Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ theo lộ trình cam kết WTO - 12

- Công bố rộng rãi thông tin về mở cửa thị trường, lộ trình và cam kết của chúng ta trên các phương tiện truyền thông. Ở đây cần lưu ý là nên kết hợp các hình thức tuyên truyền linh hoạt, giải thích cụ thể từng cam kết và lộ trình để những người có trình độ cao hay thấp đều có thể hiểu và tiếp cận một cách dễ dàng. Có như vậy công tác tuyên truyền và phổ biến mới đảm bảo tính hiệu quả và thiết thực.

- Chính phủ có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, dự báo giá cả và xúc tiến thương mại

- Chính phủ cần giao nhiệm vụ cho các cơ quan ban ngành như: Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp phối hợp tổ chức các hội thảo, chương trình đánh giá tác động của việc mở cửa thị trường, nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp phân phối.

Thứ hai, nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ các doanh

nghiệp phân phối, đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể

- Xây dựng những chính sách quy hoạch công khai các vị trí bán lẻ để các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đấu thầu công khai, tránh tình trạng thay đổi đột ngột làm các doanh nghiệp không kịp chuẩn bị.

- Có những chính sách hỗ trợ hoặc khuyến khích phù hợp để tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ có thể tham gia vào các chuỗi cửa hàng phân phối uy tín theo kiểu làm đại lý hoặc nhượng quyền kinh doanh. Nhà nước có thể bảo lãnh các hộ kinh doanh nhỏ lẻ này để họ được tham gia liên kết với các nhà phân phối lớn, mang tính chuyên nghiệp cao, đặc biệt là các nhà phân phối trong nước để từng bước chuyển đổi hoạt động kinh doanh của các hộ cá thể này theo hướng ổn định lâu dài. Ngoài ra, chính phủ cũng cần nghiên cứu các chương trình tín dụng cho các hộ kinh doanh cá thể vay vốn để chuyển đổi sang ngành nghề, lĩnh vực khác.

Thứ ba, nhà nước cần cụ thể hóa các chính sách về thuế, đất đai,

chính sách phát triển nguồn nhân lực:Thông qua các chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, bắt kịp các xu thế phát triển trên toàn thế giới liên quan đến hệ thống phân phối và quản lý mạng lưới cửa hàng bán lẻ..., nhà nước cần tạo điều kiện để nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân lực tham gia vào lĩnh vực phân phối bán lẻ.

3.2.1.5. Nhà nước cần tăng cường công tác quản lý, giám sát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Hệ thống các quy định, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài có vị trí quan trọng đến số lượng và tiến độ thực hiện dự án. Một hệ thống pháp luật nghiêm minh, bình đẳng, nhất quán sẽ thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, tất cả các chính sách, văn bản hướng dẫn đó chỉ là định hướng chung, hiệu quả thực thi có đạt được hay không phụ thuộc vào bộ máy quản lý nhà nước.

Các bộ, ban ngành và các cơ quan chức năng tăng cường phối hợp, thông nhất hoạt động xét duyệt kiểm tra, giám sát theo hướng vừa đảm bảo sự phát triển của ngành dịch vụ theo đúng định hướng, mục tiêu, tiêu chí, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh của các nhà bán lẻ diễn ra đúng pháp luật. Bên cạnh đó, việc phân cấp quản lý phải được thực hiện rõ ràng, tránh tình trạng một lĩnh vực có nhiều cơ quan cùng quản lý.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ theo lộ trình cam kết WTO - 12

Xét xử nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, gian lận thương mại, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thái độ tôn trọng tính nghiêm minh của pháp luật ngay từ đầu. Pháp luật có nghiêm minh, công bằng mới tạo cơ hội kinh doanh cho tất cả các thành phần kinh tế và tạo thói quen chấp hành pháp luật cho toàn dân.

3.2.2. Các giải pháp về phía doanh nghiệp bán lẻ trong nước

3.2.2.1. Chủ động đổi mới phong cách làm việc, tổ chức, quản lý

Một hạn chế chung của các doanh nghiệp trong nước, bao gồm cả doanh nghiệp phân phối quốc doanh và ngoài quốc doanh của chúng ta là thói

quen trì trệ, thiếu tính sáng tạo bởi doanh nghiệp nọ bắt chước cách thức, loại hình kinh doanh của doanh nghiệp kia khi thấy họ làm ăn có lãi. Điều này khiến cho tốc độ đổi mới diễn ra rất chậm, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thấp, dẫn đến nguy cơ nhiều doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài thường xuyên làm ăn thua lỗ, buộc phải bán lại phần vốn góp cho các doanh nghiệp nước ngoài và chấp nhận tay trắng. Do vậy, để vừa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, vừa sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cần nhanh chóng thay đổi phương thức làm việc, cơ chế quản lý theo hướng hiện đại, phân công trách nhiệm đến từng người.

Áp dụng công nghệ hiện đại để quản lý số lượng và chất lượng hàng hóa, thống kê và lưu trữ các hóa đơn thanh toán, thông tin thị trường và tìm hiểu các đối tác, nhà cung cấp lớn. Cũng nhờ công nghệ hiện đại mà doanh nghiệp có thể tối ưu hóa năng suất tại mỗi công đoạn, hợp lý hóa sản xuất...

3.2.2.2. Tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư

3.2.2.2.1. Mở rộng quy mô thông qua các liên kết với các nhà bán lẻ trong

nước

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ ở nước ta đều có quy mô vừa và nhỏ, nguồn vốn hạn hẹp nên không đủ sức mở rộng đầu tư mạng lưới cũng như cơ sở hạ tầng hiện đại. Do vậy, các doanh nghiệp phân phối trong nước có thể tận dụng sát nhập hoặc liên kết với nhau để tăng quy mô và sức mạnh tài chính. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy do không có một doanh nghiệp nào “ngang cơ” trên thị trường bán lẻ Trung Quốc nên nhiều doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc chấp nhận thua cuộc trong cuộc cạnh tranh với các nhà bán lẻ ngoại, trong khi đó Hàn Quốc vẫn duy trì tốt thị trường trong nước nhờ có sự bắt tay của nhà phân phối và nhà sản xuất.

3.2.2.2.2. Tập trung vốn từ việc hợp tác với ngân hàng và tổ chức tín dụng

Hiện nay, mối liên hệ giữa các doanh nghiệp và ngân hàng còn lỏng lẻo. Liên kết với các tổ chức tín dụng hay ngân hàng tạo điều kiện cho doanh

nghiệp trong nước đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh và cũng quản lý tốt hơn tài chính của doanh nghiệp mình

3.2.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một nghiên cứu của báo Sài Gòn tiếp thị vào tháng 11 năm 2008 chỉ ra rằng trình độ đại học ở các siêu thị trong nước chỉ có 19,3% trong khi siêu thị nước ngoài, nhân viên có trình độ đại học trở lên chiếm tới 71%. Sự chênh lệch về mức độ này phản ánh chất lượng đội ngũ, nhân viên và cán bộ trong các cửa hàng bán lẻ của chúng ta còn quá thấp. Do vậy, công tác đào tạo nguồn nhân lực là một yêu cầu cấp thiết đối với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp phân phối.

3.2.2.3.1. Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ bộ phận quảnlý tới đội ngũ nhân viên

Yếu tố con người là nòng cốt cho sự thành bại của bất cứ doanh nghiệp nào. Chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực là chiến lược mang lại hiệu quả về lâu dài. Muốn bộ máy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì việc đầu tiên là phải có kế hoạch đào tạo các nhà quản trị doanh nghiệp. Trang bị kiến thức về kinh doanh, quản lý, tiếp cận và học hỏi phương pháp quản lý giúp họ có đủ tự tin lãnh đạo và đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xây dựng chương trình huấn luyện nghiệp vụ và nâng cao tinh thần trách nhiệm làm việc cho nhân viên. Đặc biệt nhân viên bán hàng bởi họ là người trực tiếp làm việc với khách hàng và tiếp nhận thông tin từ khách hàng cũng như truyền tải thông tin cho khách hàng về hàng hóa và doanh nghiệp sản xuất. Một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp là người am hiểu cái mình cần làm, cần nói và cần ứng xử. Chính vì vậy, cần chú ý đào tạo kĩ năng bán hàng, kĩ năng thuyết phục khách hàng cũng như xử lý các khiếu nại của khách hàng trong trường hợp khẩn cấp. Một đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp là một cách nâng cao chất lượng phục vụ và thương hiệu của mình

3.2.2.3.2. Áp dụng chế độ khen thưởng, đãi ngộ kịp thời để kích thích làm

việc và nâng cao năng suất lao động

Xây dựng một chế độ khen thưởng kịp thời, những đãi ngộ, du lịch là một chính sách cần thiết để doanh nghiệp giữ chân người tài, khuyến khích nhân viên và cán bộ quản lý sáng tạo, tích cực trong công việc. Chất lượng nguồn nhân lực ngày càng nâng cao cũng góp phần xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, thu hút sự chú ý của khách hàng.

3.2.2.4. Xây dựng chính sách về mặt hàng, giá, phương thức và hình thức bán hàng, khuyến mại

-Về chính sách mặt hàng:Các doanh nghiệp bán lẻ không nên ỷ lại vào nhà cung cấp đến chào hàng mà phải chủ động tìm nguồn hàng mới, chủ động nghiên cứu, dự đoán nhu cầu và trực tiếp gặp gỡ các nhà sản xuất để đặt hàng theo yêu cầu về tính năng, chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm do mình tự thiết kế hoặc phối hợp với nhà sản xuất thiết kế ra và mang thương hiệu riêng của nhà bán lẻ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên dự kiến tỷ trọng hàng hóa cần sản xuất trong và ngoài nước sao cho phù hợp với mục tiêu khách hàng, phân khúc thị trường.

-Về chính sách giá:Doanh nghiệp bán lẻ cần xác định mức giá phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng thay vì định giá hợp lý của doanh nghiệp bán lẻ (chi phí mua hàng + lãi vay). Bằng các biện pháp tiết kiệm, giảm chi phí, tăng nhanh vòng quay hàng hóa, mua hàng với khối lượng lớn để hưởng mức giá chiết khấu cao, thời gian thanh toán dài hơn..., doanh nghiệp đưa ra mức giá tối ưu nhất kết hợp với dịch vụ tốt để thu hút khách hàng, tạo ra doanh số bán hàng cao, giúp giảm chi phí cố định theo số lượng hàng bán ra.

-Về phương thức và hình thức bán hàng:Doanh nghiệp bán lẻ nội địa cần tăng cường đầu tư vào quản lý bán hàng, thanh toán hiện đại, tiện nghi để vừa xúc tiến quảng cáo thương hiệu, tăng hiệu quả kinh doanh. Đa dạng

hóa loại hình bán lẻ bằng cách có thể kết hợp bán hàng qua cửa hàng và qua hệ thống website thương mại điện tử.

-Về chính sách khuyến mại:Đối với một nước thu nhập còn thấp như nước ta thì vấn đề giá cả, các chương trình ưu đãi luôn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhiều người. Doanh nghiệp cần có kế hoạch và tổ chức cụ thể như: tặng phiếu mua hàng ưu đãi, tổ chức trò chơi có thưởng, giảm giá vào các dịp đặc biệt hay giảm giá với khách hàng mua số lượng lớn... Sử dụng chương trình khuyến mại, giảm giá lớn là biện pháp kích cầu khá hiệu quả để tăng doanh số bán hàng, giới thiệu các sản phẩm mới.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần có một kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn để dự trữ nguồn hàng, dự trù tài chính. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên tăng cường hoạt động đầu tư, nghiên cứu thị trường để kịp thời đáp ứng những thay đổi trong thị hiếu và xu hướng tiêu dùng.

Trên đây là một số giải pháp nhằm thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài một cách hợp lý và có chọn lọc trong thời gian tới. Những giải pháp trên được đưa ra dựa trên cơ sở định hướng thu hút vốn FDI của nhà nước theo lộ trình cam kết WTO cùng với xu hướng phát triển trên thế giới và thực trạng thu hút FDI vào dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam trong những năm gần đây. Để có thể hiện thực hóa những giải pháp này, chúng ta không chỉ cần sự định hướng và hỗ trợ từ phía các tổ chức nhà nước mà chính bản thân các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước cũng phải nhận thức được tình hình thị trường để thay đổi cho phù hợp. Nếu làm được những điều đó thì triển vọng thu hút vốn FDI vào thị trường bán lẻ một cách hợp lý để vừa phát triển kinh tế lại vừa hạn chế những tác động tiêu cực của nó đến nền kinh tế - xã hội chắc chắn sẽ thành hiện thực.

KẾT LUẬN


Bằng những phân tích và đánh giá thực tế tình hình thu hút FDI vào dịch vụ bán lẻ ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO đặt trong tương quan so sánh với giai đoạn trước đó, khóa luận đưa ra cái nhìn cận cảnh về sự phát triển của dịch vụ bán lẻ Việt Nam. Trong hơn 10 năm qua, dịch vụ bán lẻ Việt Nam đã chứng kiến sự đi lên của những nhà bán lẻ nước ngoài khi tiến hành khai thác ở thị trường Việt Nam. Mở cửa thị trường là một xu hướng tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước và thế giới. Hội nhập theo xu hướng chung đó, ngành dịch vụ bán lẻ Việt Nam đã có nhiều chuyển hướng tích cực cùng với sự tăng lên của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Từ những lý luận chung về FDI và dịch vụ bán lẻ, khóa luận chỉ ra dịch vụ bán lẻ Việt Nam thực sự là một thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu nước ngoài. Kể từ khi có dự án đầu tư nước ngoài đầu tiên vào năm 1996, dịch vụ bán lẻ Việt Nam đã và đang thu hút được một số tập đoán bán lẻ hàng đầu thế giới đến đầu tư và triển khai các loại hình bán lẻ hiện đại. Sự xuất hiện của các tập đoàn này thúc đẩy dịch vụ bán lẻ Việt Nam thay đổi nhanh chóng cả về quy mô, cơ cấu hàng hóa cũng như chủ thể tham gia. Cùng với đó, miếng bánh thị phần đã được chia lại cho các nhà đầu tư nước ngoài chứ không còn là thị trường độc quyền của các nhà phân phối trong nước nữa. Qua việc phân tích tình hình thu hút vốn FDI vào thị trường bán lẻ trước cũng như sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khóa luận đã chứng minh việc các nhà bán lẻ nước ngoài tham gia dịch vụ bán lẻ đã đem lại tác động tích cực nhiều hơn tác động tiêu cực trong giai đoạn này. Từ đó, tác giả kiến nghị những biện pháp thu hút FDI vào ngành một cách có chọn lọc, trọng điểm trong thời gian tới để vẫn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phân phối trong nước nâng

cao sức cạnh tranh, đồng thời hạn chế các vấn đề tiêu cực về kinh tế - văn hóa

- xã hội.

Trước tình hình kinh tế và sự phát triển dịch vụ bán lẻ hiện nay, việc thu hút đầu tư nước ngoài cần một chính sách, định hướng cụ thể về thủ tục xét duyệt và cấp phép, các công cụ hỗ trợ ưu đãi, nhất là vấn đề bố trí mặt bằng... sao cho phù hợp với quy hoạch chung của địa phương và cả nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phân phối trong nước cần nhận rõ thách thức trong thời gian tới để có biện pháp cải thiện, đổi mới theo xu hướng thế giới và những biến đổi trong nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam. Các doanh nghiệp phân phối trong nước nếu nâng cao được khả năng cạnh tranh sẽ chủ động tiếp cận và sử dụng có hiệu quả dòng vốn FDI. Việc tăng cường thu hút sẽ không còn là vấn đề tranh luận gay gắt nữa mà tiến tới là một giải pháp thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển./.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2022