hiểu về “Tiềm năng du lịch Thái Nguyên - Nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá (1995 – 2007)”.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đề cập tới các di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng chính ở Thái Nguyên gắn với vấn đề du lịch hiện nay. Quá trình phát triển của ngành du lịch Thái Nguyên từ 1995 đến 2007. Những giải pháp nhằm phát triển du lịch Thái Nguyên dựa trên thế mạnh du lịch lịch sử, du lịch văn hoá.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian: Từ 1995 đến 2007.Tuy nhiên, để làm rõ vấn đề, luận văn có đề cập đến một số vấn đề của du lịch Thái Nguyên trước năm 1995.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Trên cơ sở tìm hiểu những di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh ở Thái Nguyên, luận văn đi sâu tìm hiểu tiềm năng du lịch Thái Nguyên, đồng thời nêu lên thực trạng và đề ra những giải pháp nhằm phát triển du lịch Thái Nguyên trong tương lai.
4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi khai thác triệt để các nguồn sử liệu viết về du lịch Thái Nguyên từ năm 1995 đến nay, đặc biệt chú trọng đến những tài liệu sau:
- Những bài nói, bài viết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, giáo sư Trần Quốc Vượng, nhà sử học Dương Trung Quốc.
- Các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên từ năm 1995 đến 2007
- Báo cáo tổng kết các năm của Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên từ
1995 đến 2007.
- Hệ thống niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên phần về Thương mại và Du lịch từ 1995 đến 2007.
- Ngoài ra luận văn còn sử dụng công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã được công bố, tạp chí “Xưa và nay”, tạp chí “Nghiên cứu lịch sử”, kỷ yếu các hội thảo khoa học, các sách đã xuất bản, các đề tài nghiên cứu của sinh viên các khoá…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc là chủ yếu. Các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp cũng được sử dụng để làm sáng tỏ nội dung của đề tài. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát, điền dã…
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn trình bày một cách cơ bản và hệ thống các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và vị trí, vai trò của nó với vấn đề du lịch hiện nay.
- Luận văn đã chỉ ra thực trạng tình hình du lịch ở Thái Nguyên, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm khai thác tiềm năng du lịch của Thái Nguyên dựa trên thế mạnh du lịch lịch sử, du lịch văn hoá, du lịch danh thắng.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử địa phương của các trường chuyên nghiệp và phổ thông trên địa bàn tỉnh. Luận văn góp phần vào việc giáo dục lòng tự hào về quê hương, đất nước cho các thế hệ.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Thái Nguyên trong lịch sử dân tộc.
hoá.
Chương 2: Tiềm năng du lịch Thái Nguyên - Nhìn từ góc độ lịch sử, văn
Chương 3: Một vài giải pháp nhằm phát huy tiềm năng du lịch
Thái Nguyên.
CHƯƠNG 1.
THÁI NGUYÊN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC
1.1. VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, thuộc vùng trung du miền núi Đông Bắc, có diện tích tự nhiên 3.541,67 km2, điểm cực Bắc là thượng nguồn Khuổi Tát, thuộc xã Linh Thông, huyện Định Hoá. Điểm cực Nam là cầu Đa Phúc, huyện Phổ Yên. Điểm cực Tây là vùng núi phía Bắc Đèo Khế, thuộc xã Yên Lãng, huyện Đại Từ. Điểm cực Đông là vùng núi đá vôi xã Phương Giao, huyện Võ Nhai [59, tr.22]. Phía Bắc của Thái Nguyên giáp với tỉnh Bắc Kạn; phía Đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Nam giáp Hà Nội; phía Tây giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên trở thành điểm tiếp giáp, là cầu nối giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với các tỉnh miền núi phía Bắc (Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn). Thái Nguyên có 3 quốc lộ: Quốc lộ số 3 chạy suốt theo chiều dài tỉnh, từ phía Nam (cầu Đa Phúc, Phổ Yên) lên phía Bắc (cầu Ổ Gà, Phú Lương) qua Bắc Kạn lên Cao Bằng. Quốc lộ 1B từ cầu Gia Bẩy (thành phố Thái Nguyên) qua 2 huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai lên Lạng Sơn. Quốc lộ 19 chạy từ Hiệp Hoà (Bắc Giang) sang Thái Nguyên. Ngoài ra Thái Nguyên còn có 2 đường sắt Hà Nội - Quan Triều - Núi Hồng và Lưu Xá (Thái Nguyên). Kép (Bắc Giang), Uông Bí (Quảng Ninh), cùng nhiều tuyến giao thông nội tỉnh, liên tỉnh thuận tiện như: Đường 13A từ Bờ Đậu (Phú Lương) qua Đại Từ, vượt Đèo Khế sang Tuyên Quang … với hệ thống giao thông thuận lợi như vậy có thể giúp du khách đến với Thái Nguyên dễ dàng, để từ Thái Nguyên, du khách toả đi khắp những di tích rải rác trên 6 tỉnh Việt Bắc xưa để tìm lại cội nguồn sức mạnh của dân tộc thế kỉ XX.
Sự kết hợp giữa hoàn lưu gió mùa với yếu tố địa hình tạo cho tự nhiên ở Thái Nguyên phân hoá thành 3 vùng rõ nét: Vùng phía Tây và Tây Bắc tỉnh, bao
gồm huyện Đại Từ, Định Hoá và các xã miền tây huyện Phú Lương, đây là khu vực miền núi, có tài nguyên rừng phong phú. Vùng núi phía Đông, gồm có các huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, địa hình không cao lắm, chỉ khoảng 500 - 600m nhưng rất phức tạp và hiểm trở, được cấu tạo từ núi đá vôi - địa hình Caxtơ tạo thành nhiều hang động với cảnh quan thiên nhiên đẹp, đồng thời có thể dùng làm nơi ẩn náu trong thời kỳ có chiến tranh như các hang động của Võ Nhai, Đồng Hỷ. Theo hướng Đông Nam, vùng có địa hình thấp dưới 100m gồm phía Nam huyện Phú Lương, phía Tây huyện Đồng Hỷ, Thành phố Thái Nguyên, các huyện Phú Bình, Phổ Yên, và thị xã Sông Công, đây là vùng đồi trung du xen với đồng bằng phù sa sông Cầu và sông Công, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội.
Nhìn chung, địa hình Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi, diện tích đồi núi cao trên 100m chiếm 2/3 diện tích đất đai toàn tỉnh. Vùng có độ cao dưới 100m chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh. Đất nông nghiệp chiếm 221,6% tổng diện tích, đất đồi rừng chiếm chiếm 47,1%. Với điều kiện tự nhiên đó, ta thấy Thái Nguyên có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch thám hiểm, du lịch sinh thái (vì khách du lịch thường ưa thích những nơi có phong cảnh đẹp và đa dạng, những vùng có nhiều đồi núi và thường tránh những nơi bằng phẳng mà họ cho là tẻ nhạt không thích hợp với du lịch).
Thái Nguyên có nhiều sông, suối phân bố tương đối đều trên địa bàn tỉnh, trong đó lớn nhất là sông Cầu và sông Công. Sông Cầu bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) chảy xuống địa bàn Thái Nguyên suốt từ Bắc tới Nam qua các huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Thành phố Thái Nguyên, Phú Bình và Phổ Yên. Sông Công bắt nguồn từ xã Điềm Mặc (Định Hoá) chảy theo hướng bắc - nam qua Đại Từ, một phần thành phố Thái Nguyên xuống huyện Phổ Yên, hợp lưu với sông Cầu ở xã Thuận Thành (Phổ Yên). Thái Nguyên không có hồ tự nhiên nhưng lại có nhiều hồ nhân tạo, trong đó quan trọng nhất là Hồ Núi
Cốc, được xây dựng năm 1973 với diện tích 25km2, dung tích khoảng 2.000m2 nước, đủ cung cấp cho 12.000 ha ruộng đất của Phú Bình, Phổ Yên. Ngày nay hồ Núi Cốc không chỉ có giá trị phục vụ sản xuất nông nghiệp, mà còn là khu vực đầy tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghỉ dưỡng cuối tuần. Ngoài ra, Thái Nguyên còn có hàng trăm con sông, suối nhỏ khác phân bố trên khắp địa bàn tỉnh. Hệ thống sông ngòi ở Thái Nguyên có tác dụng giao thông không lớn, nhưng lại là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sinh hoạt và kinh tế của nhân dân trong tỉnh, đồng thời còn tạo ra những cảnh quan thiên nhiên kì thú, là những danh thắng đẹp, nơi dừng chân của du khách trong và ngoài nước như suối Mỏ Gà, thác Mưa Rơi (Võ Nhai), Thác Khuôn Tát (Định Hoá)…
Theo sách Đại nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn “Ở Thái Nguyên vào cuối mùa xuân mới hơi nóng, đến mùa hè nóng lắm, đầu thu lạnh dần, đến mùa đông thì rét lắm.Vì địa thế núi cao nên rét nhiều, nóng ít” [41, tr.162,163]. Với khí hậu tương đối mát mẻ, Thái Nguyên có điều kiện phát triển du lịch quanh năm, như: Du lịch lễ hội vào mùa xuân, du lịch thám hiểm vào mùa đông, du lịch tham quan nghỉ dưỡng vào mùa hè…
Đất Thái Nguyên chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng, ngoài ra còn có đất đá vôi được hình thành chủ yếu ở các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, đất đầm lầy trong các thung lũng và đất ruộng lúa… Do đó Thái Nguyên có tiềm năng phát triển nền kinh tế nông, lâm nghiệp đa dạng. Trong lòng đất có nhiều khoáng sản quý như: “Vàng ở huyện Võ Nhai có mỏ Kim Hỷ, mỏ Thuần Mang, mỏ Bảo Nang. Sắt có ở các huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương … Huyện Định Hoá có bạc, đồng, chì, vàng…” [41]
Trong lịch sử, ở Thái Nguyên, các tộc “Người Kinh, người Thổ ở lẫn nhau, tiếng nói líu lo; mặc áo mầu xanh thẫm; chỗ thì làm nhà sàn dựa vào núi, gặp ngày sinh thì ăn uống linh đình; giá thú thì nặng về của cải” [41, tr. 163,164]
(Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Bảng thống kê các dân tộc sinh sống trên địa bàn Thái Nguyên
(Theo kết quả điều tra dân số năm 1979)
Dân tộc | Số dân | Tỷ lệ (%) | |
1. | Kinh | 789.903 | 75,23 |
2. | Tày | 106.238 | 10,15 |
3. | Nùng | 54.628 | 5,22 |
4. | Sán Dìu | 37.365 | 3,57 |
5. | Sán Chay | 29.229 | 2,79 |
6. | Dao | 21.818 | 2,08 |
7. | Hmông | 4.831 | 0,46 |
8. | Hoa | 2.573 | 0,24 |
9. | Mường | 969 | 0,09 |
10. | Thái | 465 | 0,04 |
11. | Ngái | 422 | 0,04 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá 1995 - 2007 - 1
- Địa Danh Thái Nguyên Qua Các Thời Kỳ Lịch Sử
- Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá 1995 - 2007 - 4
- Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá 1995 - 2007 - 5
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
[Nguồn: 59, tr.470]
Thái Nguyên là mảnh đất hội tụ nét văn hoá đa dạng, nhiều màu sắc, tạo nên bản sắc văn hoá riêng, ấn tượng và đẹp đẽ. Vì thế, giáo sư Trần Quốc Vượng đã khẳng định “Hội tụ và tiếp xúc” [17, tr.597] là đặc điểm của văn hoá Thái Nguyên. Thái Nguyên là ngôi nhà chung sống của các dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’Mông… (bảng 1.1) Mỗi thành phần dân tộc có phong tục, tập quán, có trình độ sản xuất, tiếng nói riêng, nhưng do cùng sống trên một địa bàn nên các dân tộc ở Thái Nguyên có những nét tương đồng về văn hoá. Đó chính là “Văn hoá hội tụ” của Thái Nguyên. Bên cạnh đó, người dân bản địa ở Thái Nguyên không nhiều như ở các tỉnh khác, song qua các thời kì lịch sử, thành phần dân tộc và dân số Thái Nguyên đã gia tăng, chỉ tính riêng trong thời kì kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954, với vị trí là căn cứ địa, là thủ đô kháng
chiến của cả nước, Thái Nguyên đã đón tiếp trên 21.000 đồng bào các tỉnh bạn đến tản cư [10, tr.18]. Ngày nay Thái Nguyên đã có điều kiện để phát triển về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế… Trong suốt quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước, Thái Nguyên là địa điểm gặp gỡ, hội tụ của những nền văn hoá khác nhau. Tất cả đã làm nên sức mạnh của văn hoá “Tiếp xúc” của Thái Nguyên.
Ở Thái Nguyên, dân tộc Kinh (hay còn gọi dân tộc Việt) chiếm 75,23% dân số. Đây là dân tộc mang nguồn gốc bản địa, chiếm số lượng đông nhất. Dân tộc Kinh gồm nhiều bộ phận hợp thành: Dân bản địa, dân được tuyển mộ vào làm công trong các mỏ đồn điền, người di cư từ các vùng đồng bằng lên. Địa bàn cư trú của người Kinh rộng khắp toàn tỉnh nhưng tập trung đông nhất ở thành phố và các vùng giao thông tương đối thuận tiện (Bảng 1.1, 1.2)
Bảng 1.2.Tỷ trọng kết cấu các dân tộc theo đơn vị hành chính trong tỉnh
Đơn vị tính: %
TP. Thái Nguyên | TX. Sông Công | Định Hoá | Phú Lương | Võ Nhai | Đại Từ | Đồng Hỷ | Phú Bình | Phổ Yên | |
Kinh | 90,07 | 98,52 | 37,92 | 54,17 | 78,37 | 39,14 | 63,74 | 93,99 | 93,02 |
Tày | 4,49 | 4,49 | 46,63 | 25,06 | 7,80 | 22,23 | 2,53 | 1,18 | 0,54 |
Nùng | 2,18 | 0,88 | 3,02 | 4,07 | 6,61 | 19,80 | 13,15 | 2,97 | 0,32 |
Dao | 0,15 | 0,21 | 1,97 | 4,03 | 2,14 | 12,30 | 4,34 | 0,01 | 0,23 |
Sán Dìu | 1,52 | 0,10 | 0,02 | 3,28 | 1,29 | 0,01 | 12,77 | 1,51 | 0,54 |
Các dân | |||||||||
tộc khác | 0,65 | 0,10 | 10,42 | 8,96 | 3,75 | 6,49 | 3,44 | 0,31 | 5,32 |
[Nguồn: 59, tr.107 ]
Người Kinh có kinh nghiệm sản xuất và tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kĩ thuật. Tổ chức xã hội của người Kinh cũng rất chặt chẽ, từ thành thị đến nông thôn, mang nét đặc thù tiêu biểu của cơ cấu xã hội Việt Nam. Xuất phát từ đặc điểm cư trú, người Kinh có truyền thống trồng lúa nước, làm nông nghiệp và