Xác Định Trách Nhiệm Và Phân Công Phối Hợp Thực Hiện Chính Sách


một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan Nhà nước và các đối tượng thực thi chính sách.Việc phổ biến tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách. Qua đó để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của Nhà nước.Đồng thời còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của chính sách với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiêm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao.

Do vậy, cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương về vai trò, ý nghĩa của thực thi chính sách phát triển DLCĐ để tạo sự đồng thuận xã hội về phát triển kinh tế du lịch trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Phải xác định, lựa chọn các kỷ năng, phương pháp phổ biến, tuyên truyền chính sách phù hợp cho từng loại đối tượng: Mở các lớp tập huấn, học tập và xây dựng các mô hình về phát triển DLCĐ; tổ chức hội thảo chuyên ngành và các cuộc họp báo tuyên truyền chính sách phát triển DLCĐ.

1.2.2.3. Xác định trách nhiệm và phân công phối hợp thực hiện chính sách

Muốn tổ chức thực thi chính sách phát triển DLCĐ có hiệu quả phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương. Quá trình, phân công, phối hợp thực hiện chính sách cần thực hiện chặt chẽ, khoa học và hợp lý, hạn chế sự chồng chéo nhiệm vụ và không rõ trách nhiệm.

Để thực thi chính sách phát triển DLCĐ có hiệu quả, chính quyền địa phương cần thành lập Ban Chỉ đạo phát triển du lịch nói chung và phát triển DLCĐ nói riêng. Thông thường Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì, tham mưu tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch cộng đồng:Tham mưu về cơ chế, chính sách tạo cơ hội để người dân có thể cung cấp được hàng hóa, dịch vụ du lịch; chính sách khuyến khích các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp lữ hành tiêu thụ các sản phẩm do người dân địa phương làm ra; cơ chế phân chia lợi ích từ hoạt động du lịch ở địa phương; lựa chọn loại hình sản phẩm để làm định hướng phát triển DLCĐ; tập huấn cho người dân làm du lịch thông qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; xác định nguồn lực, cơ sở hạ tầng để phát triển DLCĐ.


Các cơ quan phối trong việc thực thi chính sách phát triển DLCĐ như: Cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương với chức năng nhiệm vụ không ngừng nâng cao công tác quản lý hướng dẫn, tổ chức thực hiện nhằm phối kết hợp khai thác tốt các điểm du lịch tại địa phương, giữ gìn bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc thu hút khách du lịch góp phần xây dựng KT-XH ở địa phương. Chính quyền địa phương giúp đỡ hướng dẫn các xóm bản tổ chức công việc đón tiếp ứng xử với khách; giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc như kiến trúc nhà ở, trang phục; giữ gìn bảo vệ môi trường vệ sinh; bảo đảm an ninh trật tự cho khách du lịch, nghiên cứu sưu tầm các truyền thống văn hoá dân tộc tiên tiến đưa vào phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần có những ưu đãi về chính sách nhằm thu hút các công ty lữ hành khai thác và liên kết các tour du lịch, đồng thời, đa dạng hóa loại hình dịch vụ như: các hoạt động dưới hình thức tham gia vào một số công đoạn sản xuất/canh tác nông nghiệp; tham quan phong cảnh, con người, văn hóa và lối sống của người dân… để giúp du khách trải nghiệm cuộc sống thường nhật của người dân bản địa và khám phá những nét đặc sắc về văn hóa, phong tục, nếp sống nơi đây. Các cấp, ngành ở địa phương tập trung đầu tư hạ tầng cho bản du lịch, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho người dân nhưng phải đảm bảo các yếu tố giữ gìn cảnh quan môi trường, phong tục tập quán, truyền thống văn hoá. Đầu tư phát triển mô hình DLCĐ phải chú ý công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử bản địa, tránh sự lai căng, biến chất của những giá trị cốt lõi của không gian văn hóa và cộng đồng dân cư nằm trong vùng dự án; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; vệ sinh môi trường; đặc biệt cộng đồng cư dân nơi du lịch phát triển phải được hưởng lợi từ việc phát triển DLCĐ. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, giới thiệu rộng rãi loại hình du lịch dựa vào cộng đồng đến du khách gần xa, đặc biệt là khách quốc tế trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đối với các công ty lữ hành cần tham gia xây dựng tour, tuyến, chương trình du lịch, xây dựng ấn phẩm quảng bá tuyên truyền, tham gia hỗ trợ nhà dân hoàn thiện nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách. Xây dựng những sản phẩm du lịch với những yếu tố độc đáo sẽ thôi thúc du khách tìm đến nhằm thoả mãn nhu cầu, tránh được sự nhàm chán như tổ chức các lễ hội tại các bản, tái hiện các trò chơi dân gian, xây dựng các làng nghề truyền thống, tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ dân gian và lửa trại…Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững thì yếu tố cộng đồng dân cư được


tham gia bàn bạc ngay từ đầu về các chủ trương, kế hoạch, cũng như trong quá trình triển khai, thực hiện các kế hoạch, chương trình. Các vấn đề bàn bạc thảo luận cần được công khai dân chủ đặc biệt là cơ chế ăn chia các lợi ích đảm bảo công bằng, người tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ phải là người chứng kiến phân chia các lợi ích cho các bên tham gia.[5]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

1.2.2.4. Duy trì và điều chỉnh thực hiện chính sách

Duy trì và điều chỉnh thực hiện chính sách là các giải pháp, biện pháp bảo đảm cho chính sách được duy trì, tồn tại và phát huy tác dụng trong mọi môi trường, hoàn cảnh. Để duy trì chính sách cần phải đảm bảo đầy đủ yêu cầu về nguồn lực (nhân lực, vật lực, cơ sở vật chất kỷ thuật để thực thi chính sách; đòi hỏi phải có sự nhất trí và quyết tâm cao của các chủ thể thực thi chính sách; tránh hiện tượng “đánh trống bỏ dùi”. Trong quá trình thực thi chính sách phát triển DLCĐ

Thực hiện chính sách phát triển du lịch cộng đồng tại Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam - 4

,việc điều chỉnh chính sách là hoạt động diễn ra thường xuyên để phù hợp với những biến động do tác động của nhân tố khách quan, chủ quan (tác động bởi sự thay đổi về nhu cầu, thị hiếu; tác động bởi thiên tai, dịch bệnh và khủng hoảng tài chính…). Về nguyên tắc, thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách là của cơ quan, tổ chức ban hành chính sách. Nhưng trên thực tế việc điều chỉnh các biện pháp, các cơ chế chính sách diễn ra rất năng động và linh hoạt trong thực hiện chính sách, trong đó có vai trò to lớn của cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp. Tuy nhiên; việc điều chỉnh chính sách phát triển DLCĐ phải đảm bảo các nguyên tắc nhất định, tức là chỉ thực hiện điều chỉnh về các biện pháp, giải pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu hoặc bổ sung, hoàn chỉnh mục tiêu chính sách theo yêu cầu thực tế của ngành, địa phương, các bên tham gia; chứ không được làm thay đổi mục tiêu.

1.2.2.5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách

Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách là một nhiệm vụ, một khâu quan trọng trong thực hiện chính sách phát triển DLCĐ. Việc tổ chức theo dõi, kiểm tra, đôn đốc chính sách chủ yếu được thực hiện với các nội dung cơ bản như: Kết quả thực hiện mục tiêu của chính sách, đối tượng của chính sách và các quy định, các công cụ, các giải pháp thực hiện, trách nhiệm của các bên tham gia.Trên cơ sở đó, phân tích xử lý thông tin, đối chiếu so sánh với các quy định trong chính sách, các quy định trong kế hoạch, quy chế, nội quy thực hiện chính sách để có cơ sở phát hiện, phòng ngừa và xử lý vi phạm (nếu có). Phát hiện sơ hở trong quản lý, trong tổ


chức thực hiện, đề xuất các giải pháp chấn chỉnh việc thực hiện, điều chỉnh các biện pháp, cơ chế góp phần hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển DLCĐ.

1.2.2.6. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm trong việc thực thi chính sách

Đánh giá chính sách phát triển du lịch bền vững là việc sử dụng các tiêu chí về định tính, định lượng để kiểm tra thực tế một cách có hệ thống việc thực hiện chính sách phát triển DLCĐ có đạt mục tiêu mong đợi không. Các tiêu chí được sử dụng trong quá trình đánh giá việc thực thi chính sách là: chi phí, lợi ích, hiệu lực, hiệu quả, tính công bằng, tính thuận tiện, tính hợp pháp, và tính ổn định về mặt chính trị - xã hội. Các đánh giá việc thực thi chính sách thường được tiến hành bởi các cơ quan nhà nước và tập trung vào một số nội dung như: (1) đánh giá đầu vào;

(2) đánh giá đầu ra; (3) đánh giá hiệu lực; (4) đánh giá hiệu quả; và (5) đánh giá quá trình. Cụ thể là đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, bất cập; nguyên nhân; bài học kinh nghiệm và các vấn đề đặt ra trong thực thi chính sách phát triển DLCĐ.

1.2.3. Mục đích và yêu cầu của thực hiện chính sách phát triển du lịch cộng đồng

Xuất phát du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng là một ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành và liên vùng, có tính xã hội hóa cao.

Vì vậy, việc thực hiện chính sách phát triển DLCĐ phải hướng tới mục đích, đó là: Đảm bảo chất lượng và tính đồng bộ tổng thể các hoạt động phát triển DLCĐ theo quy hoạch; khai thác hợp lý và bền vững tài nguyên du lịch, duy trì và phát triển các ngành nghề kinh tế đặc sắc truyền thống của địa phương, đảm bảo cung cấp dịch vụ du lịch có chất lượng cao, các sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường, góp phần đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương; đồng thời bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái, bảo tồn, tôn tạo, giới thiệu hệ sinh thái của khu du lịch và các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương cho các thế hệ tương lai; đảm bảo sinh kế của cộng đồng người dân địa phương ngày càng ổn định và nâng cao đời sống theo hướng phát triển bền vững. Trong đó, mục tiêu hàng đầu của chính sách phát triển DLCĐ là tất cả vì con người, lấy cộng đồng người dân làm trung tâm của chính sách phát triển DLCĐ.

Để đạt được mục đích trong quá trình thực hiện chính sách phát triển DLCĐ theo hướng phát triển bền vững, yêu cầu việc thực hiện chính sách phát triển DLCĐ


phải tuân thủ và nhất quán các nguyên tắc cơ bản sau:

- Việc thực hiện chính sách phát triển DLCĐ phải đảm bảo khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực. Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, hệ thống tài sản quốc gia, thị trường, đường lối chính sách… ở trong và ngoài nước được huy động, khai thác để phục vụ phát triển DLCĐ. Việc sử dụng hợp lý và bảo tồn bền vững tài nguyên thiên nhiên và vốn văn hóa xã hội (tài nguyên nhân văn) là rất quan trọng, nó mang tính quyết định trong việc đảm bảo sự phát triển dài hạn.

Nên yêu cầu trong tổ chức thực hiện chính sách phát triển DLCĐ phải điều phối, điều tiết quá trình khai thác sử dụng hợp lý các nguồn lực phục vụ hoạt động DLCĐ phải dựa trên sự tính toán nhu cầu hiện tại, để giảm thiểu sự tác động gây tổn hại cho cả hiện tại và tương lai.

Theo đó, việc thực hiện chính sách phát triển DLCĐ phải: (1) Điều tiết sự phát triển DLCĐ phù hợp với nhu cầu của sự phát triển trên cơ sở giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên không cần thiết và phục hồi/ tái tạo tài nguyên thiên nhiên trong khả năng có thể. Xem xét quy mô và sức chứa của mỗi vùng, giám sát chặt chẽ các hoạt động DLCĐ đối với động thực vật; (2) Duy trì bảo tồn sự đa dạng thiên nhiên, xã hội và nhân văn; đảm bảo nhịp độ, quy mô và loại hình phát triển DLCĐ, giữ gìn tính đa dạng của thiên nhiên, xã hội, môi trường của điểm đến, nhằm gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa du khách và dân cư sở tại...; quá trình lồng ghép những hoạt động du lịch vào các hoạt động của cộng đồng dân cư phải đảm bảo sự phù hợp phát triển DLCĐ với văn hóa bản địa, nhằm bảo vệ giữ gìn tính đa dạng của văn hóa địa phương (ngăn ngừa sự thay thế các ngành nghề truyền thống lâu đời bằng các ngành nghề hiện đại) và đem lại phúc lợi xã hội.

- Quá trình thực hiện chính sách phát triển DLCĐ phải phù hợp với định hướng của quy hoạch tổng thể của kinh tế - xã hội đã duyệt. Có như vậy, quá trình tác động của chính sách đảm bảo tính định hướng các hoạt động phát triển DLCĐ trong thực tiễn không trái/ không làm phá vỡ quy hoạch, chiến lược kinh tế - xã hội cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương. Để đảm bảo sự phát triển DLCĐ, chính sách và thực hiện chính sách này phải hạch toán cả nhu cầu trước mắt của người dân và của du khách, trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch phải thống nhất và cân bằng giữa các mặt kinh tế - xã hội - môi trường. Ngay cả việc khai thác sử dụng


các tài nguyên thiên nhiên phải tuân thủ quy hoạch, quản lý tránh sự khai thác một cách ồ ạt hoặc phát triển nóng và giảm chất thải ra môi trường.

- Việc thực hiện chính sách phát triển DLCĐ phải thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch, phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng. Để phát triển DLCĐ trở thành hiện thực thì đòi hỏi sự nỗ lực chung của toàn xã hội, nên yêu cầu phải: đề cao vai trò của cộng đồng địa phương trong chiến lược phát triển du lịch, đảm bảo du lịch nơi cộng đồng dân cư có thể trực tiếp tham gia vào tổ chức phát triển từ giai đoạn khởi đầu đến quản lý giám sát cả quá trình phát triển sau này và quan trọng hơn là được hưởng lợi từ sự phát triển ấy.

Theo đó, trong thực hiện chính sách phát triển DLCĐ phải đảm bảo thực hiện cơ chế thông tin hai chiều: Tham khảo ý kiến của cộng đồng dân cư và các bên liên quan, những ý kiến của các tổ chức trong và ngoài nước, tổ chức phi chính phủ, chính phủ đối với dự án nhằm chia sẻ lợi ích và hài hòa hóa lợi ích của các bên trong quá trình thực hiện. Đây là nguyên tắc quan trọng trong việc phát triển DLCĐ bền vững. Đặc biệt, sự tham gia của cộng đồng địa phương là một trong nhân tố bảo đảm cho sự phát triển du lịch bền vững. Vì khi cộng đồng địa phương được tham gia chủ động vào phát triển du lịch, họ sẽ gắn bó quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cư dân đối với sự phát triển chung của DLCĐ, sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển du lịch tại địa phương.

1.3. Kinh nghiệm một số địa phương về thực thi chính sách phát triển du lịch cộng đồng và bài học rút ra cho thành phố Hội An

1.3.1. Mô hình và kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở một số địa phương

1.3.1.1. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở thôn Dỗi, huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế

Thôn Dỗi, huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế nằm cách thành phố Huế 60km. Thôn Dỗi nằm trong thung lũng với phong cảnh sơn thủy hữu tình, thuộc vùng đệm vườn quóc gia Bạch Mã. Người dân thôn này thuộc dân tộc CơTu. Tháng 7/2004, SNV và Sở Du lịch Thừa Thiên Huế đã bắt đầu hợp tác, hỗ trợ phát triển DLCĐ tại tỉnh nhằm xóa đói, giảm nghèo và phát triển nông thon. Sáng kiến DLCĐ thôn Dỗi được thiết kế nhằm mở rộng các cơ hội phát triển kinh tế địa phương, tôn tạo các giá trị văn hóa đang bị suy giảm và mang lại cho du khách những trải


nghiệm thực tế và những cảm xúc mới, nhận thức mới. Hướng đi của du lịch Nam Đông là khai thác du lịch sinh thái và cộng đồng; trong đó, sẽ tập trung đẩy mạnh du lịch cộng đồng. Thông qua du lịch cộng đồng, nét văn hóa độc đáo của người dân Cơ Tu được bảo tồn. Ngoài ra, khi người trẻ tham gia làm du lịch sẽ học hỏi và lưu giữ được những điệu múa, câu hát truyền thống, những món ăn gắn liền với đời sống của người dân Cơ Tu suốt bao đời qua…Du lịch Nam Đông mong muốn không phải một cá nhân mà nhiều người dân cùng hưởng lợi từ làm du lịch”.Hiện huyện Nam Đông đang xây dựng cơ chế, chính sách thu hút và hỗ trợ phát triển các dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các cơ sở lưu trú với các loại hình dịch vụ tiện ích, phong phú đa dạng và các mô hình “homestay”; xây dựng các sản phẩm du lịch mang đậm văn hóa đặc trưng của địa phương như các đồ mỹ nghệ, trang sức, quần áo… của người Cơ Tu. Đẩy mạnh việc đầu tư, nâng cấp các điểm du lịch hiện đang hoạt động; đầu tư xây dựng các tuyến đường vào các điểm du lịch Thác Phướng, Thác Kazan để tạo điều kiện ban đầu thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân mạnh dạn đầu tư khai thác, phát triển du lịch. Bên cạnh đó huyện tập trung công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Nam Đông. Đồng thời tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức tham quan học tập tại các địa phương và đơn vị bạn về khai thác phát triển du lịch...

1.3.1.2. Mô hình du lịch cộng đồng huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

A Lưới là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 70km về phía Tây. Là nơi hội tụ những sắc màu văn hóa của 27 dân tộc anh em. Tại A Lưới, hiện có các mô hình du lịch cộng đồng rất hiệu quả gồm: Làng Du lịch cộng đồng (DLCĐ) thôn A Ka1, xã A Roàng: Cách trung tâm thị trấn 28 km về phía Đông Nam, ngay tại trục đường Hồ Chí Minh. Thôn A Ka 1, xã A Roàng với những vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của núi rừng cũng như các lễ hội, nét văn hóa đặc sắc, làng nghề dệt Dèng, đan lát, các món ăn truyền thống sẽ mang đến sự hài lòng cho du khách khi đến tham quan, khám phá vẻ đẹp miền sơn cước qua tour du lịch cộng đồng tại đây. Làng DLCĐ thôn A Hưa, xã Nhâm: Thôn A Hưa, xã Nhâm cách thị trấn A Lưới 5km về phía Tây. Tại đây còn lưu giữ khá đậm nét các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Tà Ôi, như nghề dệt Dèng, nghề đan lát, các trò chơi dân gian, các món ẩm thực được chế biến theo kiểu truyền thống mang đậm hương vị của núi rừng; cùng kiến trúc Nhà Rông, biểu tượng của cộng đồng, là linh hồn


của làng bản. Làng DLST Việt Tiến – A Nôr, xã Hồng Kim: Làng DLST Việt Tiến – A Nôr, cách trung tâm huyện 3km về phía Đông Bắc, tại đây có thác A Nôr với mây mù bao phủ quanh năm. Phong cảnh tuyệt đẹp với 3 thác nước liên hoàn, cao 8m, 60m và 120m, tựa như những áng tóc trữ trữ tình của các thiếu nữ nơi miền sơn cước. Thác A Nôr còn giữ nguyên dáng vẻ hoang sơ, thời tiết ở đây mát dịu tạo cho du khách tham quan hưởng một cảm giác trong lành, mát mẻ. Với con người thân thiện, mến khách cùng các nét văn hóa truyền thống của đồng bào Pa Cô luôn làm say lòng các du khách khi đến với mảnh đất này. Homestay Hương Danh: Homestay Hương Danh thuộc thôn A Ka1, xã A Roàng cách Trung tâm Thị trấn A Lưới 28km về phía Đông Nam. Tại đây du khách có thể hòa mình vào cuộc sống của người dân bản địa, trải nghiệm văn hóa dân tộc Tà Ôi, thưởng thức những món ăn ngon, ngắm phong cảnh đẹp, tận hưởng khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Homestay Hồng Hạ: Homestay Hồng Hạ cách TP Huế 50km đi theo QL 49 - Đường 12 - Cách Thị Trấn A Lưới 18km. Homestay được xây dựng theo kiến trúc nhà Gươl truyền thống của đồng bào Cơ Tu, là nơi con cháu trong làng hội tụ của cả cộng đồng. Đến với Hồng Hạ du khách sẽ được hòa mình với thiên nhiên tại khu du lịch sinh thái suối Pârle, thưởng thức đặc sản núi rừng, giao lưu, tìm hiểu về bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, được hòa nhịp với những làn điệu dân ca đặc sắc mang âm hưởng của núi rừng. Với độ cao từ 600-800m so với mực nước biển tiết trời nơi đây trong lành mát dịu, vào ban đêm nhiệt độ giảm xuống, không khí se se lạnh, dễ chịu thích hợp với các du khách có nhu cầu nghỉ dưỡng dài ngày.

Đến với A Lưới du khách sẽ được trải nghiệm loại hình du lịch Homestay trong những ngôi nhà sàn được xây dựng theo kiến trúc đặc trưng truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số A Lưới như nhà Gươl của dân tộc Cơ Tu, nhà Rông của dân tộc Tà Ôi, nhà Dài của dân tộc Pa Cô. Với chất liệu chính là gỗ, tre, nứa, lá cọ… tạo cảm giác thoáng mát, gần gũi thiên nhiên và thân thiện với môi trườngDu khách sẽ được thưởng thức loại hình văn nghệ dân gian, các làn điệu dân ca như hát Kâr lơi, Ba boih, Cha chấp, Xiềng… mang âm hưởng, hơi thở của núi rừng Trường Sơn; tìm hiểu phong tục, tập quán đặc sắc, khám phá và trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các dân tộc nơi đây; thưởng thức những món ăn, thức uống được chế biến rất cầu kỳ độc đáo mang đậm chất vùng cao như Ka Lèng, thịt khô gác bếp, rượu cần, súp sắn, đọt mây nướng, cá nướng đùm lá chuối, bánh A Quát, A

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2023