Bài Học Kinh Nghiệm Từ Các Mô Hình Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng


Chót và cơm lam…; tìm hiểu phong tục tập quán và các nếp sinh hoạt thường ngày như các Lễ hội truyền thống như A riêu Car, A riêu Piing, A riêu A Da... Du khách cũng sẽ được trải nghiệm các chương trình “Một ngày làm già làng Pa Cô” tại Làng DLST A Nôr, xã Hồng Kim, tái hiện Lễ Cưới, Tục Đi Sim truyền thống của người Pa Cô; trải nghiệm chương trình “một ngày với bản làng” với các hoạt động như: đan lát, làm rẫy, khai thác rượu đoác, bắt cá suối, đạp xe tham quan bản làng; tìm hiểu kỹ nghệ dệt Dèng độc đáo, với những hoa văn, họa tiết tinh tế của người Tà Ôi; trải nghiệm loại hình du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng, thỏa sức ngâm mình vào dòng Thác A Nôr, suối Pâr Le, suối A Lin trong veo mát rượi…; tham gia các trò chơi dân gian, chương trình lửa trại giao lưu cộng đồng, hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm mới.

Trong những năm qua, với tiềm năng, thế mạnh về du lịch sinh thái, UBND huyện A Lưới đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng; ban hành các phương án hỗ trợ phát triển du lịch homestay, phương án xây dựng các nghề truyền thống kết hợp phát triển du lịch; ban hành Quy chế phối hợp tổ chức hoạt động các điểm du lịch tại khu vực biên giới huyện A Lưới và Quy trình hóa các thủ tục hành chính cho khách trong nước và khách nước ngoài khi tham quan du lịch tại các điểm du lịch khu vực biên giới trên địa bàn huyện. Đặc biệt, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh, sự hướng dẫn nhiệt tình về mặt nghiệp vụ, chuyên môn của Sở Du lịch tỉnh; sự phối hợp giữa cơ quan chuyên môn với những cơ quan ban ngành liên quan trong công tác phát triển du lịch cộng đồng, hạ tầng du lịch bước đầu được hoàn thiện; sản phẩm du lịch truyền thống ngày càng phát triển: Đó là, sự hỗ trợ của Dự án Phát triển Du lịch Mê Kông đã mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch Nhà nghỉ cộng đồng A Ka1, xã A Roàng và A Hưa, xã Nhâm; sự hỗ trợ của Dự án Trường Sơn Xanh, Viện Quản lý và Phát triển Châu á AMDI và Hội Du lịch Cộng động Việt Nam (VCTC) hỗ trợ mô hình du lịch cộng đồng tại Làng DLST A Nôr, xã Hồng Kim với 03 homestay với nhiều chương trình hoạt động trải nghiệm văn hóa độc đáo của dân tộc Pa Cô; sự hỗ trợ của Sở Du lịch, Trường Cao đẳng nghề du lịch và các tổ chức phi chính phủ trong việc mở các khoá tập huấn về du lịch cộng đồng có trách nhiệm cho các đối tượng là người dân làm du lịch cộng đồng. Qua đó, hướng dẫn cho lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng giao tiếp với khách du lịch, cách bài trí, sắp xếp nhà ở, hướng đầu tư kinh doanh các sản


phẩm du lịch, cách tổ chức và phục vụ các đoàn khách… đồng thời tổ chức đoàn đi nghiên cứu, học tập mô hình du lịch cộng đồng tại Hòa Bình, Sơn La và trao đổi kinh nghiệm với 01 số địa phương khác. Huyện A Lưới cũng đã đã huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia đầu tư phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Phục hồi văn hóa, tập quán sản xuất, bố trí không gian để tái hiện các mô hình sản xuất, lễ hội, làng nghề truyền thống của dân tộc. Đồng thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện Phương án xây dựng không gian làng truyền thống đảm bảo bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình; tạo không gian và khôi phục trưng bày các làng nghề truyền thống: đan lát, dệt Dèng…; tận dụng những tiềm năng, lợi thế có sẵn để phát triển sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của từng làng, sử dụng các nguyên liệu tự nhiên: tre, nứa, gỗ theo kiến trúc truyền thống.Với sự tham gia tích cực vào hoạt động du lịch của cộng đồng người dân địa phương đã góp phần thúc đẩy du lịch A Lưới phát triển. Đặc biệt là loại hình du lịch cộng đồng, góp phần bảo tồn tài nguyên du lịch, tài nguyên nhân văn và các giá trị văn hóa truyền thống. Nhận thức của người dân về hoạt động du lịch ngày càng được nâng cao, người dân tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng đông, chất lượng du lịch được nâng cao. Đặc biệt, rong những năm qua, Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã cùng các huyện miền núi Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang (Quảng Nam) có nhiều chính sách liên kết hợp tác phát triển du lịch cộng đồng nhằm tạo sự kết nối liên vùng, góp phần mở rộng và đa dạng các sản phẩm du lịch trên tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm từ các mô hình phát triển du lịch cộng đồng

-Thực hiện tốt công tác quy hoạch; lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các Điểm du lịch cộng đồng để bảo tồn kiến trúc nhà, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa, nghề truyền thống của người bản địa để khai thác phát triển du lịch. Phải công nhận các điểm du lịch cộng đồng và thành lập Ban Quản lý để ban hành Nội quy, Quy chế nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý tại các điểm Du lịch cộng đồng cũng như có quy định phân chia lợi nhuận nhằm đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng.

-Xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (nhà vệ sinh công cộng, bãi đỗ xe, trang thiết bị tối thiểu phục vụ khách nghỉ); tạo cơ chế để hộ gia đình, cá nhân bà con dân tộc thiểu


số tại các xóm có tiềm năng phát triển du lịch có thể trực tiếp, hoặc gián tiếp tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

-Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ du lịch cộng đồng dựa trên những tài nguyên du lịch của địa phương như: Dịch vụ lưu trú cần chọn loại hình nhà ở phù hợp bản sắc văn hóa và nhu cầu của khách; dịch vụ ăn, uống thì cần nghiên cứu sâu về văn hóa ẩm thực đặc trưng vùng dân tộc thiểu số tránh tình trạng lặp lại một vài món quen thuộc giống nhau; phải xây dựng chương trình văn nghệ dân tộc mang bản sắc riêng; các điểm du lịch cộng đồng cần nghiên cứu xây dựng các chương trình trải nghiệm khác biệt.

- Nâng cao công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Các hộ kinh doanh phải tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, thuyết minh để nâng cao chất lượng phục vụ, giao tiếp; nâng cao nhận thức trong cộng đồng về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ tài nguyên môi trường để phát triển du lịch. Xây dựng chương trình đào tạo thích ứng, ngắn gọn, phù hợp, hiệu quả với phát triển DLCĐ ở nông thôn, tăng cường hình thức thảo luận, làm việc theo nhóm và thực hành bắt tay chỉ việc.Người dân nghèo có thể tham gia và được hưởng lợi từ các chương trình đào tạo du lịch.Đào tạo, giáo dục DLCĐ cần tập trung vào các điểm mạnh và các nguồn lực sẵn có tại địa phương. Ngoài kinh doanh lưu trú, tại các bản, người dân còn tham gia sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, bán hàng lưu niệm, vận chuyển, hướng dẫn du khách…

Thực hiện chính sách phát triển du lịch cộng đồng tại Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam - 5

- Thực hiện tốt công tác quảng bá du lịch: Xây dựng trang thông tin điện tử, video clip, sách ảnh, tờ gấp, giới thiệu về các điểm tour du lịch cộng đồng; tổ chức các đoàn Presstrip đến để viết bài, quay phim giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch cộng đồng cho du khách trong nước và quốc tế.

-Tăng cường tuyên truyền, giáo dục vận động người dân, khách du lịch nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương, đặc biệt là giữ gìn môi trường nước tại các điểm du lịch cộng đồng . Lồng ghép các chương trình có nguồn vốn như chương trình nông thôn mới, chương trình hỗ trợ giảm nghèo, các dự án phi chính phủ để có nguồn lực hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, kỹ năng nghề thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển.


Tiểu kết Chương 1


Chương 1 đã trình bày khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách phát triển du lịch cộng đồng. Cụ thể đã trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài như du lịch cộng đồng, phát triển du lịch cộng đồng; đặc biệt là nhấn mạnh nội dung, tiêu chí và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng. Để đáp ứng yêu cầu về tính định hướng chủ để nghiên cứu của luận văn dưới giác độ chính sách công, trong chương này luận văn cũng đã vận dụng lý thuyết về thực thi chính sách công vào việc thực thi chính sách phát triển du lịch cộng đồng với các bước cơ bản: Bước 1: xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; Bước2: Phổ biến tuyên truyền chính sách; Bước 3: Phân công phối hợp thực hiện chính sách: Một chính sách thường được thực hiện trên một địa bàn rộng lớn và nhiều tổ chức tham gia do đó phải có sự phối hợp, phân công hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ; Bước 4: Duy trì chính sách; Bước 5: Điều chỉnh chính sách; Bước 6: Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách; Bước 7: Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm,Ngoài ra ở chương này còn trình bày Kinh nghiệm một số địa phương về thực thi chính sách phát triển du lịch cộng đồng (như Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở thôn Dỗi, huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế; Mô hình du lịch cộng đồng huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) và bài học kinh nghiệm từ các mô hình phát triển du lịch cộng đồng: Thực hiện tốt công tác quy hoạch; lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các Điểm du lịch cộng đồng. Xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ du lịch cộng đồng dựa trên những tài nguyên du lịch của địa phương. Nâng cao công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện tốt công tác quảng bá du lịch. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục vận động người dân, khách du lịch nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương, đặc biệt là giữ gìn môi trường nước tại các điểm du lịch cộng đồng


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở THÀNH PHỐ HỘI AN‌

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến thực thi chính sách phát triển du lịch cộng đồng ở thành phố Hội An

2.1.1. Tài nguyên và tiềm năng du lịch

Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, có tổng diện tích tự nhiên 61,71 km2, nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn; cách quốc lộ 1A khoảng 9 km về phía Đông, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km về phía Đông Bắc. Phần đất liền của thành phố có diện tích 46,22 km2 (chiếm 74,9% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố). Hạt nhân trung tâm đô thị Hội An là các phường Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô; trong đó có Khu phố cổ rộng chừng 5km2 đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (ngày 04/12/1999). Cách đất liền 18 km là cụm đảo Cù Lao Chàm với diện tích 15,49 km2 (chiếm 25,1% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố). Cù Lao Chàm- Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (ngày 26/5/2009).

Ngoài lợi thế nằm gần sân bay Chu Lai của Quảng Nam và cảng hàng không quốc tế hiện đại Đà Nẵng, Hội An còn có một ưu thế đặc biệt với vị trí nằm trên “Con đường di sản văn hóa miền Trung” bao gồm: Hội An- Mỹ Sơn- Huế. Đây được xem là điều kiện khách quan thuận lợi giúp Hội An thu hút được một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Vị trí tiếp giáp biển Đông và cụm đảo Cù Lao Chàm- Khu dự trữ sinh quyển thế giới đã tạo cho Hội An có thêm lợi thế về khai thác du lịch biển đảo. Các bãi biển An Bàng, Cửa Đại cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 3 km về phía Đông được bình chọn xếp hạng trong danh sách các bãi biển đẹp nhất trên thế giới. Đặc biệt, 7 km bờ biển Hội An nằm trên trục con đường biển “5 sao” nối từ phía Nam hầm đèo Hải Vân (Đà Nẵng), dọc theo vành đai bờ biển Liên Chiểu- Thuận Phước, qua bán đảo Sơn Trà và xuôi theo bãi biển Non Nước về phố cổ Hội An. Và trong tương lai gần sẽ kết nối với các vùng ven biển phía Nam dọc theo dòng Trường Giang vào đến Quảng Ngãi.

Ngoài ra, Hội An còn nằm trong chuỗi đô thị ven biển dài hơn 500 km vùng duyên hải miền Trung, là cơ sở quan trọng để thiết lập và mở rộng các liên kết kinh


tế giữa các địa phương trong vùng. Khu vực lân cận Hội An đã và đang hình thành các khu kinh tế, khu cảng phi thuế quan, các khu đô thị mới với quy mô lớn. Phía Bắc có khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô gắn liền với Di sản văn hóa thế giới Kinh thành Huế, thành phố Đà Nẵng đang được đô thị hóa nhanh và đóng vai trò động lực của khu vực. Phía Nam có cảng Kỳ Hà, khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quất. Các khu kinh tế và đô thị này đều có cảng nước sâu, hệ thống giao thông đường bộ và đường hàng không thuận lợi.

Với vị trí địa lý và quan hệ liên vùng, thành phố Hội An là trọng tâm của cụm động lực phía Bắc vùng Đông của tỉnh Quảng Nam, có quan hệ mật thiết với thành phố Đà Nẵng- vừa là đô thị lớn nhất Miền Trung, vừa là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước; là điểm đầu tuyến của hành lang Bắc trong chiến lược kết nối phát triển Vùng Đông- Vùng Tây tỉnh Quảng Nam, cùng với Đà Nẵng kết nối Đông Tây theo trục Quốc lộ 14B qua cửa khẩu Nam Giang của hành lang kinh tế EWEC2 và vùng kinh tế Tây Nguyên theo đường Hồ Chí Minh. Về đối nội, Hội An nằm trong Cụm động lực phát triển số 1 của Quảng Nam, là vùng giao thoa giữa Hành lang phát triển Bắc Quảng Nam (kết nối Vùng Đông Quảng Nam với các huyện Tây Bắc (Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang) tương đối dồi dào tài nguyên, nguyên liệu) với Vệt ven biển Quảng Nam.

Với những giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, tài nguyên sinh thái và nhân văn, hoạt động văn hóa - du lịch sôi động, môi trường cuộc sống lành mạnh - an toàn - thân thiện... Hội An đã tạo hấp lực mạnh mẽ cho các du khách đến tham quan, các nhà khoa học đến nghiên cứu, các nghệ sĩ đến cảm thụ và sáng tác, các nhà đầu tư đến hợp tác làm ăn... Với những nỗ lực không mệt mỏi của cả hệ thống chính trị và đông đảo các tầng lớp nhân dân trong việc quyết tâm xây dựng một thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch phát triển năng động và bền vững đã làm cho hình ảnh Hội An ngày càng thân thiện, gần gũi hơn trong sự quan tâm và tình cảm của bè bạn khắp năm châu.

2.1.2. Tình hình kinh tế -xã hội và hoạt động du lịch

-Năm năm qua (2015 -2020), Thành phố Hội An đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, tích cực tranh thủ, huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi thúc đẩy các ngành, các thành phần kinh tế phát triển. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt so với


kế hoạch đề ra. Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2016-2019 tăng cao, đạt 15,6%/năm. Tuy nhiên, vào năm cuối kỳ kế hoạch, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 và thiên tai nên tổng giá trị sản xuất năm 2020 chỉ đạt 4.801,5 tỷ đồng, đạt 36% so với kế hoạch, dẫn đến tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 không đạt so với chỉ tiêu Nghị quyết đã đề ra.

Ngành du lịch Hội An tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế. Các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển du lịch tại các địa phương được triển khai thực hiện đã góp phần khai thác tiềm năng về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại các địa phương. Không gian phát triển du lịch được trải khắp các vùng đô thị, nông thôn, hải đảo, làng quê; hoạt động tham quan, trải nghiệm, khám phá tại các điểm đến đã có sự chú trọng gắn kết với các loại hình lưu trú và dịch vụ khác. Các chủ trương quảng bá, kích cầu du lịch gắn với các chương trình, sự kiện trong Tỉnh và quốc tế đã được tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả. Một số chương trình văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch mới được đưa vào khai thác; việc phát huy vai trò của các doanh nghiệp tham gia vào những chương trình phát triển du lịch bền vững đã mang lại hiệu quả tích cực. Hàng năm, Hội An đều được các tổ chức du lịch quốc tế vinh danh với nhiều danh hiệu, giải thưởng uy tín.Bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2019, tổng lượng khách đến Hội An tăng 26,5%/năm (đạt 16,6 triệu lượt, tăng gấp 2,8 lần so với giai đoạn 2011 -2015), tổng lượt khách lưu trú tăng 20,31%/năm (đạt 6,1 triệu lượt, tăng 64,86%), tổng ngày khách lưu trú tăng 19,3%/năm (đạt 13,6 triệu ngày, tăng 58,14%); quy mô kinh tế du lịch đạt 12,82 tỷ đồng, tăng bình quân 23,47%/năm. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hoạt động du lịch - dịch vụ của thành phố bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các chỉ tiêu về tổng lượt khách đến Hội An, tổng lượt khách lưu trú và tổng ngày khách lưu trú đều bị sụt giảm mạnh nhưng bình quân cả giai đoạn 2016-2020 vẫn đạt so với chỉ tiêu Nghị quyết đã đề ra. Mạng lưới cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn năm năm qua tiếp tục phát triển nhanh về số lượng và đa dạng về hình thức, tính đến ngày 31/12/2020, toàn thành phố có 800 cơ sở lưu trú du lịch với 12.216 phòng cơ bản đáp ứng nhu cầu thị trường. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tiếp tục được quan tâm đầu tư, nhất là các bến bãi, cầu cảng, các điểm dừng chân và hệ thống các nhà vệ sinh công cộng... Việc triển khai Đề án “Phát triển bền vững xã đảo Tân Hiệp trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị của Khu dự trữ sinh quyển thế


giới Cù Lao Chàm - Hội An giai đoạn 2017-2025 đã đạt được nhiều kết quả tốt, công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị khu dự trữ sinh quyển gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế từng bước được phát huy.

-Ngành du lịch tăng trưởng khá và tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 8.563,6 tỷ đồng, tăng 15,56% so với cùng kỳ, vượt 6,71% so với kế hoạch.Tình hình du khách giai đoạn 2013 – 2017: Tổng lượt khách đến Hội An năm 2013 có 1.629.725 lượt, năm 2017 có 3.309.214 lượt (tăng gấp 2 lần), tốc độ phát triển bình quân 5 năm (2013- 2017) 118,97%. Trong đó; khách Quốc tế: Năm 2013 – 813.160 lượt, năm 2017 – 1.966.694 lượt (tăng gấp 2,4 lần), tốc độ phát triển bình quân 5 năm (2013-2017) 123,66%; Khách Việt Nam: Năm 2013 – 816.565 lượt, năm 2017 – 1.342.520 lượt (tăng gấp 1,64 lần), tốc độ phát triển bình quân 5 năm (2013-2017) 113,64%. Năm 2018: Có 4.550.000 lượt khách, tăng 76,84% so với cùng kỳ; trong đó khách Quốc tế 3.400.000 lượt, tăng 42,83% so với cùng kỳ; khách Việt Nam 1.150.000 lượt, chỉ đạt 98,06% so với cùng kỳ.Năm 2019, thành phố Hội An đón được 5.350.000 lượt khách, tăng 5,24% so với cùng kỳ, đạt 94,22% kế hoạch; trong đó, khách Quốc tế là 4 triệu lượt, tăng 5,16% so với cùng kỳ, đạt 94,25% kế hoạch. Tổng lượt khách mua vé tham quan khu phố cổ đạt 2.498.230 lượt, tăng 4,09%. Tổng lượt khách lưu trú ước đạt 1.971.800 lượt, tăng 13,56% so với cùng kỳ và đạt 97,61% kế hoạch. Bình quân ngày khách lưu trú ước đạt 2,07 ngày. Doanh thu ngành du lịch ước đạt

5.300.000 triệu đồng, tăng 7,91% so với cùng kỳ và tăng 8,16% so với kế hoạch. Nhìn chung, các chỉ tiêu chủ yếu của ngành đều tăng và vượt cao so với kế hoạch [44]

Các điều kiện kinh tế - xã hội trên đã kiến tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng ở Hội An phát triển mạnh mẽ.

2.2. Tình hình thực thi chính sách phát triển du lịch cộng đồng ở thành phố Hội An thời gian qua

2.2.1. Mục đích, yêu cầu thực hiện chính sách phát triển du lịch cộng đồng ở thành phố Hội An

Quá trình thực hiện chính sách phát triển DLCĐ ở thành phố Hội An xác định mục đích, yêu cầu là sự tác động của chính sách phải dựa trên nguồn tài nguyên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2023