Kết Quả Sàng Lọc Rlptk Trẻ 18 – 30 Tháng Tuổi Bằng Bảng Kiểm M- Chat


Mẫu sàng lọc n = 42.551

Sàng lọc (M-CHAT) n = 40.243

Dương tính n = 514

Âm tính n = 39.729

Mời (100%) 514 trẻ dương

Mất mẫu 19

Mời 1028 trẻ âm tính

Mất mẫu 241

Chẩn đoán đươc 495 trẻ

Chẩn đoán 787 trẻ

302 RLPTK

193 Không

RLPTK

03 RLPTK

784 không

RLPTK

Khám chẩn đoán (DMS-IV)


Sơ đồ 3. 1. Quy trình sàng lọc và chẩn đoán RLPTK


3.2.1. Kết quả sàng lọc RLPTK trẻ 18 – 30 tháng tuổi bằng bảng kiểm M- CHAT

Bảng 3. 6: Một số thông tin về hoạt động sàng lọc bằng bảng kiểm M-CHAT


Đặc điểm

Số trẻ (n)

Tỷ lệ (%)

Người

thực hiện

Cán bộ y tế

25.580

63,6

Y tế thôn bản/CTV DS

14.663

36,4


Trình độ của người thực hiện

Bác sỹ

3.294

8,2

Điều dưỡng/ Y tá

6.024

15,0

Nữ hộ sinh

6.074

15,1

Y sỹ

11.261

28,0

Sơ cấp y tế

13.590

33,8

Người trả lời

Bố /mẹ

33.347

82,8

Ông /bà

6.234

15,5

Khác (cô, dì, chú bác, giúp việc)

662

1,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 - 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch vụ chẩn đoán, can thiệp rối loạn phổ tự kỷ tại Việt Nam, 2017 - 2019 - 13


Người thực hiện sàng lọc trẻ bằng M-CHAT phần lớn là cán bộ trạm y tế (63,6%), còn lại là y tế thôn bản hoặc cộng tác viên dân số thự hiện sàng lọc (36,4%). Trình độ chuyên môn của những người thực hiện sàng lọc trẻ có tới 33,8% là sơ cấp y tế, 28% là y sỹ, còn lại nữ hộ sinh 15%; điều dưỡng/y tế 15% và bác sỹ 8%. Người trả lời phỏng vấn đa số là cha hoặc mẹ trẻ chiếm gần 83%.

Bảng 3. 7: Kết quả sàng lọc bằng bảng kiểm M-CHAT


Điểm M-CHAT

Số trẻ (n)

Tỷ lệ (%)

Dương tính

514

1,3

Âm tính

39.729

98,7

Tổng

40.243

100,0

Nghiên cứu đã sàng lọc nguy cơ RLPTK ở trẻ bằng M-CHAT thành công trên

40.243 trẻ. Kết quả có 1,3% trẻ có kết quả dương tính với M-CHAT.


3.2.2. Kết quả chẩn đoán RLPTK ở trẻ 18 – 30 tháng tuổi bằng DSM-IV

Bảng 3. 8: Kết quả chẩn đoán tự kỷ bằng DSM-IV


Tình trạng tự kỷ

Số trẻ (n)

Tỷ lệ (%)

Tự kỷ

305

0,76

Không tự kỷ

39.938

99,24

Tổng

40.243

100,00

Tỷ lệ hiện mắc RLPTK ở trẻ 18-30 tháng tuổi tại 7 tỉnh/thành qua sàng lọc bằng M-CHAT và chẩn đoán bằng DSM-IV là 0,75%.

Bảng 3. 9: Phân tích các dấu hiệu bất thường của trẻ RLPTK qua M-CHAT


Câu

Dấu hiệu của trẻ:

Trẻ RLPTK (n=305)

Số trẻ (n)

Tỷ lệ (%)

1

Không thích đung đưa, nhún nhảy trên đùi

70

23,0

2

Không quan tâm đến trẻ khác

203

66,6

3

Không thích trèo lên các đồ vật

62

20,3

4

Không thích chơi ú òa/trốn tìm

111

36,4

5

Không biết chơi giả vờ

202

66,2

6

Không dùng ngón trỏ để chỉ, yêu cầu đồ vật

188

61,6

7

Không dùng ngón trỏ chỉ vào đồ vật quan tâm

213

69,8


8

Không chơi đúng cách với các đồ chơi

173

56,7

9

Không biết khoe đồ vật

203

66,6

10

Không nhìn vào mắt bạn trên 1 – 2 giây

178

58,4

11

Quá nhạy cảm với tiếng động

95

31,1

12

Không cười khi nhìn thấy người thân

62

20,3

13

Không bắt chước nét mặt/hành động

181

59,3

14

Không phản ứng khi được gọi tên

218

71,5

15

Không nhìn vào đồ vật mà bạn chỉ tay vào

164

53,8

16

Không đi bình thường

64

21,0

17

Không nhìn theo đồ vật mà bạn đang nhìn

121

39,7

18

Đưa tay lên gần mặt và làm những động tác kỳ lạ

67

22,0

19

Không gây chú ý tới những hoạt động của mình

132

43,3

20

Nghi ngờ trẻ bị điếc

34

11,1

21

Không hiểu điều mọi người nói

171

56,1

22

Nhìn chằm chằm vô cảm/ đi lại vô thức

75

24,6

23

Không nhìn thăm dò phản ứng của bạn

127

41,6

Các dấu hiệu bất thường ở trẻ RLPTK chiếm tỷ lệ cao ở một số dấu hiệu như Trẻ không quan tâm đến trẻ khác (66,6%); Trẻ không biết chơi giả vờ (66,2%); Trẻ không dùng ngón trỏ để chỉ vào đồ vật quan tâm (69,8%); Trẻ không biết khoe đồ vật (66,6%); Trẻ không nhìn vào mắt người đối diện trên 1-2 giây (trẻ không giao tiếp bằng mắt) (58,4%); Trẻ không bắt chước nét mặt/hành động của bạn (59,3%); Trẻ không đáp ứng khi được gọi tên (71,5%).


3.2.3. Đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của bảng kiểm M-CHAT

Tính độ nhạy và độ đặc hiệu chỉ trên số âm tính và dương tính M-CHAT đã khám chẩn đoán bằng DSM-IV

Tổng số chúng tôi đã khám chẩn đoán bằng DSM-IV là 1282 trẻ, trong đó có 495 trẻ dương tính và 787 trẻ âm tính với M-CHAT hoàn thành khám chẩn đoán.


Bảng 3. 10. Đánh giá tính giá trị của Bảng kiểm M-CHAT với phát hiện RLTK

(chỉ tính dựa trên số đã được khám chẩn đoán DSM-IV 1282 trẻ)



RLTK

Không RLTK

Tổng

M-CHAT (+)

302

193

495

M-CHAT (-)

3

784

787

Tổng

305

977

1282



Từ bảng trên, tính được:

- Độ nhạy (Sn): 302/305=99%

- Độ đặc hiệu (Sp): 784/977= 80,2%

- Giá trị dự đoán dương tính (PPV): 302/495 = 61%

- Giá trị dự đoán âm tính (NPV)= 784/787 =99,6%

Bảng 3. 11. So sánh kết quả sàng lọc và chẩn đoán RLTK


Khám chẩn đoán bằng DSM-IV

RLTK

Không RLTK

Tổng

số

n

%

n

%

Nhóm chẩn

đoán

M-CHAT23 (+) (n1)

302

61,00

193

39,00

495

M-CHAT23 (-) (n2)

3

0,38

784

99,62

787

Tổng số trẻ (n khám= 1282)

305


977


1282

Tỷ lệ dương tính thật của Bảng kiểm M-CHAT với RLTK = 302/495=61% Tỷ lệ âm tính giả của Bảng kiểm M-CHAT với RLTK = 3/787= 0,38%

Như vậy chúng tôi ước tính số trẻ RLTK trên tổng số ca âm tính với M-CHAT chưa khám chẩn đoán bằng DSM-IV là:

0,38% * (39729 -787) = 0,38%*38942= 148 trẻ.

Như vậy nếu chúng ta khám hết toàn bộ số ca âm tính với M-CHAT, chúng ta có thêm 148 trẻ RLTK nữa. Vậy tổng số trẻ RLTK ước tính trên toàn mẫu âm tích M- CHAT là 148 +3 =151 trẻ.


Hiệu chỉnh độ nhạy và độ đặc hiệu chỉ trên toàn mẫu đã sàng lọc M-CHAT Bảng 3. 12. Đánh giá tính giá trị của Bảng kiểm M-CHAT dựa trên số ước tính

khám toàn bộ 40.243 trẻ



RLTK

Không RLTK

Tổng

M-CHAT (+)

302

193

495

M-CHAT (-)

3+148= 151

39.697

39.748

Tổng

453

39.890

40.243

- Độ nhạy (Sn): 302/453=67%

- Độ đặc hiệu (Sp): 39.697/39.890= 99,5%

- Giá trị dự đoán dương tính (PPV): 302/495 = 61%

- Giá trị dự đoán âm tính (NPV)= 39697/39748 =99,8%


3.3. Phân tích một số yếu tố liên quan (cá nhân, gia đình, yếu tố trước, trong và sau sinh) với RLPTK ở trẻ em 18-30 tháng tuổi

Trong phần phân tích một số yếu tố liên quan với RLPTK ở trẻ em, chúng tôi phân tích theo tình trạng trẻ đã được chẩn đoán là có RLPTK (305 trẻ) và không có RLPTK (39.938 trẻ).

3.3.1. Mối liên quan giữa một số đặc điểm cá nhân và gia đình với RLPTK ở trẻ 18 – 30 tháng tuổi

Bảng 3. 13. Phân tích hồi quy đơn biến về mối liên quan giữa một số yếu tố cá nhân với RLPTK ở trẻ em


Yếu tố

RLPTK


OR

KTC 95%

Số lượng

(n)

Tỷ lệ (%)

Cận dưới

Cận trên

Tỉnh/thành






Hà Nội

46

0,84

1,18

0,77

1,79

Thái Bình

41

0,70

0,98

0,64

1,51

Hòa Bình

43

0,73

1,03

0,67

1,57

Quảng Nam

45

0,81

1,14

0,75

1,74

Đồng Tháp

38

0,68

0,95

0,61

1,48



Yếu tố

RLPTK


OR

KTC 95%

Số lượng

(n)

Tỷ lệ (%)

Cận dưới

Cận trên

Đồng Nai

50

0,84

1,19

0,79

1,79

Đắk Lắk

42

0,71

1



Nhóm tuổi trẻ






18-23 tháng

119

0,69

0,86

0,68

1,08

24-30 tháng

186

0,81

1



Giới tính trẻ






Nam

245

1,15

3,65***

2,75

4,84

Nữ

60

0,32

1



Khu vực sống






Thành thị

142

1,42

2,67***

2,13

3,34

Nông thôn

163

0,54

1



Thứ tự con






Thứ nhất

140

0,82

1,20

0,84

1,71

Thứ hai

126

0,72

1,06

0,74

1,52

Thứ ba trở lên

39

0,68

1



Chú thích: (***) = p<0,001


Tỷ lệ RLPTK ở trẻ 18-30 tháng ở 7 tỉnh/thành phố dao động từ 0,68% đến 0,84%. Tỷ lệ RLPTK ở trẻ cao nhất ở Hà Nội (0,84%) và Đồng Nai (0,84%), thấp nhất là ở tỉnh Thái Bình (0,70%) và Đồng Tháp (0,68%). Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê về nguy cơ RLPTK ở trẻ em theo các tỉnh/thành phố, theo nhóm tuổi trẻ em và thứ tự con.

Trẻ em trai có tỷ lệ mắc RLPTK cao gấp 3,65 lần so với trẻ em gái (KTC95%: 2,75 – 4,48); trẻ sống ở khu vực thành thị có nguy cơ mắc RLPTK cao gấp 2,67 lần so với trẻ sống ở khu vực nông thôn (KTC95%: 2,13 – 3,34).


Bảng 3. 14. Phân tích hồi quy đơn biến mối liên quan giữa một số yếu tố gia đình với RLPTK ở trẻ em


Yếu tố

RLPTK


OR

KTC 95%

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Cận dưới

Cận trên

Tuổi của mẹ khi sinh






Dưới 20 tuổi

17

0,63

0,90

0,54

1,48

20-29 tuổi

178

0,70

1



30-34 tuổi

60

0,72

1,02

0,76

1,37

Từ 35 tuổi trở lên

50

1,36

1,94***

1,42

2,67

Tuổi của bố khi sinh






Dưới 20 tuổi

4

0,60

0,84

0,31

2,26

20-34 tuổi

222

0,72

1



35-45 tuổi

69

0,93

1,29

0,99

1,70

Từ 46 tuổi trở lên

10

1,87

2,64**

1,39

5,00

Học vấn của mẹ






Tiểu học/ THCS

99

0,70

1



THPT

103

0,73

1,05

0,79

1,38

Trung cấp/ Cao đẳng

58

0,90

1,30

0,94

1,80

Đại học/ Sau đại học

44

0,81

1,17

0,82

1,67

Học vấn của bố






Tiểu học/ THCS

102

0,71

1



THPT

111

0,77

1,09

0,83

1,42

Trung cấp/ Cao đẳng

52

0,97

1,37

0,98

1,91

Đại học/ Sau đại học

35

0,65

0,92

0,63

1,35

Nghề nghiệp của mẹ






Làm nông

64

0,74

1



CNV nhà nước

36

0,68

0,91

0,60

1,37

CNV tư nhân

74

0,72

0,97

0,70

1,36

Tự do

84

0,74

1

0,72

1,39

Khác

47

0,98

1,33

0,91

1,94

Nghề nghiệp của bố






Làm nông

72

0,77

1



CNV nhà nước

25

0,52

0,68

0,43

1,07

CNV tư nhân

62

0,72

0,94

0,67

1,32

Tự do

142

0,88

1,15

0,87

1,53

Khác

4

0,64

0,83

0,30

2,28

Tiền sử GĐ có người RLTK/RLTT/KTBS

53

2,20

3,37***

2,50

4,50

Không

252

0,70

1



Chú thích: (**) = p<0,01; (***) = p<0,001


Tỷ lệ RLPTK ở trẻ cao nhất ở nhóm bà mẹ sinh trẻ ở độ tuổi từ 35 tuổi trở lên hay bố sinh trẻ ở độ tuổi từ 46 tuổi trở lên và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Trẻ được sinh ở nhóm bà mẹ 35 tuổi trở lên có nguy cơ RLPTK cao gấp 1,94 lần so với nhóm trẻ có mẹ 20-29 tuổi (KTC 95%: 1,42 – 2,67). Trẻ có nguy cơ RLPTK cao gấp 2,64 lần khi tuổi bố sinh trẻ từ 46 tuổi trở lên so với nhóm có bố 20-34 tuổi (KTC95%: 1,39 – 5,00).

Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa RLPTK ở trẻ theo trình độ học vấn của mẹ, của bố, theo nghề nghiệp của mẹ, của bố.

Tỷ lệ RLPTK ở trẻ khi có tiền sử người thân trong gia đình (gồm ông bà nội/ngoại; bố me, cô dì chú bác ruột, anh chị em ruột của trẻ) mắc rối loạn thần kinh hoặc rối loạn tâm thần hay khuyết tật bẩm sinh cao gấp 3,4 lần so với nhóm trẻ không có người thân mắc các rối loạn hay khuyết tật trên (KTC 95%: 2,5 - 4,5).


3.3.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố trước sinh với RLPTK ở trẻ 18 – 30 tháng tuổi

Bảng 3. 15. Phân tích hồi quy đơn biến mối liên quan giữa một số yếu tố trước sinh với RLPTK trẻ em


Yếu tố trước sinh

RLPTK


OR

KTC 95%

Số lượng

(n)

Tỷ lệ

(%)

Cận

dưới

Cận

trên

Tiền sử mẹ sảy/chết lưu/phá thai

118

3,20

6,48***

5,13

8,18

Không

187

0,50

1



Hỗ trợ thụ thai






Hỗ trợ sinh sản

12

5,77

8,28***

4,57

14,99

Mang thai tự nhiên

293

0,73

1



Cúm hay nhiễm vi rút khác khi mang thai

45

2,50

3,68***

2,67

5,07

Không

260

0,69

1



Thường xuyên tiếp xúc hóa chất khi mang thai

9

3,52

4,87***

2,48

9,56

Không

296

0,74

1



Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 04/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí