Thái Nguyên Chuyển Mình Cùng Đất Nước Khi Thế Kỷ Sang Trang

ngòi bút của mình vào hiện thực mới của xã hội. Những chủ đề viết về cuộc sống hòa bình thống nhất, tình cảm Bắc Nam cùng những biến cố thời cuộc đã dần dần đi vào văn học. Năm 1987, sự ra đời của Hội văn học nghệ thuật tỉnh đã như một bước ngoặt lớn đối với văn học Thái Nguyên nói chung và thơ Thái nguyên nói riêng. Thơ Thái Nguyên “giàu có” lên một cách đáng mừng. Những cây bút thuộc thế hệ trước như Ma Trường Nguyên, Thế Chính, Hữu Tiệp… vẫn tiếp tục phát huy thế mạnh của mình. Những cây bút thơ trẻ theo năm tháng phát triển không ngừng như: Hiền Mặc Chất, Vũ Đình Toàn, Triệu Doanh, Minh Thắng, Lưu Thị Bạch Liễu, Trần Thị Vân Trung, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh, Nguyễn Đức Hạnh…

Tóm lại, thơ Thái Nguyên đã có một chặng đường dài phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của đồng bào các dân tộc Thái Nguyên. Trước thềm thế kỷ XXI, thơ Thái Nguyên đã tích tụ được những tiềm năng để tạo sức bật cho chặng đường mới:

Về đội ngũ sáng tác: Gồm ba thế hệ các nhà thơ đồng hành. Thế hệ thứ nhất gồm các nhà thơ là người dân tộc ít người, góp phần làm đa dạng văn học kháng chiến, đóng vai trò là người đặt nền móng cho thơ ca Thái Nguyên gồm các nhà thơ: Bàn Tài Đoàn, Nông Quốc Chấn, Nông Viết Toại.V.v… Thế hệ thứ hai gồm các nhà thơ xuất hiện và trưởng thành thời kỳ kháng chiến chống Mỹ gồm: Ma Trường Nguyên, Trần Văn Loa, Ba Luận, Hữu Tiệp, Thế Chính.V.v… Thế hệ thứ ba bao gồm những cây bút xuất hiện và trưởng thành thời kỳ hòa bình như: Trần Thị Vân Trung, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh, Nguyễn Đức Hạnh, Hiền Mặc Chất, Vũ Đình Toàn, Triệu Doanh, Mai Thắng.V.v…Họ là những cây bút trẻ trung, tràn đầy sức sống và quan trọng là họ được sống trong không khí thời bình nên tư duy mới, có cái nhìn toàn diện về cuộc sống, có điều kiện trang bị vốn tri thức, văn hóa. Tuy nhiên, đội ngũ thơ Thái Nguyên thế kỷ XX khá đông đảo nhưng phần nhiều mới đóng góp vào phong trào, chưa đạt đến tính chuyên nghiệp.

Về cảm hứng, đề tài: Trước 1975, thơ Thái Nguyên nằm trong dòng chảy chung của thơ cả nước, thực hiện nhiệm vụ của nền văn học phục vụ kháng chiến, phục vụ cách mạng nên đề tài chủ yếu là đề tài chiến tranh với cảm hứng chủ đạo là cảm hứng anh hùng cách mạng. Từ sau 1975, thơ Thái Nguyên vẫn tiếp tục nguồn cảm hứng ấy thể hiện chiều sâu suy ngẫm về đất nước, con người, nhân tình thế thái và xuất hiện thêm một mảng đề tài, cảm hứng mới là cảm hứng thế sự với những băn khoăn, trăn trở của con người trong cuộc sống thời bình. Cuộc sống thường nhật sau chiến tranh luôn đặt ra bộn bề những vấn đề phức tạp. Nó trở thành những suy tư để các nhà thơ phát hiện ra nhiều vấn đề của cuộc sống và con người, trở thành những tứ thơ giàu ý nghĩa :

“Anh tôi không về sau cuộc chiến tranh Chị lùa đêm vào ống suốt

Se tháng se năm vào sợi ngang sợi dọc Tiếng thoi hối hả đuổi đêm dài

Ngôi nhà sàn chống chếnh Đèn khuya..bấc hụt dầu hơi…”

(Đồng vọng- Nguyễn Minh Sơn)

Có lúc, cuộc sống thật khó phân chia ranh giới cái tốt và cái xấu, cái cao cả và cài thấp hèn:

“Địa ngục sinh nhiều quỷ sứ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Thiên đường càng lắm thánh nhân Em ơi! Bao điều đố kỵ

Cho em lộng lẫy thiên thần”

Thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI - 4

( Tương phản-Thế Chính)

Qua nhiều bài thơ của các tác giả Thái Nguyên giai đoạn cuối thế kỷ XX, có thể thấy sự đa dạng trong cảm hứng, đề tài. Tuy vậy, phần nhiều các tác giả vẫn đi trong môt mạch chung về khuynh hướng sáng tác. Nó tạo nên một diện mạo khá nhất quán, ít xuất hiện những cá tính sáng tạo. Đây là một

đặc điểm tất yếu mang tính lịch sử xã hội. Nó là quá trình chuẩn bị cần thiết cho sự phát triển của thơ Thái Nguyên đầu thế kỷ XXI.

Về bút pháp nghệ thuật: Thơ Thái Nguyên thế kỷ XX chịu ảnh hưởng sâu sắc bút pháp truyền thống.

Qua thống kê, chúng tôi thấy có 39/116 bài thơ trong Tuyển tập thơ văn Thái Nguyên (1990-2000), do Hội văn học nghệ thuật Thái Nguyên xuất bản năm 2000, được làm theo thể thơ tự do. Nó là một trong những chỉ số cho thấy khuynh hướng nghệ thuật ít nhiều mang tính khuôn mẫu truyền thống.

Chủ yếu các tác giả triển khai bài thơ theo giọng điệu tâm tình, tự bạch. Rất ít giọng thơ mang tính đột phá trong cấu trúc, phá vỡ kết cấu vần điệu quen thuộc:

“Mẹ tôi bao tháng bao ngày

Bao nhiêu cơ cực đắng cay ắp tràn Đường đời bao hướng gian nan

Bế con qua khắc cơ hàn truân chuyên”

(Mẹ tôi- Dương Thu Hằng)

Cách xây dựng hình ảnh của các tác giả còn nhiều dấu vết của những thao tác truyền thống. Chủ yếu đó là một hệ thống hình ảnh còn nhiều tính ước lệ, trang nhã, chưa có nhiều bài thơ dám lựa chọn hệ thống hình ảnh bình dị đời thường:

“Nắng rót mật sáng vàng nương lúa Thung lũng xa thấp thoáng áo chàm Về quê chồng giữa mùa bánh kiến

Nặng ngọt bùi thương nhớ để mang đi”

(Mùa bánh kiến- Cao Hồng )

Tuy vậy, cần phải thấy, trong khuynh hướng truyền thống ấy, vào thập niên cuối của thế kỷ XX cũng đã bắt đầu có sự cách tân. Có thể kể đến các tác giả như: Nguyễn Đức Hạnh, Nguyễn Thúy Quỳnh, Võ Sa Hà…

Thơ Thái Nguyên hiện đại cuối thế kỷ XX có vai trò quan trọng, tạo tiền đề cho sự phát triển cho giai đoạn sau. Những cây bút “manh nha” đổi mới chặng đường này sẽ là lực lượng đóng vai trò quan trọng tạo nên diện mạo thơ nhà trong giai đoạn sau.

1.2. Thái Nguyên chuyển mình cùng đất nước khi thế kỷ sang trang

Không chỉ nổi tiếng về cảnh quan thiên nhiên, về truyền thống lịch sử oai hùng, Thái Nguyên còn được đánh giá là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế-xã hội trong một thiên niên kỷ mới - Thế kỷ XXI.

Có lẽ trên đất nước ta, ít nơi nào có nguồn tài nguyên dồi dào như Thái Nguyên. Trên địa bàn tỉnh có nhiều mỏ quặng kim loại, trữ lượng lớn có thể khai thác trong nhiều năm, công nghiệp khai khoáng luôn là mũi nhọn kinh tế, là nguồn lợi quan trọng của tỉnh. Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước với sự phát triển nhiều khu công nghiệp mới, nhà máy mới như: Khu công nghiệp Sông Công, Phổ Yên và các nhà máy lớn như Nhà máy Xi măng La Hiên, Nhà máy nhiệt điện Thái Nguyên…

Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với một số cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, trong những thập kỷ qua, Thái Nguyên đã tập trung đầu tư cho cây chè, vươn lên trở thành tỉnh có diện tích, sản lượng chè hàng đầu cả nước. Chè Tân Cương, chè Trại Cài là những thương hiệu nổi tiếng. Đây là cơ sở quan trọng để Thái Nguyên chuẩn bị cho Festival chè Quốc tế. Xứ sở huyền thoại hồ Núi Cốc làm xao xuyến lòng người cũng là xứ sở của những đồi chè xanh mượt, hương vị đậm đà mà chỉ có nắng, gió, đất trời nơi đây mới kết tinh được.

Thái Nguyên có nhiều tiềm năng về du lịch với những hồ sinh thái, hang động cùng hàng loạt các di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Đây là lợi thế để Thái Nguyên đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch, dịch vụ.

Xưa Thái Nguyên là vùng đất có những người trở thành danh nhân lịch sử. Nay Thái Nguyên là một trung tâm đào tạo lớn của cả nước với 7 trường

đại học, 16 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; là nơi hội tụ đội ngũ trí thức có trình độ cao. Thái Nguyên trở thành đô thị loại 2 (năm 2000), đô thị loại 1 (năm 2010). Những thành tựu về kinh tế-xã hội của mảnh đất này sẽ tạo tiền đề quan trọng cho văn hóa Thái Nguyên phát triển.

Đây cũng là thời điểm mà thơ Thái Nguyên thực sự có tiếng nói trong dòng chảy văn chương cả nước. Nhiều bài thơ của các nhà thơ Thái Nguyên xuất hiện trên những tờ báo, tạp chí có tên tuổi như Báo Văn nghệ, Văn nghệ trẻ, Báo Quân đội Nhân dân, Tạp chí Văn nghệ Quân đội và các Tuyển thơ như:. "Thơ nhà giáo", "Tuyển thơ Việt Nam thế kỷ XX", "Thơ tình Việt Nam thế kỷ XX", "Thơ trẻ".vv…

Nhiều tác giả đã được chọn tác phẩm giới thiệu vào trong những tuyển tập thơ hay của cả nước: Trong những cuốn: “Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam” (do nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm sưu tầm, tuyển chọn), “Ngàn năm thương nhớ” (Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, Nxb Hội Nhà văn) có nhiều câu thơ, bài thơ của tác giả Thái Nguyên. Hai nhà thơ nữ Thái Nguyên là Trần Thị Vân Trung và Nguyễn Thúy Quỳnh hiện diện trong số “33 gương mặt thơ nữ tiêu biểu Việt Nam” (Vũ Nho tuyển chọn).v.v...Tác giả Trần Thị Vân Trung và Hiền Mặc Chất có bài thơ “Gửi chàng thi sĩ”, “Hoa lộc vừng Hồ Gươm” được chọn vào Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội 1010-2010 trong cuốn “Ngàn năm thương nhớ”, Nxb Hội Nhà văn, 2004; Nhà thơ Nguyễn Longcó thơ in trong các tuyển tập: “Tấm lòng nhà giáo” (tập 3), Nxb giáo dục, 2003, “Thơ nhà giáo” (tập 5) Nxb Văn hoá dân tộc, 2003; “Viết ở chiến trường” - Nxb Hội nhà văn, 2005.v.v…Thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI đã góp phần tạo nên diện mạo thơ cả nước trong giai đoạn này.

Có thể thấy, Thái Nguyên là mảnh đất giàu truyền thống lịc sử, văn hóa và thơ ca. Hình ảnh thiên nhiên Thái Nguyên với phong cảnh sơn thủy hữu tình, nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc, truyền thống cách mạng luôn được lưu giữ và tiếp nối sẽ là cơ sở, mạch nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca Thái Nguyên.

Chương 2

NHŨNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƠ THÁI NGUYÊN TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

2.1. Đội ngũ sáng tác giàu tiềm năng

2.1.1. Đội ngũ sáng tác tăng nhanh về số lượng, đa dạng về hoàn cảnh sáng tác

Trong thế kỷ XX, thời điểm đông nhất, số lượng hội viên Phân hội Thơ của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên là hơn 20 hội viên và chỉ có 01 tác giả (Ma Trường Nguyên) là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Đội ngũ các nhà thơ Thái Nguyên trong thế kỷ XX chính là nền tảng hết sức quan trọng cho sự phát triển vượt bậc của thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI.

Bước sang thế kỷ XXI, với nền tảng đã được chuẩn bị, thơ Thái Nguyên hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng. Về số lượng, tính đến thời điểm 2010, số lượng hội viên thuộc Phân hội Thơ của Hội Văn học nghệ thuật Tỉnh đã tăng hơn hai lần so với trước đó: tổng số 43 hội viên, trong đó có 05 nhà thơ là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (Phụ lục 1). Bên cạnh đó, còn phải kể đến nhiều người có thơ đăng báo hoặc xuất bản tập thơ nhưng chưa có tên trong danh sách Hội Văn học nghệ thuật Thái Nguyên (Phụ lục 2). Các nhà thơ Thái Nguyên không chỉ gặp nhau ở Chi Hội thơ của Hội Văn học - Nghệ thuật Tỉnh mà còn hội tụ ở các chi hội huyện, thị (Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Thái Nguyên, Hội Văn học Nghệ thuật Định Hóa, Chi hội Văn học Nghệ thuật Phổ Yên, Chi hội Văn học Nghệ thuật Đại Từ, Câu lạc bộ thơ Mùa thu, Câu lạc bộ thơ Tháng Năm, câu lạc bộ thơ Đường.v.v..). Những câu lạc bộ và nhóm bút thơ trong các nhà trường Đại học và Trung học phổ thông cũng không ngừng tăng lên; tổng cộng tới hàng trăm hội viên. Đội ngũ này đã truyền tải và kết nối thơ với đông đảo bạn đọc với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; góp phần tạo ra những

hiệu ứng tích cực cho đời sống thơ ca vốn đang gặp nhiều thách thức trước sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông, nghe nhìn hiện đại.

Thực tế cho thấy, mặc dù trong hoàn cảnh kinh tế thị trường, nhu cầu vật chất tăng nhanh, Thái Nguyên vẫn có nhiều người làm thơ, yêu thơ, đến với thơ như một nhu cầu tất yếu. Sự gia tăng về số lượng tác giả là một chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển và vị trí của thơ trong đời sống tinh thần của con người Thái Nguyên.

Quá trình phát triển, mở rộng số lượng đội ngũ sáng tác là nền tảng quan trọng và là tiềm năng chắc chắn cho sự phát triển của thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI. Nhìn vào đội ngũ các nhà thơ Thái Nguyên có thể nhận ra (một cách tương đối) bốn thế hệ đang đồng hành trên con đường thơ.

Thế hệ thứ nhất là thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong ba mươi năm chiến tranh cách mạng (trước 1975). Cảm hứng chủ đạo của họ gắn liền với những vấn đề của thời đại và dân tộc; bút pháp thơ mang tính truyền thống. Tiêu biểu như: Hà Đức Toàn, Trần Văn Loa, Khánh Kiểm, Quang Chuyền, Thế Chính, Đàm Thế Du, Ma Trường Nguyên…Trong số đó, có những người trong bậc “cao niên” của thơ Thái Nguyên hiện nay vẫn tiếp tục sáng tác.

Thế hệ thứ hai là các nhà thơ xuất hiện sau 1975, có nhiều kinh nghiệm sáng tác, tạo được “tên tuổi” với người yêu thơ như: Vũ Đình Toàn, Hiền Mặc Chất, Đặng Vương Hưng, Nguyễn Hữu Bài, Hữu Tiệp, Nguyễn Long, Hồ Thủy Giang, Mai Thắng, Võ Sa Hà, Trần Thị Vân Trung. v.v... Họ đã thành đạt trên nhiều lĩnh vực: quản lý, giáo dục, nghiên cứu khoa học.v.v...nhưng vẫn giữ mối duyên tình với thơ.

Thế hệ thứ ba gồm những người trưởng thành trong công cuộc “đổi mới”, đã tích lũy được ít nhiều kinh nghiệm sáng tác và có nhiều nỗ lực để nuôi dưỡng nguồn cảm hứng thơ; tiêu biểu như: Nguyễn Đức Hạnh, Nguyễn Thúy Quỳnh, Nguyễn Kiến Thọ, Cao Hồng, Chu Thị Thơm, Lưu Thị Bạch Liễu, Nguyễn Ngọc Minh…

Thế hệ thứ tư là các nhà thơ trẻ đang nuôi dưỡng, ấp ủ nhiều dự định về nghề nghiệp và về thơ như: Vũ Thị Tú Anh, Dương Thu Hằng, Phạm Văn Vũ v.v...Những cây bút trẻ này sáng tác chưa thường xuyên, diện mạo còn nhòe mờ, chưa rõ nét nhưng sự hiện diện của họ cũng góp phần làm cho đời sống thơ Thái Nguyên thêm phong phú, đa dạng và tươi trẻ.

Đội ngũ các nhà thơ Thái Nguyên có sự kết nối liên tục về tuổi đời và kinh nghiệm sáng tác, bao gồm nhiều thành phần với nhiều ngành nghề và hoàn cảnh sáng tác khác nhau (cán bộ quản lý, nhà báo, giáo viên, công chức, nông dân, công nhân, quân nhân, công an vũ trang.v.v…). Đây chính là cơ sở tạo nên sự phong phú về tư tưởng và nghệ thuật và tình cảm thẩm mỹ trong thơ Thái Nguyên. Đánh giá về sự trưởng thành của đội ngũ các nhà thơ Thái Nguyên trong thập niên đầu thế kỷ XXI, nhà thơ Nguyễn Đức Hạnh - Chi hội trưởng Chi hội Thơ - viết: “Hạnh phúc thay khi tất cả các thế hệ những người làm thơ Thái Nguyên đều có những đại biểu xuất sắc trong hành trình vượt lên chính mình, góp mặt với “anh tài” bốn phương, khẳng định Thái Nguyên không chỉ là “đất thép” mà còn là “đất thơ” đa dạng, tài hoa, bắt đầu hình thành một bản sắc riêng và hứa hẹn những bước phát triển mới ở chặng đường phía trước” (Nguyễn Đức Hạnh, Thơ Thái Nguyên- Sông Cầu đã ra biển cả, Báo Văn nghệ Thái Nguyên- Số Tết, năm 2007).

2.1.2. Sự tự giác trong ý thức nghệ thuật của người cầm bút.

Bước sang đầu thế kỷ XXI, đời sống thơ ca Thái Nguyên có nhiều thay đổi. Người làm thơ Thái Nguyên ngày càng mang tính chuyên nghiệp. Sáng tác của họ dần thoát khỏi tính tự phát, phong trào để đạt tính tự giác cao hơn. Nhiều nhà thơ Thái Nguyên đã có sự suy nghĩ, nghiền ngẫm về quan niệm sáng tác. Họ thể hiện quan niệm của mình qua những tài liệu lý luận, những lời phát biểu hoặc ký thác vào tác phẩm. Quan niệm về nghệ thuật và quan niệm thơ của nhiều nhà thơ Thái Nguyên (Võ Sa Hà, Ma Trường Nguyên, Hồ Triệu Sơn, Hiền Mặc Chất, Thế Chính, Nguyễn Đức Hạnh, Minh Hằng, Lưu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023