Nhiều lớp tập huấn, đào tạo về nghiệp vụ du lịch, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, ngoại ngữ, trang bị kiến thức về văn hóa địa phương, phát triển sản phẩm thủ công…được tổ chức, giúp người dân tham gia du lịch cộng đồng hoàn thiện và nâng cao kiến thức, kỹ năng phục vụ khách du lịch. Cụ thể: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các phường, xã, các cơ sở đào tạo tổ chức hỗ trợ dạy nghề cho gần 1.645 lao động, trong đó đào tạo trình độ trung cấp 321 lao động, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 1.324 lao động; các nghề đào tạo chủ yếu như: Nghiệp vụ nhà hàng, Quản trị khách sạn, Kỹ thuật pha chế đồ uống, Kỹ thuật chế biến món ăn, Nghiệp vụ Lễ tân - buồng – bàn… tập trung ở địa bàn thành phố Hội An. Bên cạnh đó, UBND Thành phố triển khai thực hiện hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm, duy trì, mở rộng sản xuất, kinh doanh cho gần
1.500 cá nhân, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh với tổng số tiền hơn 35,7 tỷ đồng. Hằng năm, Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng phục vụ du lịch như: tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch tại điểm; tập huấn kỹ năng kinh doanh lưu trú nhà dân; tập huấn kiến thức lịch sử, văn hóa địa phương và kỹ năng giao tiếp du lịch cộng đồng. Ngoài ra, một số điểm DLCĐ trên địa bàn tỉnh được các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ về đào tạo như: Làng rau Trà Quế, Cẩm Kim; Rừng dừa Bảy mẫu Cẩm Thanh (Hội An)...
2.2.3.5. Tình hình bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch cộng
đồng
Về công tác bảo vệ tài nguyên du lịch: Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày
27/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 xác định “Quản lý chặt chẽ tài nguyên du lịch”, vì vậy, công tác bảo vệ tài nguyên du lịch được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Hằng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bình quân 04 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng, trong đó nhấn mạnh tuyên truyền cộng đồng tham gia hoạt động du lịch phải thực hiện tốt công tác bảo vệ tài nguyên du lịch tại địa phương phục vụ phát triển du lịch. Sở Tài nguyên và Môi trường và các địa phương, đơn vị liên quan hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, tổ chức các hoạt động phát động bảo vệ môi trường góp phần bảo vệ tài nguyên du lịch tại các khu, điểm du lịch. Các nội dung hướng dẫn quản lý các loại chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại phát sinh tại
cơ sở, xây dựng các công trình bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật; UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch; tổ chức các đợt phát động ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch.
2.2.3.6. Tình hình xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng
a) Tình hình hoạt động du lịch cộng đồng tại làng rau Trà Quế
Từ năm 2014 đến nay, mỗi năm BQL làng rau Trà Quế bán được trên 20 ngàn vé tham quan cho khách du lịch tham quan Trà Quế. Tuy nhiên, với phương pháp bán vé hiện nay của BQL làng rau Trà Quế khá lỏng lẻo và bị động (khi thấy du khách tham quan làng rau, nhân viên bán vé mới tiếp cận yêu cầu mua vé), số lượng khách tham quan làng rau thực tế lớn hơn khá nhiều so với con số 20 ngàn khách mỗi năm.
Bảng 2.1: Số lượng bán vé tham quan Trà Quế qua các năm
2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | |
Số lượng bán vé tham quan | 12.948 | 13.409 | 24.236 | 30.633 | 28.226 | 26.170 | 22.290 |
- Khách Quốc tế | 12.713 | 13.272 | 23.239 | 29.729 | 27.608 | 26.050 | 21.440 |
- Khách Việt Nam | 235 | 137 | 997 | 1.354 | 618 | 120 | 850 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xác Định Trách Nhiệm Và Phân Công Phối Hợp Thực Hiện Chính Sách
- Bài Học Kinh Nghiệm Từ Các Mô Hình Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng
- Tình Hình Công Tác Xây Dựng Cơ Chế, Chính Sách Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng
- Đánh Giá Chung Về Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Thành Phố Hội An
- Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Thành Phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam
- Giải Pháp Về Nâng Cao Chất Lượng Sản Phẩm Và Nguồn Nhân Lực Phục Vụ Du Lịch Cộng Đồng
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Nguồn tổng hợp: Các Báo cáo của Phòng Kinh tế Thành phố Hội An qua các năm từ 2012 đến 2018
Phần lớn du khách tham quan Trà Quế thông qua tour của các công ty lữ hành, thời gian tham quan ngắn (30 phút), sản phẩm trải nghiệm ít; bên cạnh đó, một lượng không nhỏ du khách chỉ đạp xe ngang qua làng rau, không tham gia trải nghiệm các sản phẩm du lịch tại đây.
Bảng 2.2: Tài nguyên du lịch của làng rau Trà Quế
Phân loại | Tên điểm thu hút du lịch | Mức độ ưu tiên | |
1 | Nghề truyền thống | Nghề trồng rau Trà Quế | 1 |
2 | Văn hóa, ẩm thực | Nghệ thuật truyền thống: Bài chòi, Hát bội,… Ẩm thực: Tam hữu, bánh xèo, mì quảng,… | 2 |
3 | Di tích lịch sử | Giếng cổ, miếu bà Chúa, mộ ông Nguyễn Điển, miếu Ngũ Hành,… | 3 |
4 | Văn hóa-lễ hội | Lễ hội cầu bông… | 4 |
Nguồn: Báo cáo của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An
cạnh đó, tại làng rau Trà Quế cũng có các sản phẩm du lịch như Một ngày làm cư dân Trà Quế (8 giờ), tham quan làng nghề (8 giờ), tham quan và học nấu ăn (5 giờ) do một số hộ dân phối hợp riêng với các công ty lữ hành tổ chức, không có sự gắn kết với cộng đồng. Do vậy, dẫn đến nguồn lợi từ du lịch không được lan tỏa rộng khắp đến cộng đồng dân cư và các hộ nông dân khác cũng chưa có ý thức cao trong việc giữ gìn hình ảnh, thương hiệu chung để phát triển du lịch địa phương. Hiện nay, tại Làng rau Trà Quế có 12 nhà hàng hoạt động theo mô hình du lịch, có 06 hoạt động theo mô hình homestay, 05 biệt thự du lịch.
Bảng 2.3: Doanh thu từ vé tham quan Trà Quế qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng
2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 10/2018 | |
Doanh thu bán vé | 249,60 | 424,34 | 484,71 | 522,58 | 435,42 | 518,72 | 365,57 |
Nguồn tổng hợp: Các Báo cáo của Phòng Kinh tế Thành phố Hội An qua các năm từ 2012 đến 2018
Doanh thu từ bán vé được nộp vào ngân sách xã và để chi lương, nộp BHYT, BHXH cho 3 cán bộ chuyên trách, chi phụ cấp cho 3 cán bộ kiêm nhiệm, chi công tác vệ sinh môi trường, chi công tác bảo vệ, chi thuê mặt bằng và chi cho các hoạt động khác như: Chi hỗ trợ lễ hội cầu bông; hỗ trợ việc trồng mới và chăm sóc hoa, cây xanh tại làng rau; khen thưởng cho BQL và cán bộ bán vé khi thu vượt chỉ tiêu; chi sửa chữa nhỏ các hạ tầng cơ sở tại làng rau (Điện chiếu sáng, đường nội bộ); các hoạt động của thôn có liên quan đến làng rau Trà Quế; chi in vé, quảng cáo, tái đầu
tư, công tác hành chính; hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, các hộ trồng rau khi tham gia lễ hội, quảng bá sản phẩm đến các địa phương khác. Phần vượt thu: Dùng để chi thu nhập tăng thêm, chi hỗ trợ cho hoạt động của các thôn khác ngoài thôn Trà Quế, các đoàn thể, trạm y tế, các trường học trên địa bàn xã Cẩm Hà, chi cho các hoạt động thường xuyên khác và chi sửa chữa hoặc làm mới các công trình XDCB thuộc địa bàn Xã Cẩm Hà.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những hạn chế, bất cập: Một số điểm sản xuất rau trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có hiện tượng sử dụng hóa chất tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vậtảnh hưởng đến uy tín các địa phương trồng rau sạch, trong đó có Trà Quế.Loại hình, sản phẩm du lịch còn thiếu phong phú nên chưa tăng được sức hấp dẫn mạnh đối với du khách.Nguồn lợi từ du lịch không được lan tỏa rộng khắp đến cộng đồng dân cư nên các hộ nông dân không tham gia khai thác du lịch chưa có ý thức cao trong việc giữ gìn hình ảnh, thương hiệu chung để phát triển du lịch địa phương. Phần lớn lao động tại địa phương là lao động phổ thông, chưa được tập huấn, hướng dẫn đầy đủ trong việc khai thác du lịch. BQL làng rau Trà Quế hoạt động chưa hiệu quả do hạn chế về nguồn nhân lực, thành viên BQL phần lớn là kiêm nhiệm nên chưa sâu sát trong hoạt động quản lý du lịch tại làng rau. Cơ sở hạ tầng vẫn còn chưa đầy đủ, thiếu điểm vệ sinh công cộng.Vệ sinh môi trường còn chưa đảm bảo, một số hộ nông dân tập kết rác tại các bãi đất trống hoặc sát lề đường. Còn sử dụng rất nhiều vật liệu không thân thiện môi trường như bao nilon, bao tời để làm hình nộm đuổi chim và bọc các đầu vòi tưới rau nên không phù hợp với mục tiêu phát triển du lịch sinh thái.Vị trí làng rau Trà Quế nằm ngay khúc cua dốc lên cầu An Bàng dẫn đến bị khuất tầm nhìn và có nguy cơ gây mất ATGT nếu du khách tập trung đông. Các ngõ tiếp nối vào làng rau Trà Quế khá nhiều, khó khăn trong việc kiểm soát vé. Xung quanh làng rau có một số công trình xây dựng cao tầng gây chắn tầm nhìn, mất không gian làng quê.Sự thiếu liên kết trong khai thác du lịch giữa Trà Quế với các điểm du lịch khác, giữa du lịch và các ngành khác (văn hóa, thương mại,...). Việc quảng bá, khai thác du lịch hầu như chỉ dựa toàn bộ vào các công ty lữ hành [40]
b) Làng mộc Kim Bồng, Phường Cẩm Kim
Năm 1996 UBND thị xã Hôi An đã ban hành kế hoạch khôi phục các làng nghề truyền thống trên địa bàn thị xã, trong đó có làng mộc kim Bồng, xã Cẩm
Kim, đây là bước khởi đầu tạo không khí hồi sinh cho làng Mộc Kim Bồng. Các chính sách tín dụng, hỗ trợ học nghề, truyền nghề, mở lớp đào tạo nghề được quan tâm tổ chức thường xuyên. Năm 2016, UBND thành phố ban hành. Đề án số 5109/ĐA – UBND, ngày 23/12/2016 về “xây dựng làng quê – làng nghề sinh thái xã Cẩm Kim, giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2025”. Công tác quảng bá, thông tin du lịch được quan tâm thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức đa dạng phong phú, rộng khắp trên các phương tiện thông tin đại chúng; khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ sản xuất tại làng mộc tham gia các hội chợ, triển lãm để quảng bá sản phẩm Mộc Kim Bồng đến các địa phương khác trên cả nước. việc xây dựng và bảo hộ tên tuổi của một số cơ sở sản xuất mộc được quan tâm
Tại làng mộc Kim Bồng hiện có 29 cơ sở sản xuất và 97 lao động sản xuất, kinh doanh tại làng mộc Kim Bồng, trong đó có 60 lao động nghề mộc đang làm nghề trong 12 cơ sở sản xuất tại trung tâm làng nghề. Hiện nay, trên địa bàn xã Cẩm Kim có 01 nghệ nhân nhân dân, 01 nghệ nhân ưu tú và nhiều thợ giỏi, thợ lành nghề. Tổ chức sản xuất của nghề mộc Kim Bồng theo hai phương thức gồm thợ hành nghề riêng lẻ và thành lập trại/ cơ sở sản xuất, thường chỉ làm những mặt hàng đơn giản, sửa chữa nhỏ. Các trại/ cơ sở sản xuất thường lớn hơn, có quy mô từ 2 -5 người, trước đây có cơ sở sản xuất từ 15 đến 50 người. Nghề mộc là nghề nặng nhọc nên hầu như chỉ có đàn ông theo đuổi. Hiện nay, ở một vài cơ sở cũng có thợ nữ, chủ yếu đảm nhận việc hoàn thiện, đánh bóng sản phẩm.
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất và lao động tại làng mộc Kim Bồng những năm gần đây
Nội dung | Năm | |||||
2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | ||
Số hộ | 31 | 32 | 32 | 29 | 29 | |
Lao động ( người) | 90 | 91 | 91 | 97 | 97 | |
Doanh thu ( triệu đồng) | 5500 | 7500 | 7540 | 8770 | 5000 |
Nguồn tổng hợp: Các Báo cáo của Phòng Kinh tế Thành phố Hội An qua các năm từ 2004 đến 2018
Tuy nhiên, những năm gần đây, nghề mộc kim bồng đang có dấu hiệu mai một, đứng trước khó khăn: Lượng khách không ổn định và có sự giảm sút mạnh. Hiện nay, lượng khách đến tham quan làng mộc chiếm tỷ lệ không đáng kể so với các điểm tham quan khác trên địa bàn thành phố như làng gốm Thanh Hà. Nguyên nhân: Không có thế hệ kế thừa, đặc biệt là thợ thủ công mỹ nghệ, thanh niên làng mộc Kim Bồng ngày càng ít người muốn theo nghề truyền thống của cha ông do việc học nghề mộc cần nhiều thời gian (từ 3 -5 năm). Ngoài năng khiếu, người học cần có tính kiên trì, nhẫn nại. Trong khi đó, thị trường lao động tại Hội An đang rộng mở với các nghề trong lĩnh vực du lịch dịch vụ hoặc những công việc nhàn hạ cho thu nhập đủ sống. Việc đào tạo thợ trẻ còn nhiều hạn chế, chưa thu hút nhiều người tham gia. Một nguyên nhân khác là do thu nhập thấp, không đảm bảo đời sống, nhất là đối với thợ trẻ. Chế độ đãi ngộ của nghệ nhân còn hạn chế. Hiên nay nhà nước ta đã có chính sách đãi ngộ, tôn vinh với các nghệ nhân nghề mộc. Tuy nhiên chỉ thuần túy động viên về mặt tinh thần mà chưa có chế độ đãi ngộ vật chất xứng đáng. Vì vậy, chưa động viên khích lệ đội đội ngũ nghệ nhân này phát huy kinh nghiệm, khả năng sáng tạo cũng như thu hút, tạo ra hiệu ứng tốt để các lớp thợ trẻ địa phương noi gương và theo nghề cha ông. Khoa học công nghệ ít được quan tâmđầu tư, công cụ sản xuất truyền thống, sản phẩm làm ra không có khả năng cạnh tranh trên thị trường.Sản phẩm chủ yếu của làng mộc Kim Bồng hiện nay là mộc gia dụng, mộc chạm trổ trang trí nội, ngoại thất, mộc lưu niệm… tuy nhiên, nhìn chung các sản phẩm còn đơn điệu, thiếu tính ứng dụng cao, mẫu mã chưa đa dạng, phong phú, còn tập trung sản xuất ở một số sản phẩm có giá thành cao, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa thị trường. hiện nay một số sản phẩm được buôn bán tại làng mộc chủ yếu sản phẩm ngoại lai, có xuất xứ không rõ nguồn gốc, ảnh hưởng đến uy tín của làng mộc. Bên cạnh nghề mộc, người dân Kim Bồng còn có một số nghề thủ công khác như dệt chiếu, nghề lồng đèn, sản xuất tre, nghề may, nghề làm guốc, nghề đan thúng,túi xách… những cơ sở này nằm khá xã so vơi khu trung tâm làng nghề, sản phẩm còn đơn điệu nên ít được du khách biết đến và chưa thật sự thu hút du khách. Hiện Nay, một số cơ sở tráng mỳ, dệt chiếu đã tổ chức trình diễn, phục vụ khách du lịch nhưng còn manh mún, thiếu đầu tư, chưa được phát huy đúng mức [41]
Bảng 2.5: Những nguyên nhân dẫn đến tính hình khách du lịch đến làng mộc Kim Bồng ngày càng giảm
Nội dung | Tỷ lệ | |
1 | Cảnh quan, môi trường | 79% |
2 | Sự thay đổi của tuor, tuyến | 65% |
3 | Hoạt động du lịch chưa hấp dẫn | 82% |
4 | Sản phẩm làng mộc chưa đáp ứng nhu cầu thị hiếu | 14% |
5 | Khác |
c)Phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng bền vững xã đảo Tân Hiệp trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm- Hội An
Nằm cách khu phố cổ Hội An 18km về phía Đông, Cù Lao Chàm gồm 8 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích 15km2. Đây là khu bảo tồn biển thứ 2 tại Việt Nam, hội tụ các hệ sinh thái biển điển hình của vùng biển nhiệt đới. Cù Lao Chàm còn sở hữu 1.549ha rừng tự nhiên, 6.716ha mặt nước, 7 di tích văn hóa cấp quốc gia cùng các lễ hội truyền thống… Tất cả đã góp phần tạo nên một Cù Lao Chàm riêng có, đậm chất văn hóa miền biển đảo. Khu bảo tồn (KBT) biển Cù Lao Chàm - TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam được thành lập vào tháng 12/2005 và được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 5/2009. KBT biển với 8 hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai và Hòn Ông chứa đựng một kho tàng về văn hóa, lịch sử và hiện diện đầy đủ hệ sinh thái đa dạng, phong phú (bãi sậy, cồn cát, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô, quần cư rong biển, rừng tự nhiên) đại diện cho vùng cửa sông, ven bờ cùng với cảnh quan trên cạn và dưới nước đã và đang mang lại cho Cù Lao Chàm - Hội An các thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái, tạo các mô hình sinh kế mới gắn với bảo tồn tài nguyên và lợi ích cộng đồng. Nghị quyết số 26/NQ-HĐND của HĐND Thành phố Hội An ngày 29 tháng 12 năm 2016 về việc Thông qua Đề án phát triển bền vững xã đảo Tân Hiệp trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An giai đoạn 2017 – 2025. Đề án số 5175A/ĐA- UBND của UBND Thành phố Hội An, ngày 29 tháng 12 năm 2016 về Phát triển bền vững xã đảo Tân Hiệp trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị Khu Dự
trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm- Hội An giai đoạn 2017 – 2025(điều chỉnh, bổ sung). Mục tiêu chiến lược đối với Tân Hiệp là xây dựng xã đảo thành một khu du lịch quốc gia phát triển toàn diện và có chất lượng cao về mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là quốc phòng an ninh - chính trị, kinh tế - văn hóa, sinh thái - môi trường; trật tự an toàn xã hội và gìn giữ, bảo tồn, phát huy cao nhất giá trị Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An.
Với những giá trị nổi bật cùng chiến lược quảng bá hiệu quả, sau 10 năm kể từ khi được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới (2009), làn sóng du lịch đã bùng nổ tại Cù Lao Chàm. Từ vài nghìn du khách vào năm 2004 đến năm 2018 đã có 450.000 tổng lượng khách đến đảo. Cùng với các loại hình sinh kế tích cực cho cộng đồng, đã nâng thu nhập bình quân hàng năm của người dân nơi đây từ 6 triệu đồng năm 2005 đến 24 triệu đồng vào năm 2012 và 40 triệu đồng năm 2018
Bảng 2.6: Lượt khách đến xã đảo Cù lao Chàm qua các năm
2004 | 2009 | 2010 | 2013 | 2017 | 2018 | |
Lượt khách | Vài nghìn | 20.000 | 55.000 | 195.000 | 400.000 | 450.000 |
Nguồn tổng hợp: Các Báo cáo của Phòng Kinh tế Thành phố Hội An qua các năm từ 2004 đến 2018
Du lịch phát triển đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân địa phương. Chuyển dịch lao động từ nông - lâm - ngư sang du lịch - dịch vụ - thương mại tăng dần hàng năm. Theo báo cáo của UBND xã Tân Hiệp, nếu năm 2008 các ngành ngư - nông - lâm chiếm 85% tỷ trọng kinh tế toàn xã thì đến năm 2018 tỷ lệ này chỉ còn dưới 9%; thương mại - dịch vụ - du lịch tăng từ 10% (2008) lên hơn 76% (2018). Năm 2018, thu nhập bình quân của người dân xã đảo xấp xỉ 40 triệu đồng, nằm trong top đầu những xã, phường có thu nhập cao nhất của Hội An “Trong 5 năm qua, có thể nói, kinh tế xã đảo Tân Hiệp có bước phát triển vượt bậc, đặc biệt là kinh tế dịch vụ-du lịch; cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch mạnh mẽ, thu nhập bình quân đầu người tăng cao. Từ một địa phương dựa vào kinh tế nông, ngư nghiệp là chính vào đầu nhiệm kỳ, chỉ trong 3 năm, Tân Hiệp đã chuyển mình trở thành một địa phương có du lịch phát triển năng động. Hạ tầng kỹ thuật được đầu tư mạnh và tương đối đồng bộ, đáp ứng tốt cho hoạt động du lịch với quy mô phục vụ 400.000 khách mỗi năm”.[44]