Thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông - 10


dựng đời sống văn hóa. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nhân rộng các mô hình, cách làm mới, sáng tạo.

Nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo của tổ chức Đảng, điều hành tổ chức thực hiện chính quyền các cấp đối với lĩnh vực văn hóa. Xác định rò phát triển văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cấp ủy đảng, chính quyền và của cả hệ thống chính trị. Phát triển văn hóa theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc và các giá trị tinh thần mang đậm nét đặc trưng của các dân tộc tỉnh Đắk Nông. Xây dựng và phát triển văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, tạo môi trường văn hóa lành mạnh trong từng địa phương, cộng đồng dân tộc, cơ quan, doanh nghiệp, trường học và mỗi gia đình. Chú trọng xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị có phẩm chất đạo đức, tận tụy, hết lòng phục vụ nhân dân; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân, văn hóa ứng xử, đạo đức trong kinh doanh. Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách; tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, trách nhiệm cá nhân, ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức, lối sống trong cộng đồng các dân tộc.

Phát huy giá trị văn hóa trong phát triển toàn diện con người và xây dựng gia đình văn hóa, thôn bon văn hóa; khắc phục các biểu hiện xuống cấp về đạo đức xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hoá. Xây dựng các công trình văn hoá trọng điểm của huyện, các thiết chế văn hoá, khu vui chơi giải trí cho trẻ em; tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, nghệ thuật phục vụ nhân dân; đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể nhằm giáo dục truyền thống và quảng bá cho du lịch huyện nhà phát triển.

3.1.2. Mục tiêu chính sách phát triển văn hóa của tỉnh Đắk Nông

3.1.2.1. Mục tiêu chung

Làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người và từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào


mỗi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.

3.1.2.2. Mục tiêu trọng tâm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa; không ngừng cải thiện cơ sở vật chất và đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa hệ thống thiết chế văn hóa; tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh và phong phú, sản phẩm văn hóa chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa đi đôi với sáng tạo các giá trị văn hóa mới trên các phương diện văn hóa chuyên nghiệp và văn hóa quần chúng. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ làm công tác sáng tác, biểu diễn, nghệ nhân có trình độ chuyên môn cao trên lĩnh vực hoạt động văn hóa.

Thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông - 10

Đảm bảo sự phát triển sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật đồng bộ liên tục, mang tính hiện đại và toàn diện, đưa sự nghiệp văn hóa Đắk Nông ngày càng phát triển mạnh mẽ, phong phú, đa dạng và sâu sắc.

3.1.3. Mục tiêu về phát triển văn hóa của huyện Tuy Đức

3.1.3.1. Mục tiêu chung

Xây dựng văn hóa, con người Tuy Đức đề cao các giá trị văn hóa truyền thống hướng đến chân - thiện - mỹ và phát triển toàn diện. Tập trung xây dựng môi trường, đời sống con người văn hóa; bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bản địa, gắn phát triển văn hóa với phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Từng bước thực hiện các thể chế, thiết chế văn hóa từ huyện đến cơ sở, đồng thời sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa hiện có. Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần, động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3.1.3.2. Mục tiêu cụ thể

Thực hiện các thiết chế văn hóa từ huyện đến cơ sở; quan tâm đầu tư xây dựng các công trình văn hóa công cộng, trong 5 năm tới phấn đấu 100% xã có nhà


văn hoá, thể thao, 6/6 xã có đội văn nghệ quần chúng. Chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống cộng đồng các dân tộc trên địa bàn, xây dựng các làng nghề truyền thống, thôn, bon văn hóa truyền thống kết hợp với quảng bá du lịch; xây dựng và triển khai các đề án, dự án nhằm tiếp tục bảo tồn di sản văn hóa bản địa, đồng thời xây dựng nếp sống văn minh phù hợp với đặc thù từng địa phương. Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới và đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 78,50% hộ; cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa đạt 98,50%; thôn, bon văn hóa đạt 76,67%; có 02/6 xã (chiếm 33,3%) đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới.

Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, nâng cao chất lượng phát thanh, truyền hình, thông tin đối ngoại. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác thông tin và truyền thông, đa dạng hóa các chương trình, chuyên mục, nâng cao chất lượng truyền thanh, phản ánh thiết thực các tấm gương người tốt, việc tốt, mô hình kinh tế giỏi. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng hệ thống truyền thanh cơ sở. Phát động rộng khắp phong trào thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe trong các cơ quan, đơn vị, trường học và các tầng lớp nhân dân.

3.2. Giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách phát triển văn hóa của huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về thực hiện chính sách phát triển văn hóa và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thực hiện chính sách phát triển văn hóa

Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương, đường lối, chiến lược về văn hoá, Nhà nước thể chế hóa chủ trương, đường lối, chiến lược của Đảng thành luật pháp, chính sách, các chương trình, kế hoạch phát triển văn hóa và tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu lực, hiệu quả. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước


trên lĩnh vực văn hóa được đổi mới theo hướng không ngừng mở rộng dân chủ và công khai; coi trọng và tôn trọng vai trò của các cơ quan nhà nước.

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, hệ thống chính trị và toàn xã hội, về vị trí vai trò của phát triển văn hóa. Nâng cao nhận thức về nội dung đặc trưng và vai trò của văn hóa trong phát triển, về trách nhiệm thực thi các vấn đề văn hóa của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên. Đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, cán bộ trực tiếp chỉ đạo quản lý lĩnh vực văn hóa. Tổ chức tốt công tác xây dựng Đảng và tổ chức cán bộ trong cơ quan đơn vị hoạt động văn hóa.

Phát huy vai trò giám sát phản biện xã hội của các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội, Hội đồng dân cư và công dân đối với việc tổ chức và hoạt động văn hóa, của cơ quan nhà nước về văn hóa nhằm mở rộng dân chủ, phát huy vai trò tích cực của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động văn hóa.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa. Quy định rò chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước, trong lĩnh vực văn hóa tránh sự chồng chéo, trùng lập về chức năng nhiệm vụ của bộ phận.

Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp của các cơ quan liên quan, trong triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, trong các mẫu hóa thực hiện tốt các nội dung về cải cách hành chính, trong hoạt động văn hóa đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.

3.2.2. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch thực hiện chính sách phát triển văn hóa phải phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương

Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện chính sách phát triển văn hóa cần xuất phát từ điều kiện, tình hình thực tế, đời sống, văn hóa của nhân dân; cần xác định rò lộ trình và cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch; xác định vai trò, trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện. Đồng thời xác định rò công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể nhằm phát huy tối đa các nguồn lực hỗ trợ thực hiện.


Mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân từ việc xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách phát triển văn hóa nhằm triển khai tạo sự đồng thuận ngay bước đầu.

Khi xây dựng và triển khai kế hoạch cần quan tâm nguồn lực thực hiện, tập trung nguồn nhân lực đủ mạnh để triển khai có hiệu quả, vì hiện nay nhiều chính sách được triển khai, nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn như chính sách bảo tồn các loại hình văn hóa phi vật thể (cồng chiêng, lễ hội, phát triển du lịch…).

Việc thực hiện chính sách phát triển văn hóa cần phải kết hợp một cách chặt chẽ, đồng bộ giữa quy hoạch với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhất là thực hiện chương trình nông thôn mới, các chương trình về mục tiêu quốc gia, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng…

Triển khai kế hoạch cần phải chú trọng nâng cao xã hội hóa, trên cơ sở tăng cường hơn nữa trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và cộng đồng xã hội và của nhân dân.

3.2.3. Xây dựng quảng bá những những mô hình, biểu tượng đẹp về văn hóa các dân tộc

Yêu cầu xây dựng và phát triển văn hóa các dân tộc huyện Tuy Đức đòi hỏi những người lãnh đạo cao nhất của huyện Tuy Đức mà trước hết là Ban Thường vụ Huyện ủy, lãnh đạo cao nhất của ngành Văn hóa phải có những nhìn nhận nghiêm túc và có những hành động cụ thể về vấn đề này. Bên cạnh việc sưu tầm những biểu tượng, biểu trưng đẹp về văn hóa các dân tộc ở huyện Tuy Đức thì cần coi trọng việc khắc phục những hạn chế của cá nhân, tộc người và hoạt động văn hóa nhằm giúp định hướng cho văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện Tuy Đức phát triển lành mạnh. Quảng bá những hình ảnh, truyền thống cách mạng, các danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc sinh sống trên địa bàn, gương người tốt, việc tốt... nhằm tuyên truyền về truyền thống, những tinh hoa trong văn hóa các dân tộc huyện Tuy Đức, từ đó định hướng về một lối sống đẹp, làm cho các dân tộc trên địa bàn thêm tự hào về mảnh đất và con người nơi mình sinh ra, lớn lên, trưởng thành hoặc sinh sống, công tác và gắn bó. Nhằm phát triển con người


toàn diện khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc… đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3.2.4. Tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng quản lý và chuyên môn nghiệp vụ về thực hiện chính sách văn hóa

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói, cán bộ là dây chuyển của bộ máy nối Đảng, Chính phủ với nhân dân, nối nhân dân với Đảng và Chính phủ. Nhiệm vụ của cán bộ là đem đường lối của Đảng và Nhà nước giải thích cho nhân dân hiểu để thi hành, đồng thời lãnh đạo, tổ chức việc thực hiện tốt. Cán bộ là người “đem tình hình, nguyện vọng của dân chúng” báo cáo với Đảng và Chính phủ để Đảng và Chính phủ đề ra chủ trương, chính sách phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân. Vì vậy, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”[13, tr.14]. Muốn thành công trên lĩnh vực văn hóa thì phải đặc biệt quan tâm phát triển giáo dục và đào tạo. Để đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay giáo dục và đào tạo phải đổi mới toàn diện, hội nhập và tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, những chuẩn giá trị văn hóa đương đại, đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, huy động nguồn lực đầu tư cho giáo dục tạo nền tảng quan trọng để phát triển sự nghiệp văn hóa.

Từ những tồn tại, nguyên nhân trong công tác cán bộ về thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, từ đó cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nhất là đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở.

Thực hiện tốt việc đổi mới cơ chế và nâng cao hiệu quả quản lý, đẩy mạnh xã hội hóa và đa dạng nguồn lực đối với lĩnh vực văn hóa, hình thành thị trường sản phẩm văn hóa lành mạnh; hoàn thành xuất sắc đề án “Xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020”.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Văn hóa, từng bước cân đối cơ cấu nguồn lực cán bộ cho phù hợp (về tuổi, giới tính, địa bàn công tác ở hai tuyến huyện, xã). Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ văn hóa, coi trọng quy hoạch cán bộ dự nguồn, đào tạo bồi dưỡng, bố trí


cán bộ làm công tác văn hóa theo đúng chuyên môn đào tạo; tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực đào tạo văn hóa, nghệ thuật, về chất lượng và quy mô đào tạo.

Tập trung xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đủ mạnh để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về hoạt động văn hóa có hiệu quả, có cơ chế, chính sách riêng và đồng bộ đối với việc đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, quy hoạch và bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ ngành Văn hóa các cấp. Ưu tiên tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, con em đồng bào các dân tộc thiểu số; thực hiện chính sách thu hút và tạo điều kiện thuận lợi đối với nguồn nhân lực có chất lượng đến công tác tại huyện Tuy Đức.

Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng hoạt động văn hóa. Mở rộng các hình thức đào tạo, mô hình và quy mô đào tạo để sớm có đủ lực lượng làm công tác văn hóa; tổ chức đào tạo tại chỗ, liên kết đào tạo, gửi đào tạo tại các trường chuyên nghiệp, hàng năm tổ chức và tham gia các khóa học ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong cán bộ ngành Văn hóa, đặc biệt là cán bộ văn hóa cơ sở.

Có chính sách đãi ngộ và tôn vinh những cán bộ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật như: Chế độ tiền lương, phụ cấp, bồi dưỡng lao động nghề nghiệp, nhuận bút; xem xét hỗ trợ đất ở, nhà ở; khen thưởng kịp thời để động viên sức sáng tạo và đóng góp tích cực trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật ở địa phương.

Xây dựng và thực hiện chế độ trợ cấp sinh hoạt hàng tháng, hỗ trợ làm nhà ở đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể và nghiên cứu.

Cần có những chính sách đặc thù để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng và tuyển chọn cán bộ làm công tác văn hóa tại địa phương vì văn hóa là lĩnh vực có tính đặc thù cao. Các chính sách này phải được sự chỉ đạo thống nhất từ cấp huyện tới cấp xã. Cơ chế đặc ở đây phải nhấn mạnh tới hai yếu tố cốt lòi: Yếu tố đầu tiên là chính sách cán bộ làm công tác văn hóa để họ yên tâm công tác; yếu tố thứ hai là các chính sách ưu đãi trong việc thu hút, tuyển chọn đội ngũ cán bộ có trình độ, tâm huyết về làm công tác văn hóa


tại huyện. Thường xuyên nâng cao và hoàn thiện năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa.

3.2.5. Tăng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất từ xã hội hóa các nguồn lực cho phát triển văn hóa

Đầu tư phát triển hệ thống thiết chế văn hóa từ huyện đến thôn, bon, chú trọng đầu tư xây dựng trang thiết bị hoạt động Nhà văn hóa - khu thể thao, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông huyện, gắn với chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình nông thôn mới. Từng bước nâng cấp xây dựng hệ thống Nhà Văn hóa – Khu thể thao thôn, bon, Trung tâm văn hóa – Thể thao xã.

Tập trung đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa lớn của huyện, đảm bảo đủ chất lượng tổ chức các sự kiện văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Ưu tiên đầu tư những lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật then chốt, có vai trò quan trọng trong việc xác định định hướng chính trị, tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ và giá trị xã hội; tăng cường đầu tư nhà nước đi đôi với đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và phát triển văn hóa. Xã hội hóa hoạt động văn hóa nhằm vào mục tiêu phát huy nguồn trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển sự nghiệp văn hóa, tạo điều kiện cho toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo, vùng sâu, vừng xa, vùng đồng bào dân tộc, được hưởng thụ văn hóa.

Ngoài các nhiệm vụ trong phát triển văn hóa, cần thực hiện đồng bộ, nguồn lực đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, giao lưu văn hóa.

Đầu tư về hạ tầng, nhằm khai thác các nguồn lực về du lịch trên địa bàn (nhất là hệ thống các thác nước như: Thác Đắk Buk So, thác Đắk Glun…), kêu gọi xã hội hóa, để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phát triển loại hình này.

Đầu tư đúng tầm cho hệ thống thư viện huyện, tủ sách pháp luật, thư viện các trường học. Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng thành công thư viện điện tử huyện và 02 xã: Quảng Trực và Quảng Tâm. Đẩy mạnh xã hội hóa các

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí