Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 10

lễ tín ngưỡng, nhằm phát huy và làm phong phú thêm bản sắc các dân tộc trên địa bàn, tạo điều kiện hướng tới phát triển du lịch thông qua các hình thức quảng bá. Phát huy hơn nữa vai trò các đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ,... Đặc biệt, cần đưa nội dung tuyên truyền về bảo tồn giá trị tín ngưỡng vào các cuộc sinh hoạt của hội, thôn, buôn; vận động các thành viên các hội, nhất là Hội Người cao tuổi để nhắc nhở con cháu giữ gìn các nghi lễ tín ngưỡng. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, vì hiện nay đa số các gia đình đều có tivi, sử dụng điện thoại,...Cần gia tăng chương trình về trang tin địa phương giới thiệu các dân tộc ở nước ta để đồng bào thấy sự phong phú trong văn hóa các dân tộc, sẽ thêm trân trọng bản sắc dân tộc mình, nhất là các nghi lễ tiêu biểu gắn với đó là lễ phục, nhạc cụ, tranh thờ, nghệ thuật trang trí... Bên cạnh việc tuyên truyền cho các chủ thể văn hóa có ý thức tự giữ gìn giá trị di sản VHPVT truyền thống, các ban ngành và đoàn thể huyện cần thu hút họ vào các buổi sinh hoạt liên quan đến các di sản VHPVT ở địa phương. Đồng thời, cần có chế độ tôn vinh những thầy cúng có uy tín, trưởng dòng họ giữ được nhiều hình thức thờ cúng, nghi lễ, lễ hội cổ truyền, các nghệ nhân…nhằm khuyến khích họ trao truyền lại cho thế hệ trẻ.

Đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương:

Một thực tế là tộc người hay một bộ phận sinh sống ở những nơi còn khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất thì khả năng lưu giữ, thực hành các hình thức tín ngưỡng của tộc người sẽ càng nhiều hơn, nghĩa là sự “lạc hậu” đôi khi tỷ lệ thuận với hoạt động bảo tồn di sản văn hóa tộc người. Song, đây cũng là vấn đề dễ bị thế lực thù địch và tôn giáo ngoại lai lợi dụng, do vậy cần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội kết hợp nâng cao trình độ dân trí cho các tộc người ở các vùng miền. Đó là mục tiêu, tác động trực tiếp đến các hoạt động văn hóa tại cơ sở, bao gồm phát huy các giá trị tín ngưỡng. Khi người dân có cuộc sống ổn định, có trình độ hiểu biết thì việc vận động họ duy trì và phát huy giá trị tín ngưỡng truyền thống sẽ rất thuận lợi, mà không bị tôn giáo ngoại lai lợi dụng. Hơn nữa, phát triển kinh tế - xã hội kết hợp nâng cao dân trí cho người dân ở địa phương còn góp phần hình thành những giá trị văn hóa mới trong quá trình bảo tồn, phát huy các di sản VHPVT của tộc người, khiến cho các di sản VHPVT ngày càng phong phú, phù hợp với đời sống đương

đại. Qua đó, gìn giữ được bản sắc văn hóa riêng của tộc người trên cơ sở vừa có yếu tố truyền thống vừa có yếu tố đương đại - bản sắc có sức đề kháng để “hòa nhập mà không hòa tan” trong quá trình hội nhập với văn hóa, văn minh của nhân loại. Đây cũng chính là nhằm giải quyết tốt hơn vấn đề tự đổi mới các hình thức thờ cúng, các nghi lễ và lễ hội truyền thống cho phù hợp với bối cảnh mới, để không bị coi là “lạc hậu”, nhưng quan trọng nhất là vẫn giữ được hầu hết các giá trị VHPVT truyền thống mà không bị tôn giáo khác lợi dụng, lôi kéo.

Vấn đề cán bộ cơ sở, nghệ nhân:

Lực lượng cán bộ làm công tác văn hóa tại cơ sở hiện nay vừa thiếu lại vừa yếu. Trước hết về kiến thức và sự hiểu biết VHPVT truyền thống ở cơ sở rất hạn chế, những kiến thức trang bị ở trường học vẫn còn xa lạ với đời sống thực tế, khó lòng phát huy. Mặt khác, phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước. Do đó, không toàn tâm, toàn ý trong nhiệm vụ được giao, lương bổng và chính sách đãi ngộ cho cán bộ văn hóa ở cơ sở cũng hết sức khó khăn. Do đó, lực lượng cán bộ cơ sở cần thường xuyên phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, quản lý, đặc biệt là kiến thức về di sản VHPVT để kịp thời nắm bắt, có sự phối hợp trong việc tổ chức đúng định hướng và có hiệu quả.

Hiện nay, lực lượng nghệ nhân ở các buôn làng trên địa bàn huyện Krông Pắc hiện đã tuổi cao, sức yếu, khả năng truyền đạt, trao truyền cho các thế hệ trẻ đã gặp rất nhiều khó khăn. Khả năng thế hệ trẻ không tiếp cận đầy đủ và nhận lấy những dữ liệu quan trọng từ thế hệ đi trước để tiếp tục giữ gìn và phát huy. Do do, cần có một chính sách đãi ngộ, nuôi dưỡng, hỗ trợ kịp thời để họ có cơ hội làm tốt hơn nhiệm vụ truyền đạt và lưu giữ giá trị di sản VHPVT cho thế hệ trẻ.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 đã nêu một số quan điểm cụ thể về chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đối với huyện Krông Pắc. Bên cạnh đó, chương 3 cũng đã nêu lên một số giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk trong những năm tới. Những giải pháp trên xuất phát từ cơ sở lý luận thực hiện chính sách bảo

tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể và thực trạng thực hiện chính sách này ở địa phương trong thời gian qua.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Hy vọng những giải pháp này sẽ góp phần vào việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở địa phương; góp phần phát triển kinh tế xã hội ở huyện thuộc vùng Tây Nguyên.

KẾT LUẬN

Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 10

Di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam rất phong phú và giàu bản sắc, đã góp phần tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng trong sự thống nhất. Từ nhiều năm nay, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo thực hiện từ Trung ương đến các địa phương. Tuy nhiên, công tác này hiện đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm nâng cao tính hiệu quả.

Trong những năm qua, việc ban hành và triển khai thự hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian truyền thống của các dân tộc, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể đã được huyện Krông Pắc quan tâm, chỉ đạo và từng bước tổ chức thực hiện, đạt được một số kết quả như: Một số dự án, đề tài khoa học về di sản văn hóa phi vật thể đã được triển khai thực hiện, các tư liệu quý trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể như dân ca, dân vũ của các dân tộc, lễ hội, bí quyết nghề thủ công truyền thống… đã và đang có kế hoạch tiến hành điều tra, nghiên cứu, sưu tầm; việc bảo tồn, khôi phục các lễ hội dân gian đang từng bước phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể thời gian qua của huyện Krông Pắc còn bộc lộ những hạn chế đó là: chưa phát huy được hiệu quả trong thực thi chính sách, xây dựng Chương trình, quy hoạch, đề án chưa quan tâm đến các nguồn lực... Chính vì vậy, một số nghi lễ trong lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số bị thất truyền, chưa được phục dựng; lực lượng nghệ nhân dân gian ngày càng thiếu vắng; không ít hủ tục, tệ mê tín dị đoan có chiều hướng gia tăng; nhiều nét đẹp văn hóa trong lối sống, phong tục cùng lễ hội truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị biến dạng và mai một; công tác tuyên truyền, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể còn nhiều hạn chế...

Từ thực tiễn thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở địa phương trong những năm tới; góp phần phát triển kinh tế xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện và khu vực Tây Nguyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1964), Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB KHXH

2. Nguyễn Duy Bắc (Chủ biên) (2008), Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, NXB Từ điển bách khoa và Viện Văn hóa.

3. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Vụ Giáo dục lý luận chính trị (1994), Tìm hiểu về văn hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Trần Văn Bính (2010), Văn hóa Việt Nam trên con đường đổi mới những thời cơ và thách thức, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. Nguyễn Khắc Bình (2013), Tập bài giảng về Những vấn đề cơ bản về chính sách công,Học viện Khoa học xã hội.

6. Trương Bi, Bùi Minh Vũ (2009), Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc Êđê, Mnông

7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2006), Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, (Tập 2-2006; Tập 3-2008; Tập 4-2009; Tập 5-2010), Hà Nội.

8. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2008), Thống kê Lễ Hội Việt Nam, Tập 1, Cục Văn hóa thông tin cơ sở, Hà Nội.

9. Hoàng Chương (2012), "Thực trạng vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc", Báo Nhân dân, ngày 2/4/2012, tr.5.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.41

11. Đoàn Bá Cự (1997), "Bảo tồn di tích và vấn đề xã hội hóa văn hóa", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (1/151).

12. Đại Việt sử ký toàn thư (1972), NXB Khoa học xã hội.

13. Đại Việt sử ký tiên biên (1997), NXB Khoa học xã hội.

14. Nguyễn Khoa Điềm (Chủ biên) (2002), Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Phạm Duy Đức (Chủ biên) (2009), Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 những vấn đề phương pháp luận, NXB Chính trị Quốc gia, HN.

16. E.B Tylor (2000), Văn hóa nguyên thủy, Nxb Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội,

17. Giáo trinh Hoạch định và phản tích chính sách công (2008). Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

18. Phạm Thanh Hà (2011), Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Đỗ Phú Hải, Tài liệu tham khảo môn Phân tích Chính sách công

20. Nguyễn Hữu Hải – Lê Văn Hòa (Đồng chủ biên) (2013), Đại cương Phân tích Chính sách công (sách chuyên khảo), NXB Chính trị Quốc gia.

21. Nguyễn Duy Hinh, Bàn về nước Âu Lạc và An Dương Vương, Tạp chí KC 3+4, 12 1969. tr.144 - 145.

22. Hồ Việt Hạnh (2017), “Bàn về khái niệm chính sách công”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, Số 12, tr. 3-6.

23. Mã Thị Hạnh (2016), Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Mnông ở huyện Lăk hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Đại học Sư phạm Hà Nội.

24. Học viện Khoa học xã hội (2001), Chính sách văn hóa, XB 2001, Hà Nội.

25. Nguyễn Văn Huyên (2007), "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc", Tạp chí Triết học.

26. Nguyễn Thị Hương (Chủ biên), Trần Kim Cúc (2011), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

27. Vũ Tuấn Hưng “Bảo tồn và phát triển tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập mới”

28. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh (1985), Lịch sử Việt Nam, Tập 1, NXB ĐH & THCN.

29. Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2015), Kỷ yếu Hội thảo vận động chính sách công trên Thế giới và Việt Nam, Tài trợ bởi Viện Rosa Luxemburg Đông Nam Á.

30. Hồ Chí Minh (1972), Về văn hóa văn nghệ, NXB Văn hóa, Hà Nội.

Hồ Chí Minh (1960), Sách Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960, t.V, tr. 125-127

32. Ngân hàng thế giới (2018) Báo cáo thường niên tại khu vực châu Á.

33. Nguyễn Quang Ngọc (2006), Đóng góp của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái trong tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB ĐHQG Hà Nội.

34. Phòng văn hóa thông tin huyện Krông Pắc (2020), Báo cáo khảo Sát di Sản Văn hóa phi vật thể - phòng văn hóa thông tin huyện Krông Pắc - 2020”.

35. Quốc hội (2003), Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Quốc hội (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa của Quốc hội khóa XII, kỳ họp 5, số 32/2009/QH12, ngày 18/6/2009.

37. Quốc hội (2013), Luật di sản văn hóa, số 10/VBHN-VPQH, ngày 23/7/2013.

38. Lê Thọ Quốc và Nguyễn Chí Ngàn, :Vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tinh thần trong các cộng đồng tái định cư ở vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ hiện nay”

39. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2020), Báo cáo khảo Sát di Sản Văn hóa phi vật thể

40. Lê Đình Thành“Thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở Phú Thọ”

41. Lê Như Thanh, Lê Văn Hòa (2016), Hoạch định và thực thực thi chính sách công, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội

42. Trần Ngọc Thêm Tác giả cuốn sách: “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 7/2006.

43. Nguyễn Duy Thụy đề tài khoa học cấp Bộ (2015),“Vấn đề di cư của người dân tộc thiểu số từ nơi khác đến Tây Nguyên từ năm 1975 đến nay”.

44. Nguyễn Duy Thụy (Chủ nhiệm) (2018) “An sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Lắk hiện nay”, Đề tài cấp Bộ

45. Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội

46. Nguyễn Danh Tiên (2012), Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,

48. UBND huyện Krông Pắc, Báo cáo kinh tế xã hội năm 2018.

49. UNESCO, Hà nội, (2016) Báo cáo về bảo vệ di sản văn hóa ở Việt Nam.

50. UBND huyện Krông Pắc (2019) Báo cáo kết quả chương trình dân tộc thiểu số và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2019 – 2024.

51. UBND huyện Krông Pắc (2020) Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020.

52. Việt sử lược (1960), NXB Sử học.

53. Khánh Vân, “Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở Sơn La”

54. Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên phối hợp với Cơ quan đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Đà Nẵng đã tổ chức Hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS tại chỗ vùng Tây Nguyên”.

55. Trần Quốc Vượng (chủ biên, 2000), Nhân học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

56. Michael E. Kraft and Scott R. Furlong, Phần I, chương 1; James E. Anderson, chương 1, trang 1-9

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí