Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật - 19


Thơ Cao Bá Quát còn có chân dung một số con người được tả thực trực tiếp trong những khoảnh khắc của cuộc sống thường nhật. Đó là hình ảnh người ăn xin khổ sở, thiếu cả ăn lẫn mặc: Y phá lạp bất hoàn (Áo rách nón cũng không lành - Đạo phùng ngạ phu), là hình ảnh nông phu làm đồng nhọc nhằn: Phúc hiêu, thần chiến, đoản xoa xuyên (Bụng đói môi run, mình khoác chiếc áo tay ngắn - Hiểu lũng quán phu) và nhất là hình ảnh Lân phụ thập phiêu sài/ Lang tạ phát bất chính (Mụ láng giềng nhặt củi trôi/ Tóc rối bời bết bát) trong ngày lũ. Mỗi dung nhan một vẻ sống, đầy sức ám ảnh. Hình ảnh đôi môi run của người tát nước được đặt giữa câu thơ, giữa cái đói và cái lạnh (chiếc áo tay ngắn) và là hệ quả của cả hai yếu tố ấy cộng lại. Ngày lũ người đàn bà nọ không lo trốn tránh cái khắc nghiệt của tự nhiên, còn tận dụng “cơ hội” để nhặt củi khô, đến nỗi “Tóc rối bời bết bát”, vì nước lũ, vì không kịp chải, vì vội vàng nhọc nhằn… Dung nhan của người lao động vừa khiến ta thương cảm về nỗi nhọc nhằn vừa làm ta nể phục về sự cố gắng, sự can trường của họ.

Ghi tạc ngoại hình con người bằng lối chi tiết nên ngay cả hình ảnh đứa con trong giấc mơ của Cao Bá Quát cũng hiển hiện, rõ nét. Trong giấc mơ của người cha, hình ảnh con trẻ trở về thật tội nghiệp với “áo quần xác xơ” - cái nghèo đói hằn lên quần áo đứa bé mặc, “nét mặt buồn bã ủ ê”- cái buồn khổ oằn lên hình hài, khuôn mặt đứa trẻ mang… Đã về suối vàng, cái nghèo, cái khổ vẫn đeo đẳng, chùm phủ khiến đứa trẻ không có một chút cái hồn nhiên, thơ ngây! Vong linh nhỏ bé, siêu hình được hữu hình hoá như con người bằng xương bằng thịt càng làm tăng thêm niềm thương tâm, tê tái.

Cùng với ngoại hình, Cao Bá Quát còn “chớp” được những hành động, cử chỉ rất “đắt” lột tả được đúng thần thái, bản chất, tâm trạng của con người. Như chúng tôi đã đề cập ở phần trên, tình cảm yêu thương của gia đình, bạn bè… được Cao Bá Quát diễn tả qua những cử chỉ, hành động, lời nói. Tác giả đã kể lại xúc động chuyện thường nhật trong cuộc sống của mình.

Tái hiện những con người trong những cảnh huống khác nhau của đời thường, Cao Bá Quát thường xuyên chú tâm ghi lại những hành động cử chỉ của họ. Người tát nước (Trong sương mù, tay lôi chiếc gầu đôi thoăn thoắt - Hiểu lũng quán phu). Người ăn xin (Người ăn xin đứng ra vẻ ngập ngừng - Cái tử). Bọn trẻ thấy người đi xa về quê: Lân nhụ tế diện khuy (Bọn trẻ hàng xóm che mặt nghiêng ngó - Quy cố trạch), Lân ông phất trường tu/ Hoãn bộ tường âm nội (Ông hàng xóm vuốt râu dài/ Thư thả bước đi phía bên trong tường - Tức sự). Hành động đứng lên vì ngạc nhiên của mọi người và tác giả khi thấy một con tàu kì lạ: Đà sư kinh khởi thuỷ thủ lập/ Tứ biên tiếu ngữ phân huyên


hôi/ Ngã diệc lãm y hướng đông vọng (Người lái thuyền sửng sốt đứng dậy các thuỷ thủ đều đứng/ Bốn bên cười nói ồn ào/ Ta cũng xóc áo đứng nhìn đứng nhìn về phía đông - Hồng Mao hoả thuyền ca)…

Ấn tượng hơn cả là sự khắc hoạ hành động của chính nhân vật tác giả trong nhiều tình huống khác nhau, trong nhiều “môi trường” của cuộc sống. Khi thanh thản: Dã chỉ ba tô thủ tự niêm/ Toạ thân cốt đốt thủ vi viêm (Giấy nội vội ghi tay tự dán/ Ngồi bệt trên thanh củi để có chút hơi nóng - Cối giang thu oán khúc, kì tam). Lúc ngủ lười: Nhật xuất phá khâm dung vị khỉ/ Phong tình tối hỉ đông gia tử (Mặt trời đã mọc, đắp cái mềm rách vẫn còn lừ đừ chưa muốn dậy - Lập mai thi đồng Thận Phu Cung Trọng). Khi nằm bó rọ co ro: Điên đảo sàng duy ủng thúc sài (Lộn nhào màn gường ôm bó củi - Hữu quỹ vật giả, dư dĩ bệnh bất tác ẩm, nhân kí y giả Lê Hành Phủ giám phó), Nhất thanh cô ố nhập liêm lung/ Kinh khởi li nhân phục chẩm trung (Một tiếng “cô ố” vọng vào rèm cửa sổ/ Kinh quá, một mình lẻ loi vội núp vào trong gối - Văn bá lao), thậm chí, cả chuyện “bắt rận” trong người: Môn sắt tiểu hiên tê (Bắt rận ngoài hiên nhỏ phía tây - Độc dạ), Tương phùng ỷ chẩm tần môn sắt (Gặp nhau ngồi tựa gối tay luôn mò bắt rận- Ẩm trung giản Chí Đình)… Nói chung, những chi tiết miêu tả cụ thể về dung nhan, cử chỉ hành động ấy đã làm cho ngòi bút của Cao Bá Quát đã vượt ra ngoài tính quy phạm của văn chương thời trung đại: nhân vật tốt đẹp, ưu mĩ - miêu tả bằng bút pháp ước lệ, nhân vật phi nghĩa

- miêu tả bằng bút pháp cụ thể, trực tiếp. Yếu tố cụ thể trong thơ Cao Bá Quát được thể hiện ở nhiều trường hợp, nhiều nơi, nhiều lúc, không kể xấu tốt thiện ác.

Cùng với hành động, lời thoại của các nhân vật cũng được Cao Bá Quát chú ý ghi lại. Lời cầu xin của người cha: (Con ạ! Nhà ta tuy nghèo nhưng dưa muối không thiếu/ Dù tận khổ thì con hãy cứ trở về!- Mộng vong nữ). Lời tù nhân trong khi bị tra khảo chỉ còn biết kêu “Oan! Oan” (Đằng tiên ca), lời phân trần cảnh ngộ của người ăn xin (Đạo phùng ngạ phu), của ông già Phúc Lâm (Phúc Lâm lão)… Những lời thoại này khiến cho nhiều bài thơ của Cao Bá Quát thành câu chuyện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Đối với sự vật, Cao Bá Quát cũng ưa dùng lối miêu tả chi tiết. Hồng mao hoả thuyền ca là một trong những bài thơ tiêu biểu của Cao Bá Quát sử dụng lối miêu tả chi tiết. Ông tả từng bộ phận của con tàu: Nguy tường ngật lập ngũ tạng tĩnh (cột tàu cao chót vót, con quay gió đứng im), Tu đồng trung trĩ, phún tắc yên thôi ngôi (ở giữa có ống khói phun khói lên cao ngất), Hạ hữu song luân triển chuyển đạp cấp lãng (bên dưới có hai bánh xe chuyển liên hồi đạp sóng sóng dồn), Luân phiên lãng phá, ẩn kỳ sinh nộ lôi


Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật - 19

(guồng quay, sóng đánh tung toé ầm ầm như tiếng sấm rền)… Con tàu còn đặc biệt hơn nữa ở “khả năng” kì diệu của nó - khói tuôn cao và tốc độ nhanh: Cao yên quán thanh không/ Tả tác bách xích đôi/ Yêu kiều thuỳ thiên long/ Cương phong xuy bất khai (Khói ùn ùn tuôn lên trời xanh/ Toả ra thành một đống cao hàng trăm thước/ Ngoằn ngoèo như con rồng trên trời sa xuống/ Gió mạnh thổi cũng không tan), Vô phàm, vô lỗ, vô nhân thôi/ Long nha, Xích khảm bách lý ngoại/ Đàn chỉ tảo khước kinh lan hồi… (Không buồm, không chèo cũng không người đẩy/Từ những đảo Nanh Rồng, hang Đá Đỏ xa ngoài trăm dặm/ Chỉ búng ngón tay đã vượt qua những đợt sóng kinh người…). Với sự miêu tả tường tận như vậy, người đọc thế kỉ sau vẫn dễ dàng hình dung được con tàu mà Cao Bá Quát quan sát.

Với cái roi tra tấn tù nhân, Cao Bá Quát cũng tả thật cụ thể: kích thước của nó “vừa to vừa dài”, màu sắc của nó là “màu tía”, cái roi vừa cứng lại vừa dẻo “mình nó cứng, uốn nó lại thẳng đờ ra”… Khi trận đòn bắt đầu thì roi “quất nhoang nhoáng, liệng đi liệng lại như ánh chớp; lúc giơ lên, lúc ngừng”, và khi trận đòn chấm dứt thì “roi song rủ xuống thôi không còn hung hăng như trước nữa”. Các tính từ được dùng nhiều để chân thực hoá từng yếu tố trong từng trạng thái khác nhau, khiến cho cái roi vừa như một đồ vật vừa như một kẻ “quyền uy” dữ dội lúc thực hiện “uy quyền”.

Lối tả cảnh thiên nhiên của Cao Bá Quát cũng có không ít bài vượt ra ngoài lối tả, vịnh của văn học trung đại. Ngay cả khi làm thơ đề tranh thuỷ mặc, ông không trọng sự hài hoà của bố cục theo tính hoạ mà “trộn lại”, miêu tả theo điểm nhìn của riêng mình:

Tỉ ỷ nguy đình vọng, Dao không yểm thuý vi.

Hốt khan hồng thụ ngoại, Hoàn hữu kiển lư quy.

Tịch chiếu thiên thôn hợp, Cô phàm nhất diệp phi.

(Từ ngôi đình cao thê thiết trông ra, Khoảng không xa xa bị che màu xanh ngắt. Chợt thấy phía ngoài cây đước,

Còn có chú lừa khập khiễng đi về. Nghìn xóm quây quần trong nắng chiều, Một cánh buồm lạc lõng bay.)


Có lẽ sinh động và chi tiết hơn cả là những bài thơ Cao Bá Quát tả cảnh mưa lũ:


Thôi chẩm hạ phùng giai, Khiêu ba hốt triêm hĩnh. Dược dược thử duyên kình, Kháp kháp oa minh tắng.

Huỳnh huỳnh úng (?) tụ, Địch địch khiếp lí tịnh. Lân cẩu xỉ thằng huyên, Báo dữ đề nhi ứng.

(Dạ lạo)

(Đẩy gối bước ra gặp bậc thềm, Chợt sóng vọt lên ướt bắp chân. Chuột nhảy phóng lên giàn,

Ếch ộp oạp trong cái nồi đất.

Đom đóm xúm lại trong hũ nhấp nháy, Nước chao như rửa sạch rương tráp.

Chó hàng xóm tru vang liên hồi, Cùng với tiếng khóc của trẻ con.)

Nếu nói đưa chất văn xuôi vào thơ là một hướng phát triển quan trọng của thơ ca thế giới thì thơ chữ Hán Cao Bá Quát quả là thể hiện hướng này một cách độc đáo. Bằng những hình ảnh tả thực đó, nhà thơ không hề hư cấu, trau chuốt, ở đây, thơ ca đã mượn ưu thế văn xuôi để diễn đạt cuộc sống.

4.2.2.3.Cách liên tưởng, so sánh


Liên tưởng, so sánh là một biện pháp nghệ thuật thi nhân ưa dùng để thể hiện trí tưởng tượng. Trong văn học trung đại, liên tưởng so sánh thường hướng đến những đặc điểm phổ quát: đẹp như tiên, trong như ngọc, trắng như tuyết… Nhưng đến Cao Bá Quát, nhiều câu thơ liên tưởng so sánh đã mang tính cá thể hoá cao độ, tạo nên hiệu quả thẩm mĩ lớn và góp phần thể hiện rõ rệt bút pháp kí sự của thơ ông.

Khi so sánh, Cao Bá Quát thường liên tưởng với những hình ảnh quen thuộc, gần gũi của thế giới đời thường:

Truy du cựu kí nhân như hải


(Dữ Long Trân du Trấn Quốc tự, kì nhị)

(Đi chơi nhớ lại các chuyến cũ người (đông) như sóng biển)

Quần y như khâu san

(Đạo phùng ngạ phu)

(Các thầy lang (đầy rẫy) như núi gò)

Phiến phàm như diệp thuỷ như thung

(Vũ trung độ Linh giang)

(Mảnh buồm như chiếc lá, nước (xoáy tròn) như hình cối giã)

Tây nhật bán trầm vân tự bạng, Nam phong hốt lãnh điện như tiên.

(Tương vũ hí tác)

(Mặt trời phía tây lặn còn một nửa, đám mây tựa hình con trai, Gió nam chợt thổi mạnh, tia chớp trông giống chiếc roi da.)

Sự xuất hiện của những hình ảnh ngón tay, cối giã, chiếc thang, roi da, con trai… khiến cho tính chất quý tộc ước lệ vốn có của thơ chữ Hán không còn nữa. Thay vào đó là sự bình dị nhưng có sức gợi sắc nét. Tác giả không đưa ra cơ sở so sánh, chỉ có hai vế A - B. Nhưng hình ảnh được dùng so sánh lập tức khiến cho đặc điểm của đối tượng diễn tả được hình dung rõ rệt. “Sóng biển” luôn nhiều không thể đếm, lại ào ạt hết lớp này đến lớp khác, trùng trùng điệp điệp. Mượn hình ảnh sóng biển, Cao Bá Quát làm nổi bật lượng người đông đúc, đoàn đoàn lớp lớp, lớp này đi, lớp kia tới trong những cuộc chơi vui nhộn cũ. Khâu san (núi gò) cũng có số lượng nhiều, nhưng mang đặc tính khác: nổi cao, cố định, chắc chắn. Hình ảnh núi gò không chỉ khắc hoạ số lượng đông của các thầy lang ở kinh kì mà còn cho thấy họ có tài và họ ở đó từ lâu, vững vàng, bền bỉ hành nghiệp. Đó là những đối tượng có quá nhiều ưu thế chẳng dễ bề để cho một thầy lang tỉnh lẻ đến cạnh tranh! Nước như cối giã làm độc giả liên tưởng đến sự xoáy tròn dữ dội, hết vòng này đến vòng khác. Con trai khiến người đọc liên tưởng tới hình ảnh đám mây vồng lên to lớn. Chiếc roi da lại khiến ta thấy tia chớp rất dài, ghê rợn… Hình ảnh so sánh nào cũng đưa người đọc hình dung rõ hơn đặc tính cụ thể của sự vật hiện tượng và con người. Hướng đến tính cụ thể, nhiều câu thơ so sánh của Cao Bá Quát có sức gợi đặc biệt, đọc một lần không thể quên. Chẳng hạn:

Ta ngã bế hộ điêu trùng, xỉ khẩu giảo văn tự, Hữu như xích hoạch lượng thiên địa.

(Đề sát viện Bùi công "Yên Đài anh ngữ" khúc hậu)


(Đáng phàn nàn cho ta chỉ đóng cửa mà gọt rũa câu văn, lải nhải nhai lại

từng câu từng chữ, Khác chi con sâu đo muốn đo cả đất trời.)

Con sâu đo bé nhỏ chưa bằng đốt ngón tay. Bầu trời bao la, vô cùng vô tận. Con sâu đến bao giờ mới đo được đất trời? Đặt hai hình ảnh tương phản ấy bên cạnh nhau (ví việc học hành nhai văn nhá chữ của mình như hành động của con sâu đo, thế giới như bầu trời), Cao Bá Quát diễn tả thấm thía sự nực cười của lối học hành, thi cử truyền thống

- hết sức nhọc nhằn, mất thời gian nhưng thiếu thực tế, vô tác dụng và vô cùng lạc hậu so với sự văn minh tiến bộ của thế giới.

Trong bài Đằng tiên ca, ngòi bút Cao Bá Quát tỏ ra xuất chúng khi sử dụng liên tiếp thủ pháp nghệ thuật so sánh:

Đô nhân hãi quan như đổ tường. (…) Hồi đầu trắc cố như kinh dương.

(…) Quan thanh tích lịch tồi đài lương, Điện quang thiểm thiểm giao phi tường. Hân như song giao bác hoại đường,

Bãi như lãnh thuỷ quán cấp thang.

(…) Củng lập nhiễu chỉ hồi nhu trường.

Người ở kinh đô ngơ ngác đứng xem, vây kín như bức tường. (…) Đầu quay nghiêng, mắt lấm lét như con dê hoảng hốt.

(…) Quan thét lên như tiếng sét rung cả rường nhà,

Roi quất nhoang nhoáng bay đi liệng lại như ánh chớp. Lúc giơ lên như hai con thuồng luồng quật vào bờ ao lở, Lúc ngừng như nước lạnh đổ vào nước sôi.

(…) Chắp tay đứng ruột mềm như cuốn vào ngón tay được.)


Hầu hết “yếu nhân” của của buổi tra tấn được tác giả miêu tả bằng thủ pháp so sánh: người xem, vị quan, chiếc roi, người tù. Mỗi so sánh đều được lựa chọn chính xác và đặt trong thế đối lập, tác động mạnh mẽ vào trực quan của người đọc. Người xem như bức tường - đông đúc, vây kín, lặng lẽ. Đối lập với số đông ở thế tĩnh ấy là tiếng viên quan và hoạt động của cái roi - hai thế lực thi hành “công lí” của buổi tra tấn. Tiếng viên quan như sét, đanh to, ghê sợ. Tiếp đến là hình ảnh cái roi - đối tượng được nói tới nhiều nhất: 4 lần dùng so sánh, trong đó, 3 lần lúc nó thực hiện “uy quyền” và lần cuối là lúc nó đã hoàn tất việc tra tấn. Khi thực hiện quyền uy, nó mang dạng vẻ của những thế lực dữ


tợn - tia chớp, con thuồng luồng, nước lạnh - hành động thể hiện tối đa sức mạnh của mình: giao (bay), bác (quất), quán (đổ). Đối lập với sự hung hăng của ngọn roi là hình ảnh tù nhân như một con dê bé nhỏ bị trói, mắt lấm lét hoảng hốt. Thế tương phản và sự so sánh ấy làm nổi bất lên hình ảnh tội nghiệp của tù nhân và sự dã man của kẻ thi hành công vụ. Hình ảnh so sánh cuối: cái roi “ruột mềm như cuốn vào ngón tay được” có giá trị biểu nghĩa đặc biệt! Hết cái cương hống hách và man rợ, ruột cái roi trở về “bản tính” của nó: nhu hiền hết mực. Sự thay đổi tương phản từ thái cực này tới thái cực khác ấy làm người đọc kinh sợ về quyền lực. Hoá ra, sự vật vô tâm, vô tính khi bị đặt vào tay kẻ quyền lực, trở thành công cụ của quyền lực cũng ác độc, tàn bạo! Bằng lối so sánh, tương phản, Cao Bá Quát đã khiến cái roi trở thành hình tượng nghệ thuật có sức triết lí, khái quát lớn. Ý nghĩa triết lí sâu sắc ấy đâu chỉ thuộc về thời trung đại. Nó đúng với muôn đời.

Không chỉ hấp dẫn về khả năng hướng đến sự cụ thể hoá sự vật, hiện tượng, con người, so sánh trong thơ Cao Bá Quát còn hay ở sự biến đổi phong phú trong trí tưởng tượng của tác giả. Không có sự trùng lặp. Với mỗi ngọn núi, con sông, ở những thời khác nhau, Cao Bá Quát có sự liên tưởng khác nhau, luôn mới lạ. Nhìn núi, có lúc ông liên tưởng nó như những ngón tay:

Hải khí quyển sơn, sơn như chỉ

(Hoành Sơn vọng hải ca)

(Hơi bể quyện vào núi, núi (lởm chởm) như ngón tay) Lúc lại cảm giác nó như mẹ con đàn lợn:

Sơn thế do liên tử mẫu trư

(Do Địa Bàn sơn thủ lộ kinh lưỡng trúc vãn vọng khiển hoài)

(Thế núi liên tiếp nhau như mẹ con đàn lợn) Lúc lại thấy nó giống như chiếc chén của khách làng say:

Sơn như tuý khách bích loa bôi. (Ninh Bình đạo trung)

(Núi như chiếc chén xà cừ của khách làng say.)


Mỗi so sánh gợi một dáng hình những dãy ngọn núi, không dãy nào giống dãy nào. Liên tưởng về những con sông của Cao Bá Quát cũng vậy, rất đa dạng và bất ngờ. Khi yểu điệu thục nữ:


Giang tự mĩ nhân thanh luyện đái, (Ninh Bình đạo trung)

(Sông như dải lụa xanh của cô gái đẹp) Khi buồn đau tê tái:

Sa hồi giang tự sầu trường khúc

(Đồng Bùi Minh Trọng Trà giang dạ bạc)

(Bãi cát uốn quanh, khúc sông trông như khúc ruột quặn đau) Khi dài sắc, cứng rắn oai hùng:

Trường giang như kiếm lập thanh thiên

(Hiểu quá Hương giang)

(Dòng sông dài như lưỡi kiếm dựng giữa trời xanh)


Rõ ràng, đó là những hình tượng thơ bắt nguồn từ trí tưởng tượng của một hồn thơ không hề ảnh hưởng từ bất kì một khuôn mẫu nào. Điều này càng được thể hiện rõ nét qua cách ông dùng phụ nữ làm đối tượng so sánh. Bài thơ Cao Bá Quát đưa tặng ông Long Linh, tác giả ví cảnh làm quan như cảnh đàn bà làm dâu:

Nhất vi nhân gia phụ, Đề tiếu bất do thân. Phu tế thả khinh bạc,

Khởi năng nhật phản thần.

(Long Linh lai dĩ bốc trạch chi nhiên cáo thả thuật sở cư, sách vi đề tả, tinh tích sổ ngữ khả ích giả, kì nhất)

(Một khi làm vợ người ta,

Khóc cười thân cũng không tự do. Người chồng lại là người khinh bạc, Chả lẽ ngày nào cũng cãi nhau.)

Và có lẽ cũng chưa nhà nho nào dùng số phận khốn khổ của gái điếm để ví với mình như Cao Bá Quát:

Khởi tri hồ hải phiêu linh khách, Biệt thị yên hoa cung dưỡng thân.

(Thiên Áo thành phùng cố nhân Cổ Vân Khê văn kì cận phả đắc ý ư hoạ dữ ẩm cập chi)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/01/2023