Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật - 17


Nguyễn Du có 269 từ trong 250 bài thơ chữ Hán còn lại của ông. Như vậy, việc sử dụng từ tự xưng đến Nguyễn Du đã trở thành “hiện tượng”. Song, Cao Bá Quát còn đi xa hơn nữa. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Quận đã thống kê và kết luận “mật độ dùng từ tự xưng loại này của Cao Bá Quát nhiều gấp 2,37 lần so với Nguyễn Du. Do đó, tính chất “riêng tư” cũng thể hiện mạnh mẽ hơn” [130;176].

Bên cạnh đại từ nhân xưng, Cao Bá Quát còn đích thân xưng danh. Trong văn học trung đại Việt Nam, hiện tượng xưng danh nhiều như Cao Bá Quát là rất hiếm. Cao Bá Quát có tới “16 lần tự xưng đích danh (Mẫn Hiên 4 lần, Chu thần 3 lần, Cúc Đường 3 lần, Cao tử 3 lần, Cao lang 1 lần, Cao thị 1 lần, Quát 1 lần” [114; 76]. Đơn cử: Mẫn Hiên (Thử Mẫn Hiên tử kim sinh sơ độ chi tịnh dã - Đây là tiệc sinh nhật kiếp này của gã Mẫn Hiên đây; Lục bức dương bình hoạ Mẫn Hiên - Sáu bức bình phong vẽ chàng Mẫn Hiên trên biển; Kì phụ Mẫn Hiên xưởng hoảng nhược thất giả sổ nhật hĩ - Cha nó là Mẫn Hiên thẫn thờ như người mất hồn vài ba ngày), Cao lang (Cao lang chỉ tự mai hoa sấu - Chàng Cao gầy gò giống hệt cành mai), Cao thị (Cao thị chi tử đắc mạo - con của họ Cao cảm mạo đột ngột), Cao tử (Cao tử bất hạnh, Cao tử dạ mộng - Chàng Cao đêm nằm mơ)… Việc xưng tên nhiều như vậy cho thấy ý thức về bản thân đầy bản lĩnh của tác giả.

Thêm nữa, Cao Bá Quát còn có rất nhiều cách gọi khác để chỉ đích danh cá nhân mình trong từng hoàn cảnh, nỗi niềm khác nhau: trượng phu (Trượng phu tam thập bất thành danh - Trượng phu ba mươi tuổi chẳng nên danh gì - Du Đằng Giang dữ hữu nhân đăng Chung Kim tự, tuý hậu lưu đề, tính tự), hạnh nhân (Thiên tá giang hồ độc hạnh nhân - Trời mượn sông hồ để ban riêng cho người may mắn - Du Tây hồ bát tuyệt, kì nhất), Nam nhân (Khởi thức Nam nhân hữu biệt li - Đâu biết người Nam nỗi biệt li - Dương phụ hành), kim nhân (Cổ nhân bất thức kim nhân hận - Người đời xưa không biết nỗi hận của người đời nay - Đằng Châu ca giả Phú Nhi kí hữu sở dữ, thư dĩ tặng chi), cơ nhân (Cơ nhân bồng phát toạ đoạn sàng- Người bị giam xù đầu ngồi trên chiếc giường gãy - Đằng tiên ca), tản nhân (Tản nhân quy khứ ngoạ giang thành - Kẻ nhàn tản này thì về nằm khểnh ở thành bên sông - Đông Tác Tuần phủ tịch thượng ẩm), thi ông (Chỉ khủng thi ông bất khẳng hồi - Chỉ e nhà thơ không chịu trở về - Ninh Bình đạo trung), y quan nhân (Hốt phùng y quan nhân - Bỗng gặp người áo khăn đứng đắn - Phụ tương tử), ly nhân (Tương tống ly nhân đáo Hạ Châu - Tiễn khách biệt ly đến xứ Hạ Châu - Tảo phát Liêu cảng), ngoan tiên (Ngoan vân thâm xứ ngoạ ngoan tiên - Đám mây nhởn nhơ


nơi sâu thẳm có ông tiên bướng bỉnh nằm trên đó - Tặng Trà Lũ cử nhân), u nhân (U nhân ái dạ toạ - Người buồn vẫn thích ngồi khuya - Thu dạ độc toạ tức sự)

Chưa hết, Cao Bá Quát còn thường xuyên dùng tên các danh nhân, hào kiệt trong quá khứ để chỉ bản thân mình: Lí Bạch - Hảo bằng báo thân thức/ Bạch dã chính dương cuồng (Nhân tiện nhờ bác báo cho các bạn thân biết/ Rằng: “Lí Bạch lúc này đang giả điên” - Văn Lưu Nguyệt trì Bắc hành khuyết vi diện biệt phụng kí), Ngũ Tử Tư - Ngã thị Trung Nguyên cựu nhân vật (Ta cũng là nhân vật cũ ở Trung Nguyên - Dữ Hoàng Liên Phương ngữ cập hải ngoại sự, triếp hữu sở cảm, tẩu bút dữ chi), Khổng Minh - Hồ hải Nguyên Long cố bất trừ (Khí phách hồ hải của Nguyên Long cố giữ chửa rời - Tặng Thổ Khối Đỗ Vệ uý xuất Thanh Hoá), Đào Tiềm, Cố Khải Chi - Do lai bần thắng Đào Nguyên Lượng/ Đáo để si đồng Cố Trưởng Khang (Bởi chưng nghèo khó hơn Đào Nguyên Lượng/ Rốt cuộc si cuồng giống Cố Trưởng Khang - Tân ngụ hí bút, thị đồng xá Dương Lục Lang), Đỗ Phủ, Hàn Dũ - Bệnh liên Lão Đỗ cùng thiên sấu/ Học ái Xương Lê vãn cánh thâm (Bệnh thương lão Đỗ khốn cùng lại gầy guộc/ Học tiếc Xương Lê đã muộn càng thêm sâu - Độc dạ thư hoài), Tô Thức, Hạ Hầu Thắng - Thi tài đáo để liên Tô tử/ Thư nghĩa chung tu thuyết Hạ Hầu (Kể tài làm thơ cuối cùng cũng phải tiếc đến Tô Tử/ Bàn kinh nghĩa thư, rốt cuộc cũng phải nhắc đến Hạ Hầu - Trường giang thiên, kì tam)…

Ngoài ra, Cao Bá Quát còn mượn vật thiêng, hoa quý để chỉ bản thân mình. Ông ví mình như rùa thiêng: Linh qui khởi trùng vật/ Sinh trưởng biệt Gia Lâm/ Đắc khí tiên thiên địa/ Tri vi quán cổ câm (Rùa thiêng há phải vật côn trùng/ Lớn lên đi khỏi Gia Lâm/ Nhận được tinh khí mà trời đất phú trước cho/ Nên sự hiểu biết rất mầu nhiệm, thông suốt cả xưa nay - Qui), như loài chim hồng, chim hạc: Bệnh hạc thương hồng vọng dĩ cô (Chim hạc ốm, chim hồng đau hi vọng đã dừng lại - Thuyền hồi quá Bắc dữ, dư bão bệnh sổ nhật hì, dạ bán đăng tường tứ vọng, thê nhiên độc hữu hương quan chi cảm, nhân giản Trần Ngộ Hiên), như các loài hoa đẹp: hoa lan - Cô lan ám kì hinh (Cây lan đơn độc, thơm không ai biết - Độc thi), hoa hải đường - Ô hô nhất chi xuân hải đường/ Tồi chiết bất biện Xương Châu hương (Than ôi một nhành hoa hải đường đương xuân/ Bị bẻ tan nát, không kể gì đến cái hương thơm ở Xương Châu nữa - Đằng tiên ca)...

Rõ ràng, ý thức cá nhân của Cao Bá Quát nổi bật rõ rệt trong tác phẩm. Điều này khiến cho thơ chữ Hán Cao Bá Quát khác biệt rõ rệt so với thơ Đường nói chung và thơ ca trung đại Việt Nam nói riêng. Do lối sống “khiêm cung” và “khát vọng hoà nhập làm


một với vũ trụ”, chủ thể trung đại thường ẩn đi bằng biện pháp tỉnh lược (chủ thể). “Ý muốn tránh càng nhiều càng tốt ba ngôi trong ngữ pháp chứng tỏ sự chọn lọc có ý thức, nó làm nảy sinh một lối nói đặt chủ ngữ nhân xưng trong một mối quan hệ đặc biệt với các sự vật. Bằng cách xoá, nói đúng hơn, là bằng cách khiến người ta “ngầm hiểu” sự tồn tại của nó, chủ ngữ đã hoà tan vào các yếu tố bên ngoài” [147;112]. Nếu chủ thể có xuất hiện trực tiếp trong sáng tác trung đại thì thường thu nhỏ mình lại một cách khiêm tốn, dùng những cách xưng hô rất công thức: kẻ hèn, kẻ mọn, hủ nho, ngựa già… Đó là kết quả của cái nhìn phi cá thể.

Do vậy, sự xuất hiện đậm đặc của các hình thức tự xưng chứng tỏ Cao Bá Quát đã nhiều lần vượt ra ngoài “khuôn phép”, quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại. Thơ Cao Bá Quát không còn là “sự biểu thị nào đó cho các lực lượng vũ trụ” mà trở thành tiếng nói đầy tính chủ quan, độc lập của cá nhân tác giả. Con người cá nhân trong thơ Cao Bá Quát đã thoát ra khỏi mối quan hệ chung với tạo vật, với “đại vũ trụ” để thể hiện tư tưởng, tình cảm riêng của mình, bộc lộ cá tính của bản thân. Nhà thơ xuất hiện không phải với tư cách một con người “siêu cá thể” mà là một cái tôi cá nhân sừng sững.

Từ vị trí chủ thể, Cao Bá Quát xuất hiện trong tác phẩm với vai trò chứng kiến, ghi chép, bày tỏ thái độ tư tưởng của mình. Những bài thơ chữ Hán của ông đầy ắp các cụm từ: ngã thị, ngã dục, ngã hành, ngã biên (ta là, ta muốn, ta đi, ta ghi)…:

- Ngã thị Trung Nguyên cựu nhân vật


(Dữ Hoàng Liên Phương ngữ cập hải ngoại sự triếp hữu sở cảm, tẩu bút dữ chi)


(Ta cũng là nhân vật cũ ở Trung Nguyên)


- Ngã dục huề Ma Cật


(Đề Đức Khê tử u cư, thứ Nguyễn Tuần Phủ tiến sĩ vận)


(Ta muốn mang tranh Ma Cật đến)


- Quan cái phân phân ngã hành hĩ (Hoành Sơn vọng hải ca)

(Mũ lọng nhộn nhịp ta cũng đi đây)


- Thắng du kì tuyệt ngã tư biên (Cửu nhật chiêu khách)

(Thật là một cuộc vui tuyệt lạ ta ghi lại bài này)


- Ngã bản ái khâu sơn


(Đăng Mật Sơn)


(Tôi vốn yêu cảnh núi gò)


- Ngã ca tài đáo Thương Lang ngâm


(Thù Phạm Ôn Phủ)


(Ta ca vừa đến bài Thương Lang)…


Trong nhiều bài thơ, Cao Bá Quát thường xuất hiện với tư cách là người trần thuật, và điểm nhìn trần thuật của ông cũng thường dịch chuyển sinh động. Nhiều trường hợp tác giả vừa xuất hiện với tư cách là người trò chuyện, đối thoại với nhân vật, lại vừa vừa với tư cách là người trần thuật (Mộng vong nữ, Đằng tiên ca, Đạo phùng ngạ phu, Phúc Lâm lão)… Nhờ vậy, hiện thực được phản ánh với toàn bộ tính khách quan của nó. Hơn nữa, tác giả cũng không chỉ là người quan sát từ bên ngoài mà trở thành người nhập cuộc, khiến cho câu chuyện không còn là của người ngoài mà còn như của chính bản thân mình với sự đồng cảm, thấu hiểu sâu sắc!

Như vậy, sự ý thức về mình của Cao Bá Quát đã khiến cho thơ ca chữ Hán của ông có tính tự sự. Thơ ông một mặt có đặc điểm rõ rệt của thể kí: người sáng tác trở thành chủ thể ghi lại “những điều trông thấy”, bày tỏ xúc cảm, tư tưởng. Mặt khác, thơ Cao Bá Quát còn có đặc điểm của thơ ca lãng mạn hiện đại: lấy cái nhìn cá thể làm nền tảng tạo hình, lấy tiếng nói cá thể làm giọng điệu và nhạc điệu.

4.2.1.2. Nghệ thuật tự dẫn, chú giải


“Tự dẫn” là một bài viết, hay một đoạn dẫn đặt phía trước một bài thơ có tác dụng dẫn dắt người đọc, giúp người đọc hiểu sâu hơn về bài thơ. Tác giả ghi là “Tính thuyết”, “tính tự "tính ngữ"…

“Chú giải” là viết lời giải thích các từ, các chi tiết trong bài để người đọc hiểu rõ. “Chú giải” thường do người soạn sách làm nhưng cũng nhiều khi do chính tác giả chú thích. Phần chú thích của chính tác giả được người soạn sách ghi là “nguyên chú”.

Hình thức tự dẫn và chú giải xuất hiện nhiều trong văn chương thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Bảng thống kê việc sử dụng tự dẫn, chú giải của các tác giả Phan Huy Ích, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Siêu, Phan Thúc Trực dưới đây cho thấy rõ điều đó:



Tác giả

Số lần tự dẫn, chú giải

Số bài có tự dẫn, chú giải

Số bài khảo sát

Tỉ lệ số bài có tự dẫn, chú giải và số bài khảo sát

Phan Huy Ích

86

69

255

27%

Nguyễn Văn Lý

160

104

331

31,4%

Nguyễn Văn Siêu

82

82

316

25.9%

Phan Thúc Trực

149

98

160

61,2%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật - 17


Bốn tác giả trên, tác giả sử dụng tự dẫn, chú giải ít nhất là Phan Huy Ích thì cũng đã chú tới hơn ¼ lượng bài. Nhiều nhất là Phan Thúc Trực - quá nửa số bài có tự dẫn, chú giải.

Việc sử dụng tự dẫn, chú giải là điểm mới của văn chương giữa thế XVIII - XIX so với giai đoạn trước. Nó xuất hiện nhiều là do sự thay đổi về quan niệm và phương thức sáng tác. Văn chương giai đoạn này hướng tới nội dung chân thực, đậm tính chất kí, coi trọng bạn đọc và mong có sự thấu hiểu sẻ chia của cả thế giới bạn đọc đông đảo.

Tuy nhiên, thiên hướng sử dụng tự dẫn của các tác giả được chúng tôi khảo sát, thống kê cũng có sự khác nhau khá rõ rệt.

Các tự dẫn, chú giải của Phan Huy Ích phần nhiều nhằm “khoe” gia đình, dòng họ thuộc hàng danh gia vọng tộc, vinh hoa phú quý. Phan Huy Ích chú nhiều về những việc: vua ban ân sủng; cha Phan Huy Cận và mình thăng chức, nhận chức; sinh con Phan Huy Chú tam hợp, khôi ngô; nhạc phụ Ngô Thì Sĩ, anh vợ Ngô Thì Nhậm vinh hiển… Chúng tôi thống kê được 46/86 lần Phan Huy Ích tự dẫn, chú giải về phương diện này (Xin xem bảng thống kê, phần phụ lục, trang 165).

Khác với Phan Huy Ích, Nguyễn Văn Lý lại chủ yếu kê dẫn rõ rệt ông sử dụng điển tích, điển cố gì và người được nói tới trong bài là ai. Ông có 49/160 lần (30,6%) dẫn điển tích, điển cố, 52/160 (32,5%) lần chú giải về người được nhắc đến trong thi phẩm (Xin xem bảng thống kê, phần phụ lục, trang 173)..

Nguyễn Văn Siêu lại khiến người đọc kinh sợ vì sự thông kim bác cổ các nhân vật, địa danh, sự kiện lịch sử… Ông dẫn sách ngồn ngộn sách, bình chú chi tiết nhân vật, sự kiện lịch sử, đưa chính kiến của mình về các chi tiết sai của Sử kí Tư Mã Thiên và quốc sử nước nhà; chú giải tường tận gốc gác tên gọi, dòng chảy, lưu lượng của các dòng


sông… Thêm nữa, ông còn cho thấy rõ ông đi đến đâu đọc đến đó. Các tự dẫn, chú giải của ông vừa có căn cứ từ sách vở vừa từ những văn bia, biển đề… ông đọc khi đến tham quan, xem xét (Xin xem bảng thống kê, phần phụ lục, trang 178). Tự dẫn, chú giải của Nguyễn Văn Siêu cho thấy ông là nhà văn hoá, nhà khoa học tầm cỡ của dân tộc.

Phan Thúc Trực sử dụng tự dẫn, chú giải chủ yếu nhằm giải thích nội dung thơ ca của ông. Ông thường nói rõ câu này lấy ý ở đâu, tại sao nói như vậy, câu này làm nền cho câu khác ra làm sao. Chúng tôi thống kê được 80/149 lần (53,6%) Phan Thúc Trực dẫn giải ý thơ (Xin xem bảng thống kê, phần phụ lục, trang 183)..

Rõ ràng, cùng sử dụng nhiều tự dẫn, chú giải, song mỗi tác giả mỗi khác. Điều đó góp phần cho thấy thiên hướng thơ ca của các tác giả cũng có nhiều khác biệt.

Thơ Cao Bá Quát nằm trong xu thế đổi mới của văn chương giai đoạn nên ông sử dụng khá nhiều tự dẫn và chú giải. Cao Bá Quát có 106/1212 bài sử dụng tự dẫn, chú giải (chiếm 8,7%). Trong đó, không ít bài, lượng chữ tự dẫn, chú giải khá nhiều. Chẳng hạn: bài Tiễn cố nhân Bình Định học chính Trương Giản Trai đắc giả hồi hương có 126 chữ tính tự và 53 chữ nguyên chú/120 chữ bài thơ (dài hơn 1,5 lượng chữ bài thơ), bài Tiểu mãn nhật đồng Minh Trọng chư nhân du Phúc Kiều tửu gia có 281 chữ tựa/56 chữ thơ (dài hơn 5 lần lượng chữ của bài thơ), bài Túc Tĩnh Gia thành kỉ sự có 183 chữ/28 chữ thơ (dài gấp hơn 6,5 lần chữ thơ)…

Giống như các tác giả khác, tự dẫn, chú giải của Cao Bá Quát hướng tới nhiều vấn đề: chú giải về điển tích, điển cố (Cổ phong - kì thất, kì thập, kì thập bát…), tên sao (Dạ toạ nạp lương đồng Phan Sinh), Lý Định (Dạ thính Phan Sinh tụng Tô thi), câu thơ (Dạ thính Phan Sinh tụng Tô thi), điệu từ Đoàn Phiến lang (Đoàn phiến lang, kì nhất), đưa ra lời nghị luận về một nhân vật, sự kiện lịch sử hoặc một vấn đề xã hội (Chiêu Quân, Đề Minh Thành thư viện...), dẫn hoàn cảnh sáng tác (Ngư Sơn từ, Thất tử), giải thích nghĩa từ…

Song điều đáng chú ý là các tự dẫn và nguyên chú trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát chủ yếu hướng tới việc khẳng định sự việc được nói tới trong bài thơ là có thật và rất cụ thể.

Đó là lí do nảy sinh cảm hứng sáng tác thơ: Ngẫu yết Hoàng Mai quán, lộ nhân ngôn tứ nhật Ngư sơn chi nạn bất thăng chỉ phát, cảm nhi phú thử (Tình cờ nghỉ ở quán Hoàng Mai. Người đi đường nói mồng bốn Ngư sơn có nạn, chẳng kể xiết, (nghe mà)


dựng tóc gáy. Cảm xúc làm mấy bài này - Ngư sơn từ). Hoặc lí do dùng từ, diễn đạt của tác giả: Thời dĩ thân bệnh chi quy bất đắc cố vân (Bấy giờ bố mẹ bị bệnh không về được nên mới nói thế - Thu dạ thư hoài chư cố nhân), Phương Đình cận lai thư vân hữu dục tiến dư giả, cố cập chi (Phương Đình gần đây viết thư nói có người muốn tiến cử ta, cho nên đề cập tới việc này - Tống Yên Thái Nguyễn Hiến phó công xa), Dư sở thực đồ mi, kim niên thuỷ hoa, cận dĩ tặng sở thân, biệt hậu niệm chi, cảm nhi tác thử (Cây đồ mi của tôi trồng, năm nay mới có hoa, gần đây đem tặng người thân tình, sau khi rời nó, lại nhớ nó, nên cảm mà làm ra bài này - Đồ mi dẫn), Ngẫu hữu dĩ mĩ nhân đồ lai chu trung cầu thụ nhân hí cập chi (Ngẫu nhiên có người mang bức tranh mĩ nhân đến thuyền muốn bán, nhân việc đó mà đùa thôi - Đồng Lạng Giang Phạm Thúc Minh Bảo Lộc Lệnh Cát Sư Bạt mộ phiếm Xương Giang tuý trung túng bút, kì tam)… Những tự dẫn, chú giải này chỉ rõ ngọn nguồn nảy sinh cảm hứng của tác giả. Nó cho thấy thơ ca của tác giả được sáng tác rất đỗi tự nhiên trong dòng cảm xúc cao độ mà nên lời. Mặt khác, nó còn làm nổi bật tính chất nhật kí, kí sự trong thi ca của tác giả.

Tính chất của thể kí qua tự dẫn, nguyên chú còn được thể hiện rõ ở những tự dẫn, chú giải về thời gian và không gian, sự việc. Chẳng hạn:

- Dư khứ niên đãi hệ chi thứ nhật, kháp đương trùng cửu. Nhật nguyệt y thời, viên cảm ngã sinh cẩu hạnh bất tử, dĩ phi cố ngã, nhi đăng cao chi du, liêu bất khả đắc, nãi trường lân hữu bát cửu tử nhi cáo chi viết: Thử Mẫn Hiên tử kim sinh sơ độ chi tịch dã. Toạ giả dị nhi vấn chi, tiếu thuật kì do, thả hữu thử phú (Năm ngoái tôi bị tống giam hôm trước thì hôm sau là ngày trùng cửu. Tháng ngày trôi qua, nay ngày ấy lại đến, cảm thấy đời mình, nếu có may mà không chết, cũng không còn là cái “ta” khi trước nữa rồi, mà những cuộc lên cao cũng không thể có nữa, mới rót rượu mời các bạn chung quanh tám chín người và nói: “Đây là tiệc sinh nhật kiếp này của gã Mẫn Hiên đây!”. Mọi người lấy làm lạ mà hỏi. Tôi cười nói rõ đầu đuôi mà làm bài thơ này - Cửu nhật chiêu khách)

- Hồ Ngựa Trời: “Ngã hương lộ nhập Trung Nghĩa lý môn tức quá Thiên Mã hồ bạn, vọng ngã gia cách viên nhĩ” (Đường về làng ta đi qua cổng làng Trung Nghĩa thì đến bờ hồ Thiên Mã, đứng đấy trông về nhà ta chỉ cách một khu vườn - Để gia)

- Dương bồn hương mai xích hử, văn nhân cận sáp trung kim trảm nhiên quá đầu hĩ (Cây hoa mai cao hơn một thước trồng trong chậu sứ, nghe nói gần đây người nhà đã đem trồng ra vườn, nay đã lên vọt, cao quá đầu người rồi - Kiến Bắc nhân lai, nhân thoại cố hương tiêu tức)


- Dư lâm hành nhật, thất nội liên táng nhị thử. Đáo Bộ vị kỉ hựu thất nhất bộc (Ngày ta sắp đi, trong nhà mất liền hai đứa con. Đến Bộ chẳng được bao lâu, lại mất một người đầy tớ - Tạc ức)

- Phan Sinh hiếu thủ mính xuyễn, nạp hám đạm trung, kinh túc chữ ẩm, hỉ hữu lương phức - Phan Sinh hay lấy lá chè bỏ vào trong nụ sen, để cách đêm, rồi lấy ra pha uống, cho là có mùi thơm mát rất thú - Vị mính tiểu kệ đồng Phan Sinh dạ toạ)

Như đã nói ở trên, tên các bạn bè xuất hiện rất nhiều trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát. Trong phần nguyên chú, ông thường chú thích tường tận về bạn bè về hoàn cảnh, địa vị, tâm tính và cả những dấu ấn, sự kiện liên quan đến tình riêng của tác giả. Ví dụ: Phạm Thúc Minh cận dĩ ngôn sự, trích phối Nông Giang (Phạm Thúc Minh gần đây có nói vì việc mà bị “trích” đi Nông Giang - Đằng Giang chu trung hoài cựu du nhân kí Phượng Tá sứ quân, kì nhị), Vũ Đồng Tri tức Vĩnh Trụ Tiến sĩ Vũ công Văn Lí (Đồng Tri phủ họ Vũ tức Tiến sĩ Vũ Văn Lí ở Vĩnh Trụ); Vũ thời hậu Án tại tỉnh (Vũ bây giờ làm Án sát tại tỉnh), Phan nãi y dư hứa cửu kim nãi dị xứ (Phan là người nương nhờ ta khá lâu, nay mới ra ở riêng nơi khác - Di Phan sinh)… Đặc biệt là những nguyên chú về Lưu Quỹ (1811-1845), đỗ cử nhân cùng khoa với tác giả:

- Thọ Khê Ngô công ngô châu tối xưng quân tử, độc dữ Lưu vi mạc nghịch (Ông Ngô ở Thọ Khê, người châu ta khen ông là bậc quân tử. Riêng với Lưu, ông không phản đối anh điều gì - Đắc Lưu Thị độc vong tín cảm niệm tồn ai hiện hồ từ, kì nhị).

- Lưu tiền cửu tại Sát viện (Anh Lưu trước công tác lâu ngày ở viện Đô sát - Đắc Lưu Thị độc vong tín cảm niệm tồn ai hiện hồ từ, kì tam).

- Lưu khất bệnh quy dưỡng, vị kỉ toại Đinh thái phu nhân gian (Anh Lưu bị ốm xin về nhà điều dưỡng. Chẳng bao lâu mẹ là Đinh thái phu nhân qua đời - Đắc Lưu Thị độc vong tín cảm niệm tồn ai hiện hồ từ, kì tam).

- Dư gia cư nhật dữ chư hữu ước vi Quế Lâm văn phổ, đồng du sổ thập nhân. Đôn Nhân Phạm công tối tiên đắc đệ hựu phục tiên yểu, Lưu công thứ chi. Di Xuân Diệp công kế giáp, Mậu Tuất phó xa, kim do Thiên Trường Thiếu doãn. Hoà Phủ Phạm huynh cửu bất đệ, cận văn mục tật vị điển. Long chung hãi nhân. Ngô phổ chung tối tương vãng lai giả duy thử sổ nhân. Kim lạc lạc như thần tinh hĩ (Tôi ngày thường ở nhà cùng với các bạn giao ước sẽ có tổ chức “Quế Lâm văn phổ”. Các bạn đồng du vài mươi người. Phạm Đôn Nhân là người đỗ sớm nhất, lại chết yểu. Anh Lưu là người thứ hai. Tiếp đó Diệp Di

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 16/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí