Hệ Thống Chỉ Tiêu Đánh Giá Công Tác Thực Hiện Bhxh Tự Nguyện


- Phương pháp thống kê so sánh: So sánh việc thực hiện và kết quả đạt được giữa các năm qua, từ đó thấy được sự tăng giảm trong từng chỉ tiêu thông qua đó thấy được tính hiệu quả của việc thực hiện BHXH tự nguyện tại huyện Krông Nô.

5.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá công tác thực hiện BHXH tự nguyện

Để có cơ sở đánh giá thực hiện BHXH tự nguyện người ta thường dùng các chỉ tiêu định lượng để phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch phát triển đối tượng, thu BHXH tự nguyện. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu càng cao, tính tuân thủ của các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện càng cao phản ánh công tác thực hiện BHXH tự nguyện càng tốt và ngược lại. Các chỉ tiêu định lượng chủ yếu bao gồm:

- Chỉ tiêu đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch thu BHXH:

Tình hình hoàn thành kế hoạch thu và phát triển BHXH tự nguyện được đánh giá qua chỉ tiêu “Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch phát triển đối tượng BHXH tự nguyện và kế hoạch thu BHXH tự nguyện”. Đây là tỷ số giữa người tham gia, số tiền thu BHXH tự nguyện thực tế với số người tham gia, số tiền thu BHXH tự nguyện theo kế hoạch được giao trong kỳ.

Số người tham gia


Tỷ lệ HTKH người tham gia =

Số người theo theo kế hoạch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

x 100% (1)


Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông - 3

Số tiền thu BHXH thực hiện Tỷ lệ HTKH tiền thu BHXH=

Số tiền thu BHXH theo kế

hoạch


x 100%

(1)

Chỉ tiêu này càng cao phản ánh tình hình thực hiện và công tác thu BHXH tự nguyện ngày càng tốt và ngược lại.


- Các chỉ tiêu đánh giá việc tham gia BHXH tự nguyện: Chỉ tiêu này chỉ áp dụng cho các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

+ Tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện: Là Tỷ số giữa Số người tham tham gia BHXH với dân số đủ tuổi tham gia BHXH tự nguyện trong kỳ.

Số người tham gia BHXH

Tỷ lệ người tham gia BHXH =

Số dân đủ tuổi tham gia BHXH

x 100% (2)


Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm người dân thực hiện BHXH tự nguyện thuộc diện trong độ tuổi tham gia BHXH tự nguyện.

Kỳ thu BHXH tự nguyện có thể là tháng, quý, năm. Tử số và mẫu số của chỉ tiêu thống nhất tính theo phương pháp cộng dồn vào thời điểm cuối kỳ. Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ thu BHXH tự nguyện trong kỳ đạt bao nhiêu phần trăm. Chỉ tiêu này năm sau lớn hơn năm trước thể hiện tính tuân thủ đóng góp BHXH của đối tượng tham gia và công tác quản lý thu BHXH tự nguyện ngày càng tốt.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

*. Ý nghĩa lý luận:

Luận văn đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận về thực hiện chính sách BHXH tự nguyện trong cơ quan BHXH; đưa ra các phương pháp nghiên cứu và hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá công tác thực hiện BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Nô.

*. Ý nghĩa thực tiễn:

Trên cơ sở thực tiễn nhằm đánh giá thực trạng về công tác thực hiện chính sách BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016 - 2020 gồm các nội dung: Về thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH nguyện; về tình hình triển khai thực phát triển đối tượng tham gia


BHXH tự nguyện; thực trạng về chế độ khi tham gia BHXH tự nguyện và mốt số vấn đề quản lý thu và quỹ BHXH tự nguyện.

Thông qua phân tích đánh giá thực trạng công tác chính sách BHXH tự nguyện , đã đánh giá được những kết quả đạt được, hạn chế tồn tại hiện tại của BHXH huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, đặc biệt đã tìm ra được những nguyên nhân để khắc phục, làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn trong việc thực hiện chính sách BHXH tự nguyện cho người dân trên địa bàn huyện huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới.

7. Kết cấu của luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách BHXH tự nguyện.

Chương 2: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Krông Nô, Tỉnh Đăk Nông.

Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHXH TỰ NGUYỆN

1.1. Khái quát chung về BHXH tự nguyện

1.1.1. Các khái niệm cơ bản về BHXH tự nguyện

- Quá trình hình thành và phát triển của BHXH tự nguyện

Việc thực hiện chính sách BHXH tự nguyện được hình thành và phát triển trong hai giai đoạn, thực hiện theo luật BHXH số 71/2006/QH11 năm 2006 áp dụng thực hiện chính sách BHXH tự nguyện bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2008, việc ban hành luật BHXH là sự phát triển vượt bậc trong xây dựng


thể chế BHXH, đánh dấu thời kỳ mới có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tổ chức thực hiện BHXH theo Hiến pháp và Pháp Luật một cách hiệu quả.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các quy định về BHXH tự nguyện đã bộc lộ những hạn chế cần phải khắc phục, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đến năm 20014 luật sửa đổi số 58/2014/QH13 được ban hành nhằm sửa đổi bổ sung để phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm đáp ứng các yêu cầu mở rộng đối tượng tham gia BHXH đến với mọi khu vực của nền kinh tế, đặc biệt Luật BHXH sửa đổi đã dành chương IV từ điều 72 đến điều 81 và một số điều khoản có liên quan đến quy định của BHXH tự nguyện, những quy định này chính là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc hình thành chế độ BHXH tự nguyện chính thức ở nước ta.

- Khái niệm về Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.

BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải các rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động hoặc phát sinh khác cần được hỗ trợ dựa trên cơ sở hình thành quỹ tài chính dưới sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự bảo hộ của Nhà nước nhằm ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời gióp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Quản lý là việc thiết lập và duy trì môi trường nơi mà cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết quả, nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm.


Quản lý thu BHXH là một khái niệm phức hợp, là quá trình tác động của các cơ quan BHXH đối với mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến thu BHXH theo một quy trình từ xác định đối tượng thu, mức thu, phương thức thu, lập kế hoạch thu đến tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá việc thực hiện thu nhằm đạt được mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thu BHXH của đối tượng tham gia BHXH để đóng vào Quỹ BHXH.

- Khái niệm về BHXH tự nguyện

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình BHXH do nhà nước ban hành để đảm bảo một phần thu nhập mà người dân, người lao động khi mất việc làm tự nguyện tham gia bằng hình thành và sử dụng một quỹ tài chính tập trung do sự tự nguyện đóng góp của người dân và người lao động tự do đóng góp nhằm đảm bảo an toàn cuộc sống góp phần đảm bảo an toàn xã hội.

Chính sách BHXH tự nguyện là thực hiện đối với người dân là công dân Việt Nam đủ từ 15 tuổi trở lên tham gia, có quyền lựa chọn phương thức và mức đóng phù hợp thu nhập để hưởng để độ khi có rủi ro hoặc có khoản thu nhập khi về già nhằm giảm bớt những khó khăn giúp cho người dân đảm bảo ổn định cuộc sống góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

- Khái nhiệm về thực hiện chính sách BHXH tự nguyện

Thực hiện chính sách BHXH tự nguyện là ban hành các văn nhằm mục đích đưa ra các quy định, quy trình thực thực triển khai chính sách để đảm bảo người dân tiếp cận lĩnh vực BHXH tự nguyện và quyền lợi cho người dân khi tham gia BHXH tự nguyện phù hợp với mục tiêu và định hướng theo lộ trình phù hợp với xu thế và từng giai đoạn cụ thể.

Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để người dân tham gia có thể hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

1.1.2. Bản chất, vai trò của BHXH tự nguyện

1.1.2.1. Bản chất về xã hội


- Bảo hiểm xã hội tự nguyện do có sự chia sẽ rủi ro giữa những người tham gia nên mặc dù chỉ đóng góp một phần nhỏ của mình cho quỹ BHXH tự nguyện, nhưng có thể được bồi hoàn một khoản thu nhập đủ lớn để giúp cho người tham gia trang trải khi gặp rủi ro, quỹ BHXH tự nguyện theo nguyên tắc “lấy số đông bù cho số ít” do đó BHXH tự nguyện là chính sách xã hội nhằm đảm bảo cuộc sống cho người tham gia khi thu nhập bị giảm hặc mất, trên góc độ vĩ mô BHXH tự nguyện góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và góp phần xóa đói giảm nghèo.

- BHXH tự nguyện không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì hoạt động theo mục tiêu an sinh xã hội thông qua các loại hình chi trả các chế độ của người tham gia góp phần ổn định và thúc đẩy tiến bộ xã hội.

1.1.2.2. Bản chất về kinh tế

Người tham gia BHXH tự nguyện đóng góp một khoản trích tiền trong thu nhập theo nhu cầu tối thiểu và không ảnh hưởng đến đời sống , sản xuất kinh doanh của cá nhân để lập quỹ dự trữ, mục đích của việc hình thành quỹ BHXH là để trợ cấp cho người tham gia khi gặp rủi ro dẫn đến giảm hoặc mất thu nhập.

BHXH tự nguyện là quá trình phân phối lại thu nhập giữa người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp, giữa thời gian tham gia và thời gian nghỉ hưu qua đó đảm bảo được thu nhập cho người tham gia BHXH hội tự nguyện khi về già đảm bảo một phần phát triển kinh tế.

Như vậy, Bản chất kinh tế của BHXH tự nguyện là sự vận động các nguồn tài chính trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ BHXH tự nguyện nhằm góp phần ổn định cuộc sống của người tham gia và của gia đình người tham gia khi gặp rủi ro.

1.1.2.3. Vai trò của người tham gia BHXH tự nguyện

BHXH tự nguyện cho người tham gia gồm có các vai trò như sau:


- Về mặt chính sách:

Không giới hạn trần tuổi tham gia BHXH tự nguyện chỉ cần là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên; đa dạng, linh hoạt các phương thức đóng; nới rộng thời điểm đóng; quy định mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện phù hợp hơn (thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn).

Thực hiện theo nghị định 134/2015/NĐ-CP của chính phủ, từ ngày 01/01/2018, người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn bằng 30% đối với người tham gia thuộc hộ nghèo; bằng 25% đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; bằng 10% đối với các đối tượng khác. Về thời gian hỗ trợ, tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm.[9, Tr. 10].

Tham gia BHXH tự nguyện người dân, người lao động được hưởng lương hưu hàng tháng, được cấp thẻ BHYT miễn phí để chăm sóc sức khỏe, thân nhân được hưởng chế độ tử tuất.

BHXH tự nguyện góp phần hạn chế rủi ro cho người tham gia khi bị suy giảm khả năng lao động hoặc mất khả năng lao động.

BHXH tự nguyện góp phần làm tăng trưởng kinh tế.

- Về tổ chức thực hiện:

BHXH Việt Nam đã tập trung và tăng cường đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách BHXH tự nguyện qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Truyền thông thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; truyền thông trực tiếp thông qua hội nghị khách hàng và áp dụng phương thức tuyên truyền mới qua mạng xã hội.

Ngành BHXH luôn đặt mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người tham gia, theo đó luôn kịp thời rà soát, tinh giản, rút gọn các thủ tục hành chính trong các giao dịch giữa người tham gia với cơ quan BHXH.


1.1.3. Nguyên tắc của BHXH tự nguyện

- BHXH tự nguyện là người tham gia tự nguyện và được hưởng các chế độ theo quy định của nhà nước.

- Nhà nước chịu trách nhiệm bảo đảm nguồn quỹ BHXH tự nguyện và chi trả kịp thời các chế độ người tham gia.

- Người tham gia khi đủ điều kiện nghĩ hưu nhà nước đảm bảo chi lương hưu hàng tháng tùy theo mức đóng người tham gia và các chế độ được hưởng có liên quan.

- BHXH tự nguyện, nguyên tắc là phát triển theo mức độ tăng dần theo từng năm và từng bước phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Mức đóng của BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

1.1.4. Sự khác biệt giữa BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc

- BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện là chính sách anh sinh xã hội được Đảng và nhà nước ta quan tâm, đối với BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do nhà nước tổ chức người lao động và người chủ sử dụng lao động phải tham gia theo quy định còn đối với BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập và nhà nước sẽ hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

- Về các chế độ:

BHXH bắt buộc được hưởng 5 chính sách bao gồm: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.

BHXH tự nguyện người tham gia được hưởng 2 chế độ là: ché độ hưu trí và chế độ tử tuất.

- Đối tượng tham gia

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022