Thái Nguyên - Mảnh Đất Giàu Truyền Thống Văn Hóa

“Ở đâu u ám quân thù

Nhìn lên Việt Bắc cụ Hồ sáng soi Ở đâu đau đớn giống nòi

Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền”

(Việt Bắc-Tố Hữu )

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Thái Nguyên - “Thành phố gang thép” đã cùng nhân dân cả nước chiến đấu anh dũng, lập nhiều chiến công xuất sắc, quyết bảo vệ vùng trời, bảo vệ khu gang thép Thái Nguyên - khu công nghiệp non trẻ của cả nước.

Qua hai cuộc kháng chiến, Thái Nguyên đã có hàng vạn người con lên đường đánh giặc, trong đó có nhiều người con ưu tú đã hy sinh anh dũng, hiến trọn tuổi thanh xuân cho cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc; gần một vạn người đã để lại một phần xương máu trên các chiến trường; 134 bà mẹ Việt Nam anh hùng; 21 cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng lao động.

Điểm lại trang sử vẻ vang của Thái Nguyên có thể thấy đây là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Những di tích Tỉn Keo, Đồi Cọ, Bảo Hiên, Nà Mòn...gắn liền với những tên làng, tên núi, tên sông đã trở thành huyền thoại, mãi là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc Thái Nguyên và của nhân dân cả nước.

1.1.2. Thái Nguyên - mảnh đất giàu truyền thống văn hóa

Thái Nguyên phía bắc tiếp giáp với Bắc Kạn; phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý này, Thái Nguyên trở thành cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông và các tuyến đường sắt quốc gia đi qua tỉnh là một lợi thế giúp Thái Nguyên đẩy mạnh giao lưu, phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội.

Địa hình Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao, nhiều hang động, thung lũng nhỏ; núi rừng hùng vĩ phía bắc, miền trung du đồi gò “bát úp” ở phía nam, những dải đồng bằng nhỏ hẹp vùng trung lưu sông Cầu, sông Công... Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Thái Nguyên nhiều cảnh quan kỳ thú, có nhiều sông, hồ, hang động đẹp: hồ Núi Cốc, suối Mỏ Gà, hang Phượng Hoàng... Sông Cầu có hình dáng lông chim thổi gió mát vào thành phố, sông Công tượng hình “nước mắt chảy thành sông” góp phần tạo nên vẻ đẹp nên thơ, mềm mại của Thái Nguyên. Phong cảnh Thái Nguyên “non xanh nước biếc” thơ mộng, trữ tình, khơi gợi niềm thi hứng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Thái Nguyên có các huyền tích và lễ hội cổ xưa như: Lễ hội Đền Đuổm (Phú Lương), huyền tích và lễ hội Cơm hòm (Phổ Yên). Cùng với các huyền tích và lễ hội trên, người Nùng ở Thái Nguyên còn có kho tàng văn hóa dân gian lâu đời là làn điệu dân ca: hát sli, hát then; người Tày với các làn điệu phổ biến hát Then, hát lượn, hát ru con, hát đám cưới.V.v… Các loại nhạc cụ của các dân tộc Thái Nguyên như thanh la, não bạt, trống, chiêng, kèn, tù và sáo.V.v… cũng đã được gìn giữ. Thái Nguyên cũng lưu giữ được di chỉ khảo cổ có giá trị văn hóa cao như khu di tích khảo cổ học Thần Sa (Võ Nhai).

Văn hóa Thái Nguyên lưu giữ các lễ hội đặc sắc của đồng bào các dân tộc: Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày - Nùng - Dao, Lễ hội cầu mùa của người Sán Chay, Lễ hội Chùa Hang, lễ hội Hích… đặc biệt là Lễ hội văn hóa trà - một lễ hội tạo đặc sắc riêng cho mảnh đất này thời kỳ hiện đại. Các hình thức sinh hoạt văn hóa của các dân tộc cũng rất đa dạng như: hát then, hát sli, hát lượn của người Tày; hát trống quân, hát quan họ của người Kinh; hát ví dao duyên của người Sán Chay.V.v…Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của Thái Nguyên đều đa dạng, phong phú.

Thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI - 3

Với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn. Là một tỉnh giàu tài nguyên, từ thời xa xưa, Thái Nguyên đã thu hút dân cư các vùng lân cận đến khai khẩn,

làm ăn sinh sống. Vùng đất này hội nhập cả dân cư từ vùng núi phía Bắc xuống, dân cư từ vùng đồng bằng phía Nam lên, sinh cơ lập nghiệp cùng người Tày, người Nùng địa phương và tất cả đều trở thành cộng đồng chủ thể của vùng đất này. Vì thế, Thái Nguyên là ngôi nhà chung của 8 dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Mông, Sán Dìu, Sán Chay, Dao. Mỗi dân tộc trong tỉnh đều có bản sắc văn hóa của riêng mình đồng thời cũng tiếp nhận các giá trị văn hóa của nhau, góp phần tạo nên tính cộng đồng cao. Trên mảnh đất Thái Nguyên, sự giao lưu văn hóa diễn ra không lẻ tẻ, rời rạc mà là một quá trình tiếp thu, bồi đắp lâu dài. Thái Nguyên lại nằm ở vị trí tiếp giáp giữa nhiều vùng văn hoá khác nhau. Trong quá trình cộng cư, nhân dân lao động đã sáng tạo ra nền văn hóa đặc sắc, đa dạng và phong phú. Điều này đã tạo nên hiện tượng “giao thoa” văn hóa: “ Hội tụ và tiếp xúc văn hóa là đặc điểm của Thái Nguyên” (Trần Quốc Vượng).

1.1.3 Thái Nguyên - mảnh đất giàu truyền thống thơ ca

Văn học dân gian Thái Nguyên là kho trí tuệ, tâm hồn, tình cảm thẩm mỹ cao đẹp và phong phú của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên. Trước hết nó thể hiện sự tích tụ văn minh Thái Nguyên ngàn năm trên các vùng đất cổ, trong khu vực lan tỏa của nền văn hóa Thần Sa. Màu sắc tiếp xúc và hội tụ của văn học dân gian Thái Nguyên rất đậm nổi.

Văn học dân gian Thái Nguyên vừa chứa đựng cái nguồn sống chảy trong mạch văn hóa cộng đồng, vừa không ngừng tích tụ những nét bản sắc Thái Nguyên trong lịch sử. Do Thái Nguyên là mái nhà hội tụ nhiều dân tộc anh em nên văn học dân gian Thái Nguyên là tổng giá trị văn học dân gian của các thành phần dân tộc anh em. Nói đến văn học dân gian Thái Nguyên, ta không thể không nhắc tới thể loại trữ tình dân gian: ca dao, dân ca.

Ca dao của các dân tộc Thái Nguyên gồm: gầu plềnh (hát giao duyên), gầu xống (hát cưới xin), gầu tú dua (hát mồ côi), gầu tuờ (hát cúng ma)… của người Hmông ở Đồng Hỷ; phong slư (thư tình dân gian), sli, lượn (hát trữ tình) của người Tày -Nùng ở Võ Nhai. Hàng loạt bài sli, lượn Thái Nguyên

cho thấy sự giao thoa mạnh mẽ giữa hai nền văn hóa Kinh - Tày nhất là vùng phía Nam của tỉnh (từ địa danh, ngôn ngữ đến cung cách phô diễn tình cảm). Đặc điểm này nổi đậm trong thể tài ca dao sinh hoạt.

“Gái xuống tắm tinh thông canh cửi Tiếng lượn ngọt hơn mật với đường Hình dong sáng hơn gương thần diệu. Ăn mặc những yểu điệu thướt tha

Xinh gái bằng Ngọc Hoa công chúa”

(“Lượn mừng” trong mục Lượn mừng mỏ nước - theo Vi Hồng) Nhưng những vùng phía bắc tỉnh vẫn đậm đã hơn chất dân gian dân tộc

Tày - Nùng những làn điệu dân ca Lượn cọi, Lượn nàng ới, Lượn slương, Lượn nàng hai. Ở đó còn chứa đựng nguyên vẹn không gian văn hóa truyền thống. Chẳng hạn như dân ca Sán Chay:

“Trông gió về rừng quế ngát hương Anh nhớ người yêu thương cách núi Trông suối buồn tung tăng cá lội

Anh nhớ người hát gọi cùng anh Tháng năm đi ở lại một mình Chiều bóng lẻ soi hình lặng lẽ Gió ơi gió gửi về rừng quế

Nhớ người xa trẻ đẹp anh thương”

Ở các vùng Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên cho thấy sự phong phú của ca dao sinh hoạt bằng tiếng phổ thông. Đó là những bài ca cầm tay, những bài hát mừng quê hương mới, cuộc sống mới trên vùng “đất lành chim đậu”:

“Quê Ngâu thì ở Hà Đông Ngâu đi lấy chồng ở đất Hà Tây

Gặp mình ta lại cầm tay”

(Ca dao cầm tay - Phú Bình)

Đó là khúc hát ngắn, trữ tình duyên dáng thường được diễn xướng trong hình thức đối đáp trên ruộng đồng, gò bãi khắp các vùng bán sơn địa xứ Thái Nguyên.

Ca dao tình yêu cũng xuất hiện nhiều ở Đại Từ, Phú Lương, Phú Bình, Định Hóa. Chúng ta không thể không nhớ những câu ca dao như:

“- Đại Từ em thiếu gì giang

Sao anh lại hỏi đan sàng bằng tre?”

Hay:


“ Xin chàng bỏ áo em ra

Rồi mai em lại đi qua chốn này

Chốn này Nhã Lộng, Cầu Mây Rồi mai em biết chốn này là đâu”

Ca dao lao động với chức năng tổ chức lao động giản đơn ở Thái Nguyên không nhiều, và chỉ còn dấu ấn trong các bài hát vui chơi của trẻ em các dân tộc. Ca dao nghi lễ ở các huyện vùng cao giáp Bắc Kạn, Lạng Sơn từ lâu đã được coi như các đặc sản văn hóa, có nội dung huyền bí, phức tạp.

Tiếp nối văn học dân gian là sự hình thành của văn học Thái Nguyên thời kỳ trung - cận đại. Văn học viết hay văn học thành văn của Thái Nguyên xuất hiện với các tác giả người Kinh vào thế kỷ XV. Thơ ca Thái Nguyên thời kỳ này có thể kể đến các tác gia tiêu biểu như: Trình Hiển, Đỗ Cận….Đỗ Cận cũng có bài thơ “Thái Thạch văn bạc” (Buổi chiều đậu thuyền ở ghềnh Thái Thạch ). Ngoài ra còn có khá nhiều tác giả có bài thơ viết về Thái nguyên ở thời kỳ này: Vũ Quỳnh với bài “Du Tiên Lữ động các” (Thơ làm khi chơi động Tiên Lữ):

“Động lý hữu thiên giai hóa nhật Hồ Trung vô địa bất xuân phong Tiên gia thế giới hân kỳ ngộ

Chân ngã đạo tâm nhàn Bảo Xung”

(Trong động như có trời, chan hòa ánh sáng, Hang động khôn cùng, chẳng ngăn gió xuân

Thế giới lạ nhà tiên, mừng nay được gặp Thật vững đạo tâm ta được nhàn

như tiên sinh Bảo Xung)

Thơ ca Thái Nguyên thời kỳ này đã góp phần tạo ra sự đa dạng, phong phú của nền văn học viết Thái Nguyên.

Thời kì hiện đại, thơ ca Thái Nguyên đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Cách mạng tháng Tám thành công, tiếp đó là cuộc kháng chiến chống Pháp, đã mở ra cho Việt Bắc một thời kỳ văn học mới (giai đọan lịch sử này, Thái Nguyên là một thành tố không thể tách rời vùng Việt Bắc). Trong kháng chiến chín năm, Thái Nguyên cũng như nhiều tỉnh thuộc An toàn khu trở thành cái nôi của văn chương cách mạng, văn học kháng chiến. Những năm kháng chiến, cơ quan Hội văn nghệ Việt Nam đóng tại Thái Nguyên. Các nhà thơ như: Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận… đều có thời gian sinh sống và hoạt động tại đây. Trong cảm xúc của các nhà thơ, đất và người Thái Nguyên thật sinh động.

Cùng với các nhà văn từ khắp mọi miền đất nước tụ về là sự xuất hiện của các cây bút là người dân tộc ít người, quê gốc tại Việt Bắc đã tạo nên một lực lượng sáng tác đông đảo. Thái Nguyên đã có một đội ngũ các nhà thơ thuộc nhiều dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao… tạo nên một nền văn học đa sắc thái với nhiều tiếng nói, nhiều phong cách. Đây là nét đặc sắc của Thái Nguyên, cũng như đối với các tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống khác trong khu vực Việt Bắc. Các nhà thơ có thể viết bằng tiếng dân tộc mình hoặc viết bằng tiếng phổ thông để diễn tả những đề tài do mình chọn. Mỗi bài thơ không chỉ mang nét riêng của mỗi tác giả mà còn hướng đến những vấn đề chung. Trong đội ngũ nhà thơ Thái Nguyên, những tác giả người Kinh cũng như tác giả dân tộc thiểu số đều có một tinh thần đồng đội, đồng chí; tinh thần, thái độ bình đẳng tôn trọng lẫn nhau để cùng xây dựng lên một đội ngũ các cây bút Thái Nguyên vững mạnh.

Những gương mặt văn học hiện đại đầu tiên liên quan tới Thái Nguyên xuất hiện với tư cách là tác giả với tác phẩm mở đầu phải kể đến các nhà thơ như: Bàn Tài Đoàn, Nông Quốc Chấn… với những tác phẩm viết bằng tiếng dân tộc đã góp phần làm cho văn học Kháng chiến của đất nước trở nên đa dạng, đa sắc và có thể nói họ cũng chính là những tên tuổi đầu tiên làm nên nền văn học Việt Bắc và văn học Thái Nguyên sau này. Tiếng nói và phong cách của các nhà thơ tên tuổi này mang đậm sắc thái dân tộc. Năm 1957, Hội văn nghệ Việt Bắc được thành lập tại thị xã Thái Nguyên đã như một cuộc hội tụ lớn của văn nghệ sĩ tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Từ đây, nền văn học thành văn của các dân tộc Việt Bắc, trong đó có Thái Nguyên, có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Nhà thơ Bàn Tài Đoàn đã góp vào nền văn học Việt Nam hàng nghìn bài thơ. Bài nào ông cũng viết bằng tiếng Dao rồi tự dịch ra tiếng Việt. Nhà thơ đã kế thừa thể thơ truyền thống 7 chữ gieo vần ở cuối câu, được xếp từng chùm bốn câu, có thể viết ngắn một hai đoạn cho tới hàng trăm đoạn. Tiếng thơ của Bàn Tài Đoàn cũng là tiếng nói tâm hồn của dân tộc Dao với niềm tin yêu, biết ơn Đảng, biết ơn Cụ Hồ:

“Từ khi cán bộ cụ Hồ đến

Ngoài chợ có bán nhiều thứ hàng Có hàng bán muối tha hồ lấy

Có hàng bán vải đỏ vải xanh Cụ Hồ mang áo về cho mặc Cụ Hồ đem muối về cho ăn”

(Muối của Cụ Hồ)

Nhà thơ Nông Quốc Chấn có những trang thơ viết hết sức cay độc và mỉa mai về bọn xâm lược và bọn bán nước : “Tây cái, Tây con ngồi trên vai chễm chệ/ Đi dẫn đầu quan tri châu bệ vệ/ Đi đuôi tuần phủ như lợn trăm cân”- “Xem quan đi kinh lý”.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt nhất, cũng là lúc đội ngũ thơ Thái Nguyên phát triển theo hướng mới. Tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc thôi thúc các nhà thơ tìm đến mảng đề tài chiến tranh để ghi lại những năm tháng hào hùng của dân tộc. Xin mượn lời một nhà thơ Thái Nguyên để nhớ lại những năm tháng này:

“Có một thời trai gái xa nhau

Thời gian cách chia đo bằng thập kỷ Nỗi khát khao tháng năm âm ỉ

Thành ngọn lửa hồng rực cháy tuổi xuân Có một thời cả nước hành quân

Triệu triệu bàn chân vẹt mòn sỏi đá Bom đạn Trường Sơn trơ cành trụi lá Một hướng quân đi rợp mũ tai bèo “

(Có một thời như thế - Phan Thức) Những tác giả là các nhà thơ dân tộc thiểu số như Bàn Tài Đoàn, Nông

Quốc Chấn, Nông Viết Toại đã có ảnh hưởng lớn tới các nhà thơ thuộc thế hệ sau. Hiện thực cuộc sống trong những năm kháng chiến chống Mỹ nơi hậu phương được tác giả Nông Viết Toại viết rất thực trong thơ:

“Bạn làm thơ ta cũng làm thơ

Nghiêng thùng vét gạo chẳng đầy bơ Hết gạo hết luôn phần độn gạo

Bực mình thổi độn mấy vần thơ”

(Thời sơ tán- Nông Viết Toại) Những nhà thơ đi bộ đội, vào chiến trường miền Nam (Hoàng Đình

Quang, Quang Chuyền, Thế Chính...) và cả những người hàng ngày bên bảng đen, phấn trắng (Trần Văn Loa, Khánh Kiểm…) đều chung lòng ghi lại dấu ấn một thời của dân tộc.

Từ khi đất nước thống nhất đến hết thế kỷ XX, đội ngũ nhà thơ Thái Nguyên vẫn tiếp tục phát huy thế mạnh của mình. Nhiều nhà thơ đã hướng

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí