Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Danh mục bảng

Bảng 1.1: Số vốn FDI 10 nước nhận nhiều nhật ở Nam, Bắc và Nam-Bắc Châu Á (Tỷ USD) 52

Bảng 2.1. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Lào trong giai đoạn 1988 – 2008 82

Bảng 2.2: Số vốn và dự án FDI theo ngành và lĩnh vực ở Lào 91

Bảng 2.3: FDI vào Lào phân theo các vùng giai đoạn 1988 - 2008 94

Bảng 2.4: Tống kết nguồn FDI vào Lào theo quốc gia 97

Bảng 2.5: Vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hộ của Lào thời kỳ 2001 - 2008 . 98 Bảng 2.6: Sự biến đổi cơ cấu ngành kinh tế Lào 101

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Bảng 2.7: Xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI từ năm (2000 - 2008) 104

Bảng 2.8: thứ tự xếp hàng 178 nước trên thế giới về các thủ tuc cấp giấy phép đầu tư 130

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 2

Bảng 3.1: Cân đối nguồn vốn theo phương án phát triển cơ bản 141

Danh mục biểu đồ

Mô hình MacDougall - Kemp (1964) 31

Biểu đồ 1.1: Vốn FDI hoạt động trên thế giới từ năm 1980 – 2007 50

Biểu đồ 1.2: Vốn FDI vào các khu vực và các nước trên thế giới 51

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Lào (1981 - 2009) 67

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ lạm phát ở Lào (1996 - 2008) 68

Biểu đồ 2.3: Tỷ giá hối đoái đồng tiền kíp (1985 - 2008) 69

Biểu đồ 2.4: GDP trung bình đầu người giai đoạn 2000 - 2008 71

Biểu đồ 2.5: Quy mô bình quân một dự án các giai đoạn ở Lào 84

Biểu đồ 2.6: Số vốn thực hiện và vốn đăng ký năm 2000 – 2008 85

Biểu đồ 2.7: Số vốn theo hình thức FDI năm 1988 - 2008 86

Biểu đồ 2.8: Số dự án theo các hình thức FDI năm 1988 - 2008 87

Biểu đồ 2.9: Số vốn đăng ký theo các hình thức FDI chủ yếu thời kỳ 2000

- 2008 .......................................................................................... 88

Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ vốn đăng ký các hình thức FDI chủ yếu thời kỳ 2000- 2008 88

Biểu đồ 2.11: Số dư án theo các hình thức FDI chủ yếu thời kỳ 2000 - 2008 89

Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ dự án các hình thức FDI chủ yếu thời kỳ 2000-2008 90

Biểu đồ 2.13: Tỷ lệ số dự án theo cơ cấu ngành (%) 92

Biểu đồ 2.14: Tỷ lệ số vốn đầu tư theo cơ cấu ngành (%) 92

Biểu đồ 2.15: Suất tăng trưởng các ngành kinh tế 102

Biểu đồ 2.16: Tình hình xuất nhập khẩu của Lào giai đoạn 2000 - 2008 105

Biểu đồ 2.17: Nguồn thu ngân sách Nhà nước 107

Biểu đồ 2.18: Số việc làm trực tiếp trong khu vực FDI từ năm (2000 –

2007) ......................................................................................... 109

Biểu đồ 2.19: Tỷ lệ người lao động theo ngành 2005 – 2008 111


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong thời đại ngày nay, xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ. Điều này đã làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng trở thành một chỉnh thể thống nhất, đòi hỏi các quốc gia mở cửa nền kinh tế, tham gia một cách tích cực vào các mối quan hệ kinh tế quốc tế.

Cùng với xu hướng tăng cường hợp tác quốc tế, toàn cầu hoá nền kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) đang là đề tài nóng và ngày càng được quan tâm trên thế giới. Đặc biệt, với hầu hết các nước đang phát triển, FDI có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế đất nước, bởi những nước này luôn có nhu cầu rất lớn về vốn. Vốn là chiếc chìa khoá không thể thiếu của một quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Thông qua FDI, các nước nhận đầu tư, có thể tiếp thu được vốn, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý và tìm hiểu được thị trường bên ngoài. Chính vì vậy, FDI đã trở thành bộ phận quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế. Do vậy, trên thế giới đã và đang diễn ra một cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia với nhau để thu hút tối đa nguồn vốn FDI.

Để phù hợp với xu hướng đó, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) đã và đang có những hoạt động tích cực tham gia vào quá trình nói trên. Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những chính sách hàng đầu của Đảng Nhân dân cạch mạng Lào và Nhà nước Lào. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không những để giải quyết tình trạng khan hiếm vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội mà còn để tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Trong những năm qua, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp cho đất nước nhiều thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng, thực hiện các mục tiêu Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Tuy nhiên, việc thu hút FDI của Lào đang đạt mức độ, trình độ còn khiêm tốn và hiệu quả chưa cao. Bằng chứng là nguồn vốn FDI vào Lào chưa nhiều và cơ cấu


chưa hợp lý. Lào là một trong số những quốc gia đang phát triển kém hấp dẫn về thu hút đầu tư nước ngoài.

Vì những lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào” để làm đề tài luận án Tiến sỹ kinh tế. Trong luận án này tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, các kết quả đạt được, các nguyên nhân, các mặt hạn chế trong quá trình thu hút FDI, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào CHDCND Lào.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

Nhìn chung, vấn đề thu hút và sử dụng vốn FDI là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước. Hàng trăm bài báo, luận án, luận văn và các công trình nghiên cứu đã được công bố. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu gần nhất có liên quan như:

* Luận án tiến sỹ liên quan đến thu hút FDI của Lào:

+ "Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát triển kinh tế ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào" của Bua Khăm Thip Pha Vông (2001). Tác giả đã nghiên cứu nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế của CHDCND Lào. Lào vẫn còn thiếu vốn, khả năng tích luỹ nội bộ của nền kinh tế có hạn, không đủ đáp ứng nhu cầu vốn to lớn cho đầu tư phát triển. Vì vậy, việc thu hút FDI là quan trọng. Luận án đã phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng, những hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu để thu hút có hiệu quả vốn FDI vào CHDCND Lào để phát triển kinh tế [5].

+ "Hoàn thiện các giải pháp tài chính trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2010" của Xổm Xạ Ạt Unxiđa (2004). Trong luận án, tác giả phân tích vai trò của các giải pháp tài chính nhằm tăng cường thu hút vốn FDI, đánh giá thực trạng thực hiện giải pháp tài chính về thu hút vốn FDI của Lào trong những năm qua và kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về sử dụng tài chính thu hút FDI. Từ đó, tác giả đề ra các giải pháp tài chính chủ yếu nhằm tăng cường


thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lào đến năm 2010 như: tiếp tục hoàn thiện các chính sách thuế, cơ cấu chi tiêu của Chính phủ, chính sách tiền tệ - tín dụng, tạo môi trường chính trị ổn định, cải thiện môi trường pháp lý, tăng cường hiệu lực của chính sách quản lý vĩ mô [29].

* Luận án tiến sỹ liên quan đến đề tài thu hút vốn FDI vào Việt Nam:

+ "Ảnh hưởng của quá trình tự do hoá thương mại trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đến hoạt động thu hút, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam" của Đàm Quang Vinh (2003). Trong luận án, tác giả đã đưa ra những lý luận về tác động qua lại giữa tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế, xem xét những ảnh hưởng của tự do hoá thương mại ASEAN đối với quá trình thu hút FDI vào Việt Nam; xem xét diễn biến tình hình đầu tư trên thế giới và khu vực, đặc biệt là được sự tác động của AFTA thì các xu hướng đầu tư sẽ diễn ra theo chiều hướng nào, Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn ra sao trong quá trình thu hút FDI. Từ đó tác giả đã đề ra một số giải pháp cho việc thu hút FDI vào Việt Nam [27].

+ "Các giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Việt Nam" của Nguyễn Thị Liên Hoa (2000). Trong luận án, tác giả đã trình bày và phân tích các vấn đề lý luận về huy động vốn FDI, thực trạng và sử dụng hiệu quả vốn FDI qua các giai đoạn. Sau đó, tác giả đưa ra năm nhóm giải pháp để tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI [11].

+ "Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam" của Nguyễn Thị Kim Nhã (2005). Trong luận án, tác giả đã mô tả toàn cảnh về thu hút FDI ở Việt Nam từ năm 1988 đến 2004, đánh giá về mặt thành công và hạn chế của hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam, phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng, từ đó rút ra các vấn đề cần tiếp tục xử lý để tăng cường thu hút FDI ở Việt Nam trong thời gian tới [14].

Tóm lại, có thể nói, cho đến nay đề tài nghiên cứu về FDI ở Lào được rất nhiều người quan tâm. Trong các nghiên cứu đó họ đưa ra các giải pháp để tăng cường thu hút FDI vào Lào. Tuy nhiên, dù được tiếp cận dưới nhiều góc


độ, các giải pháp để tăng cường thu hút FDI vào Lào thường chỉ được trình bày như là một phần nội dung trong các công trình nghiên cứu về FDI, chứ chưa trở thành nội dung duy nhất, một cách có hệ thống và cập nhật của một công trình riêng biệt. Như vậy, chưa có Luận án nào có nội dung trùng với đề tài “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào” như Luận án này.

3. Mục tiêu nghiên cứu của Luận án

- Nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về thu hút FDI của một quốc gia.

- Đánh giá đứng thực trạng thu hút FDI của Lào thời gian qua và đưa ra các vấn đề tồn tại cần phải tiếp tục hoàn thiện.

- Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào CHDCND Lào thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu thu hút FDI ở CHDCND Lào.

- Phạm vi nghiên cứu: Luận án đi sâu nghiên cứu tình hình thu hút FDI vào CHDCND Lào từ năm 1988 đến năm 2008. Các tác động cơ bản của FDI đến toàn bộ nền kinh tế của Lào sẽ được đề cập đến trong những vấn đề có liên quan.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích đề ra, tác giả sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp và phân tích thống kê, có sử dụng kết hợp các bảng, biểu để tính toán, minh hoạ, so sánh và rút ra kết luận. Ngoài ra, tác giả sẽ sử dụng phương pháp phân tích các tài liệu, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

6. Những đóng góp khoa học của luận án

- Hệ thống hoá và góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về FDI đối với quốc một gia.


- Trình bày bức tranh toàn cảnh về thu hút FDI ở CHDCND Lào từ năm 1988 đến năm 2008; đánh giá thành công và hạn chế của hoạt động thu hút FDI ở Lào; phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến thành công và hạn chế đó, để tăng cường thu hút FDI vào Lào thời gian tới.

- Đề xuất những quan điểm giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào CHDCND Lào trong những năm tới, trong đó có một số quan điểm, giải pháp có tính đột phá về tư duy quan điểm và trình độ thực hiện.

7. Kết cấu của luận án

Luận án gồm 174 trang với sự tham khảo 86 tài liệu trong và ngoài nước, sử dụng các bảng biểu, các phụ lục khác có liên quan. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thu hút FDI của một quốc gia Chương 2: Thực trạng thu hút FDI vào Cộng hoà Dân chủ Nhân dân

Lào giai đoạn 1988 - 2008.

Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THU HÚT FDI CỦA MỘT QUỐC GIA


1.1. BẢN CHẤT CỦA FDI

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của FDI

1.1.1.1. Khái niệm về FDI

Đầu tư theo nghĩa rộng, nói chung là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động trí tuệ... Theo nghĩa hẹp, đầu tư là toàn bộ tiềm lực về tài chính. Đầu tư là việc sử dụng vốn vào quá trình tái sản xuất xã hội nhằm tạo ra năng lực vốn lớn hơn.

Vốn đầu tư là phần tích luỹ xã hội của các ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào tái sản xuất xã hội. Trên giác độ doanh nghiệp, đầu tư là việc di chuyển vốn vào một hoạt động nào đó nhằm mục đích thu lại một khoản tiền lớn hơn.

Vốn đầu tư là loại vốn tích luỹ được trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cá nhân, tập thể và Nhà nước nhằm thực hiện đầu tư để mở rộng sản xuất và dịch vụ hay tạo ra năng lực sản xuất mới. Trên giác độ quốc gia, nguồn vốn đầu tư được chia làm hai loại là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Do đó, hoạt động đầu tư cũng được phân chia thành hai hình thức cơ bản là đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước.

Nguồn vốn đầu tư bao gồm những tài sản hữu hình như tiền vốn, đất đai, nhà cửa, thiết bị, vật tư..., những tài sản vô hình như bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật, nhãn hiệu hàng hoá... Ngoài ra, các nhà đầu tư

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 20/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí