hóa, thôn, bon văn hóa, cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa. Những tập tục lạc hậu dần được xóa bỏ, giữ gìn thuần phong mỹ tục, tạo nên nếp sống kỷ cương, ông bà mẫu mực, con cháu chăm ngoan; đồng thời, phát huy truyền thống hiếu học, “Uống nước nhớ nguồn”, “Thương người như thể thương thân”,…[26]. Qua đó, khẳng định, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” không chỉ đánh dấu sự chuyển biến tích cực về ý thức cộng đồng, tạo sự gắn kết giữa các gia đình, dòng tộc bền chặt, tạo động lực cho nhân dân phấn khởi thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương, đơn vị. Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục thực hiện nhiệm vụ văn hóa trong thời kỳ mới, từng bước xây dựng, hình


thành môi trường xã hội văn hóa lành mạnh; gắn phong trào với việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và phong trào xây dựng nông thôn mới, phát triển văn hóa nông thôn.

2.2.2.2. Phát triển sự nghiệp văn hóa - nghệ thuật

Quán triệt Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa

X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới. Các cấp ủy đảng, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác văn học nghệ thuật gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như các phong trào thi đua khác, đồng thời huy động các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế tham gia vào các hoạt động nghiên cứu văn học nghệ thuật. Các cơ quan ban ngành, đoàn thể cấp huyện, UBND các xã, xây dựng các hoạt động tuyên truyền, hoạt động sao cho phù hợp với đơn vị, đồng thời tuyên truyền sâu rộng tới quần chúng nhân dân đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, đồng thời xây dựng các thiết chế văn hóa tại cơ sở tạo điều kiện cho người dân được tham gia vào các hoạt động văn hóa. Khuyến khích huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển văn học nghệ thuật, nghiên cứu văn học, ngôn ngữ, chữ viết,... Tăng cường nguồn nhân lực có trình độ chuyện môn về văn hoc nghệ thuật, đặc biệt là các nghệ nhân có tâm huyết và con em đồng bào dân tộc thiểu số tại chổ thông qua các hoạt động tại cơ sở phát hiện và đào tạo nguồn tài năng trẻ về lĩnh vực văn học nghệ thuật. Nâng cao năng lực quản lý, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về văn học và nghệ thuật từ huyện đến cơ sở, trong việc thực hiện các chính sách, kế hoạch văn học nghệ thuật. Khuyến khích các đơn vị, tổ chức mở rộng giao lưu về lĩnh vực văn học nghệ thuật nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiêm về công tác văn học nghệ thuật cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác đã được lãnh đạo các đơn vị, các cơ quan, ban ngành quan tâm, từng bước được đầu tư nâng cấp, gắn với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Làm tốt công tác tuyên truyền, phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện.


2.2.2.3. Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa

Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn được quan tâm thường xuyên, nhiều di tích lịch sử - văn hóa quan trọng đã được xây dựng, trùng tu, cải tạo như: Khu du lịch sinh thái Đắk G’Lun đã làm đường bê tông, đường điện, chuồng nuôi thú, nhà nghỉ, xây dựng hoàn thiện các hạng mục để phục vụ khách du lịch; khu di tích lịch sử Đồn Bu Mê Ra đã trùng tu xây dựng các đường hào (đổ bê tông); khu du lịch Thác Đắk Buk So, Hồ Doãn Văn, Bia Henri Maitre, di tích quốc gia đặc biệt đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh) đang kêu gọi đầu tư,…

Về công tác tổ chức lễ hội luôn bảo đảm chấp hành tốt quy định về quy hoạch không gian và các hoạt động văn hóa, đồng thời bảo đảm các nghi lễ truyền thống. Qua đó nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số trong huyện được khôi phục, đặc biệt là việc thực hiện đề án “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lễ hội - hoa văn - cồng chiêng và nhạc cụ” trên địa bàn huyện, tổ chức và khôi phục một số nghi lễ và các lớp học như: Lễ mừng mùa, lễ Phát rẫy, lễ sum họp cộng đồng, lễ cắm nêu cúng lúa, lễ cúng mưa đầu mùa, tổ chức lớp truyền dạy cồng chiêng, chế tác nhạc cụ, hát dân ca, làm cây nêu và đan lát,... Hàng năm huyện đã tổ chức các cuộc thi, ngày hội văn hóa như: Hội diễn văn nghệ quần chúng huyện, Ngày hội văn hóa, thể thao, Giao lưu văn hóa thể thao các xã đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sân chơi lành mạnh và sự giao lưu văn hóa giữa đồng bào các dân tộc với nhau... Toàn huyện có 61 bộ chiêng, có 7 đội nghệ nhân đánh chiêng cấp huyện - xã, 01 nghệ nhân chỉnh chiêng, 24 nghệ nhân truyền dạy đánh chiêng, 72 nghệ nhân diễn tấu cồng chiêng… đã góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, thực hiện tốt đề án “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lễ hội - hoa văn - cồng chiêng và nhạc cụ” góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc [17, tr.2].

2.2.2.4. Chính sách tôn giáo

Luật Tín ngưỡng tôn giáo được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 18/11/2016 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018 và các văn bản có liên quan

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022