Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Thành Phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam


3.1.2. Một số định hướng cơ bản

Căn cứ tình hình thực tế, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển thành phố thời gian đến, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định phương hướng, mục tiêu tổng quát thực hiện nhiệm vụ KT- XH, QPAN và du lịch giai đoạn 2021-2025, đó là: Bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế- xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng và an ninh,an toàn xã hội…, nhằm tiếp tục đẩy mạnh xây dựng thành phố Hội An thân thiện, an toàn, phát triển bền vững theo định hướng sinh thái- văn hóa- du lịch [ 44]

Định hướng về tổ chức không gian và các sản phẩm du lịch: Phạm vi tổ chức không gian: các làng quê, làng nghề, xã đảo có tiềm năng phát triển du lịch. Tùy theo từng đặc điểm của mỗi vùng mà phát huy thế mạnh để khai thác du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương.Phát triển du lịch cộng đồng dựa trên khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử, sinh thái, gắn với làng quê, làng nghề, nông nghiệp, nông thôn. Khai thác các giá trị không gian văn hóa, lịch sử, âm nhạc, nghề thủ công, ẩm thực truyền thống, phong tục tập quán, nếp sống thường ngày của người dân. Khai thác những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, tổ chức tham quan, trải nghiệm, thưởng thức các đặc sản địa phương.Tìm hiểu quy trình sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống: lồng đèn, gốm, mộc

…Tham quan, ngắm cảnh dựa trên vẻ đẹp của cảnh quan làng quê tự nhiên: Làng rau Trà Quế; Rừng Dừa Bảy Mẫu; Làng mộc Kim Bồng; làng du lịch sinh thái Cẩm Thanh, Cẩm Châu; khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch cộng đồng Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Giải pháp về đổi mới các quy định của chính sách, cơ chế và hoàn thiện tổ chức bộ máy hoạt động quản lý

-Tiếp tục triển khai tốt các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh để phát triển đa dạng hóa và có chất lượng các sản phẩm du lịch của tỉnh nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. Khẩn trương xây dựng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Đề án và triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành du lịch Hội An cả vể không gian phát triển, thị trường du khách, sản phẩm du lịch…trên cơ sở phát huy lợi thế, tiềm năng tài nguyên du lịch và phù hợp với bối cảnh tình hình mới.- Xây dựng và triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố sau đại dịch Covid-19, nhất là kinh tế du lịch - dịch vụ - thương mại, trước mắt chú trọng thu hút thị trường khách du lịch nội địa, khách du lịch đến từ các quốc gia, vùng đã được kiểm soát dịch bệnh. Phấn đấu từ năm 2023 trở đi, tốc độ tăng trưởng ngành du lịch đạt và bằng mức năm 2019.

- Trong bối cảnh đóng băng” bởi dịch Covid-19 và khó khăn chung của nền kinh tế, mọi quyết sách hỗ trợ ngành du lịch đều phải cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu được hỗ trợ kịp thời, phát triển bài bản thì giá trị lan tỏa của DLCĐ thành phố Hội An (không chỉ gói gọn trong lợi ích kinh tế). Nên đối với Đề án hỗ trợ phát triển một số điểm DLCĐ của tỉnh Quảng Nam, nên rà soát xem xét lại để chỉnh sửa hoàn thiện, vì có đến 15/32 nội dung dự thảo Đề án trùng lắp với các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 47 về hỗ trợ các điểm du lịch miền núi trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, việc sửa đổi đề án này theo hướng quy định rõ: người dân là chủ thể trung tâm của phát triển DLCĐ để họ có trách nhiệm, gắn bó lâu dài một khi tiếp nhận các chính sách hỗ trợ. Và phân cấp quy định này cho cấp huyện;

Thực hiện chính sách phát triển du lịch cộng đồng tại Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam - 9

- Hơn nữa, việc phát triển DLCĐ rất cần tư vấn từ các chuyên gia, doanh nghiệp, nên trong cơ chế chính sách phát triển DLCĐ của tỉnh Quảng Nam nói chung và của thành phố Hội An nói riêng, cần chú trọng quy định rõ về cơ chế tư vấn chuyên gia, hiệp hội doanh nghiệp du lịch và các bên có lợi ích liên quan, kể cả người dân.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện các dự án thành phần của Nghị quyết xây dựng thành phố sinh thái. Lồng ghép nội dung và các mục tiêu xây dựng thành phố sinh thái trong các chương trình, kế hoạch phát triển từng ngành, từng lĩnh vực của thành phố. Xây dựng chiến lược phát triển đô thị gắn với tăng tưởng xanh [44 ]

Triển khai có hiệu quả các kế hoạch, kế hoạch, phương án đã được phê duyệt: Kế hoạch triển khai quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hội An đến năm 2020; Đề án phát triển Ngành Thương mại – Dịch vụ thành phố Hội An giai đoạn 2015 – 2020; Phương án xây dựng, mở rộng tuyến tham quan khu vực Rừng Dừa Bảy Mẫu và tham quan nội vùng tại xã Cẩm Thanh; Đề án xây dựng làng quê – làng nghề sinh thái xã Cẩm Kim giai đoạn 2017-2025;Kế hoạch phát triển du lịch tại An


Mỹ - Cẩm Châu, Kế hoạch mở rộng bãi tắm An Bàng, phường Cẩm An tại khu A và khu C; Kế hoạch phát triển du lịch tại Thanh Nam Đông – Thanh Nam Tây thuộc phường Cẩm Nam; Đề án phát triển bền vững xã đảo Tân Hiệp trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An giai đoạn 2017-2025; Tăng cường nâng cao năng lực của Ban Quản lý điểm du lịch, Hợp tác xã, Tổ hợp tác du lịch về quản lý, vận hành hoạt động kinh doanh du lịch tại điểm du lịch cộng đồng. Nâng cao năng lực và trách nhiệm cho cán bộ quản lý du lịch tại địa phương.

Thành lập bộ máy quản lý các điểm du lịch cộng đồng với mô hình Ban Quản lý, Tổ hợp tác hoặc Hợp tác xã. Đội ngũ quản lý có thể được lựa chọn hoàn toàn từ cộng đồng, hoặc có thể bao gồm các thành viên bên ngoài như các tổ chức phi chính phủ hoăc các công ty du lịch. Điều quan trọng nhất là người quản lý phải là những người tâm huyết với phát triển du lịch cộng đồng, có uy tín với cộng đồng và cần có kỹ năng quản lý. Trong Ban Quản lý, Tổ hợp tác hoặc Hợp tác xã sẽ thành lập các Tổ dịch vụ/nhóm chức năng trên cơ sở các dịch vụ mà điểm du lịch cung cấp cho du khách. Có nhiều loại hình dịch vụ các điểm du lịch cộng đồng có thế cung cấp cho khách du lịch như: dịch vụ ăn uống, lưu trú, bán hàng lưu niệm, trình diễn văn hóa địa phương, hướng dẫn viên địa phương, dịch vụ tham quan trải nghiệm... [44]

Đôn đốc các địa phương tiếp tục xây dựng các đề án và đẩy nhanh tiến độ thực hiện công nhận điểm du lịch đối với các điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và quảng bá các điểm du lịch này. Ưu tiên nguồn lực cho công tác quy hoạch, đào tạo nhân lực, nghiên cứu thị trường, xúc tiến quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch, phát triển du lịch cộng đồng.

Tăng cường năng lực quản lý, đảm bảo tốt môi trường du lịch tại các điểm tham quan. Duy trì thường xuyên và quyết liệt công tác giữ gìn môi trường du lịch, nhất là trật tự kinh doanh, vệ sinh môi trường, an ninh an toàn xem đây là biện pháp tiên quyết để giữ vững hình ảnh là điểm đến an toàn, thân thiện. Kết nối du lịch và phối hợp triển khai các chương trình liên kết về phát triển du lịch với Điện Bàn, Duy Xuyên, các huyện miền núi Quảng Nam; với Đà Nẵng, Huế; với Thanh Hóa, Đồng Tháp... (kể cả liên kết giữa các doanh nghiệp), trong đó chú trọng liên kết về xây dựng các chương trình, sản phẩm du lịch chung, về quảng bá xúc tiến du lịch và phát triển nguồn nhân lực. Thúc đẩy phát triển các dịch vụ phụ trợ như bưu chính,


viễn thông, tín dụng, y tế, văn hóa, thể thao, giải trí,…nhằm tích cực hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng [44 ]

3.2.2. Giải pháp về nâng cao nhận thức, tuyên truyền, giáo dục ý thức cho cộng đồng địa phương

-Xác định vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội, của mỗi cán bộ, đảng viên, người dân đối với phát triển du lịch bền vững, xem phát triển du lịch cộng đồng, xây dựng văn hóa trong du lịch là xây dựng hình ảnh Thành phố Hội An và con người Hội An

-Tập trung tuyên truyền sâu rộng với hình thức phù hợp để cán bộ, đảng viên và người dân nhận thức đầy đủ du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa và nhân văn sâu sắc, có khả năng đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, tạo động lực cho các ngành khác phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, chính trị, đối ngoại và an ninh, quốc phòng. Vận động, khuyến khích các hộ dân chuyển đổi ngành nghề phù hợp với định hướng phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực và tuyên truyền để tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp đối với hoạt động du lịch tại khu vực thông qua việc tổ chức các buổi họp dân và đối thoại doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác truyền thông, định hướng, nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng về phát triển du lịch, trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch; tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, nâng cao nhận thức của người dân tích cực tham gia xây dựng phong trào ứng xử văn minh thân thiện với du khách, giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh môi trường, xây dựng hình ảnh hình ảnh người dân thân thiện, mến khách và thương hiệu du lịch Hội An trong mắt du khách.

- Phổ biến nội dung chiến lược, chính sách, pháp luật về phát triển du lịch cộng đồng tại Thành phố Hội An cho người dân địa phương. Phổ biến về Bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch, văn minh đô thị đến người dân địa phương trực tiếp kinh doanh du lịch cộng đồng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện tốt các nội dung của Quy chế về quản lý Khu phố cổ - Di sản văn hóa thế giới

-Tổ chức đối thoại giữa các chuyên gia về du lịch cộng đồng, lãnh đạo thành phố với người dân địa phương để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, khó khăn, vướng mắc, từ đó kịp thời tháo gỡ, hỗ trợ người dân trong khai thác, phát triển du lịch cộng đồng. Tạo kênh tiếp nhận thông tin về phát triển du lịch cộng đồng tại các quận,


huyện để người dân và du khách đóng góp ý tưởng, giải pháp phát triển du lịch cộng đồng.

3.2.3. Giải pháp về quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và hỗ trợ thông tin phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

-Thực hiện tốt công tác quy hoạch và đầu tư tại các điểm du lịch cộng đồng theo hướng du lịch xanh, bền vững, đảm bảo không phá vỡ cảnh quang, môi trường; tập trung nguồn lực đầu tư tại các điểm du lịch có tài nguyên du lịch đặc trưng và có khả năng lan tỏa khách du lịch đến những điểm du lịch khác; thu hút nhà đầu tư các sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng quy mô lớn, chất lượng cao nhưng vẫn đảm bảo cộng đồng được tham gia và hưởng lợi từ sản phẩm du lịch này.

- Ưu tiên nguồn lực để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và các tiện ích phục vụ du lịch. Lập và triển khai kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ và đường thủy đảm bảo đồng bộ, liên hoàn. Tích cực phối hợp với Trung ương, tỉnh sớm hoàn thành các công trình trọng điểm như cầu Cẩm Kim, cầu Nguyễn Duy Hiệu trên Quốc lộ 14H, Tỉnh lộ 607, 608 gắn với dự án cải tạo Hồ Lai Nghi. Sớm hoàn thành công trình cầu Thanh Nam, nâng cấp cầu Phước Trạch, cầu dân sinh Cẩm Kim, cầu nối từ Cẩm Thanh sang Phước Trạch - Phước Hải; cầu cảnh quan nối từ An Hội sang Cẩm Nam dành cho người đi bộ và xe thô sơ; triển khai nhanh dự án mở rộng đường Đào Duy Từ nối dài, dự án nâng cấp hạ tầng đô thị giai đoạn 2 và đẩy nhanh tiến độ đầu tư các Trung tâm đón tiếp du khách tại Thanh Hà, Tân An, Cẩm Châu và Cẩm An. Nghiên cứu, xây dựng bãi đỗ xe thông minh, bãi đỗ xe ngầm tại những vị trí phù hợp. Triển khai phương án điều tiết giao thông, thực hiện thí điểm hệ thống trung chuyển bằng xe điện, dự án Thành phố xe đạp và sử dụng phương tiện giao thông phi cơ giới nhằm tiến đến việc cấm xe ô tô vào khu vực Trung tâm và phát triển giao thông xanh. Triển khai dự án khơi thông sông Cổ Cò, khơi thông sông Đò phục vụ phát triển giao thông và du lịch đường thủy, xúc tiến dự án nạo vét Hói Muống, kênh Ngọc Thành, đầu tư các tuyến kè kết hợp quy hoạch đầu tư đường, công viên, cảnh quan dọc các tuyến sông (sông Đò, sông Thu Bồn...)

Thời gian đến, tập trung đầu tư hoàn chỉnh một số công trình hạ tầng du lịch trọng điểm gồm: các Trung tâm thông tin và tiếp đón khách tại các cửa ngõ thành phố; bãi đỗ xe, điểm dừng chân, nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn tại các điểm tham quan du lịch; các công viên, bãi tắm ven biển Cẩm An, Cửa Đại, đầu tư nâng cấp cảng du lịch Cửa Đại, hạ tầng du lịch tại đảo Cù Lao Chàm, nâng cấp hạ tầng, tiện


ích phục vụ du khách tại các điểm tham quan du lịch…Thúc đẩy đầu tư, sớm hình thành các khu thương mại, dịch vụ vui chơi giải trí tập trung phục vụ nhu cầu du khách, kể cả phục vụ về đêm. Tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội Tân Hiệp, Cẩm Kim và chương trình, kế hoạch phát triển du lịch tại khu vực vùng ven nhằm tiếp tục mở rộng không gian phát triển, khai thác tiềm năng lợi thế của các địa phương [44 ]

- Đầu tư hoàn thiện hạ tầng CNTT, ứng dụng KHCN hiện đại để xây dựng thành phố du lịch thông minh; nâng cấp trang thông tin du lịch đa ngôn ngữ đáp ứng nhu cầu truy cập thông tin của người dân, du khách; đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch cộng đồng Hội An trên mạng internet và kết nối với mạng xã hội; số hóa dữ liệu, ứng dụng công nghệ thực tế ảo tại các điểm du lịch để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách...

Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.

3.2.4. Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch cộng đồng

-Xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ hoạt động bảo tồn và phát triển cộng đồng từ nguồn thu du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng. Cần kết hợp cho khách tham quan các di tích lịch sử, làng nghề trước khi lưu trú tại các cơ sở homestay sẽ góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa, trùng tu các di tích lịch sử, các cơ sở làng nghề có nguồn kinh phí duy trì hoạt động và phát triển. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo tồn di tích, phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống và phát triển du lịch văn hoá là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài của các cơ quan chức năng.Huy động cộng đồng địa phương vào việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa và các giá trị liên quan đến du lịch sinh thái - cộng đồng, lấy cộng đồng cư dân làm trung tâm của các hoạt động, nhất là hoạt động bảo tồn và phát triển văn hóa, di sản văn hóa, di tích lịch sử và các giá trị lên quan.Tập trung thống kê, nghiên cứu, rà soát tất cả các di tích trên địa bàn, từ đó phân loại, xác định thứ tự ưu tiên trong đầu tư khai thác phục vụ du lịch. Mở rộng mối quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ, khai thác di sản để tranh thủ sự trợ giúp về vật chất và tinh thần của các nước, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để thành lập quỹ hỗ trợ bảo tồn và phát triển di tích, góp phần vào công cuộc bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch. Áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất vào lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo di tích như: quản lý hệ


thống dữ liệu về di tích và ứng dụng hoá chất vào việc bảo quản di tích, sử dụng vật liệu hiện đại cho việc tu bổ di tích. Quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng cần có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, nhằm bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch một cách khoa học.Cần nghiên cứu đánh giá thường xuyên tác động của hoạt động du lịch đến các giá trị tài nguyên du lịch cộng đồng trên địa bàn thành phố để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.

- Tiếp tục triển khai các dự án trùng tu, tôn tạo di tích trong khu phố cổ và khu vực vùng ven theo kế hoạch. Quản lý chặt chẽ việc tu bổ, cải tạo di tích trong dân cư nhằm ngăn chặn nguy cơ làm biến dạng di tích theo hướng phi truyền thống. Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh để triển khai các dự án thành phần thuộc “Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới - Đô thị cổ Hội An gắn với phát triển du lịch đến năm 2025”; Kế hoạch quản lý di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030. Triển khai các công trình nghiên cứu khoa học về quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Chú trọng việc đầu tư tôn tạo và phát huy các di tích lịch sử cách mạng, các làng nghề truyền thống và các danh thắng.

- Làm tốt công tác quản lý tổng hợp biển, đảo theo phân cấp. Triển khai các chương trình hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học và ứng dụng các kết quả đề tài, dự án vào công tác quản lý, bảo tồn và khai thác bền vững các giá trị tài nguyên trong khu bảo tồn biển và khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, Hội An. Định kỳ tổ chức đánh giá kết quả hoạt động khu dự trữ sinh quyển theo yêu cầu của UNESCO. Triển khai thực hiện dự án thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm sau khi trình HĐND thành phố và Tỉnh phê duyệt.Tích cực nghiên cứu quản lý, bảo vệ và phát triển đàn yến đảo Cù Lao Chàm để nâng sản lượng thu hoạch. Trình Tỉnh phê duyệt Đề án nâng cao giá trị và thương hiệu Yến Cù Lao Chàm. Từng bước đưa tuyến tham quan các hang yến vào phục vụ du lịch gắn với du lịch khám phá sườn Đông của đảo Cù Lao Chàm. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ đối với rừng đặc dụng Cù Lao Chàm, rừng ngập mặn Cẩm Thanh; phát huy những lợi ích từ rừng mang lại để phục vụ cho sự phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân. Xây dựng kịch bản ứng phó với biến đối khí hậu và phòng chống thiên tai, chủ động ứng phó và giảm nhẹ thiệt hại do biến đổi khí hậu và thiên tai gây ra. Tích cực phối hợp với Trung ương, Tỉnh triển khai dự án tổng thể chống xói lở bờ biển.


- Tiếp tục triển khai các chương trình, dự án về bảo vệ môi trường, phát huy trách nhiệm của cộng đồng trong việc chung tay bảo vệ môi trường.Thực hiện tốt chủ trương phân loại rác thải tại nguồn, giảm thiểu tối đa sử dụng túi nilông, sản phẩm nhựa dùng một lần. Tăng cường năng lực thu gom, thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải. Tranh thủ các dự án tài trợ nước ngoài về xử lý rác thải, nước thải, phấn đấu hoàn nguyên bãi rác Nghĩa trang nhân dân để trồng cây xanh tạo cảnh quan gắn với triển khai quy hoạch chỉnh trang toàn diện Nghĩa trang nhân dân, đầu tư hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại Cù Lao Chàm. Tập trung xử lý các điểm về ô nhiễm môi trường phát sinh. Nâng cao năng lực quan trắc, giám sát, cảnh báo ô nhiễm môi trường, kịp thời triển khai các giải pháp để cải thiện chất lượng môi trường. Tăng cường công tác thanh kiểm tra về môi trường và việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn. Khẩn trương trình HĐND thành phố thông qua Đề án “Bảo vệ và cải thiện môi trường thành phố Hội An”.

- Chú trọng nghiên cứu phục hồi, phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể vừa phục vụ công tác bảo tồn các giá trị văn hóa, vừa phục vụ du lịch. Triển khai đề án Phố văn hóa Việt- Pháp, Không gian văn hóa Việt Nam - Nhật Bản [44 ]

3.2.5. Giải pháp về nghiên cứu thị trường, tiếp thị và quảng bá hình ảnh các mô hình du lịch cộng đồng

Thực hiện nghiên cứu các thị trường khách và đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch vào thị trường khách du lịch chính của loại hình du lịch này, ưu tiên giới thiệu về con người, tiềm năng, lợi thế du lịch của địa phương và các thông tin cần thiết liên quan đến du lịch cộng đồng. Quảng bá, tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú, trên mạng internet, thông báo, họp báo, phương tiện thông tin đại chúng, tập gấp, tờ rơi…lồng ghép quảng bá du lịch cộng đồng gắn với các chương trình, sự kiện du lịch nói riêng và các hoạt động chung của tỉnh.

Nâng cao vai trò của doanh nghiệp lữ hành trong kết nối tour, đưa nguồn khách ổn định đến tham quan, trải nghiệm tại các điểm du lịch; phát huy vai trò của doanh nghiệp lữ hành trong việc tư vấn đầu tư phát triển các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách du lịch.

- Tiếp tục duy trì, củng cố thương hiệu du lịch Hội An; giữ vững và phát huy các danh hiệu được các trang mạng chính thống, tạp chí uy tín trên thế giới đã bình

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2023