Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học học phần Giáo dục học ở trường đại học - 2


32

MB

Miền Bắc

33

MN

Miền Nam

34

MT

Miền Trung

35

MĐGD

Mục đích giáo dục

36

NDGD

Nội dung giáo dục

37

NC

Nghiên cứu

38

ND

Nội dung

39

PPDH

Phương pháp dạy học

40

PPGD

Phương pháp giáo dục

41

PT

Phổ thông

42

QLNN

Quản lí nhà nước

43

QLGD

Quản lí giáo dục

44

QTGD

Quá trình giáo dục

45

QTDH

Quá trình dạy học

46

RHQ

Rất hiệu quả

47

RCT

Rất cần thiết

48

TB

Thứ bậc

49

TC

Tín chỉ

50

TN

Thực nghiệm

51

THCVĐ

Tình huống có vấn đề

52

THPT

Trung học phổ thông

53

THCS

Trung học cơ sở

54

TLTK

Tài liệu tham khảo

55

TTSP

Thực tập sư phạm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.

Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học học phần Giáo dục học ở trường đại học - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Nhận thức của GV và SV về sự cần thiết của việc sử dụng BT trong

dạy học môn Giáo dục học 49

Bảng 2.2: Nhận thức của GV và SV về ý nghĩa của việc giải bài tập GDH 51

Bảng 2.3: Nhận thức của GV về những yêu cầu khi thiết kế một BT 53

Bảng 2.4: Nhận thức của GV về qui trình thiết kế một bài tập 54

Bảng 2.5: Nhận thức của GV về những yêu cầu khi thiết kế HTBT cho một bài học 56

Bảng 2.6: Nhận thức của GV về qui trình thiết kế HTBT cho một bài học 57

Bảng 2.7: Nhận thức của GV về những yêu cầu khi thiết kế HTBT cho một

giáo trình 59

Bảng 2.8: Nhận thức của GV về qui trình thiết kế HTBT cho một giáo trình 60

Bảng 2.9: Nhận thức của GV về qui trình sử dụng BT trong các giờ học 62

Bảng 2.10: Đánh giá của GV và SV về mức độ sử dụng BT trong dạy học môn GDH 64

Bảng 2.11: Các nguồn thông tin GV sử dụng để thiết kế BT 66

Bảng 2.12: Các nguồn tài liệu SV sử dụng để giải các BT giáo dục học 67

Bảng 2.13: Tự đánh giá của SV về việc giải các bài tập GDH 69

Bảng 2.14: Tự đánh giá của GV về hiệu quả của việc sử dụng BT trong DH môn GDH 70

Bảng 2.15: Đánh giá của GV và tự đánh giá của SV về những khó khăn khi giải

BT GDH 71

Bảng 4.1: Đối tượng thực nghiệm 120

Bảng 4.2: Phân phối tần suất điểm kiểm tra đầu vào của các lớp TN và lớp ĐC 127

Bảng 4.3: Phân phối tần suất (%) SV đạt điểm 128

Bảng 4.4: Bảng thống kê các tham số kết quả lần 1 (TN vòng 1) 128

Bảng 4.5: Phân phối tần suất điểm kiểm tra lần thứ 2 (vòng 1) của các lớp thực

nghiệm và lớp đối chứng. 130

Bảng 4.6: Phân phối tần suất (%) SV đạt điểm 131

Bảng 4.7: Bảng thống kê các tham số kết quả lần 2 (TN vòng 1) 131

Bảng 4.8: Phân phối tần suất điểm kiểm tra lần 3 (vòng 1) của lớp TN và ĐC 134

Bảng 4.9 Phân phối tần suất (%) SV đạt điểm 135

Bảng 4.10: Bảng thống kê các tham số kết quả lần 3 (TN vòng 1) 135

Bảng 4.11: Phân phối tần xuất điểm kiểm tra đầu vào của các lớp TN và ĐC 138

Bảng 4.12: Phân phối tần suất (%) SV đạt điểm. (Vòng 2) 139

Bảng 4.13: Bảng thống kê các tham số kết quả lần 1 (TN vòng 2) 139

Bảng 4.14: Phân phối tần suất điểm bài kiểm tra thứ 2 (Vòng 2) của các lớp thực

nghiệm và lớp đối chứng 142

Bảng 4.15: Phân phối tần suất (%) SV đạt điểm bài kiểm tra thứ 2 (Vòng 2) 142

Bảng 4.16: Bảng thống kê các tham số kết quả lần 2 (TN vòng 2) 142

Bảng 4.17: Phân phối tần suất điểm bài kiểm tra thứ 3(Vòng 2) của lớp TN và

lớp ĐC 145

Bảng 4.18: Phân phối tần suất (%) SV đạt điểm bài kiểm tra thứ 3 (Vòng 2) 146

Bảng 4.19: Bảng thống kê các tham số kết quả thực nghiệm lần 3 (vòng 2) 146

Bảng 4.20: Đánh giá mức độ phù hợp của qui trình thiết kế một bài tập 150

Bảng 4.21: Đánh giá mức độ phù hợp của qui trình thiết kế hệ thống bài tập cho

một bài học 151

Bảng 4.22: Đánh giá mức độ phù hợp của qui trình thiết kế hệ thống bài tập cho

một giáo trình 152


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 4.1: So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm (vòng 1) giữa lớp

TN1 và ĐC 1 128

Biểu đồ 4.2: So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm (vòng 1) giữa lớp

TN 2 và ĐC 2 129

Biểu đồ 4.3: So sánh kết quả kiểm tra lần thứ 2 (vòng 1) giữa lớp TN2 và ĐC 2 131

Biểu đồ 4.4: So sánh kết quả kiểm tra lần thứ 2 (vòng 1) giữa các lớp TN1 và ĐC 1 132

Biểu đồ 4.5: So sánh kết quả bài kiểm tra lần thứ 3 (vòng 1) giữa lớp TN1 và ĐC 1 135

Biểu đồ 4.6: So sánh kết quả điểm kiểm tra thứ 3 (vòng 1) giữa lớp TN 2 và ĐC 2 136

Biểu đồ 4.7: So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm (vòng 2) của lớp TN

3 và ĐC 3 139

Biểu đồ 4.8: So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm (vòng 2) của lớp TN

4 và ĐC 4 140

Biểu đồ 4.9: So sánh kết quả bài kiểm tra lần 2 (vò ng 2) của các lớp TN 3 và ĐC 3 143

Biểu đồ 4.10: So sánh kết quả bài kiểm tra lần 2 (vòng 2) của các lớp TN 4 và ĐC 4 143

Biểu đồ 4.11: So sánh kết quả bài kiểm tra lần 3 (vòng 2) của các lớp TN 3 và ĐC 3 146

Biểu đồ 4.12: So sánh kết quả bài kiểm tra lần 3 (vòng 2) của các lớp TN 4 và ĐC 4 147


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

1. Trong dạy học, sử dụng bài tập (BT) là một phương tiện quan trọng góp phần thực hiện tốt nội dung cơ bản của nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn, đồng thời bồi dưỡng hứng thú, rèn luyện những kỹ năng học tập cho SV, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo tại các trường chuyên nghiệp hiện nay.

Do vậy, thiết kế và sử dụng một hệ thống BT đa dạng và hiệu quả trong dạy

học là vấn đề đặc biệt quan trọng, tuy nhiên làm thế nào để có một hệ thống BT hay, hấp dẫn thì hiện nay còn ít được bàn tới. Đặc biệt kỹ thuật thiết kế BT, thiết kế hệ thống BT cho một bài học , thiết kế hệ thống BT cho một giáo trình và qui trình sử dụng BT trong dạy học theo phương thức đào tạo tín chỉ thì chưa có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu.

Việc sử dụng BT trong dạy học hiện nay còn nhiều bất cập, chúng tôi nhận thấy phương pháp sử dụng BT trong dạy học của GV hiện nay chưa hợp lý. Hệ thống BT giảng viên sử dụng chủ yếu nhằm củng cố tri thức, việc phân loại BT để rèn luyện tư duy logic, các kỹ năng nghề, phát triển tính sáng tạo trong giải quyết vấn đề của SV chưa được chú trọng. Do vậy, kết quả kiểm tra môn học cho thấy SV có thể tái hiện tốt lý thuyết, nhưng kỹ năng thực hành môn học chưa tốt, khả năng đnh hướng và giải quyết vấn đề còn nhiều yếu kém.

2. Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên là một nhiệm vquan trọng của các trường sư phạm hiện nay. Trong những năm vừa qua, việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên đã được giáo viên nhận thức đầy đủ và đã tạo được phong trào học tập ở mọi nơi. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, công tác đào tạo còn bộc lộ những hạn chế như: phương pháp giảng dạy của GV vẫn còn nặng về truyền thụ lý thuyết, nhẹ về thực hành, luyện tập; công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (NVSP) chưa được thực hiện thường xuyên và quan tâm đúng mức, điểm đầu vào của SV tại các trường sư phạm hoặc các trường đại học đa ngành có khoa sư phạm trong những năm gần đây thấp, nhiều ngành đạt điểm sàn theo qui định của Bộ Giáo dục

– đào tạo, bản thân SV còn lười học , thụ động, động cơ học tập chưa tốt .... Do vậy, giải quyết mâu thuẫn trên, cần đổi mới toàn diện công tác đào tạo của trường


ĐHSP, trong đó việc đổi mới cách dạy của GV theo hướng phát triển tính chủ động, độc lập, tích cực của SV trong học tập, rèn luyện kỹ năng nghề là một yêu cầu có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

3. Trong trường sư phạm, Giáo dục học (GDH) là môn học nghiệp vụ, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc rèn luyện cho SV những kỹ năng nghề, ý thức, đạo đức nghề nghiệp. Trong giáo trình môn GDH, sau mỗi chương thường có câu hỏi và một số BT dưới dạng chủ đề kèm theo. Tuy nhiên, việc rèn luyện kỹ năng dạy học và giáo dục cho SV thông qua môn học này chưa được thường xuyên. Các BT sử dụng trong dạy học GDH thường mang tính chất kinh nghiệm, thiếu tính hệ thống, chưa được xây dựng và sử dụng trên một cơ sở lý l uận rõ ràng.

Đánh giá kết quả học tập các học phần Giáo dục học cho thấy: Kết quả học tập của SV còn thấp, phần thực hành, xử lý tình huống nghề còn nhiều hạn chế. Điều này thể hiện rõ khi SV đi kiến tập sư phạm (KTSP), thực tập sư phạm (TTSP) việc thực hiện một số kỹ năng còn yếu như kỹ năng nêu và giải quyết vấn đề (GQVĐ), kỹ năng thiết kế, kỹ năng tổ chức hoạt động, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống.... Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân như phương ph áp giảng dạy của GV còn thiên về truyền thụ lý thuyết, nhẹ về thực hành, một bộ phận GV chưa chú trọng sử dụng BT trong các giờ học, do vậy thời lượng dành cho luyện tập, thực hành thường bị cắt xén, các BT sử dụng còn đơn giản, chưa đi sâu vào khai thác tính sáng tạo của người học, chưa chú trọn g nhiều đến đánh giá năng lực phân tích, tổng hợp hoá, khái quát hoá vấn đề của SV. Khi đánh giá “tay nghề” của giáo sinh trong các đợt KTSP, TTSP, giáo viên phổ thông còn nương nhẹ và chưa phản ánh đúng thực chất trình độ, khả năng của giáo sinh.

Ngoài ra, bản thân SV còn coi GDH là môn học phụ, việc rèn luyện các kỹ năng nghề chưa có sự chủ động và luyện tập thường xuyên. Do vậy, việc biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo trong nhà trường chưa thực sự đạt được kết quả như mong muốn.

4. Dạy học tại các trường đại học hiện nay được thực hiện theo phương thức

đào tạo tín chỉ, phương thức đào tạo mới này nhằm tăng cường khả năng tự học của SV. Do vậy, thiết kế và sử dụng hệ thống BT trong dạy học sẽ giúp SV chủ động trong học tập, rèn nghề không chỉ trên lớp mà cả ngoài giờ lên lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD đại học.


Do vậy, việc lựa chọn đề tài: Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học học phần GDH ở trường Đại học.” là vấn đề cấp thiết nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay.

2. Mục đích nghiên cứu

Thiết kế hệ thống bài tập và đề xuất qui trình sử dụng chúng trong dạy học nhằm kích thích sinh viên chủ động tìm kiếm tri thức thông qua các hành động học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GV tại các trường ĐHSP hiện nay.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học môn GDH tại các trường ĐH.

3.2. Đối tượng nghiên cứu : Mối quan hệ của bài tập với các thành tố của quá trình dạy học.

4. Giả thuyết khoa học.

Nếu thiết kế được một hệ thống bài tập GDH đảm bảo đa dạng và cân đối giữa BT lý thuyết – BT thực hành, BT tái hiện – BT sáng tạo, đồng thời sử dụng hệ thống BT phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trong học tập thì sẽ nâng cao chất lượng GD - ĐT tại các trường đại học sư phạm hiện nay.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc thiết kế và sử dụng hệ thống BT trong dạy

học học phần Giáo dục học ở trường Đại học

5.2. Khảo sát thực trạng việc thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học học

phần giáo dục học ở trường Đại học.

5.3. Thiết kế hệ thống BT và sử dụng hệ thống BT theo qui trình đã đề xuất.

5.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khoa học, tính khả thi

của hệ thống bài tập Giáo dục học và quy trình sử dụng đã đề xuất.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu : Luận án tập trung nghiên cứu hệ thống bài tập phần I: Những vấn đề chung của GDH (Học phần: GDH) tại các trường đại học.

6.2. Giới hạn về đối tượng nghiên c ứu: Sinh viên năm thứ hai hệ Đại học sư phạm

chính quy, giảng viên giảng dạy môn Tâm lý – Giáo dục

6.3. Giới hạn về địa bàn, thời gian nghiên cứu.

- Khảo sát điều tra tại các trường: Đại học (ĐH) Sư phạm Hà Nội, ĐH Hồng Đức, ĐH sư phạm Huế, ĐH Sài gòn, ĐH sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh


- Thực nghiệm sư phạm: Tại trường Đại học Hồng Đức.

Phần thực nghiệm tập trung sử dụng hệ thống bài tập trong các chương II, III (Phần 1) nhằm kiểm chứng tính khả thi của quy trình sử dụng và hệ thống BT GDH xây dựng, đồng thời bước đầu rèn luyện cho si nh viên 1 số kỹ năng nghề cơ bản.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp , hệ thống hoá, khái quát hoá, phương pháp tổng quan so sánh, phương pháp lịch sử qua việc nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan nhằm xác định những khái niệm cơ bản của đề tài:

- Các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước Việt Nam về giáo dục.

- Các tác phẩm tâm lý học, giáo dục học.

- Tổng quan các công trình nghiê n cứu khoa học GD trực tiếp liên quan đến

các vấn đề về thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập trong giảng dạy môn GDH.

- Các chương trình đào tạo nghiệp vụ cho GV phthông của các cơ sở đào tạo trong nước, nhằm rút ra những điểm mạnh và điểm yếu của các c hương trình đào tạo.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

a. Phương pháp điều tra

Sử dụng phương pháp điều tra nhằm thu thập thông tin về thực trạng vấn đề nghiên cứu như: Nhận thức của GV và SV về sự cần thiết của việc sử dụng BT trong dạy học Giáo dục học, nhận thức của GV về những yêu cầu, qui trình thiết kế và sử dụng BT, những khó khăn của SV trong quá trình thực hiện các BT, hiệu qủa của việc sử dụng BT. Kiểm chứng tính khả thi của qui trình thiết kế và sử dụng hệ thống BT trong dạy học.

- Đánh giá của GV và SV về tính khả thi của hệ thống bài tập học phần “Giáo dục học” và quy trình sử dụng hệ thống bài tập đó.

- Hình thức thực hiện: Xây dựng các mẫu phiếu dành cho GV giảng dạy môn

GDH và SV sư phạm ở 1 số trường ĐH.

- Đối tượng điều tra: 62 GV giảng dạy môn GDH và 551 sinh viên năm thứ 2 thuộc các trường: ĐH sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, ĐH Sài gòn, ĐH Huế, Đại học Hồng Đức, Đại học sư phạm Hà Nội . Phương pháp điều tra được thực hiện ở SV các khoa sư phạm không chuyên. Phiếu trả lời không hợp lệ, không sử dụng.


b. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động được sử dụng trong việc

nghiên cứu, đánh giá thực trạng và phân tích kết quả thực nghiệm.

Sản phẩm hoạt động của sinh viên đối với hoạt động học được thể hiện qua kết quả của các bài kiểm tra lý thuyết, bài thảo luận nhóm và vở tự học. Ngoài ra, nghiên cứu hồ sơ giảng dạy của giảng viên.

c. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Sử dụng phương pháp thực ngh iệm sư phạm với mục đích kiểm nghiệm tính đúng đắn, tính khả thi và tính hiệu quả của qui trình sử dụng BT và hệ thống BT GDH đã xây dựng. Phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học.

Thực nghiệm được tiến hành trên sinh viên trường ĐH Hồng Đức – Thanh Hóa.

d. Phương pháp thống kê toán học

Phương pháp thống kê toán học được sử dụng nhằm xử lý các kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu.

đ. Các phương pháp hỗ trợ khác

Ngoài các phương pháp trên, chúng tôi sử dụng thêm các phương pháp như:

- Phương pháp quan sát: Quan sát giáo viên sử dụng BT trong dạy học phần

Giáo dục học với các giờ học: Lý thuyết, thảo luận/ xemina, thực hành, bài tập .

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Nhằm thu thập những thông tin đánh

giá về phiếu điều tra, qui trình thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm hoạt động của

GV sau khi sử dụng BT trong dạy học phần Giáo dục học.

Kết quả sử dụng các phương pháp này nhằm bổ sung cho kết quả nghiên cứu phần thực trạng và phần thực n ghiệm.

Trong các phương pháp nghiên cứu trên, phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp điều tra giáo dục và phương pháp thực nghiệm được coi là những phương pháp chính của đề tài.

8. Những luận điểm cơ bản cần bảo vệ

8.1. Bản chất quá trình dạy học ở đại học là hoạt động nhận thức của SV mang tính chất nghiên cứu nhằm chiếm lĩnh hệ thống tri thức, những phương pháp và hệ thống kĩ năng nghề nghiệp. Do vậy, dạy học đại học là quá trình GV tổ chức, điều khiển,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2022