Thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI - 1

i


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


ĐỖ THU HÀ


THƠ THÁI NGUYÊN THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI


CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI - 1


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HỒNG MY


Thái Nguyên - Năm 2011

ii


LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Ban Chủ nhiệm, quý Thầy, Cô giáo khoa Ngữ văn- trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và quý Thầy, Cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.

Tác giả xin chân thành cảm ơn: Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên và cá nhân các ông, bà, Ma Trường Nguyên, Hồ Thủy Giang, Ths.Nguyễn Thúy Quỳnh, Ts.Võ Sa Hà, Ts.Nguyễn Đức Hạnh... đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn

T.s Lê Hồng My, cô đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tác giả cảm ơn tập thể lớp cao học K17 chuyên ngành Ngữ văn trường ĐHSP Thái Nguyên đã đóng góp ý kiến trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả để hoàn thành luận văn này.


Tác giả


Đỗ Thu Hà

iii


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong một công trình nào khác.


Thái Nguyên, tháng 09 năm 2011


Tác giả


Đỗ Thu Hà

iv


MỤC LỤC

Trang bìa phụ i

Lời cảm ơn ii

Lời cam đoan iii

Mục lục iv

A. MỞ ĐẦU 1

B. NỘI DUNG 10

Chương 1. THÁI NGUYÊN - MẢNH ĐẤT GIÀU TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HOÁ VÀ THƠ CA 10

1.1. Thái Nguyên – mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và thơ ca.. 10

1.1.1. Thái Nguyên - “Căn cứ địa cách mạng”, “Thủ đô kháng chiến”, “Thủ đô gió ngàn” 10

1.1.2. Thái Nguyên - mảnh đất giàu truyền thống văn hóa 12

1.1.3 Thái Nguyên - mảnh đất giàu truyền thống thơ ca 14

1.2. Thái Nguyên chuyển mình cùng đất nước khi thế kỷ sang trang 23

Chương 2. THƠ THÁI NGUYÊN TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI .. 25

2.1. Đội ngũ sáng tác giàu tiềm năng 25

2.1.1. Đội ngũ sáng tác tăng nhanh về số lượng, đa dạng về hoàn cảnh sáng tác 25

2.1.2. Sự tự giác trong ý thức nghệ thuật của người cầm bút 27

2.2. Cảm hứng thơ mở rộng, phong phú 31

2.2.1. Cảm hứng tự hào về cội nguồn và truyền thống 33

2.2.2. Cảm hứng về Thái Nguyên 40

2.2.3. Cảm hứng về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi 47

2.2.4. Cảm hứng thế sự 52

2.2.5. Cảm hứng về sáng tạo nghệ thuật 56

2.3. Những nỗ lực làm mới hình thức thơ 59

2.3.1. Về thể thơ 60

v

2.3.2. Hình ảnh thơ 64

2.3.3. Ngôn ngữ thơ 66

2.4. Hình thành rõ hơn diện mạo thơ 68

Chương 3. MỘT SỐ CÂY BÚT TIÊU BIỂU 72

3.1. Nhà thơ Ma Trường Nguyên 72

3.1.1. Khái quát về nhà thơ Ma Trường Nguyên 72

3.1.2. Thơ Ma Trường Nguyên hồn nhiên, chân thật, “vụng về nói một lời yêu” 73

3.1.3. Thơ Ma Trường Nguyên giàu tính dân tộc trong hình thức thể hiện... 80

3.2. Nhà thơ Võ Sa Hà 85

3.2.1. Khái quát về nhà thơ Võ Sa Hà 85

3.2.2. Thơ Võ Sa Hà - Hồn thơ hóa “cánh chim về núi” 86

3.2.3. Thơ Võ Sa Hà linh hoạt trong hình thức thể hiện 96

3.3. Nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh 102

3.3.1. Giới thiệu khái quát về nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh 102

3.3.2. Thơ Nguyễn Thúy Quỳnh giàu xúc cảm, suy tư về trái tim mình và những trắc trở cuộc đời 103

3.3.3. Những tìm tòi, thể nghiệm về hình thức nghệ thuật 111

KẾT LUẬN 119

TÀI LIỆU THAM KHẢO 121

PHỤ LỤC

A. MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Văn học địa phương là một bộ phận “máu thịt” của nền văn học dân tộc. Thành tựu văn học mỗi địa phương đều góp phần làm nên thành tựu chung của cả nền văn học. Hiện nay, ở nước ta, hơn sáu mươi tỉnh thành với hơn sáu mươi chi hội văn nghệ trong cả nước đang tích cực hoạt động để khẳng định diện mạo của mình và đóng góp vào sự phát triển của văn học nước nhà. Vì vậy, việc nghiên cứu văn học địa phương có một ý nghĩa thiết thực trong nghiên cứu văn học. Kết quả nghiên cứu vừa có tác dụng đúc kết quy luật, quá trình phát triển, khám phá và nhận định về tình hình văn học của mỗi địa phương; vừa góp phần minh chứng cho sức sống dồi dào, phong phú và sinh động của đời sống văn học dân tộc trên khắp mọi miền đất nước.

Trong số những địa phương có đóng góp tích cực cho nền văn học cả nước phải kể đến Thái Nguyên: “một địa danh đã khắc vào lịch sử và đời sống văn học một dấu son”; “Mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, ATK - Thủ đô của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, từng là cội nguồn cảm hứng sáng tạo của nhiều thế hệ văn nghệ sĩ nước nhà. Trên mảnh đất này, hiện thực lịch sử và cảm hứng thi ca đã hòa quyện với nhau làm nên những giá trị tinh thần - văn hóa đặc biệt, minh chứng cho mối quan hệ giữa văn học và hiện thực trong nền văn học cách mạng Việt Nam” [72, tr.1].

Thơ là thế mạnh của văn học Thái Nguyên. Từ trang sách, thơ đã đi vào đời sống, làm “nhịp cầu nối những bờ vui”. Nhiều bài thơ hay của các nhà thơ Thái Nguyên đã sống trong lòng người yêu thơ và trở thành những lời ca, câu hát được nhiều người say mê, yêu thích.

Bước sang thập niên đầu thế kỷ XXI, cùng với sự đổi mới của đất nước, đời sống kinh tế, xã hội của Thái Nguyên cũng không ngừng phát triển. Thơ Thái Nguyên cũng nhanh chóng bắt nhịp với cuộc sống mới năng động; tạo được một chỗ đứng vững chắc trong đời sống tinh thần của người Thái

Nguyên và bè bạn gần xa. Thơ giúp cho cuộc sống của “Thành phố gang thép” trở nên tươi mát hơn; thơ tiếp tục nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn, tình cảm của những con người đã gắn bó với mảnh đất này.

Thập niên đầu thế kỷ XXI cũng là giai đoạn thơ Thái Nguyên “đã có sự đổi về chất”, vượt qua “ý nghĩa phong trào” để đạt tới “tính chuyên nghiệp”, tạo nên diện mạo mới cho văn học Thái Nguyên. Hòa nhịp với dòng chảy văn học cả nước, thơ Thái Nguyên xuất hiện thường xuyên hơn trên những trang báo và tạp chí có tên tuổi như Văn nghệ, Văn nghệ trẻ, Quân đội Nhân dân, Văn nghệ Quân đội.v.v...Nhiều tác phẩm đã được tuyển chọn vào những tuyển tập thơ hay của cả nước. Chi hội văn nghệ Thái Nguyên có 225 hội viên thì tới 43 nhà thơ. Đội ngũ các nhà thơ đương độ sung sức, “mỗi người một vẻ, một đóng góp đã thổi bùng lên ngọn lửa thi ca Thái Nguyên hôm nay” [74, tr.20].

Thành tựu thơ Thái Nguyên được khẳng định rõ hơn qua các giải thưởng văn học: Nguyễn Thúy Quỳnh - Giải Nhì về thơ của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam (2004); Võ Sa Hà - Giải Ba về thơ của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam (2004); Phạm Văn Vũ - Giải Khuyến khích cuộc thi thơ của tạp chí Tài hoa trẻ (2005 ); Ma Trường Nguyên

- Giải C Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2007); Nguyễn Thúy Quỳnh, Lưu Thị Bạch Liễu và Võ Sa Hà đã được nhận giải thưởng về thơ của báo Văn nghệ và tạp chí Văn nghệ quân đội.v.v...Trên đà đổi mới và phát triển, sự trưởng thành về số lượng và chất lượng đã đưa vị thế thơ Thái Nguyên vươn lên một tầm cao mới trong nền thơ cả nước.

Trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, thơ Thái Nguyên nói chung và thơ Thái Nguyên trong thập niên đầu thế kỷ XXI cũng đã bước đầu được quan tâm. Tuy nhiên, những tài liệu đã có mới chỉ nhìn đối tượng ở mức độ khái quát hoặc đi vào từng tác giả cụ thể; chưa có một cái nhìn mang tính chất tổng thể và thấu đáo. Đội ngũ những người sáng tác thơ Thái Nguyên không chỉ mong chờ những tâm hồn đồng cảm, đồng điệu với thơ mà còn cần cả những người nghiên cứu tập trung tìm hiểu, khái quát những chặng đường, những

đặc điểm.v.v...để nhận diện rõ thơ hơn Thái Nguyên trên hành trình phát triển, từ đó có thể tạo nên sức bật mới cho thơ. Người giảng dạy và học tập, thưởng thức thơ Thái Nguyên và thơ Việt Nam đương đại cũng cần có thêm những tư liệu chuyên sâu trong lĩnh vực này. Chúng tôi hy vọng những vấn đề được đặt ra và giải quyết trong luận văn sẽ trở thành tài liệu tham khảo hữu ích đối với việc giảng dạy, nghiên cứu và thưởng thức văn học địa phương.

Xuất phát từ những lý do cơ bản trên đây, chúng tôi đã mạnh dạn triển khai công trình nghiên cứu “Thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI”. Hy vọng công trình nghiên cứu sẽ mang lại những ý nghĩa khoa học và giá trị thiết thực.

2. Lịch sử vấn đề

Trong những năm qua, thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI đã thu hút được sự quan tâm của những người yêu thơ và của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Chúng tôi đã tìm hiểu tình hình nghiên cứu đối tượng từ các nguồn tư liệu chính sau:

* Các cuộc hội thảo:

Tháng 6 năm 2009, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức cuộc hội thảo chuyên đề “Nhà văn Ma Trường Nguyên - Tác giả, tác phẩm”. Tham dự Hội thảo gồm những người làm công tác nghiên cứu - phê bình văn học (Lâm Tiến, Trần Văn Tác, Bùi Như Lan) và các nhà thơ, nhà văn Thái Nguyên (Nguyễn Thúy Quỳnh, Mai Liễu, Nguyễn Đức Hạnh, Vũ Đình Toàn, Hồ Thủy Giang.v.v...). Hội thảo đã khẳng định đóng góp của ngòi bút Ma Trường Nguyên đối với thành tựu văn học tỉnh Thái Nguyên và tập trung tìm hiểu sáng tác của Ma Trường Nguyên trên cả hai mảng: văn xuôi và thơ. Về thơ Ma Trường Nguyên, nhà nghiên cứu Lâm Tiến nhận xét: “Thường là thơ tình yêu của Ma Trường Nguyên thành công hơn là thơ viết về những đề tài khác” [88, tr.5]. Nguyễn Thúy Quỳnh đưa ra những phác thảo ban đầu về thơ Ma Trường Nguyên trên các phương diện: Từ thể loại và kết cấu văn bản; Từ cảm

hứng chủ đạo và từ..sự khuyết thiếu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023