Đánh Giá Chung Về Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Thành Phố Hội An


Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, hoạt động du lịch sinh thái, cộng đồng và bảo tồn và phát huy giá trị Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm- Hội An vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập: Hoạt động du lịch, nhiều mặt thiếu tính chuyên nghiệp, chất lượng các dịch vụ đi kèm còn thiếu và yếu. Trật tự kinh doanh chưa được quản lý chặt chẽ, sản phẩm du lịch còn hạn chế. Một số hạ tầng kỹ thuật luôn trong tình trạng quá tải do áp lực phục vụ số lượng lớn du khách trong một thời điểm nhất định dẫn đến nhanh xuống cấp, hư hỏng (giao thông, công trình vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải, rác thải, nước sinh hoạt...); môi trường sinh thái, đa dạng sinh học bị đe dọa do khai thác chưa hợp lý. Kiến trúc cảnh quan chưa được quy hoạch, sắp xếp để tạo sự độc đáo riêng biệt. Số lượng và chất lượng nguồn lao động chưa đáp ứng được nhu cầu, yêu cầu phát triển. Một điều đáng quan ngại trong thời gian gần đây là các tệ nạn xã hội có biểu hiện đang len lỏi vào đời sống cư dân trên đảo, nhất là tệ nạn ma túy trong thanh thiếu niên, gây bất ổn xã hội. Nhận thức, ý thức của một bộ phận Nhân dân còn hạn chế trong quản lý, khai thác tài nguyên và kinh doanh du lịch - dịch vụ.Nguyên nhân của những hạn chế trên trước hết là do sự bất cập trong công tác quy hoạch, đầu tư phát triển một địa phương có tính đặc thù nhất là khai thác có hiệu quả các giá trị từ biển, đảo, rừng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh; chưa dự lường hết những mặt trái của hoạt động du lịch để có sự kiểm soát chặt chẽ, khắc phục kịp thời; lượng khách đến tham quan ngày càng tăng nhanh dẫn đến áp lực lớn về cơ sở hạ tầng cung ứng dịch vụ và bảo vệ tài nguyên; trình độ dân trí thấp cũng là trở ngại lớn trong phát triển của địa phương, thiếu lực lượng lao động trẻ có trình độ chuyên môn. Hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền còn chưa theo kịp với yêu cầu, công tác kiểm tra, kiểm soát còn thiếu thường xuyên; tính năng động, chủ động, sáng tạo trong quản lý còn nhiều hạn chế [19]

2.3. Đánh giá chung về thực hiện chính sách phát triển du lịch cộng đồng thành phố Hội An

2.3.1. Kết quả đạt được

Nhìn chung, DLCĐ trên địa bàn thành phố Hội An đang dần phát triển theo đúng định hướng và quy hoạch của tỉnh, bước đầu có hiệu quả: thị trường khách du lịch ngày càng mở rộng, lượng khách không ngừng tăng; sản phẩm du lịch từng


bước được đa dạng, có thêm nhiều lựa chọn cho khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng trên địa bàn thành phố, góp phần kéo dài thời gian lưu trú của khách, mở rộng không gian du lịch; chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao. Công tác quản lý nhà nước ngày càng được đẩy mạnh, bước đầu tạo sự đồng thuận của các ngành, các cấp trong việc chỉ đạo, quản lý, khoanh vùng bảo vệ các tài nguyên du lịch, góp phần bảo vệ cảnh quan làng quê, làng nghề; tình hình an ninh trật tự, an toàn tại các làng quê, làng nghề được đảm bảo; công tác đầu tư, phát triển, kinh doanh du lịch được chú trọng, cơ sở hạ tầng, giao thông được đầu tư, nâng cấp thường xuyên, vừa phục vụ dân sinh vừa phục vụ cho phát triển du lịch; công tác xã hội hóa được quan tâm, thu hút bằng nhiều nguồn lực, có nhiều thành phần kinh tế tham gia; vai trò chủ thể của người dân ngày càng được thể hiện; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Nhiều điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn đã nhận được giải thưởng du lịch cộng đồng ASEAN: Trong đó, đáng kể nhất là Tạp chí du lịch nổi tiếng hàng đầu thế giới Travel + Leisure bình chọn Hội An đứng đầu trong 15 thành phố tuyệt vời nhất thế giới, lần đầu tiên hình ảnh Chùa Cầu được Google vinh danh trên trang chủ (ngày 16/7/2019). Sự kiện đặc biệt quan trọng là ngày 12/10/2019 thành phố Hội An được trao giải thưởng “Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu Châu Á 2019” của Ban tổ chức giải thưởng du lịch thế giới lần thứ 26 - World Travel Awards (WTA).Công tác quy hoạch, quản lý theo quy hoạch được quan tâm triển khai.Các dự án lớn của Trung ương, tỉnh đầu tư trên địa bàn như: cầu Cẩm Kim thuộc quốc lộ 14H, đường ĐT 607, làn thứ hai đường dẫn cầu Cửa Đại (đường 129) đã khởi công xây dựng. Cộng đồng làng chài ven biển An Bàng, thành phố Hội An nhận giải thưởng nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay)…Có 03 điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đang hoạt động hiệu quả cao, mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân: rừng dừa Bảy Mẫu, làng gốm Thanh Hà và làng rau Trà Quế (thành phố Hội An). Tại 03 điểm ở Hội An, UBND thành phố Hội An đã triển khai bán vé tham quan. Nguồn thu từ vé tham quan được trích đóng góp vào ngân sách địa phương để thực hiện cải cách tiền lương, đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư cho công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo an ninh, trật tự tại điểm du lịch. Các điểm du lịch này gần trung tâm


du lịch của tỉnh nên lượt khách tham quan lớn, người dân đã có thu nhập ổn định từ hoạt động du lịch, không còn hộ nghèo tại các điểm du lịch này. Các hộ dân có tham gia hoạt động du lịch đều có thu nhập ổn định.

Một số điểm hoạt động bước đầu đã tạo được thêm công ăn việc làm, góp phần tăng thu nhập cho người dân, góp phần tạo được diện mạo mới và nâng cao nhận thức về công tác phát triển du lịch tại địa phương: làng du lịch sinh thái cộng đồng Cẩm Kim; làng du lịch cộng đồng làng rau Trà Quế, xã Cẩm Hà; làng du lịch cộng đồng Cẩm Châu; làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà (thành phố Hội An)

Bảng 2.7: Kết quả hoạt động du lịch cộng đồng tại một số điểm trên địa bàn tỉnh (2017-2019)

Chỉ tiêu


Điểm du lịch

Năm 2017

Năm 2018

2019

Tổng lượt khách (lượt)

Doanh thu (tr.đ)

Tổng lượt khách (lượt)

Doanh thu (tr.đ)

Tổng lượt khách (lượt)

Doanh thu (tr.đ)

Làng gốm Thanh Hà, Hội An


367,512


8,914


615,809


18,723


756,404


26,474

Làng rau Trà Quế, Hội An


26,175


126


22,257


931


26,530


1,518

Du lịch cộng đồng Cẩm Thanh, Hội An


80,436


11,000


625,261


18,758


894,138


26,826

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách phát triển du lịch cộng đồng tại Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam - 8

Nguồn: UBND Thành phố Hội An (3/2021), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025


Bảng 2.8. Nhận thức người dân Hội An về tác động của du lịch cộng đồng


STT

Nội dung

Tốt

Bình thường

Không tốt

1

Tạo thêm việc làm mới cho bà con trong

huyện/thị

84.6

21.7

0.0

2

Mang lại thu nhập ổn định cho1 bộ phận dân cư

76.9

23.1

0.0

3

Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho địa phượng

23.1

76.9

0.0

4

Góp phần tạo lập cảnh quan môi trường sạch

đẹp

34.6

65.4

0.0

5

Góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng cho địa

phương

30.8

69.2

0.0

6

Đóng góp nguồn thu cho ngân sách địa phương

3.8

96.2

0.0

7

Đóng góp cho xá hoạt động xã hội tại địa

phương

23.1

76.9

0.0

8

Góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển

30.8

69.2

0.0


2.3.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân

- Một số điểm DLCĐ trên địa bàn thành phố hoạt động cầm chừng, lượng khách đến không thường xuyên, vì vậy chưa mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho địa phương, người dân.

-Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch do cộng đồng dân cư làm chủ thể trong việc quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi, một số nơi có tiềm năng về du lịch cộng đồng, tuy nhiên, người dân chưa mạnh dạn đầu tư, khai thác các dịch vụ phục vụ du khách, chưa chủ động tìm giải pháp thích hợp phát triển du lịch tại địa phương. Thêm vào đó, lao động tham gia các hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ nên chưa phát huy hết được tiềm năng sẵn có để khai thác phục vụ khách du lịch, một bộ phận người dân chưa quan tâm nhiều đến du lịch cộng đồng. Hơn nữa, năng lực quản lý, điều hành, kết nối trong vấn đề phát triển du lịch của các thành viên Ban quản lý, Hợp tác xã, Tổ hợp tác còn nhiều hạn chế.

- Hạ tầng thiết yếu như bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, nhà đón tiếp... được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu khách du lịch. Chất lượng hạ tầng giao thông kết nối một số điểm du lịch cộng đồng còn thấp, làn đường nhỏ, rất khó khăn cho các công ty lữ hành tổ chức tour du lịch cho xe 30 chỗ ngồi trở lên. Thiếu kinh phí đầu tư sản phẩm du lịch tại các điểm nên các dịch vụ lưu trú, nhà hàng... quy mô còn nhỏ, chưa đảm bảo đủ các điều kiện và nhu cầu của du khách.


- Các hoạt động trải nghiệm tại các điểm chưa đa dạng, phong phú nên thời gian lưu trú của du khách chưa dài và chi tiêu của khách còn thấp.

- Môi trường xã hội tại một vài điểm du lịch đông khách đôi lúc vẫn chưa thật sự nề nếp, cạnh tranh về giá không lành mạnh. Đó là do sự quá tải về hạ tầng du lịch, lợi ích mang lại từ du lịch quá lớn nên xảy ra tình trạng cò mồi và cạnh tranh giá cả không lành mạnh, sự quá tải sức chứa của điểm đến ở những thời điểm cao điểm cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự bền vững của tài nguyên du lịch. Bên cạnh đó, môi trường tự nhiên tại một số điểm du lịch chưa đảm bảo, do việc thu gom xử lý rác, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của một bộ phận du khách, người dân tại các khu, điểm du lịch chưa được tốt.

Khảo sát một số ý kiến của hướng dẫn viên về lý do làng mộc Kim Bồng chưa thu hút nhiều khách du lịch:

- Phương tiện giao thông đi lại khó khăn.


- Chưa tạo được cảm nhận khi đặt chân đến làng nghề


- Sản phẩm buôn bán chủ yếu là nhập nơi khác về.


- Vệ sinh không đảm bảo.


- Đặc biệt, các nhà thuyền không chịu trung chuyển về làng mộc Kim Bồng.


- Làng dừa, Làng gốm có nhiều hoạt động thu hút hơn.


- Đối với khách châu Á, khách du lịch chủ yếu là xem chung chung rồi về, không hứng thú lắm, thường chỉ đến 1 lần; khách châu Âu thì thích hoạt động trải nghiệm, thử làm nghề mộc.


- Chương trình quảng bá không có, chưa tiếp cận được với khách và công ty du lịch. Khách du lịch thường không biết đến làng mộc, các thông tin tại khách sạn hay khu vực công cộng không có, nếu có chỉ do hướng dẫn thông tin.

- Cần có một kênh liên kết với các công ty lữ hành để có sự điều phối khách về Cẩm Kim/.


- Công tác quản lý quy hoạch và đầu tư du lịch tại một số điểm chưa tốt. Một số điểm du lịch chưa được tổ chức quy hoạch bài bản nên người dân tự ý đầu tư xây dựng nhà cửa, xây dựng quán ăn, nhà hàng... làm phá vỡ không gian làng quê, làng nghề, giảm sức thu hút của điểm du lịch làng quê mà không có sự can thiệp của các cấp chính quyền tại địa phương; công tác bảo tồn và khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống chưa được đầu tư đúng mức;

-Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chưa hiệu quả; thiếu liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; liên kết ngành giữa du lịch, nông nghiệp và khu vực nông thôn để tạo thành chuỗi giá trị sản phẩm còn hạn chế, chưa đem lại hiệu quả cao.

Nguyên nhân của hạn chế

Nhận thức và sự quan tâm của một số ngành, chính quyền địa phương và một bộ phận người dân về phát triển du lịch cộng đồng còn chưa đây đủ. Thiêu nguôn lực đâu tư cho phát triên du lịch cộng đồng, ngân sách chủ yếu lồng ghép hỗ trợ đầu tư nhưng còn hạn chế. Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch do cộng đông dân cư quản lý, tô chức khai thác và hưởng lợi, tuy nhiên vai trò chủ thê người dân chưa được thể hiện rõ. Người dân chưa mạnh dạn đầu tư, khai thác các dịch vụ phục vụ du khách. Công tác tư vấn hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Tiểu kết Chương 2


Trên cơ sở các nghị quyết, quyết định của Đảng bộ, UBND tỉnh Quảng Nam; Thành phố Hội An đã ban hành các Nghị quyết, Đề án, Kế hoạch về phát triển du lịch cộng đồng: Thành phố Hội An đã xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng; Tình hình hoạt động du lịch cộng đồng tại làng rau Trà Quế; Làng mộc Kim Bồng, Phường Cẩm Kim; Phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng bền vững xã đảo Tân Hiệp trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm- Hội An. Đánh giá chung về thực hiện chính sách phát triển du lịch cộng đồng thành phố Hội An: Nhìn chung, du lịch cộng đồng trên địa bàn thành phố Hội An đang dần phát triển theo đúng định hướng và quy hoạch của tỉnh, bước đầu có hiệu quả: thị trường khách du lịch ngày càng mở rộng, lượng khách không ngừng tăng; sản phẩm du lịch từng bước được đa dạng, có thêm nhiều lựa chọn cho khách


du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng trên địa bàn thành phố, góp phần kéo dài thời gian lưu trú của khách, mở rộng không gian du lịch; chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao. Công tác quản lý nhà nước ngày càng được đẩy mạnh, bước đầu tạo sự đồng thuận của các ngành, các cấp trong việc chỉ đạo, quản lý, khoanh vùng bảo vệ các tài nguyên du lịch, góp phần bảo vệ cảnh quan làng quê, làng nghề; tình hình an ninh trật tự, an toàn tại các làng quê, làng nghề được đảm bảo; công tác đầu tư, phát triển, kinh doanh du lịch được chú trọng, cơ sở hạ tầng, giao thông được đầu tư, nâng cấp thường xuyên, vừa phục vụ dân sinh vừa phục vụ cho phát triển du lịch; công tác xã hội hóa được quan tâm, thu hút bằng nhiều nguồn lực, có nhiều thành phần kinh tế tham gia; vai trò chủ thể của người dân ngày càng được thể hiện; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn những hạn chế, bất cập: Một số điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn thành phố hoạt động cầm chừng, lượng khách đến không thường xuyên.Người dân chưa mạnh dạn đầu tư, khai thác các dịch vụ phục vụ du khách, chưa chủ động tìm giải pháp thích hợp phát triển du lịch tại địa phương. Lao động tham gia các hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ nên chưa phát huy hết được tiềm năng sẵn có để khai thác phục vụ khách du lịch. Hơn nữa, năng lực quản lý, điều hành, kết nối trong vấn đề phát triển du lịch của các thành viên Ban quản lý, Hợp tác xã, Tổ hợp tác còn nhiều hạn chế. Hạ tầng thiết yếu như bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, nhà đón tiếp... được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu khách du lịch…


CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT DU LỊCH CỘNG ĐỒNGTHÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM THỜI GIAN ĐẾN


3.1. Dự báo và định hướng

3.1.1. Những dự báo ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Tỉnh Quảng Nam nói chung, thành phố Hội An nói riêng có thế mạnh về tiềm năng du lịch cộng đồng. Đó là những thuận lợi cơ bản tạo tiền đề, nền tảng cho thành phố thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021- 2025 theo hướng bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ, những thách thức đặt ra trong phát triển du lịch cần quan tâm là: Quá trình phát triển của Hội An luôn chịu sự tác động mạnh mẽ, liên tục cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực đến những giá trị nhân văn, sinh thái, cảnh quan, môi trường. Những nguy cơ đe dọa đến sự mất còn của Khu phố cổ và Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm vẫn còn thường trực bởi những biến đổi khắc nghiệt của môi trường tự nhiên cũng như sự tác động của con người. Lợi thế cạnh tranh về kinh tế trên lĩnh vực du lịch, nhất là du lịch biển có khả năng thấp hơn các địa phương, các vùng lân cận do tình trạng sạt lở bờ biển; Tuy tăng trưởng nhanh nhưng quy mô nền kinh tế của thành phố vẫn còn nhỏ, sức cạnh tranh còn yếu, chất lượng phát triển chưa cao. Dịch vụ- du lịch, công nghiệp– tiểu thủ công nghiệp chưa tạo được bước đột phá, chưa có nhiều sản phẩm chủ lực. Kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ và chưa thật hiện đại. Quá trình đô thị hóa và hội nhập đặt ra rất nhiều áp lực cho Hội An vốn “đất chật người đông, nhân tình thuần hậu”. Chỉ với tổng số dân của thành phố hiện nay hơn 92 ngàn người nhưng mật độ dân số đã cao gấp 7 – 8 lần mức bình quân của cả nước và gấp khoảng 40 lần so với mật độ chuẩn trên thế giới, riêng mật độ dân số trong khu phố cổ hiện nay đã hơn 10 ngàn người/km2. Nếu tính cả du khách, nguồn cư dân các nơi đến thường trú làm ăn, thì dân số bình quân mỗi ngày ở Hội An tăng ít nhất gấp đôi. Điều đó cho thấy khả năng quá tải nhiều lĩnh vực, nhất là về giao thông, hạ tầng, ô nhiễm môi trường, gia tăng rác thải; cùng với nhu cầu cuộc sống ngày càng tiện nghi, hiện đại và những biến động về cơ cấu dân cư, nghề nghiệp, môi trường sống, tâm lý xã hội… là những vấn đề nóng hổi của cuộc sống thường nhật.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2023