trong năm và trong các vùng. Số ngày mưa trung bình năm là 197,2 ngày. Lượng mưa bình quân mùa mưa chiếm 86% lượng mưa cả năm.
2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất đai: Theo bản đồ đất huyện Krông Nô tỷ lệ 1/50.000 có 8 nhóm đất chính với các loại đất cụ thể như sau: Căn cứ vào các đặc tính lý, hoá học các loại đất huyện Krông Nô cho thấy: Đất nâu đỏ và đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính chiếm diện tích tương đối lớn có tính chất lý hoá học thuận lợi đối với sản xuất, đất có tầng dày trên 100 cm, hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao, thích hợp cho phát triển cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm.
- Tài nguyên khoáng sản: Theo báo cáo quy hoạch khoáng sản tỉnh Đắk Nông, tại huyện Krông Nô có cấu trúc địa chất phức tạp, đa dạng về tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là các loại khoáng sản phục vụ cho công nghiệp xây dựng. Một số loại khoáng sản như: Cát, sỏi: Phân bố dọc bên sông Krông Nô, tập trung chủ yếu ở các xã Buôn Choáh, Đức Xuyên, Đắk Nang, Quảng Phú...; Sét gạch ngói: Tập trung ở Đắk Sôr, Đức Xuyên, Quảng Phú, nhưng có trữ lượng không nhiều, chủ yếu phục vụ nhu cầu xây dựng tại chỗ và một số vùng lân cận; Đá granit: Diện tích và trữ lượng khá lớn, thành phần có độ phân khối lớn, đá có hạt trung bình; màu xám đốm đen và có độ bóng cao, tập trung chủ yếu ở xã Quảng Phú, Nâm Nung, Tân Thành, Buôn Choáh…
- Tài nguyên nhân văn – du lịch: Lịch sử và con người Krông Nô nằm trong quá trình hình thành và phát triển của vùng đất và con người Đắk Nông, mỗi dân tộc đều tập trung ở một số vùng nhất định, có một nền văn hoá riêng, rất đa dạng, phong phú và có những nét độc đáo, trong đó nổi lên bản sắc văn hoá truyền thống của người M’Nông, Ê đê và một số dân tộc bản địa khác. Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội, đời sống văn hoá, tinh thần của cư dân trên địa bàn huyện Krông Nô cũng có nhiều biến đổi.
Theo xu thế chung, đồng bào các dân tộc thiểu số trong quá trình giao lưu, tiếp xúc với người Kinh, cũng như quá trình tiếp cận với đời sống hiện đại đã từng bước có những thay đổi về lối sống, phương thức sinh hoạt theo hướng văn minh, tiến bộ hơn, thể hiện rò nhất qua phương thức sản xuất, canh tác, cách ăn mặc…Tuy vậy, về cơ bản, nhiều phong tục tập quán truyền thống và bản sắc văn hoá của các tộc người trên địa bàn huyện vẫn được bảo lưu, kế thừa. Ở Krông Nô, người M'Nông và người Ê Đê được coi là những tộc người bản địa có nhiều đặc trưng văn hoá, thể hiện bản sắc riêng.
Huyện Krông Nô có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú như: Thác Đray Sáp, thác Gia Long, hồ Ea Snô, miệng núi lửa Chư B’Luk (xã Buôn Choáh); miệng núi lửa Nam Kar, núi lửa nón than Phú Sơn (thôn Phú Sơn, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô); dãy núi dạng địa lũy Nam Nung (huyện Krông Nô), dãy núi - đồng bằng Nâm N'Đir (xã Nâm N'Đir, huyện Krông Nô), đồng bằng Buôn Choáh (xã Buôn Choáh, huyện Krông Nô), địa hình nghịch đảo Bon Choi’h (xã Nâm N'Đir, xã Đắk Nang và xã Đức Xuyên, huyện Krông Nô), di tích thắng cảnh hồ Ea Snô (xã Đắk Drô, huyện Krông Nô), Khu Bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung…
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Thống Chỉ Tiêu Đánh Giá Công Tác Thực Hiện Bhxh Tự Nguyện
- Quy Trình Tổ Chức Thực Hiện Chính Sách Bhxh Tự Nguyện
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Chính Sách Bhxh Tự Nguyện
- Số Người Tham Gia Bhxh Tự Nguyện Và Độ Tuổi Trung Bình Tham Gia
- Khảo Sát Nhu Cầu Tham Gia Bhxh Tự Nguyện Các Loại Hình Đối Tượng
- Kinh Nghiệm Thực Hiện Chính Sách Bhxh Tự Nguyện
Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.
2.1.2.1. Tình hình dân số
Năm 2020, dân số trung bình của huyện Krông Nô là 79.235 người với 20 dân tộc anh em sinh sống, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,26%. Mật độ dân số bình quân của huyện khoảng 96,14 người/km2, trong đó các xã, thị trấn có mật độ dân số cao như: Thị trấn Đắk Mâm, xã Nam Xuân, Nam Đà. Số lao động có việc làm là 50,6 nghìn người, chủ yếu là lao động trong ngành nông - lâm
- ngư nghiệp. Tuy nhiên lao động trong nông nghiệp còn mang tính chất mùa vụ, rất thiếu lao động có tay nghề, trình độ cao. Số lao động được đào tạo trong năm trên 1.911 lao động. Nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch là 106
người. trong đó trình độ sơ cấp nghề là 75 người, trung cấp 20 người, cao đẳng, đại học 11 người.
2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế
Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, kinh tế huyện Krông Nô đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 6%/năm, cụ thể như sau: Tổng giá trị sản xuất năm 2020 (theo giá cố định năm 2010) đạt 4.467,39 tỷ đồng. Trong đó, ngành nông lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 3,84 %/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 9,81 %/năm và thương mại – dịch vụ đạt 8,84%/năm.
Giai đoạn 2016 - 2020: Tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện giảm từ 64,19% (năm 2016) xuống còn 57,06% (năm 2020); công nghiệp - xây dựng tăng từ 20,06% (năm 2016) lên 18,78% (năm 2020), thương mại - dịch vụ tăng từ 20,17% (năm 2016) lên 24,16% năm 2020. Mặc dù nền kinh tế huyện chủ yếu vẫn phụ thuộc vào ngành nông, lâm, ngư nghiệp song với sự phát triển của công nghiệp, xây dựng đã và đang tạo tiền đề cho sự phát triển, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn; bên cạnh đó thương mại, dịch vụ cũng đang góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế của huyện, nâng cao đời sống của người dân.
2.2. Thực trạng và kết quả thực hiện chính sách BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Nô
2.2.1. Thực trạng
2.2.1.1. Thực trạng triển khai Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trong những năm gần đây, đã được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện krông Nô, đã chỉ đạo trực tiếp và giao chỉ tiêu xuống các xã thị trấn, Tuy nhiên, mặc dù số người tăng theo từng năm nhưng quá trình triển khai phát triển đối tượng BHXH tự nguyện còn rất thấp so với dân số thuộc diện tham BHXH tự nguyện cụ thể như sau:
- Công tác tuyên truyền:
+ Công tác phối hợp hội đoàn thể trên địa bàn huyện: Hàng năm BHXH huyện đã tích cực phối hợp các hội đoàn thể tham gia các lớp tuyên truyền, xen kẻ với các buổi hội nghị, tuy nhiên người tham gia đa phần là các hội viên đã tham gia BHXH bắt buộc nên quá trình phổ biến mang tính chất mở rộng kiến thực, chưc thực sự mang lại hiệu quả trong phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
+ Công tác tuyên truyền tại các trụ sở UBND xã, các thôn bon: Mặc dù triển khai thực hiện, giữa BHXH huyện và bưu điện huyện lên kế hoạch, tuy nhiên số người dân mời tới tham dự với số lượng con rất ít, hiệu quả mang lại để phát triển người dân thực hiện BHXH tự nguyện chưa cao.
+ Hệ thống đại lý: Đã được cơ quan BHXH huyện đào tạo, tuy nhiên quá trình thực hiện còn mang tính người dân tự đến tham gia, đại lý còn bị động trong quá trình triển khai tới người dân, qua đó người dân chưa bắt đầy đủ về chế độ chính sách khi tham gia BHXH tự nguyện.
- Công tác triển khai BHXH tự nguyện:
Tùy theo tình hình thực hiện trong các gia đoạn triển khai thực hiện BHXH tự nguyện, Do địa bàn huyện Krông Nô có diện tích rộng, có nhiều xã cách trung tâm huyện gần 40km, trong quá trình triển khai phổ biến cho người dân về pháp luật BHXH gắn liền với nội dung triển khai BHXH tự nguyện là rất quan trọng, do Huyện Krông nô là một huyện có địa hình phức tạp, nhận thức người dân chưa cao cộng với thu nhập không ổn định và bấp bệnh…nên việc phổ biến pháp luật để triển khai BHXH tự nguyện thường gặp không ít khó khăn.
Thủ tục Đăng ký để tham gia BHXH tự nguyện cũng là vấn đề phức tạp khi triển khai BHXH tự nguyện nếu thủ tục đơn giản và chính sách BHXH tự nguyện thụ hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện đơn giản sẽ tác động tích cực
trong quá trình thực hiện đồng thời ngược lại sẽ gặp không ít khóa khăn trong quá trình thực hiện.
Hiện nay mặc dù thủ tục đơn giản, người dân có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện chỉ lập 1 tời khai tham gia (Mẫu TK1-TS) và có thể lựa chọn mức đóng phù hợp với thu nhập, tuy nhiên trong qua trình thực hiện của người tham gia không tránh khỏi sai sót trong qua trình điền thông tin vào tờ khai, để cấp lại sổ BHXH người dân phải cung cấp giấy khai sinh bản sao để cấp lại, vấn đề này đã gặp không ít khó khăn trong công tác triển khai thực hiện cho người dân tham gia BHXH tự nguyện.
2.2.1.2. Thực trạng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện
- BHXH tự nguyện đóng vai trò quan trọng trong vấn đề an sinh xã hội, góp phần cân bằng cuốc sống xã hội, giúp cho người lao động không có việc làm, làm công việc nhàn rỗi hoặc làm công việc có thu nhập thấp, không ổn định, BHXH tự nguyện giúp cho người dân có thể lựa chọn mức tham gia phù hợp với thu nhập để đảm bảo cuốc sống về sau khi về già.
- Huyện Krông Nô là một huyện nghèo, có 21 thôn, bon thuộc vùng Đặc biệt khó khăn, qua các kỳ báo cáo hàng năm của huyện Krông Nô, người dân tham gia BHXH tự nguyện tăng qua từng năm, năm 2016 cả huyện chỉ mới có 69 người tham gia, trong giai đoạn này người dân hầu như chưa nắm bắt được loại hình BHXH tự nguyện, do đó số người tham gia rất thấp, tính đến cuối năm 2020 số người tham gia 1.184 người, so với năm 2019, huyện Krông Nô tăng hơn 200% so với 2019.
- Mặc dù số người tham gia BHXH tự nguyện tăng, nhưng so với hơn 56 ngàn người dân độ tuổi lao động chỉ đạt 2% số người dân tham gia.
- Những bất cập khi tham gia BHXH tự nguyện:
Một là, người lao động tự do có ít thời gian và điều kiện để tiếp cận văn bản pháp luật. Trong khi đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
BHXH tự nguyện hiện nay chưa được chú trọng, chưa thực sự sâu rộng trong nhân dân, còn thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành. Có tới 91% người bán hàng rong chưa từng biết đến các quy định của Bộ Luật theo khảo sát sơ bộ tại huyện Krông Nô thì lao động là người bán hàng rong, bán hàng tạp hóa…có tới đa số chưa biết đến BHXH tự nguyện. Vì vậy, số lượng người lao động đóng BHXH tự nguyện vẫn còn hết sức ít ỏi.
Hai là, tâm lý của người dân chưa yên tâm khi tham gia loại hình BHXH tự nguyện này. Người lao động còn so sánh giữa việc tham gia BHXH tự nguyện với người lao động tham gia BHXH bắt buộc. Về tỷ lệ đóng, người tham gia BHXH tự nguyện phải đóng tương đối cao (22%), còn người lao động thuộc diện đóng BHXH bắt buộc đóng 26% nhưng trong đó người lao động chỉ đóng 8%. Khi tham gia BHXH tự nguyện, chế độ chỉ thực hiện với hưu trí và tử tuất còn về BHYT, người dân sẽ tham gia theo hưởng BHYT hộ gia đình. Họ không có quyền lợi y tế gắn với BHXH tự nguyện. Trong khi người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng các chế độ bao gồm cả ốm đau, thai sản, dưỡng sức, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, hưu trí, tử tuất.
Bên cạnh người dân so sách giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, người dân vẫn còn so sánh loại hình BHXH tự nguyện và bảo hiểm thương mại, theo tâm lý của người dân loại hình thương mại nộp cao hơn BHXH tự nguyện nhưng nếu gặp rủi ro trong thời gian ngắn BHXH thương mại hưởng chế độ cao hơn BHXH tự nguyện, mặc dù về thời gian tham gia dài thì loại hình BHXH tự nguyện mang lợi ích cao hơn bảo hiểm thương mai.
Ba là, điều kiện kinh tế của đa số lao động tự do còn thấp, trong khi BHXH tự nguyên yêu cầu đối tượng phải có mức thu nhập tương đối ổn định và thời gian tham gia dài, sau 20 năm tham gia mới được hưởng chế độ hưu trí. Rất nhiều lao động tự do mong muốn khi về già được nhận một khoản lương
hưu để trang trải cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng, với khoản thu nhập không mấy dư dả khiến đa phần không dám nghĩ đến việc tham gia BHXH tự nguyện.
Bốn là mạng lưới đại lý thu BHXH tự nguyện còn hạn chế nên chưa thuận tiện cho người lao động tham gia, có người dân biết thông tin về BHXH tự nguyện lại không biết đến đâu đăng ký, các thủ tục thực hiện như thế nào, mức đóng tiền ra sao... khi thấy thủ tục đóng và hưởng phức tạp, họ ngại làm giấy tờ tham gia. Chính quyền một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến chính sách BHXH tự nguyện. Sự phối hợp trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện của các cấp, các ngành ở địa phương với cơ quan BHXH chưa thường xuyên.
2.2.1.3. Thực trạng về chế độ BHXH tự nguyện
a) Chế độ hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện
Căn cư luật số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 thì người tham gia BHXH được hưởng các chế độ BHXH như sau:
- Người tham gia BHXH hưởng hưu khi có đủ các điều kiện sau đây: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện đã đủ điều kiện về tuổi nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu hàng tháng.
- Ngoài lương hưu, người tham gia còn có thể được hưởng trợ cấp một lần nếu có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% khi nghỉ hưu.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%. Theo đó, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
- Trường hợp người tham gia có thời gian đóng BHXH tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên hoặc người đang hưởng lương hưu chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở.
- Trường hợp người đang đóng BHXH tự nguyện, đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, đang hưởng lương hưu chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần. Mức trợ cấp tuật một lần thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 81 Luật BHXH 2014.
- Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí khi đang hưởng lương hưu, với mức hưởng bảo hiểm y tế tương ứng là 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
- Được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:
Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo; Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).
- Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia BHXH;
Ra nước ngoài để định cư;
Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần.