BHXH bắt buộc: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; Cán bộ, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân, quân đội nhân dân; Người hoạt động không chuyên trách ở xã phường, thị trấn; Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
BHXH tự nguyện: Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam có đủ từ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
- Trách nhiệm và tỷ lệ đóng : BHXH bắt buộc là người lao động tỷ lệ 8% và người sử dụng lao động đóng 17.5% còn BHXH tự nguyện người tham gia.
1.1.5. Sự khác biệt giữa BHXH tự nguyện và Bảo hiểm thương mại
- Về nguyên tắc, BHXH tự nguyện và bảo hiểm thương mại đều hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản là “có đóng, có hưởng”, mức hưởng được xác định trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng và có chia sẻ giữa những người tham gia mang tính chất “cộng đồng chia sẻ rủi ro”, “lấy số đông bù số ít” và đều nhằm để bù đắp một phần thu nhập cho đối tượng tham gia bảo hiểm khi họ gặp phải rủi ro dẫn đến bị thiệt hại.
* Sự khác nhau: Giữa BHXH tự nguyện và bảo hiểm thương mại có sự khác nhau về mục tiêu và phạm vi hoạt động:
- Mục tiêu hoạt động của BHXH tự nguyện là thực hiện chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước nhằm góp phần ổn định và đảm bảo an sinh xã hội. Các chính sách, chế độ BHXH tự nguyện tác động trực tiếp đến không chỉ bản thân người tham gia mà còn tác động cả đến những thành viên trong gia đình của họ. Các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, các tổ chức khác có liên quan theo quy định của pháp luật và tổ chức BHXH có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người tham gia BHXH tự nguyện. Vì vậy, mục tiêu hoạt động của BHXH tự nguyện là hoạt động phi lợi nhuận và nhằm mục đích an sinh xã hội. Còn mục tiêu hoạt động của bảo hiểm thương mại là
lợi nhuận.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông - 1
- Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông - 2
- Hệ Thống Chỉ Tiêu Đánh Giá Công Tác Thực Hiện Bhxh Tự Nguyện
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Chính Sách Bhxh Tự Nguyện
- Thực Trạng Và Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Bhxh Tự Nguyện Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
- Số Người Tham Gia Bhxh Tự Nguyện Và Độ Tuổi Trung Bình Tham Gia
Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.
- Phạm vi hoạt động của BHXH tự nguyện chỉ diễn ra trong từng quốc gia, chính sách BHXH tự nguyên trực tiếp liên quan đến người tham gia và các thành viên trong gia đình của họ. Cơ sở xây dựng mức đóng, tỷ lệ đóng BHXH dựa vào mức đóng của người tham gia, cho nên khi có sự thay đổi về chính sách của người tham gia thì mức đóng cũng thay đổi theo. Về mức hưởng, tuy được xác định trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng nhưng cũng được điều chỉnh mức hưởng khi có sự thay đổi chính sách tiền lương, và sự biến động tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế của từng thời kỳ nhằm đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống của người lao động thụ hưởng chế độ BHXH tự nguyện.
Phạm vi hoạt động của bảo hiểm thương mại không chỉ diễn ra trong mỗi quốc gia mà còn sang cả các quốc gia khác. Các Công ty bảo hiểm thương mại có thể hoạt động ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ và trên toàn thế giới, các sản phẩm của bảo hiểm thương mại có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Hoạt động bảo hiểm thương mại thực hiện theo cơ chế thị trường và nguyên tắc hạch toán kinh doanh, cho nên các sản phẩm của bảo hiểm thương mại trên thị trường sẽ mang lại lợi nhuận cho nhà cung cấp.
1.2. Chính sách thực hiện BHXH tự nguyện
1.2.1. Chính sách thực hiện BHXH tự nguyện tại Việt Nam
BHXH tự nguyện là một phần không thể thiếu trong chính sách BHXH góp phần đảm bảo an sinh xã hội, chính vì vậy tại Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương khoa XII đã ban hành nghị quyết 28-NQTW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách BHXH với mục tiêu là: Cải cách chính sách BHXH để BHXH thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân; Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng,
đa tầng, hiện đại…; Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch.[ 12, Tr.2]
Tại nghị quyết 21-NQ/TW ngày 20/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2012 - 2020 đã nêu rò mục tiêu: “Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH, BHYT; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện; thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH”. Đồng thời, Nghị quyết cũng khẳng định, việc mở rộng chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người tham gia các loại hình BHXH, BHYT, nhất là BHXH tự nguyện cho nông dân, lao động trong khu vực phi chính thức.[7, Tr.2].
Đồng thời, Luật BHXH (năm 2006) và Luật BHXH sửa đổi, bổ sung năm 2014 đều thiết kế một chương riêng về BHXH tự nguyện, thể hiện việc quan tâm phát triển BHXH tự nguyện, hơn nữa tại khoản 2 Điều 6 Luật BHXH năm 2014 quy định, việc Nhà nước có chính sách hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện. Như vậy, hệ thống cơ chế, chính sách về BHXH tự nguyện đã thông thoáng và đầy đủ đảm bảo hành lang pháp lý tạo điều kiện tối đa để người dân, người lao động tham gia BHXH tự nguyện, nhằm mở rộng vững chắc diện bao
phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân.
1.2.2. Quy trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện
1.2.2.1. Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
- Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về BHXH, bao gồm:
Người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01/01/2018; người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01/01/2018 trở đi;
Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
Người lao động giúp việc gia đình;
Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH;
Người tham gia khác.
Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến BHXH tự nguyện.
1.2.2.2. Quy trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện
a) Phân cấp thực hiện
BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH tỉnh): Tổ chức khai thác phát triển và duy trì người tham gia BHXH tự nguyện đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo, hộ gia đình có mức sống trung bình và hộ gia đình còn lại đối với người cư trú trên địa bàn thành phố thuộc tỉnh và các trường hợp không phân cấp cho BHXH huyện.
BHXH huyện, quận, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh (BHXH huyện): Tổ chức khai thác, phát triển và duy trì người tham gia BHXH tự nguyện đối với người cư trú trên địa bàn huyện, và các trường hợp có tính chất đặc thù như người lao động trong các hội, hiệp hội, làng nghề…theo phân cấp của BHXH tỉnh.
b) Công tác tuyên truyền
- Xây dựng tài liệu tuyên truyền
+ Đối với văn bản chỉ đạo chung:
BHXH tỉnh: tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh hoặc Trưởng ban chỉ đạo phát triển người tham gia BHXH cấp tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Trưởng ban Chỉ đạo phát triển người tham gia BHXH cấp huyện, các sở, ngành phối hợp với cơ quan BHXH tuyên truyền, vận động người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn.
BHXH huyện: Trước ngày 15/01 hàng năm, trực tiếp tham mưu Huyện ủy, UBND huyện hoặc Trưởng ban chỉ đạo phát triển người tham gia BHXH tự nguyện cấp huyện ban hành văn bản chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện công tác phát triển người tham gia BHXH tự nguyện. Trong văn bản, cần đồng thời yêu cầu Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã), hoặc thành viên Ban Chỉ đạo phát triển người tham gia BHXH tự nguyện (là Lãnh đạo UBND xã) phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn.
- Đối với văn bản chỉ đạo tuyên truyền theo kế hoạch hoặc đột xuất khi có quy định mới hoặc do yêu cầu của cơ quan BHXH Việt Nam:
+ Bảo hiểm xã hội tỉnh: tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh hoặc Trưởng ban chỉ đạo phát triển người tham gia BHXH tự nguyện cấp tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo Chủ tịch (hoặc trưởng) các hội, đoàn thể cấp tỉnh phối hợp với cơ quan BHXH tuyên truyền, vận động người tham gia BHXH tự nguyện là hội viên các hội, đoàn thể trên địa bàn.
+ BHXH huyện: tham mưu Huyện ủy, UBND huyện hoặc Trưởng ban chỉ đạo phát triển người tham gia BHXH tự nguyện cấp huyện ban hành văn bản chỉ đạo Chủ tịch (hoặc trưởng) các hội, đoàn thể cấp xã phối hợp với cơ
quan BHXH tuyên truyền, vận động người tham gia BHXH tự nguyện là hội viên các hội, đoàn thể trên địa bàn.
c) Rà soát và lập danh sách những đối tượng chưa tham gia BHXH tự nguyện
- Người chưa tham gia BHXH tự nguyện đối với gia đình tiềm năng Người lao động làm việc tại các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch
vụ gia công; tiểu thương…có thu nhập thường xuyên, ổn định;
Người làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; người lao động tự tạo việc làm, lao động tự do;
Người lao động làm việc tại các hội, đoàn thể (Hội viên Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên…); làm việc tại các hội, hiệp hội (du lịch, vận tải, xây dựng, chế biến thủy, hải sản…), hộ kinh doanh cá thể; các nông lâm, trường (người lao động nhận khoán đất, khoán rừng không hưởng lương);
Người lao động thông qua các mối quan hệ quen biết cá nhân, qua giới thiệu của người: đã tham gia BHXH tự nguyện, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH.
Người lao động dừng, bảo lưu quá trình đóng BHXH bắt buộc, người đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động từ dữ liệu TST do cơ quan BHXH quản lý người
d) Tổ chức rà soát và lập danh sách những người chưa tham gia BHXH tự nguyện.
- Đối với BHXH tỉnh:
Phối hợp với Phòng Công nghệ thông tin kết xuất từ dữ liệu hộ gia đình, dữ liệu quản lý Thu (TST), dữ liệu giải quyết chế độ (TCS) để lập Danh sách theo địa bàn xã, phường, thị trấn; huyện, gồm: Người chưa tham gia BHYT; Người đang bảo lưu quá trình tham gia BHXH, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tham mưu Lãnh đạo BHXH để cùng làm việc, đề nghị các hội, hiệp hội (du lịch, vận tải, xây dựng, chế biến thủy, hải sản…) đóng trên địa bàn thành
phố cung cấp danh sách người chưa tham gia BHXH tự nguyện (không thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc).
Hàng tháng gửi Danh sách để BHXH các huyện, khai thác, phát triển đối tượng, trừ các đối tượng do BHXH tỉnh trực tiếp khai thác, phát triển.
Hàng tháng, phân tích tình hình thực hiện toàn tỉnh, xác định các ưu tiên cho tháng tiếp theo (ưu tiên theo nhóm đối tượng theo nghề nghiệp, giới tính, thu nhập, độ tuổi, địa bàn…), xây dựng các tiêu chí phân loại đối tượng ưu tiên, gửi Phòng CNTT để cập nhật cơ sở dữ liệu người chưa tham gia thuận tiện cho khai thác dữ liệu.
- Đối với BHXH huyện:
Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, Cơ quan Thuế để lập Danh sách hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình làm nghề truyền thống, tiểu thương…trên địa bàn.
Làm việc và đề nghị các nông trường, lâm trường (người lao động nhận khoán đất, khoán rừng không hưởng lương) cung cấp danh sách người chưa tham gia BHXH tự nguyện.
Làm việc, đề nghị các hội (du lịch, vận tải, xây dựng, chế biến thủy, hải sản…) đóng trên địa bàn huyện; các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, các hội, đoàn thể (hội phụ nữ, nông dân, đoàn thanh niên…), tổ trưởng dân phố để lập Danh sách các hội viên, người dân trên địa bàn đóng trên địa bàn huyện cung cấp danh sách người chưa tham gia BHXH tự nguyện (không thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc)
Tiếp nhận thông tin về tình hình lao động, việc làm của địa phương trên các bản tin kinh tế - xã hội của huyện.
Hàng tháng gửi dữ liệu Danh sách để Đại lý thu phân công tuyên truyền, vận động khai thác, phát triển đối tượng, trừ các đối tượng do BHXH huyện trực tiếp khai thác, phát triển.
Hàng tháng, phân tích tình hình thực hiện toàn huyện, xác định các ưu tiên cho tháng tiếp theo (ưu tiên theo nhóm đối tượng theo nghề nghiệp, giới tính, thu nhập, độ tuổi, địa bàn…), xây dựng các tiêu chí phân loại đối tượng ưu tiên, cập nhật cơ sở dữ liệu người chưa tham gia thuận tiện cho khai thác dữ liệu.
- Đối với Đại lý:
Phân công từng nhân viên đại lý phụ trách từng địa bàn (thôn, xóm, tổ dân phố) đề nghị cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách cấp xã; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, bản, tổ dân phố (Bí thư chi bộ, trưởng thôn, chi hội các đoàn thể); già làng, chức sắc tôn giáo để lập danh sách người dân trên địa bàn xã chưa tham gia BHXH theo từng thôn xóm.
e) Rà soát và tiếp cận tư vấn và phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Để rà soát và tiếp cận và tư vấn đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thị nhân viên BHXH và Đại lý cần thực hiện những quy trình sau:
Có thể tiếp cận đối tượng qua thư, điện thoại, hoặc trực tiếp …với một mục đích: để đối tượng tiềm năng đồng ý cho một buổi gặp tiếp theo, nơi có thể tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu, khả năng…của đối tượng, để thuyết minh, giải thích rò ràng hơn về chính sách BHXH tự nguyện.
Gặp trực tiếp các đối tượng để tư vấn, trao đổi để phân tích về nhu cầu và trở ngại.
f) Tổ chức hội nghị truyên truyền và vận động tham gia BHXH tự nguyện Phối hợp các cơ quan quan chính quyền, các tổ chức xã hội tổ chức các
hội nghị tuyên truyền đồng thời xác định đối tượng mời tham dự:
Đối với nhóm Hội viên, cộng tác viên các hội, đoàn thể cần tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH đến các hội trưởng, hội phó, chức sắc tôn giao, già làng, trưởng bản trước để họ thông hiểu về chế độ, chính sách, ưu điểm, lợi ích của chế độ, chính sách; sau đó, đề nghị họ cùng phối hợp trong tuyên truyền,