Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI



TRẦN THỊ DIỄM


THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐẮK LẮK


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG


Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI



TRẦN THỊ DIỄM


THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐẮK LẮK


Ngành: Chính sách công Mã số: 8340402


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN DUY THỤY

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn “Thực hiện Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của Học viên dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Duy Thụy. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được công bố trong công trình hoàn toàn trung thực. Mọi tham khảo, trích dẫn đều được chú thích rò ràng.

Tác giả luận văn


Trần Thị Diễm

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu Luận văn: “Thực hiện Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk”, tác giả đã gặp phải rất nhiều khó khăn, xong nhờ có sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, lãnh đạo Phòng Quản lý di tích Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Krông Pắc nơi thực hiện khảo sát. Tác giả đã hoàn thành được Luận văn theo đúng kế hoạch đặt ra.

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Nguyễn Duy Thụy người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ dạy, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô bộ môn khoa Chính Sách Công và khoa Sau đại Học của Học Viện Khoa Học Xã Hội đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình viết Luận văn thạc sĩ.

Xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Phòng Quản lý di tích Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Krông Pắc đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả thực hiện khảo sát, nghiên cứu Luận văn.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè vì đã luôn hỗ trợ tôi và khuyến khích liên tục trong suốt những năm học tập và qua quá trình nghiên cứu và viết luận văn này. Thành tựu này sẽ không thể có được nếu không có họ.

Trong bài Luận văn, chắc hẳn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tôi mong muốn sẽ nhận được nhiều đóng góp quý báu đến từ các quý thầy cô, ban cố vấn và bạn đọc để Luận văn được hoàn thiện hơn nữa và có ý nghĩa thiết thực áp dụng trong thực tiễn cuộc sống.

Xin chân thành cảm ơn.

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................

LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................

MỤC LỤC ................................................................................................................

DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 16

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ 16

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 16

1.2. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ 22

1.3. CHỦ THỂ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ 25

1.4. CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ 25

1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ 32

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 36

CHƯƠNG 2 37

THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO TỒN 37

VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TRÊN ĐỊA BÀN 37

HUYỆN KRÔNG PẮC 37

2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, CHÍNH TRỊ, KINH TẾ- XÃ HỘI, LỊCH SỬ VĂN HÓA, HUYỆN KRÔNG PẮC 37

2.2. PHÂN TÍCH VIỆC BAN HÀNH VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TẠI HUYỆN KRÔNG PẮC 45

2.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐẮK LẮK 48

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐẮK LẮK 51

2.5. NGUYÊN NHÂN 56

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 57

CHƯƠNG 3 59

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN 59

VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TẠI 59

HUYỆN KRÔNG PẮC 59

3.1. QUAN ĐIỂM VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐỐI VỚI HUYỆN KRÔNG PẮC 59

3.2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ HUYỆN KRÔNG PẮC 60

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 67

KẾT LUẬN 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

DANH MỤC BẢNG BIỂU

BẢNG 2.1. DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ THUỘC LOẠI HÌNH NGỮ VĂN DÂN GIAN 46

BẢNG 2.2. DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ THUỘC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT TRÌNH 46

DIỄN DÂN GIAN 46

BẢNG 2.3. DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ THUỘC LOẠI HÌNH NGHI LỄ,

..............................................................................................................................47

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG 47

BẢNG 2.4. DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PẮC 47

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong sự phát triển của mỗi đất nước, văn hóa được coi như một nguồn lực, một nguồn vốn có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững. Ở Việt Nam, nguồn vốn văn hóa được biểu hiện ở hệ thống di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa là những gì được sáng tạo trong quá khứ và truyền lại cho thế hệ sau, là những sáng tạo của cha ông, thể hiện được chiều sâu của dân tộc, mang tính lịch sử.

Trải qua các giai đoạn lịch sử, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa của dân tộc. Đặc biệt Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 5 (khóa VIII) đã ban hành Nghị quyết “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Hội nghị xác định rò: “Những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ thế giới cùng với việc mở rộng giao lưu quốc tế là cơ sở để chúng ta tiếp thu những thành quả trí tuệ của loài người, đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc" [10, tr.41].

Tuy nhiên, do tác động của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập, nhiều di sản văn hóa phi vật thể đang bị pha tạp và dần mai một. Thậm chí nhiều làn điệu dân ca, điệu múa cổ truyền, nhạc cụ dân tộc, lễ hội dân gian, một số nghề thủ công truyền thống và phương tiện sinh hoạt hằng ngày bị thất truyền, số còn lại cũng đang ở tình trạng không có điều kiện sản xuất, bị sức ép cạnh tranh rất lớn. Các tài liệu, tư liệu đề cập từng lĩnh vực lưu giữ không nhiều, số còn lại đang nằm rải rác, chưa có điều kiện sưu tầm, tập hợp. Những nghệ sĩ, nghệ nhân am tường chuyên môn đã lớn tuổi...

Mặc dù việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từng bước đã được thể chế hóa, nhưng từ chủ trương, chính sách cho đến việc triển khai thực hiện vẫn còn nhiều khoảng cách, khâu chỉ đạo điều hành chưa có sự thống nhất cao. Nguồn kinh phí, ngân sách, phương tiện, con người cần đầu tư, bố trí cho lĩnh vực này còn khó khăn. Bên cạnh đó là những thách thức không dễ một sớm một chiều có thể giải quyết được, vì lâu nay mối quan tâm của chúng ta mới chỉ dừng ở các di

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022